Khi tÿa cành quá trình làm lành v’t thưăng cÚng giậng như tÿa cành t? nhi™n phải
kfip thÍi loại bã cành kh´, tđng nhanh tậc ặẩ tÿa cành, giảm bèt mổt ch’t. Mẩt sậ loài cây
c„ th” dễng gÀy ặ” ặánh g y mổt ch’t như vÀy c„ th” làm bêng v’t thưăng và ch„ng ra
s—o. Tÿa khi cành cfln xanh sœ c„ lểi cho t’ bào bi”u bì hình thành và r t d‘ hình thành m´
s—o, dôn dôn làm cho v’t thưăng gổn lại.
Tậc ặẩ làm lành v’t thưăng thưÍng nhanh nh t ẻ 2 b™n sau ặ„ ẻ ph›a tr™n cfln ẻ
ph›a dưèi là chÀm nh t. Nguy™n nhân cềa n„ là ặưÍng k›nh thân tđng l™n kh´ng nging ra
hai b™n nhưng m–p tr™n, m–p dưèi v n kh´ng thay ặấi. M´ trưẻng thành ẻ hai m´ v’t
thưăng hình thành mặt cổt ngang làm cho t’ bào các tông nhÀn ặưểc s? k›ch th›ch. Như
vÀy các ch t dinh dưẽng sœ chảy vào các v’t thưăng, phải thÛc ặằy hình thành các m´ t’
bào càng nhanh. Các ch t dinh dưẽng ẻ nh˜ng vễng kh„ vÀn chuy”n thưÍng là ẻ m–p các
mổt cổt. Do tác dÙng lặp lại tậc ặẩ khuy’ch tán ẻ nh˜ng loài cây sœ khác nhau. Các v’t
thưăng sœ hình thành ki”u hình thành s—o, th´ng thưÍng ta gặp ki”u chuÁi hoặc ki”u vflng
(hình 10-5) v“ vfi tr› mặt cổt th´ng thưÍng ặưểc chia làm 3 loại:
- Mặt cổt phºng:
- Mặt cổt ặ” lại cành nhã khoảng 1-3cm.
- Mặt cổt nghi™ng nh˜ng loài cây c„ ặẩ nhày ẻ tr™n v’t thưăng, ph›a dưèi cềa v’t
thưăng c„ mẩt b¯c xạ 45
0
cfln bình thưÍng là 35
0
. ảu ặi”m cềa mặt cổt ngang là trong
ặi“u kiữn ằm ưèt nhưng hiữu quả hàn gổn v’t thưăng khá nhanh c„ th” loại bã các ặật
mổt tr™n thân cây. Nhưng ká thuÀt tÿa cành y™u côu phải phễ hểp vèi ặi“u kiữn cềa cây
lá kim và lá rẩng. Cành ặ” lại thao tác ặăn giản kh„ gây ra v’t thưăng, miững v’t
thưăng r t nhã nhưng y™u côu v“ ká thuÀt tÿa cành lại r t cao n„ phễ hểp vèi hôu h’t
các loài cây lá rẩng và lá kim, ặ” lại gậc mổt c„ nh˜ng ặi“u c„ lểi là thao tác ặăn
giản, r t kh„ tạo v’t thưăng cho vã cây, diữn t›ch v’t thưăng nhã, nhưng thÍi gian lành
v’t thưăng lại dài. V’t thưăng cách thân cây càng xa, ch t dinh dưẽng ặi ặ’n v’t
thưăng càng kh„ và c„ th” d n ặ’n cành bfi ch’t. òưăng nhi™n mẩt sậ loài cây kh´ng
ặ” gậc cành thì kh´ng th” hình thành m´ bảo vữ. ò” tránh khãi s? phát sinh bữnh mÙc
v n ặ” lại mẩt ›t gậc cành và ặ„ là mẩt phưăng pháp bảo vữ cây trÂng ( Hình 10-4). Vfi
tr› v’t thưăng ẻ phôn gậc n’u ặưểc tÿa là tật hăn cả. Ká thuÀt tÿa cành NhÀt Bản cho
bi’t tÿa cành là mẩt bẩ phÀn gôn vèi ng‰n và song song vèi thân cây làm cho mặt cổt
cềa cành song song vèi thân cây. S? làm lành v’t thưăng nhanh hay chÀm tu? theo vfi
tr› cềa mặt cổt, ặi“u kiữn lÀp ặfia, s¯c sậng cềa cây, ặẩ lèn cềa cành và tình hình che
b„ng v.vệKhả nđnglàm lành v’t thưăng khi tÿa cành tu? theo loại cây khác nhau mà
Cao òình Săn ủ Gv Lâm nghiữp (sưu tôm) 20
c„ s? khác nhau. òậi vèi loài cây lá rẩng lành v’t thưăng nhanh hăn cây lá kim. Tậc
ặẩ lành v’t thưăng cềa cây lá rẩng thưÍng theo th¯ t? như sau:
Dưăng, li‘u, ruậi, hoÃ, xoan, dŒ. Tậc ặẩ làm lành v’t thưăng cềa cây lá kim theo
th¯ t? là: Vân sam, lãnh sam, th´ng. Tậc ặẩ làm lành v’t thưăng cfln phÙ thuẩc vào vfi
tr› v’t cổt, ẻ gi˜a tán và tr™n tán sœ ch„ng lành v’t thưăng hăn ẻ dưèi tán. V’t thưăng
trong ặi“u kiữn lÀp ặfia tật hăn sœ ch„ng lành hăn. Trong cễng mẩt loại cây ẻ ring non
sinh trưẻng khoŒ sœ ch„ng lành hăn.
