- Cho đường tròn (O1, R1) và đường thẳng d
- Vẽ đường thẳng t song song với d và cách d một khoảng R
- Vẽ cung tròn (O, R1+R) cắt đường thẳng t tại O
- Vẽ OA ⊥d
- Nối OO1cắt đường tròn (O1, R1) tại điểm B
- Vẽ cung tròn tâm O bán kính R giới hạn bởi hai tiếp điểm A, B.Đó là cung tròn bán kính
R tiếp xúc ngoài với đường tròn (O1, R1) và đường thẳng d
11 trang |
Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1492 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài giảng môn: hình họa vẽ kỹ thuật Chương 2 Biểu diễn vật thể trên bản vẽ kỹ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
Bài giảng môn: Hình Họa Vẽ Kỹ Thuật KS. Nguyễn Bá Ngọc Thảo
CHƯƠNG 2 BIỂU DIỄN VẬT THỂ TRÊN BẢN VẼ KỸ THUẬT
Theo tiêu chuẩn TCVN 5-78 quy định các hình biểu diễn của vật thể gồm có hình chiếu
thẳng góc , hình cắt , mặt cắt . Các hình biểu diễn đó được thực hiện theo phép chiếu vuông góc
1. HÌNH CHIẾU THẲNG GÓC CỦA VẬT THỂ:
- Gọi tắt là hình chiếu.Là hình biểu diễn vật thể lên mặt phẳng hình chiếu theo phép chiếu
vuông góc; trong đó đường bao thấy vẽ bằng nét đậm, đường bao khuất vẽ bằng nét đứt.
- Hình chiếu của vật thể bao gồm: hình chiếu cơ bản, hình chiếu phụ và hình chiếu riêng
phần
1.1 Hình chiếu cơ bản:
- Để vẽ hình chiếu cơ bản của vật thể, người ta đặt vật thể ở trong hình hộp có 6 mặt vuông
góc với nhau từng đôi một gọi là hệ thống 6 mặt phẳng hình chiếu cơ bản.
- Hình chiếu vật thể trên các mặt phẳng hình chiếu cơ bản gọi là hình chiếu cơ bản.
1
1
2
2
3
3
4
4
5
5
6
6
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
Bài giảng môn: Hình Họa Vẽ Kỹ Thuật KS. Nguyễn Bá Ngọc Thảo
- Thông thường chỉ dùng hệ thống 3 mặt phẳng hình chiếu
+ P1: gọi là mặt phẳng hình chiếu đứng. Hình chiếu của vật thể trên đó gọi là hình chiếu
đứng
+ P 2: gọi là mặt phẳng hình chiếu bằng. Hình chiếu của vật thể trên đó gọi là hình chiếu
bằng
+ P 3: gọi là mặt phẳng hình chiếu cạnh. Hình chiếu của vật thể trên đó gọi là hình chiếu
cạnh
1.2 Hình chiếu phụ:
- Là hình chiếu của một bộ phận của vật thể trên một mặt phẳng không song song với mặt
phẳng hình chiếu cơ bản
- Hình chiếu phụ được dùng trong trường hợp vật thể có một bộ phận nào đó nếu biểu diễn
trên mặt phẳng hình chiếu cơ bản thì sẽ bị biến dạng về hình dáng và kích thước
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
Bài giảng môn: Hình Họa Vẽ Kỹ Thuật KS. Nguyễn Bá Ngọc Thảo
1.3 Hình chiếu riêng phần:
- Là hình chiếu một bộ phận nhỏ của vật thể trên mặt phẳng hình chiếu cơ bản
- Hình chiếu riêng phần được dùng trong trường hợp không cần thiết vẽ đầy đủ hình chiếu
của toàn bộ vật thể
2. PHƯƠNG PHÁP VẼ HÌNH CHIẾU THẲNG GÓC CỦA VẬT THỂ:
Nhận xét về vẽ hình chiếu như sau:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
Bài giảng môn: Hình Họa Vẽ Kỹ Thuật KS. Nguyễn Bá Ngọc Thảo
- Đặt vật thể sao cho hình chiếu đứng diễn tả được nhiều nhất các đặc trưng về hình dạng
và kích thước của vật thể , đồng thời lưu ý sao cho số các mặt của vật thể song song với
mặt phẳng hình chiếu là nhiều nhất , để hình chiếu các mặt đó thể hiện được hình dạng và
kích thước thật của chúng
- Những mặt vật thể ở vị trí song song với mặt phẳng hình chiếu thì hình chiếu của chúng
trên mặt phẳng đó giữ nguyên hình dạng và kích thước
- Những mặt vật thể ở vị trí thẳng góc với mặt phẳng hình chiếu thì hình chiếu là những
đoạn thẳng
- Những mặt vật thể ở vị trí xiên góc với mặt phẳng hình chiếu thì hình chiếu bị biến dạng
so với vật thật
- Theo từng hướng chiếu vẽ hình chiếu của từng mặt thuộc vật thể. Nếu mặt thuộc phần
thấy thì đường bao của hình chiếu vẽ bằng nét liền cơ bản, nếu thuộc phần khuất thì vẽ
bằng nét đứt , tập hợp hình chiếu của các mặt đó tạo thành hình chiếu của vật thể
- Các kích thước của hình chiếu có sự tương quan
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
Bài giảng môn: Hình Họa Vẽ Kỹ Thuật KS. Nguyễn Bá Ngọc Thảo
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
Bài giảng môn: Hình Họa Vẽ Kỹ Thuật KS. Nguyễn Bá Ngọc Thảo
3. VẼ CUNG TRÒN NỐI TIẾP HAI ĐƯỜNG THẲNG CHO TRƯỚC:
Khi vẽ hình chiếu vật thể , ta thường gặp các trường hợp vẽ hình học sau
3.1. Vẽ cung tròn nối tiếp hai đường thẳng song song:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
Bài giảng môn: Hình Họa Vẽ Kỹ Thuật KS. Nguyễn Bá Ngọc Thảo
- Cho hai đường thẳng song song d1 và d2 . Vẽ cung tròn tiếp xúc với hai đường thẳng d1
và d2 đã cho.
- Trình tự thực hiện như sau:
+ Lấy điểm A Є d1
+ Vẽ AB ⊥ d2.
+ Vẽ nửa đường tròn tâm O là trung điểm của AB, bán kính bằng AB/2, đó là cung tròn nối
tiếp với hai đường thẳng đã cho
3.2. Vẽ cung tròn bán kính R nối tiếp hai đường thẳng giao nhau:
- Vẽ hai đường thẳng giao nhau d1 và d2
- Vẽ hai đường thẳng t1 và t2 lần lượt song song với d1 và d2 và cách chúng khoảng R
- Gọi O = t1 ∩ t2
- Vẽ OA, OB lần lượt vuông góc với d1 và d2
- Vẽ cung tròn tâm O, bán kính R giới hạn bởi hai tiếp điểm A,B . Đó là cung tròn nối tiếp
với hai đường thẳng đã cho
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
Bài giảng môn: Hình Họa Vẽ Kỹ Thuật KS. Nguyễn Bá Ngọc Thảo
4. VẼ CUNG TRÒN BÁN KÍNH R TIẾP XÚC MỘT ĐƯỜNG THẲNG VÀ MỘT
ĐƯỜNG TRÒN CHO TRƯỚC:
4.1 Cung tròn tiếp xúc ngoài:
- Cho đường tròn (O1, R1) và đường thẳng d
- Vẽ đường thẳng t song song với d và cách d một khoảng R
- Vẽ cung tròn (O, R1+R) cắt đường thẳng t tại O
- Vẽ OA ⊥d
- Nối OO1 cắt đường tròn (O1, R1) tại điểm B
- Vẽ cung tròn tâm O bán kính R giới hạn bởi hai tiếp điểm A, B. Đó là cung tròn bán kính
R tiếp xúc ngoài với đường tròn (O1, R1 ) và đường thẳng d
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
Bài giảng môn: Hình Họa Vẽ Kỹ Thuật KS. Nguyễn Bá Ngọc Thảo
4.2 Cung tròn tiếp xúc trong:
- Cho đường tròn (O1, R1) và đường thẳng d
- Vẽ đường thẳng t song song với d và cách d một khoảng R
- Vẽ cung tròn ( O1, R – R1 ) cắt đường thẳng t tại điểm O
- Vẽ OA ⊥d
- Nối OO1 kéo dài cắt đường tròn (O1, R1) tại điểm B
- Vẽ cung tròn tâm O bán kính R giới hạn bởi hai tiếp điểm A, B. Đó là cung tròn bán kính
R tiếp xúc trong với đường tròn (O1, R1 ) và đường thẳng d
5. VẼ CUNG TRÒN BÁN KÍNH R TIẾP XÚC VỚI HAI ĐƯỜNG TRÒN CHO
TRƯỚC:
5.1 Vẽ cung tròn tiếp xúc ngoài:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
Bài giảng môn: Hình Họa Vẽ Kỹ Thuật KS. Nguyễn Bá Ngọc Thảo
- Vẽ hai đường tròn ( O1 , R1 ), (O2 , R2 )
- Vẽ hai cung tròn (O1, R1 + R ), (O2, R2 + R)
- Vẽ giao điểm O của hai cung tròn (O1, R1 + R ), (O2, R2 + R)
- Vẽ OO1 và OO2 lần lượt cắt đường tròn ( O1 , R1 ), (O2 , R2 ) tại các giao điểm A, B
- Vẽ cung tròn tâm O bán kính R giới hạn bởi hai tiếp điểm A và B – đó là cung tròn bán
kính R tiếp xúc ngoài với hai đường tròn ( O1 , R1 ), (O2 , R2 )
5.2 Vẽ cung tròn tiếp xúc trong:
- Vẽ hai đường tròn ( O1 , R1 ), (O2 , R2 )
- Vẽ hai cung tròn (O1, R - R1 ), (O2, R - R2)
- Vẽ giao điểm O của hai cung tròn (O1, R - R1 ), (O2, R - R2)
- Vẽ OO1 và OO2 kéo dài lần lượt cắt đường tròn ( O1, R1 ), (O2 , R2 ) tại các giao điểm A,
B
- Vẽ cung tròn tâm O bán kính R giới hạn bởi hai tiếp điểm A và B – đó là cung tròn bán
kính R tiếp xúc trong với hai đường tròn ( O1, R1 ), (O2 , R2 )
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
Bài giảng môn: Hình Họa Vẽ Kỹ Thuật KS. Nguyễn Bá Ngọc Thảo
5.3 Vẽ cung tròn tiếp xúc trong và tiếp xúc ngoài:
- Vẽ hai đường tròn ( O1 , R1 ), (O2 , R2 )
- Vẽ hai cung tròn (O1, R - R1 ), (O2, R + R2)
- Vẽ giao điểm O của hai cung tròn (O1, R - R1 ), (O2, R + R2)
- Vẽ OO1 kéo dài cắt đường tròn ( O1; R1) tại các điểm A và OO2 cắt đường tròn (O2 , R2 )
tại điểm B
- Vẽ cung tròn tâm O bán kính R giới hạn bởi hai tiếp điểm A và B, đó là cung tròn bán
kính R tiếp xúc trong với đường tròn ( O1 , R1 ) và tiếp xúc ngoài với đường tròn (O2 ,R2 )
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TaiLieuTongHop.Com---Chuong_2_HHVKT.pdf