Bài giảng Luật quốc tế - Trần Phú Vinh

LUẬT QUỐC TẾ-

Phân bổ thời gian

 Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về Luật Quốc tế:

buổi 1

 Chương 2: Những nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc

tế: buổi 2

 Chương 3: Luật Điều ước quốc tế: buổi 3

 Chương 4: Dân cư trong luật quốc tế: buổi 4

 Chương 5: Luật Quốc tế về lãnh thổ và biên giới quốc

gia: buổi 5

 Chương 6: Luật Biển Quốc tế: buổi 6

 Chương 7: Luật Ngoại giao và Lãnh sự: buổi 7

 Chương 8: Giải quyết tranh chấp quốc tế: buổi 8

 Ôn tập

pdf264 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 679 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Luật quốc tế - Trần Phú Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và các công trình:  Đặc quyền tiến hành xây dựng, cho phép và qui định việc xây dựng, khai thác và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và các công trình;  Trên các đảo nhân tạo, các thiết bị và các công trình này, quốc gia ven biển có quyền tài phán đặc biệt cả về mặt pháp luật và các qui định về hải quan, thuế, y tế, an ninh và nhập cư;  Nghiên cứu khoa học về biển:  Bảo vệ và giữ gìn môi trường biển:  Chống lại ô nhiễm bắt nguồn từ đất  Chống lại ô nhiễm do các hoạt động liên quan đến đáy biển thuộc quyền tài phán của quốc gia gây ra  Chống lại ô nhiễm do nhận chìm  Chống lại ô nhiễm từ tàu. August 1, 2012 Trần Phú Vinh 199 Vùng đặc quyền kinh tế- Quy chế pháp lý (3) Quyền và nghĩa vụ của các nước khác đối với vùng ĐQKT:  Tàu thuyền và máy bay của tất cả các nước có biển hay không có biển đều được hưởng:  Quyền tự do hàng hải  Quyền tự do bay trên không  Quyền tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm (phải được sự thỏa thuận của quốc gia ven biển)  Các quốc gia không có biển hoặc các quốc gia bất lợi về địa lý có quyền tham gia vào các hoạt động khai thác số dư của khối lượng cho phép đánh bắt trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển, thông qua thỏa thuận, đặc biệt ưu tiên cho các quốc gia đang phát triển;  Các quốc gia khác muốn nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền về kinh tế của quốc gia ven biển phải được sự đồng ý của quốc gia đó;  Các quốc gia khác khi hoạt động ở vùng biển này phải tôn trọng pháp luật của quốc gia ven biển và những qui định của Luật quốc tế. August 1, 2012 Trần Phú Vinh 200 Vùng đặc quyền kinh tế- Tính chất pháp lý Vùng đặc quyền về kinh tế là một vùng biển đặc thù hoàn toàn không phải là lãnh hải và cũng không phải là vùng biển quốc tế, trong đó thể hiện sự cân bằng giữa các quyền thuộc chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển với các quyền và quyền tự do của các quốc gia khác. August 1, 2012 Trần Phú Vinh 201 Thềm lục địa Khái niệm Quy chế pháp lý August 1, 2012 Trần Phú Vinh 202 Thềm lục địa- Khái niệm Thềm lục địa của quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên:  Toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền đến bờ ngoài của rìa lục địa,  Hoặc đến cách đường cơ sở 200 hải lý, khi bờ ngoài của rìa lục địa ở khoảng cách gần hơn; trong trường hợp rìa lục địa ở ngoài phạm vi 200 hải lý tính từ đường cơ sở và vượt