òẩ to nhã cềa cành thÍi gian lành v’t thưăng cÚng khác nhau, ặ” ch„ng lành v’t
thưăng ngđn chặn s? xâm nhi‘m cềa n m mÙc gÁ khi tÿa cành phải chÛ ? ặẩ to nhã
cềa cành.ẻ NhÀt Bản h‰ quy ặfinh ặẩ to cềa cành lèn nh t cềa cây bách là 4-5cm, cây
th´ng là 3cm, cây „c ch„ là 5cm.
S? lành v’t thưăng cềa nh˜ng cây chfiu b„ng c„ tác dÙng xÛc ti’n r₡ rữt. C„ ngưÍi
làm th› nghiữm sau khi tÿa cành ẻ mặt ph›a Namvà ph›a Tây Nam k–m hăn nhi“u so
vèi các hưèng khác, trong ặ„ nguy™n nhân ph¯c tạp cềa n„ cfln ặang nghi™n c¯u,
nh˜ng nguy™n nhân că bản là v’t thưăng bfi kh´ ảnh hưẻng r t lèn ặ’n s? hình thành
m´ s—o.
V’t cổt cềa tÿa cành c„ quan hữ mÀt thi’t vèi n m mÙc gÁ. Theo nghi™n c¯u cềa
NhÀt Bản mẩt sậ cành sau chặt n m mÙc gÁ sœ xuy™n qua v’t thưăng và làm cho gÁ bfi
mÙc ặ„ là do m´ bảo vữ cềa cây nh t là cây lá rẩng kh´ng ặưểc hoàn hảo. Mẩt sậ cây
lá kim do nh?a cây chảy ra sœ làm chÀm quá trình gây mÙc.
ò” ặạt ặưểc hiữu quả tật hăn cềa viữc tÿa cành, v’t thưăng phải phºng kh´ng bfi
n¯t, kh´ng bfi b„c vã. Như vÀy sœ làm giảm s? xâm nhÀp cềa sâu và n m mÙc, xÛc ti’n
ặ” làm lành v’t thưăng. òậi vèi cành th´ phải dễng cưa, cưa ti dưèi cưa l™n. òậi vèi
nh˜ng vflng cành cềa th´ng sœ ặ” lại gậc cành và tránh ặưểc b„c vã cềa vflng cành
25 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1313 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Lâm sinh học đô thị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình thành ở gốc cành tác dụng của nó ở các
mô sống trên thân, tách rời các mô chết của cành để phòng trừ sự xâm nhập của nấm mục.
Cho nên các cành sẽ tách rời thân ra và nó có tác dụng bảo vệ.
Sự hình thành mô bảo vệ của cây lá rộng là do sau khi cành bị chết các mô mềm
thân cây hình thành các chất đệm trong ống dẫn ở gốc cành bịt kín phần gỗ để giảm bớt
tính thẩm thấu. Nếu như cành thô các mô bảo vệ bị hạn chế mép gỗ thôi. Những cây
không có mô bảo vệ có thể gây ra mục lõi.
Gốc của cành được bao phủ hình thành các mắt. Mắt thường có 2 loại, mắt sống và
mắt chết ( hình 10-4) xung quanh mắt sống thường có các vòng năm bao vây mà tạo
thành các vòng cành. Xung quanh mắt chết các vòng cành, vòng năm thường uốn cong.
