Bài giảng Lý thuyết hệ thống và điều khiển học - Nguyễn Văn Huân (Phần 1)

MỤC LỤC

MỤC LỤC .1

DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU .5

LỜI MỞ ĐẦU.7

Chương 1 .8

NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG .8

1.1 Quan niệm về hệ thống .8

1.2 Mô tả hệ thống.11

1.2.1 Phần tử của hệ thống. 11

1.2.2 Liên kết giữa các phần tử của hệ thống và tính trội của hệ thống . 13

1.2.3 Hệ thống con và sự phân cấp của hệ thống . 14

1.2.4 Môi trường và hệ thống.15

1.2.5 Mục tiêu và chức năng của hệ thống.17

1.2.6 Tính cưỡng bức của hệ thống và hệ thống bị cưỡng bức .18

1.3 Các đặc trưng của hệ thống. 19

1.3.1 Cấu trúc của hệ thống. 19

1.3.2 Hành vi của hệ thống . 22

1.3.3 Quan hệ giữa cấu trúc và hành vi

pdf87 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 659 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Lý thuyết hệ thống và điều khiển học - Nguyễn Văn Huân (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện với xác xuất bằng nhau thì H = n bit. 60 Trường hợp gieo quân xúc xắc có 6 khả năng với xác xuất bằng nhau ta có H= log 2 6= 2,5849 bit Định nghĩa về Entropi được mở rộng cho trường hợp S là một đại lượng ngẫu nhiên với mật độ xác xuất p(x) là một hàm liên tục H= -    dxxpxp )(log)( 2 3.1.2. Khái niệm về thông tin kinh tế Thông tin kinh tế là sự phản ánh và biến đổi những phản ánh thu nhận được thành sự hiểu biết về những sự vật, sự việc và hiện tượng trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, phân phối, trao đổi và tiêu dùng của cải vật chất xã hội. Cách hiểu thô sơ về thông tin kinh tế là tập hợp các tin tức, báo cáo, chỉ thị, mệnh lệnh, biển báoNhưng phải chú ý rằng nói đến thông tin là nói đến nội dung các phiếu, chứng từ, sổ sách chứ không phải bản thân những thứ đó. Thông tin kinh tế trước hết là ý đồ của người kinh doanh, của người điều hành, ý đồ này hoặc là bí mật, hoặc là công khai, nhưng chắc chắn rằng ý nghĩa sâu xa của nó không phải ai cũng thấu hiểu được. 3.1.3. Phân loại thông tin kinh tế Thông tin kinh tế được chia làm 3 loại: 3.1.3.1. Theo nội dung a.Theo các giai đoạn và quá trình sản xuất * Thông tin về sản xuất - Thông tin về thị phần cho mỗi loại sản phẩm - Thông tin về đối thủ cạnh tranh - Thông tin về môi trường kinh doanh sắp tới * Thông tin về phân phối * Thông tin về trao đổi tiêu dùng b. Thông tin các phần tử (yếu tố sản xuất) - Thông tin về dân số và nguồn lao động - Thông tin về sản phẩm và dịch vụ 61 - Thông tin về tiền tệ c. Theo các đơn vị cấu trúc được phản ánh - Ngành kinh tế quốc dân - Vùng kinh tế - Các xí nghiệp và các tổ chức kinh tế 3.1.3.2. Theo chức năng trong quá trình quản lý Thông tin kinh tế được phân ra làm 2 loại: a. Thông tin điều khiển(chỉ thị) - Nhiệm vụ cơ bản của thông tin điều khiển là truyền đến người thực hiện các quyết định cần phải thi hành hoặc dưới dạng các nhiệm vụ trực tiếp hoặc dưới dạng các khuyến khích vật chất hay khuyến khích khác có ảnh hưởng đến hành vi của đối tượng điều khiển - Tuy nhiên trong quá trình đề ra quyết định cuối cùng ở các giai đoạn trung gian thông tin điều khiển có thể có cả các chức năng khác: + Phối hợp các cơ quan cùng một cấp + Thông báo với cơ quan cấp