BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TY
I. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY VÀ LUẬT CÔNG TY:
1. Khái niệm chung về Công ty:
Theo KUBLER (người Đức): “ Khái niệm Công ty được hiểu là sự liên kết của 2 hay
nhiều cá nhân hoặc pháp nhân bằng một sự kiện pháp lý, nhằm tiến hành để đạt được
một mục tiêu chung nào đó”.
Theo định nghĩa trên thì Công ty có 3 đặc điểm:
- Sự liên kết của nhiều người (cá nhân hoặc pháp nhân)
- Sự liên kết được thực hiện thông qua 1 sự kiện pháp lý (hợp đồng, điều lệ, quy
chế): Cùng bỏ ra một số tài sản góp vào Công ty
35 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 622 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Luật doanh nghiệp - Nguyễn Văn Thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chức Công ty
- Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Hội đồng thành viên hoặc
Chủ tịch Công ty.
Tröôøng ÑH SPKT TP. HCM
Thö vieän ÑH SPKT TP. HCM -
Baûn qu
yeàn th
uoäc ve
à Tröôøn
g ÑH S
PKT T
P. HCM
LUẬT DOANH NGHIỆP
24
- Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý các khoản lỗ trong kinh
doanh.
- Tuyển dụng lao động.
- Các quyền khác được quy định tại Điều lệ Công ty, hợp đồng lao động mà
Giám đốc (Tổng giám đốc) ký với Chủ tịch HĐTV hoặc Chủ tịch Công ty .
3.3- Giám đốc (Tổng giám đốc) phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau:
- Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý
doanh nghiệp theo quy định của Luật DN;
- Không phải là người có liên quan của thành viên của HĐTV hoặc Chủ tịch
Công ty, người có thẩm quyền trực tiếp bổ nhiệm người đại diện theo uỷ quyền
hoặc Chủ tịch Công ty.
- Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế tương ứng trong quản trị kinh
doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty hoặc tiêu
chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ Công ty.
4- Kiểm soát viên :
Chủ sở hữu Công ty bổ nhiệm 1 đến 3 Kiểm soát viên với nhiệm kỳ không quá 3
năm. Kiểm soát viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu Công ty về
việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.
4.1- Kiểm soát viên có các nhiệm vụ sau :
- Kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của HĐTV, Chủ tịch Công ty,
Giám đốc(Tổng giám đốc)trong tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu, trong quản
lý điều hành công việc kinh doanh của Công ty.
- Thẩm định báo cáo tài chính, tình hình kinh doanh, báo cáo đánh giá công tác
quản lý và các báo cáo khác trước khi trình Chủ sở hữu Công ty hoặc cơ quan
Nhà nước có liên quan.
- Kiến nghị Chủ sở hữu Công ty các giải pháp sửa đổi, bổ sung, cơ cấu tổ chức
quản lý, điều hành công việc kinh doanh của Công ty.
- Các nhiệm vụ khác quy định tại điều lệ Công ty hoặc theo yêu cầu, quyết định
của Chủ sở hữu Công ty.
4.2- Kiểm soát viên có quyền : Xem xét bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào của Công ty.
Các cán bộ quản lý của Công ty có nhiệm vụ cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông
tin về thực hiện quyền chủ sở hữu, về quản lý, điều hành và hoạt động kinh doanh
của Công ty theo yêu cầu của Kiểm soát viên.
4.2- Tiêu chuẩn và điều kiện của Kiểm soát viên :
- Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh
nghiệp.
- Không phải là người có liên quan của thành viên HĐTV, Chủ tịch Công ty,
Giám đốc(Tổng giám đốc), người có thẩm quyền trực tiếp bổ nhiệm Kiểm soát
viên.
- Có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán
hoặc trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong ngành, nghề kinh doanh
chủ yếu của Công ty.
Tröôøng ÑH SPKT TP. HCM
Thö vieän ÑH SPKT TP. HCM -
Baûn qu
yeàn th
uoäc ve
à Tröôøn
g ÑH S
PKT T
P. HCM
LUẬT DOANH NGHIỆP
25
BÀI 4: CÔNG TY CỔ PHẦN
I. QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN:
1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần.
- Cổ đông chỉ được chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của
doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ
trường hợp là sở hữu cổ phần ưu đãi hoặc 3 năm đầu đối với cổ đông sáng lập
và không có sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không hạn
chế số lượng tối đa.
2. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn
theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
3. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh.
II. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC CỔ ĐÔNG:
1. Quyền của các cổ đông:
1.1- Cổ đông phổ thông có quyền:
- Tham dự và phát biểu trong các Đại hội cổ đông và thực hiện quyền biểu
quyết hoặc thông qua đại diện được uỷ quyền; mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu
biểu quyết.