Do các cành khô nằm trong thân không gắn liền với vòng năm của cành. Các mắt chết rất
dễ bị rụng cho nên khả năng cạnh tranh và tỉa cành sớm có thể tránh được những ảnh
hưởng đến sinh trưởng của cây rừng và sự hình thành mắt, làm giảm chất lượng gỗ.
2.3. Kỹ thuật tỉa cành cây rừng
Căn cứ vào nguyên lý tỉa cành tự nhiên, tỉa cành nhân tạo có thể loại bỏ những
cành khô và cành yếu thân cây là một phương pháp chủ yếu để tỉa cành cây rừng. Nhưng
mấy năm gần đây do phát triển màng lưới nông lâm kết hợp trồng cây ven đồng ruộng.
Kỹ thuật tỉa cành nhân tạo có thể tiến triển nhất định. Về phương pháp tỉa cành các cành
bên to có một sức cạnh tranh lâu dài trong một thời gian ngắn làm cho đỉnh cây yếu đi,
kéo dài trục sinh trưởng, chăm sóc các cây gỗ tốt không có mắt là mục đích của việc tiả
cành tự nhiên. Ví dụ các loài cây hông, xoan, hoè thường phải dùng phương pháp tỉa cành
để làm tăng chất lượng gỗ.
2.3.1. Chọn lâm phần và cây gỗ để tỉa cành
Trước hết phải chọn lâm phần có giá trị kinh tế và điều kiện đặc biệt tốt để tỉa
cành. Đối với nhữngloài cây sinh trưởng kém thì tạm thời không tiến hành tỉa cành. Tỉa
cành nên được tiến hành đối với rừng non và rừng cho gỗ, lúc lâm phần đang tỉa cành phải
xem xét đến đặc tính của loài cây. Đối với loài cây có tỉa cành tự nhiên tốt thì không cần
phải tỉa cành. Đối với những loài cây tỉa cành không tốt như thông đuôi ngựa thì phải tỉa
cành. Những cây rừng cần phải tỉa cành thì phải là cây sinh trưởng tốt. Thân cây và tán
cây phải tròn đầy, những loài cây có hy vọng cần phải chăm sóc. Phương pháp tỉa cành
các bộ phân chọn lọc không chỉ tiết kiệm được nhân lực, vật lực mà còn có thể làm cho
các cành của cây rừng tạo các điều kiện sinh trưởng, xúc tiến làm lành các vết thương.
Đồng thời có thể ức chế sự nảy chồi các loài cây không nảy chồi, giảm bớt những tác hại
Cao Đình Sơn Gv Lâm nghiệp (sưu tầm) 18
của sự đốt nóng vỏ cây của mặt trời. Trong sản xuất tỉa cành và chăm sóc phải kết hợp
chặt chẽ với nhau, hiệu quả sẽ tốt hơn nhiều.
2.3.2. Tuổi bắt đầu tỉa cành, thời kỳ giãn cách và độ cao của tỉa cành
Khi lâm phần đã khép tán phần dưới tán cây đã xuất hiện cành khô là biểu hiện
năm cần phải tỉa cành. Nhưng đối với một số loài cây lá rộng, sinh trưởng ngọn yếu như
cây hoè, cây ruối để giải quyết khống chế cành, xúc tiến sinh trưởng trục chính áp dụng
biện pháp tỉa cành phải tuỳ theo tuổi, nói chung là sau hi trồng từ 2-3 năm.
Tuỳ theo tập tính, tuổi cây mà tiến hành tỉa cành, điều kiện lập địa và điều kiện
kinh tế cũng là nhân tố quan trọng. Nếu điều kiện lập địa tốt, cây sinh trưởng nhanh, tuổi
bắt đầu tỉa cành phải sớm hơn. Nếu điều kiện kinh tế tốt ở vùng ít rừng, thời gian tỉa cành
nên sớm hơn.
Thời kỳ giãn cách của tỉa cành phần lớn đối với cây lá kim thường phải 1-2 năm
tiến hành một lần. Đối với cây lá rộng xúc tiến cây phát triển kỳ giãn cách ngắn hơn
những nói chung là 2-3 năm.
