THỊ TRƯỜNG DỰ TRỮ VÀ LÃI SUẤT VỐN LIÊN BANG
Cung và cầu trên thị trường dự trữ
Đường cầu về dự trữ
Lượng cầu dự trữ của các ngân hàng sẽ thay đổi như thế nào khi lãi suất liên bang thay đổi, trong khi các yếu tố khác không đổi?
Dự trữ có thể tác ra làm 2 phần:
Lượng dự trữ bắt buộc: là số dự trữ NHTW buộc các NHTM phải nắm giữ, là tỷ lệ tính trên số tiền gửi của khách hàng.
Lượng dự trữ dư ra là số dự trữ bổ sung mà các NHTM quyết định nắm giữ. Dự trữ thừa định mức là bảo hiểm an toàn đối phó với các dòng tiền gửi rút ra khỏi ngân hàng.
Chi phí của việc nắm giữ lượng dự trữ này là chi phí cơ hội của nó. Tức lãi suất có thể kiếm được nếu cho vay số dự trữ này, thường lấy lãi suất vốn liên bang làm cơ sở. Ier.
Khi lãi suất vốn liên bang giảm, chi phí cơ hội của việc nắm giữ dự trữ thừa định mức giảm, nếu các yếu tố khác không đổi (kể cả tỷ lệ DTBB), thì lượng cầu về dự trữ tăng. Kết quả đường cầu về dự trữ RD phải dốc xuống.
30 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 624 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ - Chương 16: Các công cụ của chính sách tiền tệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 16
CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
THỊ TRƯỜNG DỰ TRỮ VÀ LÃI SUẤT VỐN LIÊN BANG
Cung và cầu trên thị trường dự trữ
Đường cầu về dự trữ
Lượng cầu dự trữ của các ngân hàng sẽ thay đổi như thế nào khi lãi suất liên bang thay đổi, trong khi các yếu tố khác không đổi?
Dự trữ có thể tác ra làm 2 phần:
Lượng dự trữ bắt buộc: là số dự trữ NHTW buộc các NHTM phải nắm giữ, là tỷ lệ tính trên số tiền gửi của khách hàng.
Lượng dự trữ dư ra là số dự trữ bổ sung mà các NHTM quyết định nắm giữ. Dự trữ thừa định mức là bảo hiểm an toàn đối phó với các dòng tiền gửi rút ra khỏi ngân hàng.
Chi phí của việc nắm giữ lượng dự trữ này là chi phí cơ hội của nó. Tức lãi suất có thể kiếm được nếu cho vay số dự trữ này, thường lấy lãi suất vốn liên bang làm cơ sở. I er.
Khi lãi suất vốn liên bang giảm, chi phí cơ hội của việc nắm giữ dự trữ thừa định mức giảm, nếu các yếu tố khác không đổi (kể cả tỷ lệ DTBB), thì lượng cầu về dự trữ tăng. Kết quả đường cầu về dự trữ RD phải dốc xuống.
Đường cầu về dự trữ
Mùa thu năm 2008 Fed chi trả lãi cho các khoản dự trữ ở một mức được tính theo số tiền cố định thấp hơn mục tiêu lãi suất quỹ liên bang.
Khi lãi suất vốn liên bang giảm, tức chi phí cơ hội của việc năm giữ dự trữ thừ định mức giảm, nếu như các nhân tố khác không đổi (kể cả lượng tỷ lệ dự trữ bắt buộc), thì lượng cầu dự trữ tăng.
Đường cầu về dự trữ R d phải dốc xuống.
CUNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CỦA DỰ TRỮ
Lượng cung về dự trữ trên thị trường có thể phân tích 2 thành tố: Lượng dự trữ được nghiệp vụ thị trường mở của Fed cung ứng, gọi là dự trữ không vay nợ (R n ) và lượng dự trữ được vay nợ từ Fed dưới hình thức cho vay chiết khấu (DL)
Giá của các khoản vay chiết khấu là lãi suất chiết khấu (i d )
Vay từ Fed là khoản thay thế cho vay từ các ngân hàng khác (i f )
Nếu i f1 < i d , các ngân hàng sẽ không vay từ Fed và khi đó mức vay chiết khấu sẽ bằng 0, do vay nợ thị trường liên bang rẻ hơn. Cho nên, mức cung về dự trữ sẽ bằng mức cung dự trữ không vay nợ R n do Fed cung ứng và đường cung RS sẽ thăng đứng (như hình trên)
Nếu i f2 >i d , lãi suất vốn liên bang tăng lên cao hơn lãi suất chiết khấu , các ngân hàng sẽ vay nhiều hơn ở mức i d , và cho vay lại hết số tiền thu được trên thị trường vốn liên bang với lãi suất i f2 với lãi suất cao hơn i f . Vì vậy, đường cung RS trở nên năm ngang (co giãn vô hạn) tại i d , như hình trên.
Hình 1 Trạng thái cân bằng thị trường
TÁC ĐỘNG CỦA NHỮNG THAY ĐỔI TRONG 3 CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TỚI LÃI SUẤT LIÊN BANG
Ba công cụ của chính sách tiền tệ là:nghiệp vụ thị trường mở; lãi suất chiết khấu và dự trữ bắt buộc.
Nghiệp vụ thị trường mở:
Hoạt động mua trên thị trường là tăng lượng cung về dự trữ. Ở bất kỳ mức lãi suất liên bang, mức dự trữ không vay nợ tăng lên, từ RS 1 đến RS 2 . Điều này cho thấy hoạt động mua trên thị trường mở làm dịch chuyển đường cung sang phải, trạng thái cân bằng chuyển từ điểm 1 sang 2. Làm cho lãi suất liên bang giảm từ i f1 xuống i f2 (hình 2).
Ngươc lại, hoạt động mua trên thị trường là giảm cung dự trữ, làm dịch chuyển đường cung sang trái làm cho lãi suất liên bang tăng
Như vậy, có thể kết luận hoạt động mua trên thị trường mở làm giảm lãi suất liên bang, hoạt động bán trên thị trường làm tăng lãi suất liên bang.
Tuy nhiên, hoạt động thị trường mở sẽ không ảnh hưởng khi đường cung dự trữ cắt với phần phẳng của đường cầu
TÁC ĐỘNG CỦA NHỮNG THAY ĐỔI TRONG 3 CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TỚI LÃI SUẤT LIÊN BANG
Cho vay chiết khấu: tác động của cho vay chiết khấu phụ thuộc vào chỗ đường cầu cắt đường cung tại đoạn nằm ngang hay thẳng đứng
Nếu giao điểm của cung và cầu xuất hiện trên phần dọc của đường cung, sự thay đổi tỷ lệ chiết khấu sẽ không ảnh hưởng đến lãi suất liên bang .
Nếu giao điểm của cung và cầu xảy ra ở phần ngang của đường cung, sự thay đổi lãi suất chiết khấu sẽ thay đổi phần đường cung đó và lãi suất liên bang có thể tăng hoặc giảm phụ thuộc vào sự thay đổi của lãi chiết khấu .
TÁC ĐỘNG CỦA NHỮNG THAY ĐỔI TRONG 3 CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TỚI LÃI SUẤT LIÊN BANG
Hình: Phải ứng khi thay đổi lãi suất chiết khấu
TÁC ĐỘNG CỦA NHỮNG THAY ĐỔI TRONG 3 CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TỚI LÃI SUẤT LIÊN BANG
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng, mức dự trữ bắt buộc phải tăng và vì vậy lượng cầu về dự trữ tăng tại bất kỳ mức lãi suất cho trước nào. Cho nên chính sách tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc làm dịch chuyển đường cầu sang phải từ DR 1 tới DR 2 và trạng thái cân bằng chuyển từ điểm 1 sang điểm 2. sự dịch chuyển này làm cho lãi suất liên bang tăng từ i f1 tới i f2 , do vậy khi Fed tăng yêu cầu dự trữ, lãi suất liên bang tăng lên
Và ngượi lại khi Fed giảm yêu cầu dự trữ, lãi suất liên bang giảm.