quá 300 hải lý thì không được mở thềm lục địa ngoài giới hạn 350 hải lý hoặc không được vượt quá 100 hải lý kể từ đường đẳng sâu 2.500m là đường nối các điểm có chiều sâu 2.500m (Điều 76 CÔNG ƯỚC 1982). August 1, 2012 Trần Phú Vinh 203 Thềm lục địa- Quy chế pháp lý (1) Quyền và nghĩa vụ của quốc gia ven biển:  Quyền của quốc gia ven biển:  Thực hiện các quyền thuộc chủ quyền đối với thềm lục địa về mặt thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình  Đặc quyền cho phép và điều chỉnh việc khoan ở thềm lục địa với bất kỳ mục đích nào  Tiến hành hoặc áp dụng các biện pháp thích hợp đề bảo vệ môi trường biển.  Xây dựng, cho phép và qui định thể thức, điều kiện xây dựng, khai thác, sử dụng đảo nhân tạo  Nghĩa vụ của quốc gia ven biển:  Không cản trở đến chế độ pháp lý ở vùng nước phía trên và vùng trời phía trên vùng nước đó.  Không được cản trở quốc gia khác đặt dây cáp ngầm và ống dẫn ngầm trên thềm lục địa.  Quốc gia ven biển khai thác tài nguyên thiên nhiên nằm ngoài 200 hải lý kể từ đường cơ sở thì phải nộp các khoản đóng góp bằng tiền hoặc bằng hiện vật (được miễn nộp trong 5 năm đầu tiên; mỗi năm tiếp theo đóng 1%, 2%, 3% cho đến 7%/năm là cố định) August 1, 2012 Trần Phú Vinh 204 Thềm lục địa- Quy chế pháp lý (2) Quyền của các quốc gia khác:  Tự do hàng hải  Tự do hàng không  Tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm  Tự do đánh bắt cá và tự do nghiên cứu khoa học đối với lớp nước phía trên nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế August 1, 2012 Trần Phú Vinh 205 Biển quốc tế • Khái niệm • Quy chế pháp lý August 1, 2012 Trần Phú Vinh 206 Biển quốc tế- Khái niệm Biển quốc tế là tất cả những phần biển không thuộc vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải hay nội thủy của một quốc gia cũng như không nằm trong vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đảo (Điều 86 CÔNG ƯỚC 1982). August 1, 2012 Trần Phú Vinh 207 Biển quốc tế- Quy chế pháp lý (1)  Biển cả được để ngỏ cho mọi quốc gia dù có biển hay không có biển (Điều 87 CÔNG ƯỚC 1982).  Quyền tự do trên biển quốc tế bao gồm:  Tự do hàng hải  Tự do hàng không  Tự do đặt dây cáp hoặc ống dẫn ngầm dưới biển  Tự do xây dựng các đảo nhân tạo và những thiết bị khác được Luật quốc tế cho phép  Tự do đánh bắt cá  Tự do nghiên cứu khoa học August 1, 2012 Trần Phú Vinh 208 Biển quốc tế- Quy chế pháp lý (2)  Địa vị pháp lý của tàu thuyền các nước trên Biển quốc tế:  Tất cả các tàu thuyền trên Biển quốc tế đều có địa vị pháp lý ngang nhau;  Ở trên vùng Biển quốc tế các tàu thuyền của các quốc gia phải tuân theo luật treo quốc kỳ;  Tàu quân sự và tàu dân sự của nhà nước dùng trong lĩnh vực phi thương mại được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ tuyệt đối;  Tất cả các quốc gia phải chịu mọi hậu quả do tàu thuyền mang cờ của nước mình gây ra;  Tàu quân sự của các quốc gia được quyền khám xét, bắt giữ các tàu thuyền khác trên Biển quốc tế nếu nghi ngờ chiếc tàu đó:  Tiến hành cướp biển  Chuyên chở nô lệ  Dùng vào các cuộc phát sóng không được phép  Không có quốc tịch, hay có cùng quốc tịch với chiếc tàu quân sự đang tiến hành bắt giữ, mặc dù chiếc tàu