ở Nhật Bản đối với cây lá kim sinh trưởng khoảng 10 năm thì 2 năm tỉa cành một
lần. Đường kính dưới cành là 4 cm thì cần tiến hành lặp đi lặp lại khoảng 5 lần. Độ cao
của tỉa cành tuỳ theo loài cây khác nhau mà xác định nói chung độ cao 6,5-7m có thể thoả
mãn nhu cầu về gỗ tròn, phải tiến hành tỉa cành 4-5m, gỗ làm thuyền 6-9m, các loài gỗ
đặc biệt khác thì phải tỉa 10-13m.
2.3.3. Mùa tỉa cành
Mùa tỉa cành thường vào mùa thu đông và mùa xuân. Lúc này nhựa cây đã ngừng
vận chuyển không ảnh hưởng đến sinh trưởng và không có hiện tượng biến màu gỗ. Tỉa
cành vào mùa xuân bắt đầu vào mùa sinh trưởng, vết thương dễ được lành. Mùa đông chất
dinh dưỡng tích ở bộ rễ, cắt một bộ phận cành thì tổn thất dinh dưỡng không nhiều. Trong
thực tiễn tỉa cành vào mùa xuân hiệu quả sẽ tốt hơn tỉa cành vào mùa thu đông bởi vì mùa
thu đông vết thương trong điều kiện lạnh, tầng biểu bì và tầng libe rất dễ bị thương. Nhiều
loài cây lá rụng trước khi nảy chồi tầng vỏ dễ tách ra tầng gỗ, khi tỉa cành rất dễ tách ra
nên phải rất cẩn thận. Một số loài cây có sức nảy chồi rất mạnh như cây hoè, cây ruối
v.v
trong mùa sinh trưởng có thể tiến hành tỉa cành. Nếu như năm trước tỉa cành vào
mùa thu đông thì đến năm sau nên tiến hành vào mùa xuân. Nhưng tỉa cành theo mùa sinh
trưởng không nên thực hiện ở thời kỳ thành thục bởi vì các mô vết thương chóng khô ảnh
hưởng đến lành vết thương. Một số loài cây lá rộng khi tỉa cành nhựa chảy nhiều rất dễ bị
nhiễm bệnh, trong mùa sinh trưởng mạnh tỉa cành nhựa sẽ ít chảy hơn.
2.3.4. Cường độ tỉa cành
Nói chung cường độ tỉa cành thường theo tỷ lệ của chiều cao dưới cành và chiều
cao của cây hoặc tỷ lệ độ dài tán cây và chiều cao của cây để làm chỉ tiêu xác định cường
độ tỉa cành. Cường độ tỉa cành có thể chia làm 3 cấp: Cấp mạnh, cấp vừa và cấp yếu. Tỉa
cành cấp yếu thường dưới 1/3 chiều cao của cây. Tỉa cành cấp vừa là tỉa một nửa số cành
dưới tán cây. Cường độ mạnh là ở 2/3 chiều cao của cây, cường độ tỉa cành mạnh hay yếu
quyết định bởi loài cây lập địa, phát triển của tán cây. Nói chung những loài cây ưa bóng
và loài cây thường xanh để lại với tỷ lệ chiều cao tán lớn hơn. Những loài cây ưa bóng
hay cây rụng lá thì chiều cao tán để lại nhỏ hơn cùng một loài cây tuỳ theo sự tăng trưởng
Cao Đình Sơn Gv Lâm nghiệp (sưu tầm) 19
của tuổi cây mà giảm dần, tuổi càng lớn tỷ lệ chiều cao tán càng nhỏ. Những loài cây có
điều kiện sinh truởng tán tốt trong điều kiện lập địa tốt thì cường độ tỉa cành phải lớn hơn.
Mức độ hợp lý của tỉa cành quyết định bởi số lá ưa sáng và số lá chịu bóng. Việc tỉa cành
ở độ yếu nhất là tỉa những càng khô trong những điều kiện sinh trưởng không có lợi
cường độ đó cũng không nên quá lớn. Đối với những cây nhiều mắt để giảm bớt số mắt
thì cường độ cũng nhỏ hơn. Cường độ tỉa cành loại vừa thông thường ảnh hưởng không có
lợi cho sinh truởng của cây rừng. Nhiều thí nghiệm chứng minh nếu tỉa cành quá lớn vượt
quá 2/3 chiều dài tán thì sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.
