Viết 5 số tự nhiên
a) Đều có các chữ số 1, 5, 9, 3
b) Viết số sau thành tổng các giá trị các hàng của nó
45 789 =
136 800 327 =
Nhận xét
Dặn dò
6 trang |
Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1302 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài giảng Luyện tập toán (5), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần Thứ ngày tháng năm
Môn: LUYỆN TẬP TOÁN (5) TC
I. Mục tiêu
+ Củng cố kiến thức đọc viết các số đến lớp triệu , tỉ
+ Củng cố kĩ năng nhận biết giá trị của từng chữ số
+ Giáo dục tính chính xác- thông thạo
II. Chuẩn bị
+Vở tập
+ bảng con
III.Hoạt động dạy học
TG
Hoạt động dạy học
Hoạt động của trò
1/ Kiểm tra bài cũ
+Nêu lại cách đọc số có nhiều chữ số ?
+Nhận xét
2/ Bài mới
Bài 1: Đọc viết các số sau:
+Số gồm có 4 trăm triệu , 3chục triệu , 9 triệu 5 trăm nghìn 8 chục nghìn 2 nghìn 3 trăm 4 chục 2 đơn vị
+ Số gồm 5 trăm triệu, 7 chục triệu 2 triệu 0 trăm nghìn 7 chục nghìn 7nghìn 8 trăm 0 chục 6 đơn vị
+ Số gồm có 9 chục triệu 4 triệu 2 trăm nghìn 5 nghìn 4 trăm 3 chục 8 đơn vị
Bài 2: Khoanh tròn vào số
+ Số bé nhất trong các số
197 234 587 ,179234 578 ,197 432 578
197 875 432
Bài 3 : Số lớn nhất trong các số
457 231 045, 475 213 045, 47 124 310
Bài 3: Viết số vào chỗ trống
10 000 000 + 5 000 000 + 20 000=…
200 000 000 +80 000 000 + 500000+ 40 =… …
80 000 000 + 800 000 + 8000 +8 =.. ..
400 000 000 + 200 +30 +1 = … ..
Bài 4 :
Viết số có tám chữ số biết rằng số hàng triệu là 5 số hàng nghìn 7 số hàng trăm là 4 số hàng chục là 3 còn các hàng khác là 8. Đọc số đó
Nhận xét - Dặn dò
3 HS trả lời
HS làm vở
= 439 582 342: Bốn trăm ba mươi chín triệu năm trăm tám mươi hai nghìn ba trăm bốn mươi hai
= 572 077 806: Năm trăm bảy mươi hai triệu không trăm bảy mươi bảy nghìn tám trăm linh sáu
= 94 205 438: Chín mươi bốn triệu hai trăm linh năm nghìn bốn trăm ba mươi tám
HS làm bảng con
= 179 234 578
= 475 213 045
Hs làm vở
= 15 020 000
= 280 500 040
= 80 808 008
= 400 000 231
- 5 887 438 : năm triệu, tám trăm tám mươi bảy nghìn bốn trăm ba mươi tám
Tuần Thứ ngày tháng năm
Môn: LUYỆN TẬP TOÁN (TC) (6)
I Mục tiêu
+ Củng cố kĩ năng đọc , viết đến lớp triệu
+ Nắm được đặc điểm của dãy số tự nhiên
+ Giáo dục tính chính xác ,thông thạo
II. Chuẩn bị :
Vở tập
Bảng con
III. Hoạt động dạy học
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Kiểm tra bài cũ
Hỏi : Có bao nhiêu số tự nhiên có một chữ số ?
Số tự nhiên bé nhất là số nào ?
Hai số tự nhiên liên tiếp thì hơn hoặc kém nhau bao nhiêu đơn vị ?
Muốn tìm số tự nhiên liền trước của 1 số ta làm thế nào ?
Muốn tìm số tự nhiên liền sau ta làm thế nào ?