- Được nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
- Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng tỷ lệ cổ phần phổ thông
của từng cổ đông trong công ty.
- Được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông khác và cho người
không phải là cổ đông, trừ trường hợp là cổ đông sáng lập.
- Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong danh sách cổ đông có quyền
biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác.
- Xem xét, tra cứu và trích lục hoặc sao chụp Điều lệ Công ty, sổ biên bản họp,
các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
- Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương
ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty.
- Các quyền khác quy định tại Luật này và Điều lệ công ty.
1.2- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% số cổ phần phổ thông trong
thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty,
có quyền:
- Đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát (nếu có).
Tröôøng ÑH SPKT TP. HCM
Thö vieän ÑH SPKT TP. HCM -
Baûn qu
yeàn th
uoäc ve
à Tröôøn
g ÑH S
PKT T
P. HCM
LUẬT DOANH NGHIỆP
26
- Yêu cầu triệu tập Đại hội đồng cổ đông.
- Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của Hội đồng quản trị,
báo cáo tài chính giữa năm và hàng năm; và các báo cáo của Ban kiểm soát .
- Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp Hội đồng quản
trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra
quyết định vượt quá thẩm quyền cũng như nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị vượt quá
6 tháng mà chưa được bầu lại.
- Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý,
điều hành hoạt động của Công ty khi xét thấy cần thiết.
- Các quyền khác quy định tại Luật này và Điều lệ công ty.
2. Nghĩa vụ của các cổ đông phổ thông:
- Thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày
Công ty được cấp Giấy chứng nhận ĐKKD; chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ
tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
- Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi Công ty dưới mọi
hình thức, trừ trường hợp được được Công ty hoặc người khác mua lại cổ phần
- Tuân thủ Điều lệ và Quy chế quản lý nội bộ của Công ty.
- Chấp hành quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị.
- Thực hiện các nghĩa vụ khác quy định tại Luật này và Điều lệ công ty.
- Chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh Công ty để thực hiện các hành vi
sau:
+ Vi phạm pháp luật.
+ Tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch không nhằm mục đích phục vụ lợi
ích của Công ty và gây thiệt hại cho người khác.
+ Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể
xảy ra đối với Công ty.
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN:
1. Đại hội đồng cổ đông:
Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị và Giám đốc
(Tổng giám đốc), đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông phải có Ban
kiểm soát.
a. Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan
quyết định cao nhất của công ty cổ phần.
b. Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nhiệm vụ sau:
- Thông qua định hướng phát triển của Công ty;
- Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào
bán; quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần.
Tröôøng ÑH SPKT TP. HCM
Thö vieän ÑH SPKT TP. HCM -
Baûn qu
yeàn th
uoäc ve
à Tröôøn
g ÑH S
PKT T
P. HCM
LUẬT DOANH NGHIỆP
27
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban
kiểm soát.
- Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát gây
thiệt hại cho công ty và cổ đông của công ty.
- Quyết định tổ chức lại và giải thể công ty.
- Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn
điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào
bán quy định tại Điều lệ công ty.
- Thông qua báo cáo tài chính hàng năm.
- Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng
giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Công ty nếu Điều lệ
công ty không quy định 1 tỷ lệ khác.
- Quyết định mua lại hơn 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại.
- Các quyền và nhiệm vụ khác quy định tại Luật này và Điều lệ công ty.
- Cổ đông là tổ chức có quyền cử 1 hoặc 1 số người đại diện theo uỷ quyền
thực hiện các quyền cổ đông của mình theo quy định của pháp luật.
2. Hội đồng quản trị:
a. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công
ty để quyết định các quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm
quyền của Đại hội đồng cổ đông.
- Hội đồng quản trị có không ít hơn 3 thành viên và không quá 11 thành viên.
Số thành viên HĐQT phải thường trú ở Việt nam.
- Nhiệm kỳ của HĐQT là 5 năm. Nhiệm kỳ của thành viên HĐQT không quá 5
năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
- Thành viên HĐQT không nhất thiết phải là cổ đông của Công ty.
b. Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau:
- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh
hàng năm của công ty.
- Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại.
- Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào
bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác.
- Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của Công ty.
- Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn
theo quy định của Luật này và Điều lệ Công ty.
- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông qua
hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50%
tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc tỷ lệ
khác nhỏ hơn được quy định tại Điều lệ công ty.