2.3.5. Tạo điều kiện lành vết thương sau khi tỉa cành.
Khi tỉa cành quá trình làm lành vết thương cũng giống như tỉa cành tự nhiên phải
kịp thời loại bỏ cành khô, tăng nhanh tốc độ tỉa cành, giảm bớt mắt chết. Một số loài cây
có thể dùng gậy để đánh gẫy mắt chết như vậy có thể làm bằng vết thương và chóng ra
sẹo. Tỉa khi cành còn xanh sẽ có lợi cho tế bào biểu bì hình thành và rất dễ hình thành mô
sẹo, dần dần làm cho vết thương gắn lại.
Tốc độ làm lành vết thương thường nhanh nhất ở 2 bên sau đó ở phía trên còn ở
phía dưới là chậm nhất. Nguyên nhân của nó là đường kính thân tăng lên không ngừng ra
hai bên nhưng mép trên, mép dưới vẫn không thay đổi. Mô trưởng thành ở hai mô vết
thương hình thành mặt cắt ngang làm cho tế bào các tầng nhận được sự kích thích. Như
vậy các chất dinh dưỡng sẽ chảy vào các vết thương, phải thúc đẩy hình thành các mô tế
bào càng nhanh. Các chất dinh dưỡng ở những vùng khó vận chuyển thường là ở mép các
mắt cắt. Do tác dụng lặp lại tốc độ khuyếch tán ở những loài cây sẽ khác nhau. Các vết
thương sẽ hình thành kiểu hình thành sẹo, thông thường ta gặp kiểu chuỗi hoặc kiểu vòng
(hình 10-5) về vị trí mặt cắt thông thường được chia làm 3 loại:
- Mặt cắt phẳng:
- Mặt cắt để lại cành nhỏ khoảng 1-3cm.
- Mặt cắt nghiêng những loài cây có độ nhày ở trên vết thương, phía dưới của vết
thương có một bức xạ 450 còn bình thường là 350. Ưu điểm của mặt cắt ngang là trong
điều kiện ẩm ướt nhưng hiệu quả hàn gắn vết thương khá nhanh có thể loại bỏ các đốt
mắt trên thân cây. Nhưng kỹ thuật tỉa cành yêu cầu phải phù hợp với điều kiện của cây
lá kim và lá rộng. Cành để lại thao tác đơn giản khó gây ra vết thương, miệng vết
thương rất nhỏ nhưng yêu cầu về kỹ thuật tỉa cành lại rất cao nó phù hợp với hầu hết
các loài cây lá rộng và lá kim, để lại gốc mắt có những điều có lợi là thao tác đơn
giản, rất khó tạo vết thương cho vỏ cây, diện tích vết thương nhỏ, nhưng thời gian lành
vết thương lại dài. Vết thương cách thân cây càng xa, chất dinh dưỡng đi đến vết
thương càng khó và có thể dẫn đến cành bị chết. Đương nhiên một số loài cây không
để gốc cành thì không thể hình thành mô bảo vệ. Để tránh khỏi sự phát sinh bệnh mục
vẫn để lại một ít gốc cành và đó là một phương pháp bảo vệ cây trồng ( Hình 10-4). Vị
trí vết thương ở phần gốc nếu được tỉa là tốt hơn cả. Kỹ thuật tỉa cành Nhật Bản cho
biết tỉa cành là một bộ phận gần với ngọn và song song với thân cây làm cho mặt cắt
của cành song song với thân cây. Sự làm lành vết thương nhanh hay chậm tuỳ theo vị
trí của mặt cắt, điều kiện lập địa, sức sống của cây, độ lớn của cành và tình hình che
bóng v.v
Khả nănglàm lành vết thương khi tỉa cành tuỳ theo loại cây khác nhau mà
Cao Đình Sơn Gv Lâm nghiệp (sưu tầm) 20
có sự khác nhau. Đối với loài cây lá rộng lành vết thương nhanh hơn cây lá kim. Tốc
độ lành vết thương của cây lá rộng thường theo thứ tự như sau:
Dương, liễu, ruối, hoè, xoan, dẻ. Tốc độ làm lành vết thương của cây lá kim theo
thứ tự là: Vân sam, lãnh sam, thông. Tốc độ làm lành vết thương còn phụ thuộc vào vị
trí vết cắt, ở giữa tán và trên tán sẽ chóng lành vết thương hơn ở dưới tán. Vết thương
trong điều kiện lập địa tốt hơn sẽ chóng lành hơn. Trong cùng một loại cây ở rừng non
sinh trưởng khoẻ sẽ chóng lành hơn.