Nhận xét
2/ Bài mới
1. Đọc các số sau và chỉ rõ các hàng lớp
123 546 789
478 000 564
457 012 210
89 300 784
648 000 000
2. Viết số biết số đó gồm
a) 5 triệu 7 trăm nghìn 8 chục nghìn 4 trăm 4 chục 4 đơn vị
b) 5 triệu 9 trăm nghìn 5 nghìn 3 trăm 5 chục 2 đơn vị
c) 3 trăm triệu 7 triệu 8 trăm nghìn 2 trăm 1 chục
3. Viết số thích hợp vào chổ trống
a) 123,124 ,…,… ….,
b) 110 ,120 ,…,…,…
4. Điền dấu .> < =
12354 ….. 13452
4579 …….. 12000
56789 … .. 56798
7000+879 ….7879
Viết 5 số tự nhiên
a) Đều có các chữ số 1, 5, 9, 3
b) Viết số sau thành tổng các giá trị các hàng của nó
45 789 =
136 800 327 =
Nhận xét
Dặn dò
- Có 10 số
- Số 0
- Hơn hoặc kém nha u 1đơn vị
- Ta lấy số đó trừ đi 1
- Ta lấy số đó cộng thêm 1
- Học sinh trả lời
- Hs làm vở
a) 5 780 444
b) 5 905 352
c) 307 800 210
a) 125, 126, 127
b) 130, 140, 150
- Ví dụ: 5139, 5913, 5319, 9315, 1395
- 45789 = 40 000 + 5 000 + 700 +80 +9
- 136 800 327 = 100 000 000 + 30 000 000 + 6000 000 + 800 000 + 00 000 + 0 000 + 300 + 20 + 7
Tuần Thứ ngày tháng năm
Môn : HÁT NHẠC ÔN TẬP BÀI HÁT : EM YÊU HÒA BÌNH
Bài tập cao độ và tiết tâú
I. Mục tiêu :
-Hs thuộc bài hát , tập biểu diễn từng nhóm trước lớp kết hợp động tác phụ hoạ
- Đọc được bài tập cao độ và thể hiện tốt bài tập tiết tấu
-Giáo dục yêu thích âm nhạc
II. Chuẩn bị :
+ Nghiên cứu vài động tác phụ họa bài hát
III. Hoạt đông dạy học
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Yêu cầu Hs hát bài : Em yêu hoà bình
Hỏi : Cho biết tên tác giả
Hoạt động 1: Yêu cầu Hs hát cả bài
- Hát từ câu 5 đến hết bài
- Hát lại câu 8 một lần nữa
GV chỉ định từng tổ hát, sửa những chỗ hát chưa đúng
Hoạt động 2:
Hướng dẫn Hs nữ hát câu 1, câu 2
Hs nam hát câu 3, câu 4
Cả lớp hát câu 5, câu 8
Gọi 4 em lên hát
Bài tập cao độ và tiết tấu:
GV treo khuông nhạc lên bảng gọi 1 Hs lên bảng chỉ vào từng nốt nhạc, 1 Hs khác đứng tại chỗ nói tên nốt nhạc đó
GV viết tiết tấu lên bảng
Hỏi bài tập này có hình nốt và ký hiệu gì
Hướng dẫn vỗ tay thể hiện dấu lặng đen qui ước là hai lòng bàn tay úp xuống
GV vỗ tiết tấu vừa nói: Đen đen đen lặng…
GV vỗ và bắt nhịp cho Hs cùng vỗ
Gọi vài Hs thực hiện lại
Hoạt động 3: Kết thúc tiết học
Gọi cả lớp hát lại
Gọi 1 Hs hát
Gọi cả lớp hát
Nhận xét dặn dò
- Cả lớp hát và vổ tay
- HS trình bày
- Từng tổ trình bày
- Vừa hát vừa gõ đệm theo phách
- 4 Hs trình bày
- 1 Hs chỉ nốt
-Hs khác đọc nốt
- Lớp nhận xét
- Dấu lặng đen
- Hs nghe và nhìn
- Vài Hs thực hiện
- Lớp thực hiện
- Lớp hát bài: Em yêu hoà bình
- 1 Hs vừa hát vừa gõ đệm câu 1 đến câu 4
- Cả lớp hát hoà giọng từ câu 5 đến câu 8 kết hợp gõ đệm
Tuần Thứ ngày tháng năm