TÁC ĐỘNG CỦA NHỮNG THAY ĐỔI TRONG 3 CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TỚI LÃI SUẤT LIÊN BANG
Phản ứng khi thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc
TÁC ĐỘNG CỦA NHỮNG THAY ĐỔI TRONG 3 CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TỚI LÃI SUẤT LIÊN BANG
Phản ứng khi thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc
TÁC ĐỘNG CỦA NHỮNG THAY ĐỔI TRONG 3 CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TỚI LÃI SUẤT LIÊN BANG
VẬN DỤNG CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Thông thường, để làm thay đổi cung tiền và lãi suất, Fed sử dụng ba công cụ của chính sách tiền tệ là: hoạt động thị trường mở; cho vay chiết khấu và dự trữ bắt buộc.
Nghiệp vụ thị trường mở: là công cụ quan trọng nhất của chính sách tiền tệ, vì nó là yếu tố quyết định những thay đổi trong lãi suất cơ bản và cơ sở tiền tệ, cũng như nguồn chủ yếu của những biến động trong cung tiền.
Hoạt động mua trên thị trường mở sẽ làm tăng dự trữ và cơ sở tiền tệ, qua đó làm tăng cung tiền và hạ thấp lãi suất ngắn hạn.
Hoạt động bán trên thị trường mở sẽ làm giảm dự trữ và cơ sở tiền tệ, qua đó làm giảm cung tiền và tăng lãi suất ngắn hạn.
NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ
Có 2 loại hình nghiệp vụ thị trường mở:
Nghiệp vụ thị trường mở chủ động được thực hiện để thay đổi mức dự trữ và cơ sở tiền tệ
Nghiệp vụ thị trường mở thụ động được thực hiện để trung hòa các biến động tron những yếu tố khác ảnh hưởng đến dự trữ và cơ sở tiền tệ, chẳng hạn những thay đổi trong tiền gủi của kho bạc tại Fed hoặc tiền gủi thả nổi.
Công cụ tài chính được Fed sử dụng trong nghiệp vụ thị trường mở là các loại chướng khoán của kho bạc Mỹ hoặc các cơ quan chính phủ, nhưng chủ yếu là tín phiếu kho bạc vì có tính thanh khoản cao, khối lượng giao dịch lớn. Ở Việt Nam là tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN, trái phiếu đô thị.
Ư U ĐIỂM CỦA NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ
Fed có quyền kiểm soát hoàn toàn khối lượng
Linh hoạt và chính xác
Dễ dàng đảo ngược
Thực hiện nhanh
NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ VIỆT NAM
Nghiệp vụ thị trường mở: NHNN thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua, bán giấy tờ có giá đối với TCTD; quy định loại giấy tờ có giá được phép giao dịch thông qua nghiệp vụ thị trường mở.
CHÍNH SÁCH CHIẾT KHẤU VÀ GIẢI PHÁP NGƯỜI CHO VAY CUỐI CÙNG
Qua chính sách cho vay chiết khấu Cục dữ trữ liên bang thực hiện các khỏan cho vay chiết khấu với hệ thống ngân hàng. Các khoản cho vay chiết khấu của Fed được thực hiện qua 3 hình thức:
Tín dụng sơ cấp: là hình thức quan trọng nhất trong chính sách tiền tệ, các NHTM được phép vay số tiền theo nhu cầu từ tín dụng sơ cấp, nó còn được gọi là phương tiên cho vay thường trực. Lãi suất áp dụng là lãi suất chiết, cao hơn lãi suất mục tiêu vốn liên bang khoảng 100 điểm cơ sở (một điểm phần trăm), nên khối lượng vay thường nhỏ. Với mục đích đảm bảo thanh khoản cho các NHTM làm ăn tốt.
Tín dụng thứ cấp: được cung cấp cho các nhân hàng gặp khó khăn về tài chính hoặc thanh khoản. Lãi suất đối khoản vay này cao hơn 50 điểm cơ sở so với lãi suất chiết khấu. Nó phản ánh tình hình không lành mạnh của người đi vay.
Tín dụng thời vụ: cung cấp cho các ngân hàng nhỏ trong muà vụ mà tiền gửi có tính thời vụ. Lãi suất áp dụng đối với loại này là số bình quân của lãi suất vốn liên bang và lãi suất chứng chỉ tiền gửi.