này treo cờ nước ngoài hay từ chối treo cờ của mình. August 1, 2012 Trần Phú Vinh 209 Biển quốc tế- Quy chế pháp lý (3)  Quyền truy đuổi trên Biển quốc tế (Điều 111 CÔNG ƯỚC 1982):  Được thực hiện bởi tàu quân sự, máy bay quân sự, các tàu bay và phương tiện bay khác có mang những dấu hiệu chỉ rõ rằng chúng được sử dụng cho cơ quan nhà nước và được phép làm việc này;  Việc truy đuổi được tiến hành khi quốc gia ven biển có lý do đúng đắn cho rằng chiếc tàu này đã vi phạm pháp luật và qui định của quốc gia ven biển;  Việc truy đuổi được tiến hành khi chiếc tàu nước ngoài đang ở trong nội thủy, trong vùng nước quần đảo, lãnh hải hay trong vùng tiếp giáp lãnh hải cho đến khi ra khỏi vùng biển của quốc gia tiến hành truy đuổi;  Nếu chiếc tàu đang ở trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa thì quốc gia truy đuổi phải chứng minh được là nó đã vi phạm những qui định của quốc gia ven biển áp dụng theo đúng những qui định của CÔNG ƯỚC 1982 trong hai vùng này. August 1, 2012 Trần Phú Vinh 210 Biển quốc tế- Quy chế pháp lý (4)  Quyền truy đuổi trên Biển quốc tế (Điều 111 CÔNG ƯỚC 1982) (tt):  Việc truy đuổi phải liên tục, không bị gián đoạn;  Quyền truy đuổi chấm dứt khi chiếc tàu bị truy đuổi đi vào lãnh hải của quốc gia và nó thuộc quyền hay một quốc gia khác;  Áp dụng cho mối liên hệ trực thuộc: nếu chiếc tàu mẹ đang ở vùng biển quốc tế thả tàu con và chiếc tàu con này đã vi phạm pháp luật trên những vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia ven biển, thì quốc gia ven biển không những được quyền bắt giữ tàu con vi phạm mà còn có quyền ra tận vùng biển quốc tế để bắt giữ tàu mẹ, trừ:  Tuy tàu con có mối liên hệ với tàu mẹ nhưng không cùng quốc tịch với tàu mẹ.  Tàu mẹ thả người nhái và những người này vi phạm pháp luật trên những vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia ven biển. August 1, 2012 Trần Phú Vinh 211 Vùng (Area) • Khái niệm • Quy chế pháp lý August 1, 2012 Trần Phú Vinh 212 Vùng (Area)- Khái niệm Vùng là toàn bộ đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài giới hạn quyền tài phán quốc gia. August 1, 2012 Trần Phú Vinh 213 Vùng (Area)- Quy chế pháp lý  Vùng và tài nguyên của vùng là di sản chung của nhân loại;  Mọi hoạt động trong vùng được tổ chức một cách có hiệu quả dưới sự điều hành, kiểm soát của cơ quan quyền lực quốc tế;  Vùng phải được sử dụng nhằm mục đích hòa bình và an ninh quốc tế, vì lợi ích thúc đẩy sự hợp tác quốc tế;  Mọi hoạt động thăm dò, khai thác ở vùng phải được tiến hành vì mục đích phục vụ toàn thể loài người, mang lại lợi ích cho tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt chú ý đến nhu cầu của các nước đang phát triển;  Tôn trọng đầy đủ các quyền lợi chính đáng của các quốc gia ven biển;  Các hiện vật có tính chất cổ và lịch sử tìm thấy trong vùng sẽ được bảo tồn và định đoạt vì lợi ích của toàn thể loài người;  Mọi hoạt động trong vùng phải tuân theo pháp luật và tập quán quốc tế. Chương 7 LUẬT NGOẠI GIAO VÀ LÃNH SỰ TRẦN PHÚ VINH August 1, 2012 Trần Phú Vinh 215 GIỚI THIỆU 1. KHÁI NIỆM, CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT NGOẠI GIAO VÀ LÃNH SỰ 2. HỆ THỐNG CÁC CƠ QUAN QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA NHÀ NƯỚC 3. CÁC CƠ QUAN QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI Ở NƯỚC NGOÀI August 1, 2012 Trần Phú Vinh 216 VĂN BẢN PHÁP LUẬT CHỦ YẾU • Công ước Viên về quan hệ ngoại giao năm 1961 • Công ước Viên về quan hệ lãnh sự năm 1963 • Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam • Pháp lệnh về cơ quan đại diện nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài • Pháp lệnh về hàm cấp ngoại giao • Pháp lệnh lãnh sự August 1, 2012 Trần Phú Vinh 217 KHÁI NIỆM LUẬT NGOẠI GIAO VÀ LÃNH SỰ Luật ngoại giao và lãnh sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc tế bao gồm tổng thể các nguyên tắc và qui phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh:  Quan hệ về tổ chức và hoạt động của các cơ quan quan hệ đối ngoại nhà nước cùng thành viên của các cơ quan này;  Đồng thời cũng điều chỉnh ngoại giao và lãnh sự giữa các quốc gia và các chủ thể khác của Luật quốc tế. August 1, 2012 Trần Phú Vinh 218 CÁC NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT NGOẠI GIAO VÀ LÃNH SỰ • Nguyên tắc bình đẳng không phân biệt đối xử; • Nguyên tắc tôn trọng quyền ưu đãi miễn trừ của cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự và thành viên của các cơ quan này; • Nguyên tắc tôn trọng pháp luật và phong tục tập quán của nước sở tại; • Nguyên tắc có đi có lại; • Nguyên tắc thỏa thuận. August 1, 2012 Trần Phú Vinh 219 HỆ THỐNG CÁC CƠ QUAN QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA NHÀ NƯỚC 1. Khái niệm 2. Các cơ quan quan hệ đối ngoại của nhà nước:  Các cơ quan quan hệ đối ngoại trong nước  Các cơ quan quan hệ đối ngoại ở nước ngoài August 1, 2012 Trần Phú Vinh 220 HỆ THỐNG CÁC CƠ QUAN QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA NHÀ NƯỚC- Khái niệm Cơ quan quan hệ đối ngoại là cơ quan do nhà nước lập ra và thực hiện chức năng đại diện cho nhà nước trong những quan hệ chính thức với các nước khác, với các tổ chức quốc tế và với các chủ thể khác của Luật quốc tế. August 1, 2012 Trần Phú Vinh 221 Các cơ quan quan hệ đối ngoại trong nước Cơ quan quan hệ đối ngoại trong nước là những cơ quan do nhà nước lập ra đóng trên lãnh thổ của nước đó. Bao gồm:  Cơ quan đại diện chung: nguyên thủ quốc gia (Chủ tịch nước, Tổng thống, Vua,...), Quốc hội hoặc Nghị viện (cơ quan quyền lực tối cao), Người đứng đầu Chính phủ và Bộ trưởng Bộ ngoại giao;  Cơ quan đại diện chuyên ngành: là các Bộ và các cơ quan ngang Bộ là những cơ quan chuyên ngành chỉ tham gia vào từng lĩnh vực nhất định trong quan hệ đối ngoại của quốc gia mình. August 1, 2012 Trần Phú Vinh 222 Các cơ quan quan hệ đối ngoại ở nước ngoài  Các cơ quan thường trực ở nước ngoài bao gồm: cơ quan đại diện ngoại giao (Đại sứ quán, Công sứ quán, Đại biện quán), các cơ quan đại diện thường trực của quốc gia tại các tổ chức quốc tế, các cơ quan lãnh sự;  Các cơ quan lâm thời gồm: các phái đoàn đại diện đặc biệt (phái đoàn ad hoc), các phái đoàn đi dự hội nghị quốc tế, đàm phán quốc tế. August 1, 2012 Trần Phú Vinh 223 CÁC CƠ QUAN QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI Ở NƯỚC NGOÀI 1. Cơ quan đại diện ngoại giao 2. Cơ quan lãnh sự August 1, 2012 Trần Phú Vinh 224 Cơ quan đại diện ngoại giao 1. Khái niệm 2. Chức năng 3. Cấp bậc, hàm và chức vụ ngoại giao 4. Bổ nhiệm đại diện ngoại giao 5. Khởi đầu và kết thúc chức vụ đại diện ngoại giao 6. Thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao 7. Đoàn ngoại giao 8. Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao August 1, 2012 Trần Phú Vinh 225 Khái niệm Cơ quan đại diện ngoại giao  Cơ quan đại diện ngoại giao là cơ quan của một quốc gia đóng trên lãnh thổ quốc gia khác để thực hiện quan hệ ngoại giao với quốc gia sở tại và với các cơ quan đại diện ngoại giao của các quốc gia khác ở quốc gia sở tại.  Có các loại cơ quan đại diện ngoại giao chủ yếu là:  Đại sứ quán là cơ quan đại diện ngoại giao cao nhất của một nước ở nước ngoài. Người đứng đầu đại sứ quán là đại sứ đặc mệnh toàn quyền.  Công sứ quán là cơ quan đại diện ngoại giao gần giống đại sứ quán, nhưng ở mức độ thấp hơn. Người đứng đầu công sứ quán là công sứ đặc mệnh toàn quyền.  Đại biện quán là hình thức thấp nhất trong quan hệ ngoại giao. Người đứng đầu đại biện quán là đại biện. August 1, 2012 Trần Phú Vinh 226 Chức năng Cơ quan đại diện ngoại giao • Đại diện cho nhà nước mình tại nước sở tại; • Bảo vệ mọi quyền lợi của quốc gia và của công dân nước mình tại nước sở tại; • Đàm phán và thương lượng với đại diện nước sở tại; • Tìm hiểu những điều kiện và sự kiện của nước sở tại và báo cáo về cho chính phủ nước mình; • Thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tác giữa nước mình với nước sở tại. August 1, 2012 Trần Phú Vinh 227 Cấp bậc ngoại giao Cấp bậc ngoại giao là cấp của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, được xác định theo thỏa thuận của các quốc gia hữu quan. Có các cấp bậc ngoại giao sau đây:  Cấp Đại sứ (hoặc Đại sứ của Giáo hoàng) do nguyên thủ quốc gia bổ nhiệm;  Cấp Công sứ (hoặc Công sứ của Giáo hoàng) do nguyên thủ quốc gia bổ nhiệm;  Cấp Đại biện do Bộ trưởng Bộ ngoại giao bổ nhiệm (hầu như không còn); Lưu ý: Cần phân biệt cấp đại biện với đại biện lâm thời August 1, 2012 Trần Phú Vinh 228 Hàm ngoại giao Hàm ngoại giao là chức danh của viên chức ngoại giao, phong cho viên chức ngoại giao để thực hiện công tác đối ngoại ở trong và ngoài nước do pháp luật của mỗi quốc gia qui định, thường gồm:  Hàm Đại sứ  Hàm Công sứ  Hàm tham tán  Hàm Bí thư  Hàm tùy viên August 1, 2012 Trần Phú Vinh 229 Chức vụ ngoại giao • Chức vụ ngoại giao là chức vụ được bổ nhiệm cho viên chức ngoại giao công tác tại các cơ quan quan hệ đối ngoại giao của quốc gia ở nước ngoài; • Người được bổ nhiệm vào chức vụ ngoại giao có thể là công chức của ngành ngoại giao và cũng có thể là công chức của các ngành khác, có thể mang hàm ngoại giao hoặc không có hàm ngoại giao, có thể giữ chức vụ ngoại giao cao hơn hoặc thấp hơn hàm ngoại giao được phong. August 1, 2012 Trần Phú Vinh 230 Bổ nhiệm đại diện ngoại giao • Trước khi cử đại diện phải được sự chấp thuận của nước nhận đại diện; • Đại diện ngoại giao trình thư ủy nhiệm lên nguyên thủ quốc gia nước sở tại; • Một nước có thể cử đại diện ngoại giao của nước mình kiêm đại