/ Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS làm BT 2 vào vở.
- Ở BT 3 HS nào có bản tin hay cần sửa lại cho hoàn chỉnh gửi đăng báo của lớp, trường.
- Dặn quan sát trước ở nhà 1 cây mà em thích, sưu tầm ảnh cây đó mang đến lớp để tiết tới học.
4 trang |
Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1469 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài giảng Luyện tập tóm tắt tin tức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập làm văn (49): LUYỆN TẬP TểM TẮT TIN TỨC
I. Mục đích, yêu cầu
1. Tiếp tục rèn kĩ năng tóm tắt tin tức.
2. Bước đầu làm quen với việc tự viết tin, tóm tắt tin về các hoạt động học tập, sinh hoạt diễn ra xung quanh.
3.Yờu cầu HS đặt cõu văn đỳng ngữ phỏp, nội dung đỳng, chõn thực.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng nhóm để học BT 2.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. ổn định: Kiểm tra bài chuẩn bị của HS.
B. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 1 HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong tiết trước - HS đọc tóm tắt bài báo Vịnh Hạ Long được tái công nhận (BT 2).
C. Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu cầu đạt của tiết học.
2/ Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài tập 1, 2:
Gọi 2 em đọc tiếp nối nội dung BT 1, 2.
GV: Muốn tóm tắt tin tức, các em phải nắm thật chắc nội dung từng bản tin.
Yêu cầu cả lớp đọc lại bản tin và làm bài.
- Cho vài HS đọc bài làm của mình.
- GV nhận xét.
- Mời các em làm bảng nhóm có phương án tóm tắt tin ngắn gọn, đủ ý dán bảng lớn.
- Cho 1 HS đọc lại 1 bài làm.
Ví dụ:
Tin a: Liên đội Trường Tiểu học Lê Văn (1 câu) Tám (An Sơn, Tam Kì, Quảng Nam
trao học bổng và quà cho học sinh nghèo học giỏi và các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Tin b: Hoạt động của 236 bạn học sinh
(1 câu) tiểu học thuộc nhiều màu da, ở
Trường Quốc tế Liên hợp quốc (Vạn Phúc, Hà Nội)
Hoặc : Một số hoạt động lí thú bổ ích
của những học sinh tiểu học thuộc nhiều màu da ở trường Quốc tế Liên hợp quốc (Vạn Phúc, Hà Nội)
Bài tập 3:
Gọi 1 em đọc yêu cầu của bài tập.
GV lưu ý HS:
Bước 1: tự viết tin.
Bước 2: tóm tắt lại tin đó.
GV kiểm tra HS đã chuẩn bị nội dung cho bản tin như thế nào? đã tìm hiểu tình hình hoạt động của chi đội, liên đội, của trường như thế nào.
Nhắc HS cần nêu các sự việc, làm các số liệu liên quan (nếu có) trong bản tin.
- Cho 1 vài em nói tin em sẽ viết.
- Cho HS làm bài vào nháp.
- Cho 2 HS đổi vở để sửa bài giúp nhau.
- Cho HS đọc tiếp nối bản tin lời tóm tắt trước lớp. Cả lớp bình chọn bạn viết tin hay nhất, tóm tắt tin ngắn gọn đủ ý nhất.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS làm BT 2 vào vở.
- ở BT 3 HS nào có bản tin hay cần sửa lại cho hoàn chỉnh gửi đăng báo của lớp, trường.
- Dặn quan sát trước ở nhà 1 cây mà em thích, sưu tầm ảnh cây đó mang đến lớp để tiết tới học.
1 HS
2 HS đọc.
- Cả lớp đọc thầm.
HS tóm tắt.
- 4 HS làm bảng nhóm.
- Các em khác làm vào nháp.
- HS đọc tiếp nối.
- HS khác nhận xét bài của bạn.
- HS trình bày.
-2 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập.
- Vài em nói.
- HS làm bài.
- 2 HS giúp nhau sửa bài.