trên về hoạt động đã hoạch định và nhu cầu của các tổ chức trực thuộc các cơ quan đó. b. Thông tin báo cáo Nhiệm vụ của thông tin báo cáo là thực hiện mối liên hệ ngược trong quan hệ quản lý kinh tế để đảm bảo điều khiển có hiệu quả. - Trong phạm vi hai lớp lớn này thông tin kinh tế được phân loại theo dấu hiệu chức năng quản lý sản sinh ra thông tin đó: thông tin hạch toán thống kê do chức năng hạch toán và phân tích xây dựng, thông tin định mức do công tác định mức xây dựng... - Thông thường thông tin kinh tế được truyền đạt và xử lý dưới dạng các dấu hiệu ghi trên các loại hàng hóa khác nhau. Hệ thống dấu hiệu dùng để trao đổi số liệu tạo thành ngôn ngữ thông tin kinh tế. Tuy nhiên, do việc ứng dụng kỹ thuật tính toán để xử lý số liệu nên phạm vi ứng dụng của các loại ngôn ngữ nhân tạo khác nhau được tăng lên như là các ngôn ngữ phân loại với mã số chữ số (cái phân loại), ngôn ngữ thông tin kiểu mô tả... Điều đó làm cho trong thông tin kinh tế những năm gần đây các phương pháp của dấu hiệu học ngày càng được áp dụng rộng rãi hơn. 62 3.1.3.3. Mã hóa và phân loại sản phẩm Các doanh nghiệp sản xuất phải quản lý các dòng sản phẩm. Vì vậy họ phải tìm cách mã hóa các sản phẩm làm thuận lợi cho quá trình xử lý các thông tin có liên quan. Điều này gắn chặt với Tin học quản lý. Mã hóa sản phẩm đã từng là đối tượng của nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu. Ở đây chỉ đề cập tới các phương pháp phân loại thường gặp trong quản lý sản xuất. a. Mã hóa *) Nhu cầu mã hóa: 3 nhu cầu Nhu cầu 1: Mã hóa nhằm thuận lợi cho quá trình nhận dạng. Hầu hết các doanh nghiệp phải quản lý một số lượng lớn các loại sản phẩm, vật tư, hàng hóa, nhiều doanh nghiệp phải quản lý đến hàng nghìn loại vật phẩm khác nhau. Hơn thế nữa, các loại vật phẩm này có liên quan đến nhiều người(thủ kho, kỹ thuật viên...). Trong trường hợp đó chúng ta dễ dàng không dễ gì mà có thể mô tả từng loại vật phẩm. Vì vậy quản lý vật tư, hàng hóa thường được tin học hóa. Tất cả các doanh nghiệp đều thể hiện một nhu cầu là nhận dạng nhanh, dễ dàng tất cả các loại vật phẩm mà họ quản lý. Ví dụ: Trục đường kính 20 bằng thép XC48 dùng để lắp vào thân máy kích... Điều đó được thực hiện bằng cách mã hóa bằng số hoặc các chữ cái. Mã hóa thường đi cùng với dán nhãn mô tả để nhận dạng các vật phẩm. Mã hóa bằng cách kết hợp chữ cái, con số thường ngắn gọn và chính xác. Nhu cầu 2: Mã hóa cần thiết để phân loại vật tư hàng hóa, Khi người ta phải xử lý và quản lý nhiều loại vật phẩm khác nhau thì sẽ phải tiến hành phân loại chúng theo những tiêu chuẩn khác nhau: - Hình dáng vật tư - Nơi nhận vật tư - Giá vật tư... Quá trình phân loại sẽ dễ dàng, thuận lợi nếu khi mã hóa người ta cũng dựa vào các tiêu thức phân loại. Nhu cầu 3: Cần có tính đồng nhất của các thông tin nhận dạng Trong những năm gần đây bắt đầu xuất hiện một nhu cầu bức thiết là đồng nhất hóa các thông tin nhận dạng các loại vật phẩm trong và ngoài doanh nghiệp. Ví dụ ở Pháp mã EAN được dùng cho các sản phẩm được bán ở các siêu thị. Mã hóa đó hoàn toàn không phụ thuộc vào doanh nghiệp. 