MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
-Bản chất tiền tệ
-Sự phát triển của các hình thái tiền tệ
-Đo lường tiền tệ
-Chế độ tiền tệ
-Bản chất của tài chính
-Chức năng của tài chính
27 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Lý thuyết tài chính-tiền tệ - Bài 1: Đại cương về tài chính và tiền tệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1LÝ THUYẾT
TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
2NỘI DUNG MÔN HỌC
Bài 1: Đại cương về tài chính và tiền tệ
Bài 2: Tổng quan về hệ thống tài chính
Bài 3: Thị trường tài chính
Bài 4: Các tổ chức tài chính trung gian
Bài 5: Một số vấn đề cơ bản về lãi suất
Bài 6: Lạm phát tiền tệ
3TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình lý thuyết tài chính- tiền tệ, chủ biên: TS. Nguyễn
Hữu Tài, NXBTK, 2007.
- Nhập môn tài chính-tiền tệ, đồng chủ biên: PGS-TS. Sử
Đình Thành-TS. Vũ ThịMinh Hằng, NXB ĐHQGTPHCM,
2006.
- Giáo trình tài chính - tiền tệ-ngân hàng, chủ biên: PGS.TS.
Nguyễn Văn Tiến, NXBTK, 2008.
- Giáo trình lý thuyết tiền tệ: TS. Nguyễn Minh Kiều,
NXBTK, 2008
4CHƯƠNG 1
ĐẠI CƯƠNG VỀ TÀI CHÍNH
VÀ TIỀN TỆ
5MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
-Bản chất tiền tệ
-Sự phát triển của các hình thái tiền tệ
-Đo lường tiền tệ
-Chế độ tiền tệ
-Bản chất của tài chính
-Chức năng của tài chính
61.1 Bản chất của tiền tệ
1.1.1 Sự ra đời của tiền tệ
Tiền tệ ra đời gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế
hàng hoá:
- Thời kỳ đầu của chế độ cộng sản nguyên thuỷ: sống tự
cung, tự cấp
- Đời sống cộng đồng phát triển, hình thành sự phân công
lao động: trao đổi H – H
- Nền sản xuất hàng hoá phát triển mạnh: sử dụng vật trung
gian trong quá trình trao đổi: H- vật trung gian -H
71.1.2 Bản chất của tiền tệ
- Khái niệm: Tiền tệ là bất cứ cái gì được chấp nhận chung
trong việc thanh toán khi mua hàng hoá, dịch vụ hoặc
trong việc trả nợ (Frederic S. Mishkin)
- Bản chất của tiền tệ: Được biểu hiện qua 2 thuộc tính: giá
trị sử dụng của tiền và giá trị của tiền.
81.2 Chức năng của tiền tệ
1.2.1 Đơn vị đo lường giá trị
- Tiền được sử dụng để đo lường giá trị của hàng hoá, dịch
khi thực hiện trao đổi Biểu hiện bằng tiền của giá trị là
giá cả
Lợi ích: làm cho quá trình trao đổi được thuận tiện hơn do
số giá cần phải có trong nền kinh tế là ít hơn; dễ dàng so
sánh, đánh giá giá trị của mọi hàng hoá, dịch vụ khác nhau
- Để thực hiện chức năng này: bản thân tiền cũng phải có giá
trị (sức mua), phải được pháp luật qui định và bảo vệ, phải
được dân chúng chấp nhận rộng rãi
91.2.2 Phương tiện trao đổi
- Tiền được sử dụng với tư cách là vật trung gian trong quá
trình mua hàng hoá và dịch vụ
Lợi ích: + Khắc phục những hạn chế của trao đổi trực tiếp
+ Khuyến khích chuyên môn hoá và phân công lđ
Để thực hiện tốt chức năng này:
+ Tiền phải được thừa nhận rộng rãi
+ Lượng tiền phải được cung cấp đủ cho các hoạt động tr/đổi
+ Phải bao gồm nhiều mệnh giá
Lưu ý:
+ Đối với cá nhân: Tiền có giá trị (giá trị trao đổi)
+ Đối với nền KT: Tiền đóng vai trò “bôi trơn” cho guồng
máy kinh tế”
10
1.2.3 Phương tiện dự trữ giá trị
- Tiền được sử dụng như là nơi chứa sức mua hàng hoá
trong một thời gian nhất định
Để tiền thực hiện tốt chức năng dự trữ giá trị thì mức
giá chung của nền kinh tế phải ổn định
Mặc dù tiền không phải là phương tiện dự trữ giá trị
duy nhất và tốt nhất song mọi người lại ưa thích sử
dụng tiền vì nó có tính thanh khoản (tính lỏng) cao nhất
11
1.3 Sự phát triển của các hình thái tiền tệ