Độ to nhỏ của cành thời gian lành vết thương cũng khác nhau, để chóng lành vết
thương ngăn chặn sự xâm nhiễm của nấm mục gỗ khi tỉa cành phải chú ý độ to nhỏ
của cành.ở Nhật Bản họ quy định độ to của cành lớn nhất của cây bách là 4-5cm, cây
thông là 3cm, cây óc chó là 5cm.
Sự lành vết thương của những cây chịu bóng có tác dụng xúc tiến rõ rệt. Có người
làm thí nghiệm sau khi tỉa cành ở mặt phía Namvà phía Tây Nam kém hơn nhiều so
với các hướng khác, trong đó nguyên nhân phức tạp của nó còn đang nghiên cứu,
những nguyên nhân cơ bản là vết thương bị khô ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành
mô sẹo.
Vết cắt của tỉa cành có quan hệ mật thiết với nấm mục gỗ. Theo nghiên cứu của
Nhật Bản một số cành sau chặt nấm mục gỗ sẽ xuyên qua vết thương và làm cho gỗ bị
mục đó là do mô bảo vệ của cây nhất là cây lá rộng không được hoàn hảo. Một số cây
lá kim do nhựa cây chảy ra sẽ làm chậm quá trình gây mục.
Để đạt được hiệu quả tốt hơn của việc tỉa cành, vết thương phải phẳng không bị
nứt, không bị bóc vỏ. Như vậy sẽ làm giảm sự xâm nhập của sâu và nấm mục, xúc tiến
để làm lành vết thương. Đối với cành thô phải dùng cưa, cưa từ dưới cưa lên. Đối với
những vòng cành của thông sẽ để lại gốc cành và tránh được bóc vỏ của vòng cành.
2.4. Ngắt chồi
2.4.1. Giá tri kinh tế của ngắt chồi
Ngắt chồi là một hình thức khác của tỉa cành, khi chồi bên phình to, khi đỉnh chồi
hình thành màu xanh, thì ngắt chồi đi là phương pháp tỉa cành tiết kiệm. Giá trị kinh tế
là ở chỗ, trước hết cso thể nuôi được than cây có chiều cao không có mắt, sau đó là có
thể làm cho dinh dưỡng tập trung vào sinh trưởng chiều cao nhanh hơn, tăng thêm độ
tròn đầy của thân, rút ngắn kỳ chăm sóc tối ưu. Theo thí nghiệm ngắt chồi thông đuôi
ngựa của học viện LN Nam kinh, kết quả là 3-6 năm chiều cao của cây ngắt chồi so
với cây không ngắt chồi có sinh trưởng đường kính tăng lên 5,42cm, sinh trưởng hàng
năm tăng lên 30-40%. Như vậy ngắt ngọn có thể làm cho thân cây tròn đầy và tăng
nhanh sinh trưởng chiều cao. Ngắt chồi đơn giản dễ làm, tiết kiệm nhân công lại
chóng lành vết thương, lại không tiêu hao nhiều dinh dưỡng của cây. Điều cực kỳ
quan trọng là, một số loài cây cành sống dễ gây ra vi sinh vật xâm nhiễm, làm cho cây
gỗ bị mục, cho nên cần áp dụng phương pháp ngắt chồi thích hợp hơn để thu được gỗ
tốt không có mắt.
2.4.2. Phương pháp, thời gian và kỳ gián cách của ngắt chồi
(1) Ngắt chồi cây lá kim
Cao Đình Sơn Gv Lâm nghiệp (sưu tầm) 21
Hiện nay tiến hành ngắt chồi nhiều nhất là thông đuôi ngựa. Sau khi trồng rừng 3-4
năm, chiều cao cây lên được 1-1,5m, bắt đầu có 2-3 vòng cành. Phương pháp là hàng năm
ngắt bỏ chồi bên ngọn, chỉ để lại chồi đỉnh, không động đến chồi bên của cành bên, sự
phát triển hoàn toàn dựa vào vòng cành dưới thân và lá kim thân chính. Cứ làm như vậy
khoảng 4-5 năm liên tục, sau đó đổi sang tỉa cành mọc vòng dưới và cách năm lại tiến
hành ngắt chồi. Phương pháp này không ngắt chồi trên, mà chỉ tỉa bỏ vòng canh dưới,
ngắt chồi phía trên không tỉa cành phía dưới. Đến khi 10-12 năm, thân cao 6-7 m là
ngừng việc ngắt chồi.