63 Tin học quản lý vật tư đòi hỏi phải nắm thật nhanh các tài liệu, số liệu mà không được sai sót trong quá trình ghi lại. Mã hóa các loại vật tư hàng hóa sẽ tạo thuận lợi cho quá trình thu nhận và hạn chế được sai trong quá trình ghi lại thông tin. Ví dụ mã vạch cho phép thu nhận đơn giản, nhanh và không sai sót. Tóm lại, mã hóa vật tư hàng hóa sẽ đáp ứng nhiều mục tiêu song có hai mục đích chính là: - Nhận dạng vật phẩm. - Phân loại vật phẩm theo một tiêu chuẩn. Với một mục tiêu nhất định chúng ta sẽ có một hệ thống mã hóa tương ứng. Song rất khó tìm ra một hệ thống mã hóa có thể thỏa mãn đồng thời nhiều mục tiêu. *) Những đặc điểm của một hệ thống mã hóa - Chính xác: Mỗi vật phẩm chỉ có một mã hiệu chỉ sử dụng để mã hóa một loại vật phẩm mà thôi. Một hệ thống mã phải cho phép đa dạng hóa dễ dàng những phương án khác nhau của một sản phẩm(hai sản phẩm giống nhau nhưng chúng được sơn màu khác nhau phải có hai mã hiệu khác nhau). - Linh hoạt mềm dẻo: Một hệ thống mã có tính chất mềm dẻo là một hệ thống mà người ta dễ dàng đưa thêm những mã hiệu mới mà không hề làm thay đổi trật tự logic của hệ thống. - Đồng nhất: Mã hiệu phải đồng nhất về số ký tự (số lượng ký tự trong một mã hiệu của các loại vật tư khác nhau là đồng nhất) và về kết cấu để tránh sai sót do ghi không đầy đủ. - Lâu dài: Một hệ thống mã được lập ra phải được sử dụng trong nhiều năm. Tính mềm dẻo của hệ thống là điều kiện cần thiết để đảm bảo tính lâu dài của nó. Ví dụ: Mã EAN 13 thường dùng mã hóa các sản phẩm bán ở các siêu thị chẳng hạn 3.27019.000891.0 Số 3 – Nước sản xuất Số 27019 – Mã hiệu người cung cấp(mỗi doanh nghiệp có một số). Số 000891 – Mã hiệu sản phẩm Số 0 – Mã khóa để kiểm tra. *) Các hệ thống mã hóa Có 3 hệ thống mã hóa chính: 64 - Hệ thống phân tích: Theo hệ thống này một mã hiệu gồm có nhiều phần, mỗi phần mô tả một tính chất của đối tượng mã hóa(sản phẩm). - Hệ thống tuần tự: Theo hệ thống này các số trong một mã hiệu chẳng nói lên điều gì ngoài thứ tự thời gian. - Hệ thống hỗn hợp: Là một hệ thống mà mỗi mã hiệu bao gồm hai phần: Phần đầu mang tính phân tích, phần sau mang tính tuần tự Nếu với một mã hiệu ta đưa cho chúng một mã khóa thì quá trình kiểm tra sẽ được tiến hành thường xuyên. Trong các chương trình quản lý sản xuất nhất thiết cần phải đưa vào mã khóa sản phẩm. b. Phân loại *) Sự cần thiết của phân loại Khi chúng ta phải quản lý hàng nghìn loại vật phẩm khác nhau không bao giờ chúng ra coi chúng ngang nhau về tầm quan trọng, về sự chú ý trong quản lý. Nói một cách khác, mỗi loại sản phẩm hàng hóa phải có những cách quản lý riêng tùy thuộc tầm quan trọng của nó. Có loại sản phẩm phải kiểm kê hàng ngày. Song có loại phải kiểm kê ba tháng một lần... Một chiếc vít Ø 5mm có giá trị nhỏ lẽ nào lại được quản lý giống như thân máy có giá trị lớn. Để phục vụ cho công tác quản lý chúng ta phải tiến hành phân loại sản phẩm theo các tiêu thức khác nhau: - Tiêu chuẩn nơi nhận: Vật tư cho văn phòng, vật tư cho sản xuất, vật tư cho tiêu thị, vật tư cho dịch vụ sau bán hàng. - Tiêu chuẩn giá trị: Giá trị nhỏ, trung bình, các sản phẩm quý, đắt. - Tiêu chuẩn đồng dạng: Hình dáng, kích thước, vật liệu... *) Phân loại hình cây Đây là phương pháp cho phép phân loại các chỉ tiêu vô cấp( chiều dài, trọng lượng) nhưng khi sử dụng với hệ thống mã