diện ngoại giao ở nước khác hoặc một số nước khác, nếu các nước đó không phản đối; • Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao hay bất kỳ một viên chức ngoại giao nào cũng có thể đại diện cho nước cử đại diện tại bất kỳ tổ chức quốc tế nào; • Hai hay nhiều nước có thể cử cùng một người làm người đứng đầu cơ quan đại diện tại một nước khác, trừ khi nước nhận đại diện phản đối việc đó. August 1, 2012 Trần Phú Vinh 231 Khởi đầu chức vụ đại diện ngoại giao Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao bắt đầu thực hiện chức năng của mình từ thời điểm do pháp luật từng nước qui định, có thể là:  Từ thời điểm trình quốc thư (Việt Nam áp dụng trường hợp này).  Từ thời điểm thông báo về ngày đến nước tiếp nhận.  Từ thời điểm trình bản sao thư ủy nhiệm lên bộ trưởng ngoại giao nước tiếp nhận. August 1, 2012 Trần Phú Vinh 232 Chấm dứt chức vụ đại diện ngoại giao Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao kết thúc hoạt động của mình trong các trường hợp sau: • Hết nhiệm kỳ công tác; • Bị triệu hồi về nước; • Chính phủ nước tiếp nhận tuyên bố mất tín nhiệm đối với trưởng đoàn đại diện ngoại giao; • Từ trần; • Từ chức; • Xung đột vũ trang giữa hai nước; • Quan hệ ngoại giao giữa hai nước bị cắt đứt; • Khi một trong hai nước không còn tồn tại với tư cách là chủ thể của Luật quốc tế; • Khi một trong hai nước có sự thay đổi chính phủ bằng con đường không hợp hiến. August 1, 2012 Trần Phú Vinh 233 Thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao  Viên chức ngoại giao: gồm những người có hàm hoặc chức vụ ngoại giao (còn được gọi là những người có thân phận ngoại giao) bao gồm: đại sứ (công sứ, đại biện), tham tán, tùy viên quân sự, bí thư.  Nhân viên hành chính - kỹ thuật là những người thực hiện các chức năng hành chính - kỹ thuật của cơ quan đại diện: văn thư, kế toán, tài vụ, phiên dịch, đánh máy,...  Nhân viên phục vụ là những người không có hàm ngoại giao, làm công việc phục vụ cho cơ quan đại diện ngoại giao: lái xe, gác cổng, nhân viên làm vườn, nấu ăn,... August 1, 2012 Trần Phú Vinh 234 Đoàn ngoại giao • Nghĩa hẹp: đoàn ngoại giao bao gồm tất cả các trưởng đoàn đại diện ngoại giao của các nước tại nước sở tại; • Nghĩa rộng: đoàn ngoại giao bao gồm tất cả những người có hộ chiếu ngoại giao và thẻ ngoại giao do nước tiếp nhận cấp; • Đoàn ngoại giao không phải là một tổ chức, không hoạt động hàng ngày mà chỉ thực hiện chức năng lễ tân trong những ngày lễ của nước sở tại. August 1, 2012 Trần Phú Vinh 235 Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao  Là quyền ưu đãi và miễn trừ đặc biệt mà nước tiếp nhận dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, các viên chức ngoại giao kể cả thành viên gia đình họ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan và thành viên các cơ quan đó thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của mình.  Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao bao gồm 3 vấn đề:  Quyền ưu đãi và miễn trừ của các cơ quan đại diện ngoại giao  Quyền ưu đãi và miễn trừ của viên chức ngoại giao  Quyền ưu đãi và miễn trừ của nhân viên hành chính- kỹ thuật và phục vụ August 1, 2012 Trần Phú Vinh 236 Quyền ưu đãi và miễn trừ của các cơ quan đại diện ngoại giao  Quyền bất khả xâm phạm về trụ sở  Quyền bất khả xâm phạm về hồ sơ lưu trữ và tài liệu  Quyền miễn thuế và lệ phí  Quyền tự do thông tin liên lạc  Quyền bất khả xâm phạm về bưu phẩm, thư tín ngoại giao, vali ngoại giao  Quyền treo quốc kỳ và quốc huy August 1, 2012 Trần Phú Vinh 237 Quyền ưu đãi và miễn trừ của viên chức ngoại giao  Quyền bất khả xâm phạm về thân thể một cách tuyệt đối: họ không thể bị bắt hoặc giam giữ dưới bất kỳ hình thức nào;  Quyền bất khả xâm phạm về nhà ở, tài liệu, thư tín và phương tiện đi lại;  Quyền miễn trừ xét xử về hình sự, dân sự, xử phạt vi phạm hành chính, trừ các vụ kiện dân sự sau đây;  Quyền được miễn thuế: trừ thuế và lệ phí đối với bất động sản tư nhân có trên lãnh thổ nước tiếp nhận, đối với các dịch vụ cụ thể;  Quyền ưu đãi hải quan: được miễn thuế và lệ phí hải quan đối với đồ dùng cá nhân của họ và gia đình họ; hành lý cá nhân được miễn kiểm tra hải quan; Lưu ý: Các quyền ưu đãi và miễn trừ nêu trên cũng dành cho các thành viên trong gia đình viên chức ngoại giao, nếu họ không phải là công dân nước sở tại. August 1, 2012 Trần Phú Vinh 238 Quyền ưu đãi và miễn trừ của nhân viên hành chính- kỹ thuật và phục vụ  Nhân viên hành chính - kỹ thuật và các thành viên trong gia đình họ, nếu không phải là công dân nước sở tại hoặc không có nơi cư trú thường xuyên ở nước này, được hưởng các quyền ưu đãi tương đương với viên chức ngoại giao: quyền bất khả xâm phạm về thân thể, nơi ở; quyền miễn trừ xét xử về hình sự; quyền được miễn thuế và lệ phí đối với thu nhập cá nhân nhưng hẹp hơn so với viên chức ngoại giao;  Nhân viên phục vụ, nếu không phải là công dân nước sở tại hoặc không có nơi cư trú thường xuyên ở nước sở tại, được hưởng các quyền miễn trừ đối với hành vi thực hiện khi thừa hành công vụ của mình, được miễn trừ các thứ thuế và lệ phí về tiền công thu được từ công vụ. August 1, 2012 Trần Phú Vinh 239 Cơ quan lãnh sự 1. Khái niệm, đặc điểm 2. Chức năng 3. Tổ chức của cơ quan lãnh sự 4. Cấp của cơ quan lãnh sự 5. Người đứng đầu cơ quan lãnh sự 6. Thành viên của cơ quan lãnh sự 7. Quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự 8. Lãnh sự danh dự August 1, 2012 Trần Phú Vinh 240 Cơ quan lãnh sự- Khái niệm  Cơ quan lãnh sự là cơ quan quan hệ đối ngoại của nhà nước tại nước ngoài, nhằm thực hiện chức năng lãnh sự trong một khu vực lãnh thổ nhất định của nước tiếp nhận, trên cơ sở thỏa thuận giữa hai nước hữu quan;  Khu vực lãnh thổ mà cơ quan lãnh sự thực hiện chức năng của mình gọi là khu vực lãnh sự, do hai quốc gia hữu quan thỏa thuận, được xác định trong hiệp định lãnh sự hoặc trong biên bản thỏa thuận và được ghi trong Bằng lãnh sự. August 1, 2012 Trần Phú Vinh 241 Cơ quan lãnh sự- Đặc điểm  Quan hệ lãnh sự là một loại quan hệ đặc thù, gắn bó mật thiết với quan hệ ngoại giao nhưng lại độc lập tách khỏi quan hệ ngoại giao;  Quan hệ ngoại giao là quan hệ mang tính đại diện và chính trị, thì quan hệ lãnh sự là quan hệ hành chính - pháp lý;  Quan hệ lãnh sự được thiết lập theo sự thỏa thuận của các quốc gia. Thông thường, trong quan hệ ngoại