CHÍNH SÁCH CHIẾT KHẤU VÀ GIẢI PHÁP NGƯỜI CHO VAY CUỐI CÙNG
CHÍNH SÁCH CHIẾT KHẤU VÀ GIẢI PHÁP NGƯỜI CHO VAY CUỐI CÙNG
Giải pháp người cho vay cuối cùng để ngăn ngừa hoảng loạn tài chính.
Cho vay chiết khấu cung cấp dự trữ tiền cho hệ thống NHTM trong các cuộc khủng hoảng, lượng tiền sẽ được chuyển giao cho các NH cần nó nhất. Trong trường hợp dự trữ hay thanh khoản NH xuống thấp, nguy cơ mất khả năng thanh toán hệ thống NH tăng lên. Các khoản cho vay chiết khấu là nguồn cung tiền, cứu cánh cho hệ thống NH giải quyết rút tiền củ khác hàng, ngăn chặn tình trạng hoảng loạn tài chính. Từ những kinh nghiệm rút ra từ sự không can thiệp kịp thời bằng công cụ này trong cuộc đại khủng hoảng 1929-1933, Fed đã sử dụng thành công trong giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ 2, năm 1984.
Mặc dù có sự tồn tại của FDIC, nhưng vai trò là người cho vay cuối cùng của Fed vẫn quan trọng. Bởi vì:
Lượng vốn của FDIC lớn nhưng chỉ bằng 1% tổng tiền gửi.
Gần 1 nghìn tỷ dollars tài khoản tiền gửi mệnh giá lớn trong hệ thống NH chưa được FDIC bảo hiểm.
Bên cạnh đó, Fed còn có vai trò người cho vay cuối cùng đối với hệ thống tài chính
Tuy nhiên, vai trò người cho vai cuối cùng có thể gặp phải hiện tượng rủi ro đạo đức từ các NH lớn. Với quy mô lớn các NH này dễ dàng huy động và cho vay mạo hiểm, Fed và FDIC tin tưởng các NH này “quá lớn không thể sụp đổ”, họ biết rằng lúc nào cũng có thể nhận được từ Fed các khoản cho vay khi gặp khó khăn. Bên cạnh các NH thì các định chế tài chính cũng nhận được các khoản cho vay nếu tình trạnh hoảng loạn xuất hiện , cho nên khuyến khích họ chấp nhận các khoản đầu tư rủi ro hơn.
Vì vậy, khi sử dụng công cụ cho vay chiết khấu ngăn ngừa tình trạng hoảng loạn tài chính, Fed còn phải tính đến sự đánh đổi hiện tượng rủi ro đạo đức trong hoạt động của hệ thống ngân hàng và các định chế tài chính.
CHÍNH SÁCH CHIẾT KHẤU VÀ GIẢI PHÁP NGƯỜI CHO VAY CUỐI CÙNG
ƯU ĐIỂM & HẠN CHẾ TRONG CHÍNH SÁCH CHIẾT KHẤU
Thể hiện vai trò người cho vay cuối cùng
Quan trọng trong suốt thời ký khủng hoảng nợ dưới chuẩn 2007-2008.
Fed không giữ vai trò chủ động điều hành; người ra quyết định là các ngân hàng.
Thay đổi lãi suất chiết khấu để tác động vào lãi suất và lãi suất thị trường tiền tệ.
Tuy nhiên, quyết định chấp nhận chiết khấu là do NH đưa ra cho nên Fed không kiểm soát hoàn toàn thị trường, vì vậy Fed chỉ sử dụng cho vay chiết khấu để ngăn không cho lãi suất liên bang tăng lên quá cao so với mức mục tiêu.
CHÍNH SÁCH CHIẾT KHẤUỞ VIỆT NAM
Tái cấp vốn: Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của NHNN nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho TCTD. NHNN quy định và thực hiện việc tái cấp vốn cho TCTD theo các hình thức như cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá; chiết khấu giấy tờ có giá; các hình thức tái cấp vốn khác.