Tröôøng ÑH SPKT TP. HCM
Thö vieän ÑH SPKT TP. HCM -
Baûn qu
yeàn th
uoäc ve
à Tröôøn
g ÑH S
PKT T
P. HCM
LUẬT DOANH NGHIỆP
28
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với
Giám đốc (Tổng giám đốc) và cán bộ quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty
quy định; quyết định mức thù lao và lợi ích khác của các cán bộ quản lý đó.
- Giám sát, chỉ đạo Giám đốc (Tổng giám đốc) và người quản lý khác trong điều
hành công việc kinh doanh của Công ty.
- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành
lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của
doanh nghiệp khác.
- Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đai hội đồng cổ đông.
- Kiến nghị mức cổ tức được trả, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc
xử lý các khoản lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh.
- Quyết định chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty, định giá tài sản góp
vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng.
- Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu
tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua
quyết định.
- Quyết định mua lại không quá 10% số cổ phần đã bán của từng loại.
- Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc phá sản công ty.
- Các quyền và nhiệm vụ khác quy định tại Luật này và Điều lệ công ty.
c. Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến
bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ Công ty quy định.
3. Chủ tịch hội đồng quản trị:
a. Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị
trong số thành viên Hội đồng quản trị. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám
đốc (Tổng giám đốc) công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác.
b. Chủ tịch Hội đồng quản trị các các quyền và nhiệm vụ sau:
- Lập chương trình, kế họach hoạt động của Hội đồng quản trị.
- Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, các tài liệu phục
vụ cuộc họp, triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị.
- Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị dưới hình thức
khác.
- Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.
- Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.
- Các quyền và nhiệm vụ khác quy định tại Luật này và Điều lệ công ty.
c. Trường hợp vắng mặt thì Chủ tịch HĐQT uỷ quyền bằng văn bản cho 1
thành viên thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch HĐQT theo nguyên tắc quy
định tại Điều lệ Công ty. Trường hợp không có thành viên uỷ quyền hoặc Chủ tịch
HĐQT không làm việc thì các thành viên còn lại bầu 1 trong số các thành viên tạm
thời thực hiện quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch HĐQT theo nguyên tắc đa số quá bán.
Tröôøng ÑH SPKT TP. HCM
Thö vieän ÑH SPKT TP. HCM -
Baûn qu
yeàn th
uoäc ve
à Tröôøn
g ÑH S
PKT T
P. HCM
LUẬT DOANH NGHIỆP
29
4. Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty:
a. Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm
Giám đốc (Tổng giám đốc). Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc (Tổng
giám đốc) Công ty. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng
quản trị là người đại diện pháp luật, thì Giám đốc (Tổng giám đốc) là người đại diện
theo pháp luật của Công ty.
Giám đốc (Tổng giám đốc) là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày
của Công ty, chịu sự giám sát của HĐQT và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản
trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Nhiệm kỳ của Giám đốc (Tổng giám đốc) không quá 5 năm; có thể được bổ
nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Giám đốc (Tổng giám đốc) Công ty không được đồng thời làm Giám đốc (Tổng
giám đốc) của doanh nghiệp khác.
b. Giám đốc (Tổng giám đốc) có các quyền và nhiệm vụ sau:
- Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công
ty mà không cần thiết phải có quyết định của HĐQT..
- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.
- Tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty.
- Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty, trừ
các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
- Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty,
kể cả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc (Tổng giám đốc).
- Tuyển dụng lao động.
- Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh.
- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và
quyết định của Hội đồng quản trị.
5. Quyền và nhiệm vụ của Ban kiểm soát:
a. Công ty cổ phần có Ban kiểm soát từ 3 đến 5 thành viên, trong đó ít nhất phải
có một thành viên có chuyên môn về kế toán. Ban kiểm soát bầu một thành viên làm
Trưởng ban; Trưởng ban kiểm soát phải là cổ đông. Quyền và nhiệm vụ của Trưởng
ban do Điều lệ công ty quy định.
- Nhiệm kỳ Ban kiểm soát không quá 5 năm; thành viên Ban kiểm soát có thể
được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
- Thành viên trong Ban kiểm soát không được giữ các chức vụ quản lý trong
Công ty.
b. Ban kiểm soát có các quyền và nhiệm vụ sau:
- Ban kiểm soát thực hiện giám sát HĐQT, Giám đốc (Tổng giám đốc) trong
việc quản lý, điều hành Công ty; chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong
việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Tröôøng ÑH SPKT TP. HCM
Thö vieän ÑH SPKT TP. HCM -
Baûn qu
yeàn th
u äc ve
à Tröôøn
g ÑH S
PKT T
P. HCM
LUẬT DOANH NGHIỆP
30
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực trong quản lý, điều hành hoạt
động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính.