hóa phân tích người ta chuyển các tiêu chuẩn liên tục thành các chỉ tiêu gián đoạn (ví dụ: đường kính từ 10 – 30, từ 30 – 60...) Nhận xét chung: Có một hệ thống mã hóa phù hợp với các sản phẩm cũng như các loại vật tư hàng hóa cần thiết cho quá trình sản xuất là một điều hết sức quan trọng để có một phương pháp quản lý sản xuất tốt. 65 Chú ý rằng, khi đã dùng một hệ thống mã hóa không thích hợp thường rất khó làm thay đổi được nó, tại nhiều doanh nghiệp việc quản lý sản xuất đã trở nên què quặt cũng chỉ vì có một hệ thống mã hóa phù hợp, cổ điển. Điều quan trọng là phải suy nghĩ đến một hệ thống mã hóa phù hợp ngay từ đầu, vì hệ thống mã hóa có thể là một lợi thế, song cũng có thể là vật cản trong quá trình sản xuất. Phân loại các chi tiết, sản phẩm cũng quan trọng vì nó cho phép doanh nghiệp tăng năng suất lao động, hạn chế sự trùng lặp trong công việc, lựa chọn một phương pháp quản lý sản xuất phù hợp với từng loại đối tượng. 3.1.4. Cách đánh giá thông tin kinh tế a. Đo thông tin kinh tế Chỉ tiêu là một đơn vị đo quan trọng đối với số liệu kinh tế mang đặc trưng số lượng. Chỉ tiêu được hiểu là một phát biểu chứa đựng đặc trưng số lượng của một trong các tính chất của đối tượng phản ánh. Chỉ tiêu là đơn vị mang ý nghĩa nhỏ nhất, có khả năng làm công cụ độc lập để thông báo và tạo ra các chứng từ, các vật mang thông tin thuận tiện cho việc lưu trữ và truyền đạt, chứng từ, là các vật mang thông tin thuận tiện cho việc lưu trữ và truyền đạt, được xem như tập hợp chỉ tiêu và cũng được dùng để đánh giá khối lượng số liệu kinh tế, nhưng các chứng từ đó rất khác nhau về số lượng các chỉ tiêu và các tin tức khác chứa trong chúng. b. Phương pháp hàm trội Đây là phương pháp đánh giá thông tin theo nội dung hoặc theo tầm quan trọng. Ngoài việc đánh giá thông tin về mặt hình thức tức là mặt số lượng của thông tin còn phải đánh giá mặt nội dung của thông tin. Tiêu chuẩn đánh giá ở đây chủ yếu là lợi ích do việc sử dụng thông tin mang lại. Có nhiều cách đánh giá độ hữu dụng của thông tin như phương pháp trọng số, phương pháp hàm trội... Ở đây, ta xét phương pháp hàm trội. Đó là phương pháp sắp thứ tự các thông báo theo tầm quan trọng của thông tin chứa trong thông báo ấy theo một hàm trội. Chẳng hạn ta có n thông báo khác nhau, mang các thông tin khác nhau lần lượt là x1, x2, ..., xn. Ta xác định một hàm trội t(x) và ta nói rằng thông báo xi quan trọng hơn xj nếu t(xi)>t(xj). Cái khó ở đây là làm sao xác định được hàm trội t(x). Ta xét 2 cách xác định: Cách hỏi các nhà chuyên môn và cách tính theo nhu cầu của người tiêu dùng. 66 - Cách hỏi các nhà chuyên môn: Ta có thể hỏi các nhà chuyên môn như sau: “Để giải quyết nhiệm vụ A thì thứ tự quan trọng của những tin tức x1, x2, ..., xn thế nào?” - Cách tính theo nhu cầu của người tiêu dùng: Ta liệt kê tất cả các “khách hàng” tiêu dùng thông tin và thành lập Bảng 3.1: Thông tin – Khách hàng Khách hàng 1 2 ... m Tổng số theo hàng x1 x2 : xn 10 9 ... 