1.3.1 Tiền tệ bằng hàng hóa (hoá tệ)
- Đặc điểm chung: HH dùng làm tiền phải có giá trị thực
sự và phải ngang bằng với giá trị HH đem ra trao đổi
- Thời kỳ đầu: những hàng hoá được sử dụng làm tiền tệ
thường là những vật dụng quan trọng hay đặc sản quý
hiếm của địa phương (hoá tệ phi kim loại)
- Thời kỳ phân công lao động xã hội lớn lần thứ hai: (thủ
công nghiệp tách khỏi công nghiệp): vai trò tiền tệ chuyển
dần sang các kim loại và cuối cùng cố định ở vàng (hoá tệ
kim loại)
12
1.3.2 Tiền giấy
- Tiền giấy đầu tiên xuất hiện dưới dạng các giấy chứng
nhận có khả năng chuyển đổi ra bạc hoặc vàng do NHTM
phát hành
- Dần dần các giấy chứng nhận nói trên được chuẩn hoá
thành tờ tiền có in mệnh giá và được tự do chuyển đổi ra
vàng theo hàm lượng qui định
- Sau chiến tranh TG1, tiền chỉ do NHTƯ phát hành
- Về sau: do lượng tiền giấy được phát hành ra nhiều hơn so
với số vàng dự trữ không còn được tự do chuyển đổi ra
vàng
- Ngày nay tiền giấy được sử dụng phổ biến vì tính thuận
tiện của nó
13
1.3.3 Tiền ghi sổ
- Tiền ghi sổ là những khoản tiền gửi không kỳ hạn ở ngân
hàng (tiền gửi có thể phát séc)
- Ưu điểm:
+ Giảm chi phí lưu thông tiền mặt
+ Tạo sự nhanh chóng và thuận tiện cho thanh toán qua
ngân hàng
+ Bảo đảm an toàn
+ Tạo điều kiện cho ngân hàng Trung ương quản lý và
điều tiết cung tiền của nền kinh tế
14
1.4 Khối tiền tệ
1.4.1 Khối tiền tệM1
Chỉ bao gồm những phương tiện được chấp nhận ngay
trong trao đổi hàng hoá:
- Tiền đang lưu hành (tiền giấy và tiền xu do NHTƯ phát
hành đang lưu thông ngoài hệ thống NH)
- Tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng thương mại (tiền gửi
có thể phát séc)
15
1.4.2 Khối tiền tệM2
- M1
- Tiền gửi tiết kiệm ở các ngân hàng thương mại
1.4.3 Khối tiền tệM3
- M2
- Tiền gửi có kỳ hạn ở ngân hàng thương mại
1.4.4 Khối tiền tệ L
- M3
- Chứng từ có giá có tính thanh khoản cao: chứng chỉ tiền
gửi, thương phiếu, tín phiếu, trái phiếu
16
1.5 Chế độ tiền tệ
Chế độ tiền tệ là hình thức tổ chức lưu thông tiền tệ cuả
một quốc gia gồm 3 yếu tố:
- Bản vị tiền tệ: tức cái gì được sử dụng để làm cơ sở định
giá đồng tiền quốc gia
- Đơn vị tiền tệ: gồm tên gọi và qui định tiêu chuẩn giá cả
của đồng tiền
- Công cụ trao đổi: những công cụ được sử dụng để thực
hiện hàng hoá, dịch vụ và thanh toán các khoản nợ
17
1.5.1 Chế độ song bản vị
- Ở chế độ này, đồng tiền của một nước được xác định bằng
một trọng lượng cố định của 2 kim loại thường là vàng
hoặc bạc.
Ví dụ: ởMỹ (1792) 1 đô la vàng = 1,603 gam vàng; 1 đô
la bạc = 24,06 gam bạc
- Do giá trị thị trường của vàng và bạc thường xuyên thay
đổi tiền có giá trị thấp đuổi tiền có giá trị cao ra khỏi
lưu thông
Ví dụ: Mỹ (1792-1834) vàng rút ra khỏi lưu thông bản
vị vàng; (1834-1893) bạc rút ra khỏi lưu thông bản vị
bạc
18
1.5.2 Chế độ bản vị tiền vàng
- Là chế độ được sử dụng phổ biến ở các nước cuối thế kỷ
19, đầu thế kỷ 20
- Đặc điểm:
+ Đồng tiền của một nước được bảo đảm bằng một trọng
lượng vàng nhất định theo pháp luật
+ Tiền giấy được phép tự do chuyển đổi ra vàng theo tỷ lệ
quy định
+ Nhà nước không hạn chế việc đúc tiền vàng
+ Tiền vàng được lưu thông không hạn chế
19
1.5.3 Chế độ bản vị vàng thỏi
- Là chế độ được sử dụng ở Anh (1925), Pháp (1928)
- Đặc điểm:
+Đồng tiền của một nước được bảo đảm bằng một trọng
lượng vàng nhất định theo pháp luật
+Vàng được đúc thành thỏi mà không đúc thành tiền
+ Vàng không lưu thông trong nền kinh tế mà chỉ dự trữ
để làm phương tiện thanh toán quốc tế