- Thẩm định báo cáo tài chính hành năm của công ty, kiểm tra từng vấn đề cụ
thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết
hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, theo yêu cầu của cổ đông, nhóm cổ
đông .
- Thường xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động, tham
khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên
Đại hội đồng cổ đông.
- Báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác trung thực, hợp pháp của
việc ghi chép, lưu trữ chứng từ và lập sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, các báo cáo
khác của Công ty, tính trung thực, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh
doanh của Công ty.
- Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều
hành hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ Công ty.
Tröôøng ÑH SPKT TP. HCM
Thö vieän ÑH SPKT TP. HCM -
Baûn qu
yeàn th
uoäc ve
à Tröôøn
g ÑH S
PKT T
P. HCM
LUẬT DOANH NGHIỆP
31
BÀI 5: CÔNG TY HỢP DANH
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
I. CÔNG TY HỢP DANH:
1. Khái niệm:
Là một doanh nghiệp phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của
Công ty, cùng nhau kinh doanh dưới 1 tên chung ( gọi là thành viên hợp danh), có
thể có thêm các thành viên góp vốn.
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn, uy tín trong
nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ
của công ty.
- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong
phạm vi số vốn góp của mình.
- Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều
hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty; các thành viên hợp danh phân
công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát Công ty.
- Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành
viên hợp danh của Công ty hợp danh khác, không được chuyển 1 phần hoặc toàn bộ
phần vốn góp của mình tại Công ty cho người khác, trừ trường hợp được sự nhất trí
của các thành viên hợp danh còn lại.
- Không được phát hành chứng khoán.
2. Quyền, nghĩa vụ của thành viên:
2.1- Quyền, nghĩa vụ của các thành viên hợp danh :
2.11- Quyền của các thành viên hợp danh :
- Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết các vấn đề của Công ty; mỗi thành
viên hợp danh có 1 phiếu biểu quyết.
- Nhân danh Công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh các ngành nghề đã
đăng ký; đàm phán, ký kết các hợp đồng kinh tế.
- Sử dụng con dấu và tài sản Công ty để hoạt động kinh doanh các ngành nghề
đã đăng ký.
- Được chia lợi nhuận của Công ty tương ứng với số vốn góp hoặc theo thoả
thuận quy định tại Điều lệ Công ty.
- Khi Công ty giải thể hoặc phá sản, được chia 1 phần giá trị tài sản còn lại theo
tỷ lệ số vốn góp vào Công ty.
2.12- Nghĩa vụ của các thành viên hợp danh :
- Tiến hành quản lý và thực hiện các công việc kinh doanh 1 cách trung thực,
cẩn trọng và tốt nhất đảm bảo lợi ích hợp pháp tối đa cho Công ty.
- Tiến hành quản lý và hoạt động kinh doanh của Công ty theo đúng quy định
của pháp luật, Điều lệ Công ty và quyết định của Hội đồng thành viên; nếu làm trái
mà gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Tröôøng ÑH SPKT TP. HCM
Thö vieän ÑH SPKT TP. HCM -
Baûn qu
yeàn th
uoäc ve
à Tröôøn
g ÑH S
PKT T
P. HCM
LUẬT DOANH NGHIỆP
32
- Không được sử dụng tài sản của Công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ
chức, cá nhân khác. Định kỳ báo cáo trung thực, chính xác kết quả kinh doanh với
Công ty, cung cấp thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của mình cho thành
viên có yêu cầu.
- Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của Công ty nếu tài sản
của Công ty không đủ để trang trải số nợ của Công ty.
- Chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp vào Công ty hoặc theo thoả thuận quy
định tại Điều lệ công ty khi Công ty kinh doanh bị lỗ.
2.2- Quyền, nghĩa vụ của các thành viên góp vốn :
2.21- Quyền của các thành viên góp vốn:
- Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa
đổi, bổ sung Điều lệ Công ty, về tổ chức lại và giải thể Công ty.
- Được chia lợi nhuận hàng năm tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong vốn Điều lệ
Công ty.
- Được cung cấp báo cáo tài chính hàng năm của Công ty;
- Chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại Công ty cho người khác;
- Nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác tiến hành kinh doanh các
ngành, nghề đã đăng ký của Công ty;
- Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách để thừa kế, tặng cho, thế chấp,
cầm cốtheo quy định của pháp luật và Điều lệ Công ty.
- Khi Công ty giải thể hoặc phá sản, được chia 1 phần giá trị tài sản còn lại theo
tỷ lệ số vốn góp vào Công ty.