7 5 8 t1 t2 : tn Ta điền vào các ô giao của dòng i với cột j một con số bằng số lần khách hàng j sử dụng loại thông tin thứ i. Lấy tổng số theo dòng thì ứng với mỗi xi ta sẽ thành lập được hàm trội cho dưới dạng bảng sau: x x1, x2, ..., xn t(x) t1, t2, ..., tn-1, tn 3.1.5 Điều khiển học là gì? Đã có tới hàng trăm tác giả viết tới hàng trăm bài và cuốn sách về điều khiển học, trong dó những quan niệm về điều khiển học có những khía cạnh khác nhau. Sẽ là bổ ích cho độc giả nếu trước khi lựa chọn một định nghĩa nào đó phù hợp với nội dung của cuốn sách này, chúng ta hãy sơ bộ phân lớp các quan hệ đã có về điều khiển học. Lớp thứ nhất. Điều khiển học là khoa học nghiên cứu các hệ điều khiển và tiến trình quản lý bằng các phương pháp toán học. Loại thông tin 67 Thuộc vào lớp này có các định nghĩa sau đây: a) Điều khiển học là khoa học về các quy luật quản lý các hệ động phức tạp (A.I.Berg[1]) b) Điều khiển học là khoa học nghiên cứu các quy luật nhằm điều khiển hành vi hướng đích của các ôtômát cũng như của các sinh vật (V.Drozen[2]). c) Điều khiển học là khoa học nghiên cứu các quy luật về số lượng và về cấu trúc của các hệ điều khiển (A.Kolman[3]). d) Điều khiển học là khoa học nghiên cứu, từ góc độ tổng quan các vấn đề về điều khiển các quá trình khác nhau, trong các hệ thống khác nhau, trong các hệ thống khác nhau (J.Klir[4]) e) Điều khiển học nghiên cứu các tính chất và quy luật về hành vi của các hệ khác nhau một cách trừu tượng không phụ thuộc vào cấu tạo vật chất của các hệ đó (S.M. Saliutin[5]). Lớp thứ 2 . Điều khiển học là khoa học nghiên cứu các quá trình thu thập lưu trữ, xử lý và truyền thông tin . Thuộc vào các lớp này có các định nghĩa sau: a) Điều khiển học là khoa học nghiên cứu những hệ bất kỳ có khả năng nhận, lưu trữ và xử lý thông tin và sử dụng các thông tin đó vào quá trình quản lý và điều chỉnh (A.N.Kolmogorov[6]). b) Điều khiển học là khoa học nghiên cứu các hệ mở về năng lượng nhưng đóng về thông tin quản lý – đó là những hệ không cho phép thông tin chuyển qua nó (W. R. Ashby[7]). c) Điều khiển học là một khoa học tổng quát về các hệ thống có thể thông tin hóa được (nghĩa là có thể mô hình hóa bằng một hệ thống thông tin (H.Greniewski[8]). Lớp thứ 3. Điều khiển học là khoa học nghiên cứu các phương pháp tạo ra nền tảng và cách thức biến đổi các thuật toán mô tả các quá trình quản lý thường diễn ra trong thực tế. Thuộc vào lớp này có : a) Điều khiển học là khoa học về “nghệ thuật’ tiếp cận và giải quyết các bài toán khác nhau trong các tình huống khác nhau (L.Couffgnal[9]). b) Điều khiển học là khoa học về tối ưu hóa hoạt động của con người trong các lĩnh vực cho đến nay chưa được nghiên cứu đầy đủ (L.B.Novik[10]). 68 Thực ra mỗi lớp trên đặc trưng cho một hướng chuyên sâu khác nhau. Đối với sinh viên thuộc chuyên ngành đào tạo về “Tin học quản lý” thì định nghĩa dưới đây về điều khiển học có thể thích hợp. “Điều khiển học là một khoa học, một mặt nghiên cứu hành vi của các “hệ đóng tương đối” từ góc độ trao đổi thông tin với môi trường, một mặt nghiên cứu cấu trúc của các hệ này từ góc độ trao đổi thông tin giữa các phần tử của chúng”. “Hệ đóng tương đối” cần được hiểu là : ở thời điểm nghiên cứu, ta coi đó là đóng về những lĩnh vực mà ta không quan tâm; cũng có nghĩa là ta coi nó là mở về một vài khía cạnh thông tin nào đó. Cũng từ quan niệm này Norbert Wiener nêu lên một nhận định “Mọi quá trình điều khiển đều là quá trình thông tin bao gồm thu thập, lưu trữ, xử lý và truyền tin”. Nhận định này không những cho ta biết mối quan hệ giữa thông tin và điều khiển, vai trò của thông tin trong điều khiển mà còn cho chúng ta biết bản chất và nội dung của mỗi quá trình điều khiển. 