Tập làm văn (50):
Luyện tập dựng mở bài trong
Bài văn miêu tả cây cối (t 75)
I. Mục đích, yêu cầu
1. HS nắm được 2 cách mở bài trực tiếp gián tiếp trong bài văn miêu tả cây cối.
2. Vận dụng viết được hai kiểu mở bài liền khi làm bài văn miêu tả cây cối.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh, ảnh một vài cây, hoa để HS quan sát, làm BT 3 - 1 bảng phụ ghi 2 cách mở bài (BT1).
- 1 bảng phụ viết dàn ý quan sát (BT 3).
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra vài HS làm lại BT 2, 3 tiết trước vào vở.
-Nhận xét cho điểm HS.
B. Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
Các em đã làm quen với 2 cách mở bài (trực tiếp và gián tiếp) trong một bài văn. Tiết học hôm nay giúp các em luyện tập xây dựng đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cây cối.
2/ Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài tập 1: Hoạt động nhóm đôi.
Cho 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Tìm sự khác nhau trong 2 cách mở bài của 2 đoạn văn tả cây hồng nhung.
GV kết luận: Điểm khác nhau giữa 2 cách mở bài : (treo bảng phụ)
- Cách 1: Mở bài trực tiếp - giới thiệu ngay cây hoa cần tả.
- Cách 2: Mở bài gián tiếp - nói về mùa xuân, các loài hoa trong vườn, rồi mới giới thiệu cây hoa cần tả.
Bài tập 2: Gọi 1 em đọc đề.
-GV nêu lại và nhắc HS chọn viết 1 mở bài kiểu gián tiếp cho bài văn miêu tả 1 trong 3 cây mà đề bài đã góp ý.
- Mở bài không cần viết dài.
- Cho HS đọc tiếp nối đoạn văn của mình.
+ GV và cả lớp nhận xét.
+ GV chấm những đoạn mở bài hay.
Ví dụ (Xem sách GV/133).
Bài tập 3:
1 em đọc đề bài.
GV kiểm tra HS đã quan sát ở nhà một cái cây, sưu tầm ảnh về cây đó mang đến lớp như thế nào.
- GV dán tranh ảnh 1 số cây.
- Cho HS trả lời câu hỏi (SGK).
GV nhận xét.
Bài tập 4: Gọi 1 em đọc đề.
- Gọi ý cho HS viết 1 đoạn mở bài theo kiểu trực tiếp hoặc gián tiếp dựa trên dàn ý trả lời của BT 3.
- Cho HS viết nháp.
- Cho 2 em cạnh nhau trao đổi nhau.
- Cho HS tiếp nối đọc đoạn mở bài - và nói rõ viết đoạn mở bài theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp.
- GV nhận xét và cho điểm bài hay.
Ví dụ: a. Mở bài trực tiếp: Phòng khách nhà tôi tết năm nay có bày một cây trạng nguyên. Mẹ tôi mua cây về trước tết để trang trí phòng khách. Vừa thấy cây trạng nguyên xinh xắn chỉ cao hơn cái thước kẻ học trò mà đã có bao nhiêu lá đỏ rực rỡ, tôi thích quá reo lên “Ôi cây hoa đẹp quá !
b. Mở bài gián tiếp:
Tết năm nay, bố mẹ tôi bàn nhau không mua quất, hoa đào, hoa mai mà đổi màu hoa khác để trang trí phòng khách. Nhưng mua hoa gì thì bố mẹ chưa nghĩ ra. Thế rồi một hôm, tôi thấy mẹ chở về một cây trạng nguyên xinh xắn, có bao nhiêu là lá đỏ rực rỡ. Vừa thấy cây hoa, tôi thích quá reo lên: “Ôi cây hoa đẹp quá !
3/ Củng cố, dặn dò:
Dặn HS về nhà hoàn chỉnh, viết lại đoạn mở bài giới thiệu chung một cái cây (BT4). Quan sát một cái cây, biết ích lợi của cây đó, chuẩn bị học tiết TLV tới : (Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối.
- GV nhận xét tiết học.
-3 HS thực hiện yêu cầu.
-HS lắng nghe.
- 1 em đọc.
- 2 em trao đổi.
- HS phát biểu.
1 HS đọc.
- HS viết đoạn văn vào nháp.
- HS đọc tiếp nối.
HS đem ảnh, tranh để ở bàn.
- HS suy nghĩ trả lời.
2 HS làm bài.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan-25 Van.doc