2.12- Nghĩa vụ của các thành viên hợp danh :
- Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của Công ty trong
phạm vi số vốn đã cam kết góp;
- Không được tham gia quản lý Công ty, không được tiến hành kinh doanh nhân
danh Công ty;
- Tuân thủ Điều lệ, nội quy Công ty và các quyết định của Hội đồng thành viên.
3- Hội đồng thành viên :
- Tất cả thành viên hợp lại thành Hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên bầu
1 thành viên hợp danh làm Chủ tịch HĐTV, đồng thời kiêm Giám đốc (Tổng giám
đốc) Công ty nếu Điều lệ Công ty không có quy định khác.
- Thành viên hợp danh có quyền yêu cầu triệu tập họp HĐTV.
- Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả các công việc kinh doanh của
Công ty. Nếu Điều lệ Công ty không có quy định khác thì quyết định các vấn đề sau
đây phải được ít nhất ¾ tổng số thành viên hợp danh chấp thuận:
+ Phương hướng phát triển Công ty;
+ Sửa đổi, bổp sung Điều lệ Công ty;
+ Tiếp nhận thêm thành viên mới;
Tröôøng ÑH SPKT TP. HCM
Thö vieän ÑH SPKT TP. HCM -
Baûn qu
yeàn th
uoäc ve
à Tröôøn
g ÑH S
PKT T
P. HCM
LUẬT DOANH NGHIỆP
33
+ Chấp nhận thành viên hợp danh rút khỏi Công ty; quyết định khai trừ thành
viên;
+ Quyết định dự án đầu tư; quyết định việc vay và huy động vốn dưới hình
thức khác; cho vay với giá trị lớn hơn hoặc bằng 50% vốn điều lệ.
+ Quyết định việc mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn vốn điều lệ
của Công ty.
+ Quyết định thông qua báo cáo tài chính hàng năm; tổng số lợi nhuận được
chia và số lợi nhuận chia cho từng thành viên;
+ Quyết định giải thể Công ty.
- Quyền tham gia biểu quyết của thành viên góp vốn được thực hiện theo quy
định của Luật này và Điều lệ Công ty.
II. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN:
- Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ
tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký và
có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh. Toàn bộ
vốn, tài sản, kể cả vốn vay và tài sản thuê sử dụng cho kinh doanh phải ghi chép đầy
đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với mọi hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế
và nghĩa vụ khác.
- Có thể trực tiếp hoặc thuê người quản lý, điều hành doanh nghiệp.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
- Có quyền bán, cho thuê doanh nghiệp của mình.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tạm ngừng hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, nhưng phải báo cáo bằng văn bản về thời hạn tạm ngừng cho cơ quan
quản lý kinh doanh. Trong thời gian tạm ngừng hoạt động, chủ doanh nghiệp phải
nộp đủ số thuế còn nợ, vẫn phải chịu trách nhiệm với các chủ nợ, các hợp đồng đã ký
với khách hàng và người lao động.
Tröôøng ÑH SPKT TP. HCM
Thö vieän ÑH SPKT TP. HCM -
Baûn qu
yeàn th
uoäc ve
à Tröôøn
g ÑH S
PKT T
P. HCM
LUẬT DOANH NGHIỆP
34
BÀI 6 : NHÓM CÔNG TY
I- KHÁI NIỆM:
Nhóm Công ty là tập hợp các Công ty có mối liên hệ gắn bó lâu dài với nhau về
lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác.
Nhóm Công ty bao gồm các hình thức sau đây:
- Công ty mẹ - Công ty con;
- Tập đoàn kinh tế;
- Các hình thức khác.
II- QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG TY MẸ ĐỐI VỚI CÔNG
TY CON :
- Tuỳ thuộc vào loại hình pháp lý của Công ty con, Công ty mẹ thực hiện quyền
và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan
hệ với Công ty con theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có
liên quan.
- Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa Công ty mẹ và công ty con đều phải
được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với các chủ
thể pháp lý độc lập, trừ trường hợp nêu trên.
- Trường hợp Công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên
hoặc cổ đông và buộc Công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái vớithông
lệ kinh doanh bình thường và gây thiệt hại thì Công ty mẹ phải chịu trách nhiệm.
- Các báo cáo, tài liệu quyết toán tài chính hàng năm của Công ty mẹ, của các
Công ty con phải được lưu giữ tại trụ sở chính của Công ty mẹ.
- Đối với các Công ty con, ngoài các báo cáo, tài liệu theo quy định của pháp
luậ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_luat_doanh_nghiep_nguyen_van_thuc.pdf