Thời gian ngắt chồi đối với thông đuôi ngựa là tháng 2-4, nhựa cây bắt đầu chảy, bao
chồi chưa ra lá mầm.
( 2) Ngắt chồi cây lá rộng
a.Ngắt chồi xoan. Thông thường dùng phương pháp bẻ ngọn ngắt chồi để nuôi cây
xoan. Sau khi trồng được 2 năm, cắt bỏ chồi ngọn, gần mặt cắt để lại một chồi khoẻ mạnh
để làm thân chính. Các chồi bên, cành non đều ngắt bỏ hết. Các năm đều chọn để lại chồi
khoẻ mạnh, cho hướng lên trên. Phương pháp này thực hiện trong 3-4 năm, đến khi cây
dạt đến dộ cao nhất định là để chúng phát triển tự do, hình thành tán cây và có thân to.
Ngoài việc tiến hành ngắt chồi và mùa xuân mỗi năm nên căn cứ vào tính hình ra chồi
mà tiến hành 3-5 lần.
b.Ngắt chồi cây hông (Pawlonia) Sau khi trồng hông, mùa xuân năm sau mọc rất
nhiều chồi bên, khi chồi mọc được 3-4cm, hái hết chồi bên gần ngọn chỉ để lại 1 chồi,
phía dưới cây chỉ để lại 1-2 chồi, để có cành bên và cung cấp nhiều dinh dưỡng, xúc tiên
sinh trưởng ngọn. Mùa đông khi lá rụng hoặc đầu màu xuân trước khi ra chồi chặt bỏ
cành bên đẻ hình thnàh thân chinhs , nòi chung chiều cao có thể đạt được 6m.
Ngoài ra, đối với nhiều loài cây lá rộng như long não, dẻ
đều tiến hành thí nghiệm
ngắt chồi và thu được mục đích tăng sản.
(3)Mấy vấn đề cần chú ý khi ngắt chồi
a. Chọn loài cây đẻ ngắt chồi
Do đặc tính sinh vật học của các loai fcây khác nhau , nen hiệu qủa ngắt chồi không như
nhau. Nóichung cây lá kim có đặc tính phan cành đơn trục, ngọn chính sinh trưởng mnạh,
tác dụng ngắt chồi là hính thành gỗ tốt không mắt. Phần lớn cây lá rộng lại có đặc tính
phân cành hợp trục và phân cành chĩa nạng, ngọn chính sinh trưởng yếu, cho nên ngắt
chồi cây lá rộng khong chỉ có lợi cho gỗ tốt không hoặc ít mắt mà còn khống chế được
cành bên mọc nhanh xúc tiến sinh trưởng thân cây. Trên cây lá rộng một số chồi to nhưng
số lựong ít khả năng nẩy chồi và thành cành yếu. Như vậy ngắt chồi sẽ có hiệu qủa rõ rệt,
nhưng một số loài cây chồi lá không những só lượng nhiều mà khả năng nẩy chồi và ra
cành nhánh rất mạnh , hiệu ủa ngắt chồi đơn thuần sẽ cho hiệu quả kém hơn.Cho nên cần
phải chọn tuỳ loài cây khác nhau mà tiến hành ngắt chồi.
b. Hái chồi lúc thích hợp.
Dựa vào tập tính sinh trưởng của chồi khi chồi mới nảy cho đến khi ra lá để tiến hành
ngắt chồi, muộn nhất là ngọn cành được hóa gỗ. Nói chung loài cây nảy chồi có 2 giai
đoạn: Một là từ tháng 3-4 là lúc cây bắt đầu sinh trưởng, hai là từ tháng 6-8 là kỳ sinh
trưởng mạnh. Số lần nảy chồi khá nhiều lần. Cụ thể là phải hái lúc nhỏ và hái hết như
Cao Đình Sơn Gv Lâm nghiệp (sưu tầm) 22
vậy có thể giảm bớt sự tiêu hao dinh dưỡng của các chồi mới. Khi hái chồi phải cẩn
thận không làm ảnh hưởng đến thân cây, không có vết lõm ở gốc chồi để tránhtích
nước gây ra bệnh hại.
c. Hái chồi phải chọn điều kiện lập địa tốt.