giao đã bao hàm cả quan hệ lãnh sự;  Khi thiết lập quan hệ lãnh sự, các nước cũng thỏa thuận vè việc mở cơ quan lãnh sự;  Một quốc gia có thể đặt một hoặc một số cơ quan lãnh sự của mình tại nước khác. August 1, 2012 Trần Phú Vinh 242 Chức năng của cơ quan lãnh sự (1)  Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia, công dân và pháp nhân nước mình tại nước tiếp nhận;  Khuyến khích việc phát triển buôn bán và thúc đẩy các quan hệ kinh tế, khoa học - kỹ thuật và văn hóa giữa nước mình với nước sở tại;  Tìm hiểu tình hình đời sống, thương mại, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật của nước sở tại và thông báo cho chính phủ nuớc mình biết;  Cấp hộ chiếu, giấy thông hành cho công dân nước mình, cấp thị thực nhập cảnh cho những người muốn đến nước mình;  Chứng nhận, đăng ký hộ tịch: sinh, tử, kết hôn,... xử lý tài sản của công dân nước mình ở khu vực lãnh sự khi không có người thừa kế; August 1, 2012 Trần Phú Vinh 243 Chức năng của cơ quan lãnh sự (2)  Giới thiệu người đại diện hoặc tự mình làm đại diện cho công dân nước mình trong quá trình tố tụng tại nước tiếp nhận khi công dân đó không có khả năng tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;  Trường hợp công dân nước mình bị bắt, tạm giữ, tạm giam ở nước sở tại, viên chức lãnh sự có quyền thăm hỏi, tiếp xúc và áp dụng các biện pháp đảm bảo đại diện pháp lý cho người đó. Chức năng này phải được thực hiện phù hợp với pháp luật của nước sở tại;  Thực hiện các trách nhiệm đối với tàu thuyền, máy bay, thủy thủ đoàn, phi hành đoàn của nước mình tại khu vực lãnh sự. August 1, 2012 Trần Phú Vinh 244 Chức năng của cơ quan lãnh sự (3)  Công tác lãnh sự là một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động và công tác ngoại giao của Nhà nước, góp phần bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, pháp nhân và công dân Việt Nam ở nước ngoài, phát triển và mở rộng quan hệ lãnh sự với các nước và vùng lãnh thổ, thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại, kinh tế, lao động, văn hóa, du lịch và khoa học với nước ngoài. (Trích lời giới thiệu về công tác lãnh sự trên trang web của Bộ Ngoại giao VN) August 1, 2012 Trần Phú Vinh 245 Cấp của cơ quan lãnh sự  Tổng lãnh sự quán – đứng đầu là Tổng lãnh sự  Lãnh sự quán – đứng đầu là Lãnh sự  Phó lãnh sự quán – đứng đầu là Phó lãnh sự  Đại lý lãnh sự quán – đứng đầu là Đại lý lãnh sự August 1, 2012 Trần Phú Vinh 246 Người đứng đầu cơ quan lãnh sự  Người đứng đầu cơ quan lãnh sự do nước cử lãnh sự bổ nhiệm thông qua việc cấp bằng lãnh sự. Bằng lãnh sự do nguyên thủ quốc gia ký hoặc Bộ trưởng Bộ ngoại giao ký;  Bằng lãnh sự được gửi tới chính phủ (Bộ ngoại giao) nước tiếp nhận thông qua con đường ngoại giao;  Người đứng đầu cơ quan lãnh sự bắt đầu thực hiện chức năng của mình kể từ ngày nước tiếp nhận cho phép chính thức thông qua việc cấp giấy chứng nhận lãnh sự;  Bằng lãnh sự và giấy chứng nhận lãnh sự chỉ đặt ra đối với người đứng đầu cơ quan lãnh sự độc lập. Không áp dụng đối với người phụ trách phòng lãnh sự thuộc cơ qu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluat_quoc_te_tran_phu_vinh.pdf
Tài liệu liên quan