3.1.6 Nội dung của điều khiển học Có thể nêu lên 3 hướng chính a. Điều khiển học lý thuyết bao gồm: Lý thuyết về các hệ truyền tin, lý thuyết các hệ xử lý thông tin, lý thuyết về quản lý,.v.v b. Điều khiển học thực nghiệm chủ yếu nghiên cứu về “mô hình hóa điều khiển học”. c. Điều khiển học kỹ thuật, chủ yếu nghiên cứu về tạo lập và liên kết các hệ thống điều khiển kỹ thuật. Vai trò của việc mô hình hóa trong điều khiển học có ý nghĩa rất lớn vì rằng có rất nhiều hệ điều khiển kỹ thuật phát sinh từ những mô hình của những hệ khác nhau như: hệ thống sinh học, hệ thống thần kinh, hệ thống toán học 3.1.7 Ứng dụng của điều khiển học Có một phạm vi rộng lớn, nó đã xâm nhập vào rất nhiều ngành như: điều khiển học kinh tế, điều khiển học xã hội; điều khiển học sinh học, điều khiển học y học,.v.v Riêng toán học đã hình thành một lĩnh vực nghiên cứu các bài toán điều khiển săn đuổi, các bài toán điều khiển thích nghi, các bài toán ổn định trong điều khiển, các bài toán điều khiển đa mục tiêu, lý thuyết mờ và logic mờ trong điều khiển học 69 Trong tất cả những ứng dụng trên, điều khiển học kinh tế là một nội dung được các nhà quản lý tầm vĩ mô rất quan tâm. Dưới đây giới thiệu sơ lược những nội dung cơ bản của môn học này. 3.1.8 Điều khiển học kinh tế là gì? Nội dung cơ bản của điều khiển học kinh tế là ứng dụng lý thuyết hệ thống và điều khiển học để nghiên cứu kinh tế học và quản lý kinh tế. Có 2 hướng nổi lên rõ rệt: - Một là ứng dụng lý thuyết hệ thống để nghiên cứu những vấn đề cơ bản của kinh tế học. - Hai là ứng dụng các nguyên lý tiếp cận và điều khiển các hệ thống phức tạp trong phân tích kinh tế và dự thảo các chiến lược phát triển kinh tế cũng như trong việc tìm kiếm các giải pháp thích hợp trong quá trình phát triển kinh tế. Dưới đây chỉ đề cập đến vấn đề thứ nhất; còn vấn đề thứ 2 được đề cập trong các chương sau. Vậy thì từ góc độ lý thuyết hệ thống ta hãy xem xét các vấn đề: Kinh tế học là gì? Có thể nêu lên một định nghĩa khái quát như sau: ”Kinh tế học là khoa học(science) nghiên cứu hành vi của con người (human behaviour )trong quá trình ứng dụng các nguồn lực hữu hạn và đa dạng (limit and multiusing resources) nhằm đem lại “hiệu ích (utility) tối đa cho mình”. Đối với bất kỳ một khoa học nào, vấn đề cần làm sáng tỏ là đối tượng của khoa học đó là gì? Đối tượng nghiên cứu của kinh tế học là “hành vi kinh tế của con người”. Hoạt động của con người rất đa dạng và vô cùng phong phú, nhưng quan trọng nhất và bao trùm lên tất cả những hoạt động ấy là hoạt động kinh tế; điều đó đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của bản thân mỗi người cũng như toàn xã hội loài người. Con người ở đây giữ vai trò “chủ thể” của quá trình hoạt động kinh tế và viết gọn lại là quá trình kinh tế mà nội dung chủ yếu của nó là quá trình sử dụng các nguồn lực hữu hạn và đa dụng để đem lại hiệu ích tối đa cho chủ thể của quá trình kinh tế đó. Như vậy kinh tế học tập trung sự chú ý vào hoạt động quan trọng nhất của con người; đó là hoạt động kinh tế. Mỗi quá trình kinh tế được đặc trưng bởi 3 yếu tố cơ bản: 1) Chủ thể của quá trình kinh tế: đó là con người. 