Môn: Luyện tập Tiếng Việt (TC) ÔN LUYỆN TỪ ĐƠN TỪ PHỨC
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục củng cố được từ đơn, từ phức
- Biết sử dụng từ để đặt câu
- Biết sử dụng từ theo chủ đề
II. Chuẩn bị: Vở
III. Hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra vở của Hs
2. Bài mới:
Để củng cố lại kiến thức về từ đơn, từ phức mà các em đã học. Giờ học này chúng ta cùng luyện tập lại
GV ghi đề lên bảng
Hỏi : Thế nào là từ đơn? Cho ví dụ
Thế nào là từ phức? Cho ví dụ
Bài 1: Tìm các từ đơn, từ phức có trong đoạn thơ sau:
Cháu nghe câu chuyện của bà
Hai hàng nước mắt cứ nhoà rưng rưng
Bà ơi, thương mấy là thương
Mong đừng ai lạc giữa đường về quê
GV nhận xét
Bài 2: Đặt câu với 1 từ đơn, 1 từ phức có ở bài tập 1
GV nhận xét
Bài 3: Tìm những câu thành ngữ, tục ngữ nói lên sự đoàn kết giúp đỡ nhau
GV nhận xét
Bài 4: Em hãy đặt câu trong đó có sử dụng các từ: Hiền lành, đùm bọc, nhân từ.
Lưu ý: Hs khá giỏi cho viết đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu
Nhận xét
3.Củng cố dặn dò
Nhận xét tiết học
- Hs trả lời
- 1 Hs đọc
- 1 Hs lên bảng làm
- Cả lớp làm bảng con
- Gọi vài Hs làm miệng
- Hs khác nhận xét
- Lớp làm vào vở
- Hs tự do phát biểu
- Hs khác nhận xét
- Gọi Hs dặt câu
- Hs khá giỏi đọc đoạn văn của mình
Tuần Thứ ngày tháng năm
Môn: Luyện tập Tiếng Việt (TC): LUYỆN ĐỌC TẬP ĐỌC
I.Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy đoạn 1: Người ăn xin ( đối với Hs trung bình, yếu)
- Tập đọc diễn cảm 1 đoạn văn thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung ( dành cho Hs khá trở lên)
- Giáo dục biết thương yêu giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn.
II.Chuẩn bị: SGK
III. Hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra SGK và vở của Hs
Hỏi: Ở tuần này chúng ta học bài tập đọc nào?
2. Bài mới:
Để giúp cho các em đọc tốt hơn và đọc hay hơn ở tiết học này, chúng ta cùng luyên đọc
GV ghi đề lên bảng
a) Luyện đọc trôi chảy:
GV ghi bảng: “ Lúc ấy………cứu giúp
GV gọi Hs trung bình, yếu đọc
GV nhận xét
Hướng dẫn Hs đọc
b) Luyện đọc diễn cảm
Gọi Hs đọc: Ông đừng giận cháu……cho đến của ông lão (Bài Người ăn xin)
GV đọc mẫu
GV nhận xét
Trò chơi: Phân vai Ông lão và cậu bé
GV nhận xét tuyên dương
3. Củng cố dặn dò:
Về nhà tập đọc lại và thể hiện giọng đọc
- Hs mở SGK
-1 Hs đọc
-Lớp nhận xét
-Hs trung bình, yếu đọc 6 đến 8 em
-Lớp lắng nghe nhận xét
-Hs mở sách
- 3 Hs đọc
-Lớp nhận xét
-Lớp lắng nghe GV đọc
-Hs đọc
-Hs thi đọc
-Hs xung phong đóng vai
-Hs thể hiện giọng đọc của từng vai
-Lớp nhận xét
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NHAC3.doc