Lãi suất: NHNN công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành CSTT, chống cho vay nặng lãi. Trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, NHNN quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các TCTD với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác. ( Xem Bảng lãi suất của NHNN )
DỰ TRỮ BẮT BUỘC
Luật kiểm soát tiền tệ và tự do hóa các định chế nhận tiền gửi năm 1980 xác định một mức dự trữ bặt buộc như nhau đối với tất cà các định chế nhận tiền gửi.
3% cho $48.3 triệu đầu đầu tiên đối với tài khoản tiền gửi phát séc; 10% cho các khoản tiền gửi phát séc trên $48.3 triệu.
Fed có thể thay đổi mức 10% này trong khoảng 8% đến 14%. Trong tình huống đặc biệt có thể lên đến 18%.
Ư U ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA DỰ TRỮ BẮT BUỘC
Ư u điểm:
Tác động như nhau và mạnh mẽ lên tất cả các ngân hàng.
Hạn chế:
Không ràng buộc lâu dài đối với hầu hết các ngân hàng.
Có thể là nguyên nhân các vấn đề thanh khoản khi dự trữ thừ định mức thấp.
Những biến động liên tục của tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ tạo ra tính bất định cao cho các n ân hàng và làm cho công tác quản lý thanh khoản trở nên khó hơn.
Dự trữ bắt buộc , hay tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một quy định của ngân hàng trung ương về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các ngân hàng thương mại bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo tính thanh khoản. Các ngân hàng có thể giữ tiền mặt cao hơn hoặc bằng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc nhưng không được phép giữ tiền mặt ít hơn tỷ lệ này. Nếu thiếu hụt tiền mặt các ngân hàng thương mại phải vay thêm tiền mặt, thường là từ ngân hàng trung ương để đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Đây là một trong những công cụ của ngân hàng trung ương nhằm thực hiện chính sách tiền tệ bằng cách làm thay đổi số nhân tiền tệ
DỰ TRỮ BẮT BUỘC Ở VIỆT NAM
DỰ TRỮ BẮT BUỘC Ở VIỆT NAM
Loại TCTD
Tiền gửi VND
Tiền gửi ngoại tệ
Không kỳ hạn và dưới 12 tháng
Từ 12 tháng trở lên
Không kỳ hạn và dưới 12 tháng
Từ 12 tháng trở lên
Các NHTM Nhà nước (không bao gồm NHNo & PTNT), NHTMCP đô thị, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính
3%
1%
8%
6%
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1%
1%
7%
5%
NHTMCP nông thôn, ngân hàng hợp tác, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương
1%
1%
7%
5%
TCTD có số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc dưới 500 triệu đồng, QTDND cơ sở, Ngân hàng Chính sách xã hội
0%
0%
0%
0%
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND áp dụng theo QĐ 379/QĐ-NHNN ngày 24/2/2009 (áp dụng từ kỳ dự trữ tháng 3/2009), tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng USD áp dụng theo QĐ 1925/QĐ-NHNN ngày 26/8/2011(áp dụng từ kỳ dự trữ tháng 9/2011
DỰ TRỮ BẮT BUỘC Ở VIỆT NAM
Bên canh đó NHTW việt nam còn sử dụng công cụ tỷ giá để điều hành chính sách tiền tệ.
Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. NHNN công bố tỷ giá hối đoái, quyết định chế độ tỷ giá, cơ chế điều hành tỷ giá. ( Xem Bảng số liệu tỷ giá trung tâm của NHNN )
CÔNG CỤ TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM
Vận dụng các công cụ của chính sách tiền tệ trong suốt thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu
Cung cấp thanh khoản: Fed đã tăng việc thực hiện các phương tiện để cung cấp thanh khoản cho thị trường tài chính
Mở rộng cửa sổ chiết khấu
Mới lỏng các điều kiện đấu giá
Thực hiện các chương trình cho vay mới
Mua sắm tài sản: Trong thời kỳ khủng hoảng, Fed bắt đầu hai chương trình mua tài sản mới nhằm giảm lãi suất cho các loại hình tín dụng cụ thể: Chương trình tài trợ của các Tổ chức Chính phủ; QE2
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_ly_thuyet_tai_chinh_tien_te_chuong_16_cac_cong_cu.ppt