+Tiền giấy được chuyển đổi ra vàng theo luật định nhưng
phải với một số lượng nhất định tương đương với 1 thỏi
vàng
20
1.5.4 Chế độ bản vị vàng hối đoái
- Là chế độ được sử dụng ở Ấn Độ (1898), Đức (1924), Hà
Lan (1928)
- Đặc điểm:
+ Tiền giấy không được trực tiếp chuyển đổi ra vàng mà
phải thông qua một ngoại tệ
+ Ngoại tệ đó phải là ngoại tệ được tự do chuyển đổi ra
vàng như USD, GBP
21
1.5.5 Chế độ bản vị ngoại tệ
- Là chế độ được sử dụng phổ biến ở các nước thiếu vàng
hoặc bị lệ thuộc chính trị vào các nước khác
- Đặc điểm:
+ Đơn vị tiền tệ quốc gia được xác định bằng đơn vị tiền
tệ của nước ngoài (ngoại tệ)
+ Ngoại tệ phải là ngoại tệ mạnh, được tự do chuyển đổi
trên thị trường quốc tế
22
1.5.6 Chế độ bản vị tiền giấy không chuyển đổi ra vàng
- Là chế độ được sử dụng phổ biến ở các nước từ đầu những
năm 1930
- Đặc điểm:
+ Đơn vị tiền tệ quốc gia không thể tự do chuyển đổi ra
kim loại quý
+Vàng không được dùng làm tiền tệ, chỉ được dùng để
thanh toán các khoản nợ quốc tế
+ Giá trị của một đơn vị tiền tệ được xác định bởi sức
mua của nó và được đo bằng số nghịch đảo của mức giá
chung
23
1.6 Bản chất của tài chính
1.6.1 Sự ra đời của phạm trù tài chính
- Khi nền kinh tế hàng hoá ra đời và phát triển thì tiền tệ
xuất hiện như một tất yếu nhằm giúp cho quá trình trao
đổi dễ dàng hơn
- Các quỹ tiền tệ ra đời nhằm phục vụ tiêu dùng và đầu tư
phát triển kinh tế
- Nhà nước xuất hiện làm hoạt động tài chính ngày càng
phát triển
24
1.6.2 Bản chất của tài chính
- Tài chính là các quan hệ kinh tế trong phân phối tổng sản
phẩm xã hội dưới hình thức giá trị, qua đó tạo lập và sử
dụng các quỹ tiền tệ đáp ứng yêu cầu tích luỹ và tiêu dùng
của các chủ thể trong nền kinh tế
- Lưu ý: Tài chính không phải là tiền tệ
- Nguån tµi chÝnh tån t¹i d−íi 2 h×nh thøc:
+ D¹ng tiÒn tÖ thùc tÕ ®ang vËn ®éng trong c¸c luång gi¸ trÞ
cña chu tr×nh tuÇn hoµn kinh tÕ thÞ tr−êng
+ D¹ng hiÖn vËt nh−ng cã kh¶ n¨ng tiÒn tÖ ho¸
25
1.6.2 Bản chất của tài chính (tiếp)
- Bản chất của tài chính được thể hiện qua các quan hệ kinh
tế chủ yếu sau:
- Quan hệ kinh tế nhà nước với các cơ quan, đơn vị kinh tế,
dân cư
- Quan hệ kinh tế giữa các tổ chức tài chính trung gian với
các cơ quan tổ chức kinh tế phi tài chính, dân cư
- Quan hệ kinh tế giữa các cơ quan, đơn vị kinh tế dân cư
với nhau và các quan hệ kinh tế trong nội bộ các chủ thể
đó
- Quan hệ kinh tế giữa các quốc gia với nhau
26
1.7 Chức năng của tài chính
1.7.1 Chức năng phân phối
- Phân phối qua tài chính là sự phân phối tổng sản phẩm xã
hội dưới hình thức giá trị bao gồm:
+ Phân phối lần đầu: giá trị tổng sản phẩm xã hội sẽ hình
thành nên các quỹ tiền tệ: quỹ khấu hao TSCð, quỹ tích
luỹ nhằm tái mở rộng sx, đầu tư, quỹ tiêu dùng
+ Phân phối lại: tiếp tục phân phối những phần thu nhập cơ
bản, những quỹ tiền tệ hình thành trong quá trình phân
phối lần đầu ra phạm vi rộng hơn
27
1.7.2 Chức năng giám đốc
Chức năng giám đốc của tài chính là việc tổ chức kiểm
tra, đánh giá quá trình vận động của các nguồn tài chính
để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ.
- Ý nghĩa:
+ Kiểm tra và điều chỉnh quá trình phân phối tổng sản
phẩm xã hội phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội
+ Kiểm tra việc lập và chấp hành các chỉ tiêu kế hoạch,
các định mức kinh tế tài chính, quá trình hạch toán kinh
tế, việc chấp hành các chính sách, chế độ tài chính
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_ly_thuyet_tai_chinh_tien_te_bai_1_dai_cuong_ve_tai.pdf