2) Mục tiêu mà chủ thể hướng tới: đó là hiệu ích của con người. 70 3) Đối tượng sử dụng của quá trình kinh tế: đó là các nguồn lực hữu hạn và đa dụng mà chủ thể có thể huy động được. Những hình thái khác nhau của 3 yếu tố trên quyết định nội dung của quá trình kinh tế mà chúng ta nghiên cứu. 3.1.9 Các hình thái của chủ thể quá trình kinh tế Con người, chủ thể của mọi quá trình kinh tế, cần được hiểu theo nghĩa tổng quát nhất. Có 5 hình thái cơ bản: a) Chủ thể là con người: đôi khi cũng có thể hiểu là một gia đình, gắn với chủ thể này là những vấn đề kinh tế cá thể hoặc kinh tế tư nhân. b) Chủ thể là một tập đoàn: có thể là một xí nghiệp, một doanh nghiệp hay một công ty hay một tổng công ty. Gắn với loại hình chủ thể này là những vấn đề kinh tế tập đoàn, kinh tế xí nghiệp, kinh tế doanh nghiệp, c) Chủ thể là cộng đồng những người trong một nước, mà đại diện của họ là một chính phủ. Gắn với chủ thể này là những vấn đề kinh tế quốc dân. Những vấn đề này đan xen chặt chẽ với những vấn đề xã hội nên thường gọi là những vấn đề kinh tế xã hôi. d) Chủ thể là một “liên minh” của một số nước. Một số quốc gia liên kết với nhau theo một “hiệp ước liên minh” tạo thành một “liên minh” hay một khối (chẳng hạn liên minh EU). Gắn với chủ thể này là những vấn đề kinh tế liên minh hoặc những vấn đề kinh tế đa quốc gia. e) Chủ thể là toàn bộ loài người trên trái đất, hoặc toàn bộ các quốc gia trên thế giới. Khi đó vấn đề kinh tế toàn cầu được đặt ra. Mỗi loại hình chủ thể nói trên đặt ra những vấn đề rất khác nhau về đối tượng nghiên cứu, về nội dung nghiên cứu cũng như về phương pháp nghiên cứu. Đi sâu vào chi tiết của những vấn đề nói trên không thuộc phạm vi cuốn sách này. Mục tiêu của chủ thể các quá trình kinh tế Mỗi hình thái chủ thể, xuất phát từ những quan niệm khác nhau về hiệu ích, nên đã đặt ra những mục tiêu khác nhau trong hoạt động kinh tế của mình. Mục tiêu của bất kỳ hình thái chủ thể nào thường không chỉ hướng vào một tiêu chuẩn mà phổ biến là đề ra và hướng theo nhiều tiêu chuẩn, do đó có thể nêu lên một nhận định: Hầu hết các vấn đề kinh tế đều là vấn đề đa mục tiêu. 71 Kinh tế học nghiên cứu hành vi kinh tế của con người, có nghĩa là nghiên cứu cách suy nghĩ của con người về hiệu ích của họ và cách thức đề ra các mục tiêu và khai thác các nguồn lực để sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu đó. Từ đó có thể hiểu được những vấn đề có tính chất lý luận và phương pháp luận, những vấn đề mang tính quy luật hoặc nguyên lý cùng với những quy trình và nguyên tắc áp dụng nhằm tránh được những tổn thất không đáng có để đạt tới thành công trong mọi quá trình. Nhưng hành vi kinh tế của con người lại phụ thuộc vào hình thái của chủ thể tham gia vào quá trình kinh tế đó . a) Đối với kinh tế tư nhân. Hiệu ích của cá thể hướng vào “lợi nhuận tối đa”, trong điều kiện lượng vốn có hạn nên họ cố gắng nâng cao hiệu quả vốn hoặc hạ thấp suất vốn. Bên cạnh những yếu tố tích cực như tính năng động trong khai thác mọi nguồn lực, cần cù trong lao động, chịu khó học tập nâng cao trình độ kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm vật tư và năng lượng để hạ giá thành, thì cũng thường xuất hiện những khía cạnh tiêu cực. Hiện tượng phổ biến là đi tìm cách trốn thuế, lậu thế hoặc làm hàng giả. b) Đối với kinh tế tập đoàn. Hiệu ích của tập đoàn không chỉ là đạt lợi nhuận tối đa mà còn là sự ổn định và sự phát triển bền vững của tập đoàn. Họ chú ý đến cải tiến tổ chức, đưa vào công nghệ mới, nâng cao tay nghề của người lao động, sáng tạo mặt hàng mới, nhưng hiện tượng lậu thuế và trốn thuế cũng là phổ biến. c) Đối với kinh tế quốc dân. Hiệu ích đối với mỗi chính phủ không chỉ là nâng cao thu nhập quốc dân để có điều kiện nâng cao đời sống và phát triển kinh tế mà còn là một loạt các mục tiêu xã hội khác như xóa đói giảm nghèo, kiềm chế lạm phát, giảm bớt thất nghiệp, nâng cao dự trữ quốc gia để ứng phó được với những “rủi ro” bất thường, để giữ vững được ổn định và an toàn xã hội cũng như an ninh quốc phòng. d) Đối với kinh tế toàn cầu. Hiệu ích của kinh tế toàn cầu trước tiên hướng vào sự cân bằng của các hệ sinh thái trên phạm vi toàn thế giới, giữ sạch các nguồn nước, giảm ô nhiễm tiến tới làm sạch bầu khí quyển, sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng, khai thác có tính toán các nguồn tài nguyên khoáng sản, tài nguyên biển, rừng ,giúp đỡ những nước nghèo và chậm tiến, đối phó và loại trừ nguy cơ của các khủng hoảng toàn cầu. 3.1.10 Các nguồn lực được sử dụng trong quá trình kinh tế Các nguồn lực phải có 2 đặc trưng dưới đây mới thuộc phạm vi nghiên cứu của kinh tế học : 72 + Một là tính hữu hạn. Cụ thể là số lượng của nguồn lực là hữu hạn chứ không phải là vô hạn. Không nên lầm lẫn sự hữu hạn với sự khan hiếm. Khan hiếm hay không khan hiếm thể hiện mối quan hệ giữa cung và cầu. Một nguồn lực dù khan hiếm hay không khan hiếm đều là hữu hạn. Trong kinh tế học không nghiên cứu những yếu tố có số lượng vô hạn. Vì số lượng các nguồn lực là hữu hạn nên quá trình sử dụng phải hết sức tiết kiệm; cho nên nói đến kinh tế là nói đến tiết kiệm, thậm chí có nhà nghiên cứu đã nói “kinh tế là tiết kiệm”. + Hai là tính đa dụng, nghĩa là nguồn lực phải có nhiều cách sử dụng khác nhau. Vì có nhiều cách sử dụng khác nhau nên ta phải chọn cách sử dụng tốt nhất. Tốt nhất là tối ưu.Vì vậy “tiết kiệm và tối ưu” là hai đặc trưng cơ bản của bất kỳ quá trình kinh tế nào. Tính đa dụng của nguồn lực, đôi khi do số lượng tạo nên. Ví dụ như nguồn lực tài chính: với số tiền vài chục nghìn đồng thì nói chung ta chỉ có thể sử dụng trong tiêu vặt (coi như đơn dụng), còn nếu như chúng ta có số tiền vài trăm triệu đồng thì ta có thể đầu tư vào việc này hoặc việc khác. Trái lại với điều này, với năng lượng điện ta luôn có thể sử dụng vào việc này hoặc việc khác: thắp sáng; chạy ti vi; tủ lạnh; tức là luôn luôn có tính đa dụng. Nguồn lực sử dụng trong quá trình kinh tế rất đa dạng: có thể là sức lao động, năng lượng, tài nguyên, các phương tiện tài chính tương ứng với các nguồn lực đó là các vấn đề: kinh tế lao động, k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_ly_thuyet_he_thong_va_dieu_khien_hoc_nguyen_van_hu.pdf