Cây được hái là cây sinh trưởng tốt càng quan trọng là các lâm phần hái chồi và tăng
cường quản lý nước và phân. Bởi vì sau khi hái chồi cành lá giảm bớt, chất đồng hóa
do tác dụng quang hợp cũng giảm bớt để gây ra ảnh hưởng sinh trưởng của cây rừng,
nếu không tăng cường quản lý nước phân có thể không đạt hiệu quả mong muốn.
2.5. Loại bỏ chồi gốc:
Sau khi cây được chặt hoặc bị cháy ở gốc cây sẽ mọc một số chồi. Do mất khả
năng ưu thế đoạn đỉnh làm cho gốc chặt hoặc chồi ngủ trên gốc mọc ra các chồi bất định
ảnh hưởng đến kết quả sinh trưởng. Căn cứ vào vị trí nảy chồi khác nhau có thể chia ra hai
loại tái sinh vô tính.
- Chồi thân cây là chồi mọc ở trên gốc chặt hoặc ở cổ rễ, hầu hết các cây lá rộng đều có
khả năng này. Các loài cây sồi dẻ có khả năng nảy chồi rất mạnh.
- Chồi rễ là chồi bất định mọc trên rễ như xoan, lê, đinh hương, sòi, hoè, táo đều rất dễ
mọc chồi rễ.
2.5.1. ý nghĩa của việc mọc chồi thân và chồi rễ.
Dù ở trên gốc chặt sản sinh các chồi và mọc thành cây lớn đều có khả năng bảo vệ
tính trạng của cây mẹ làm cho đặc tính tốt của cây mệ phát triển lên nhất là đối với những
loài cây khó thu hái hạt và chăm sóc cây, áp dụng phương thức tái sinh vô tính càng có ý
nghĩa rất quan trọng.
Mặt khác do cành chồi sản sinh, sinh trưởng rất nhanh, lượng sinh trưởng ban đầu lớn gấp
mấy lần so với cây con tái sinh hạt thậm chí gấp mười mấy lần. Như vậy trong mấy năm
đầu không bị cỏ dại lấn át, giảm bớt được công chăm sóc cây con. Những lâm phần như
vậy rất nhanh khép tán, rút ngắn được luân kỳ khai thác, bảo vệ được đất, nước. Đối với
việc duy trì sinh cảnh rừng nó có một ý nghĩa rất quan trọng.
2.5.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát sinh và sinh trưởng của chồi gốc chặt.
Trước hết quyết định ở loài cây, loài cây khác nhau thì khả năng mọc chồi cũng
khác nhau.
1) Sự mọc chồi có liên quan mật thiết tới tuổi cây:
Kết quả nghiên cứu của trường Đại học Lâm nghiệp Bắc Kinh đối với cây dương 3-5
tuổi, tỷ lệ nảy chồi sau khi chặt là 90%. Sau 10 năm là 60-70%, sau 20 năm chỉ còn 50%,
sau 30 năm là 20%, 40 năm là 5%. Số lượng chồi mọc trên mỗi gốc cũng giảm dần theo
tuổi, ví dụ: Cây dương 10 năm có số lượng chồi mọc 3-4 cây đến 30 năm chỉ mọc 1-2 cây.
Khi nghiên cứu cây cáng lò nhận thấy tuổi cây tăng lên tỷ lệ chồi mọc trên gốc chặt
không ngừng giảm xuống 10-20 năm đạt 100%, 21-30 năm là 99%
51-60 năm là 79%.
Số lượng chồi mọc trên mỗi gốc chặt thì lại tăng lên theo tuổi. Theo điều tra vùng chặt
trắng cây 1-10 năm có 7 chồi, cây 20 năm có 23 chồi, cây 40 năm 31 chồi, cây 50 năm có
40 chồi. Kết quả nghiên cứu trên cho thấy tuổi cây khác nhau, loài cây khác nhau đều có
số lượng chồi khác nhau, chất lượng của chồi cũng bị ảnh hưởng rất lớn. Ví dụ cây dương
Cao Đình Sơn Gv Lâm nghiệp (sưu tầm) 23
80 năm chồi mọc sau 1 năm từ 80-100cm, chồi ở gốc là 1-1,2m, những cây 10-20 năm chỉ
mọc 60cm, cây mọc 31-40 năm là 93cm.
2) Chồi mọc cũng chịu ảnh hưởng đến chất lượng lập địa.
Ví dụ: Đối với cây cáng lò ở tuổi cấp 5, cấp lập địa III có chồi mọc là 96%, cấp IV là
78%, ở cấp thuổi VI cấp lập địa III là 92%, cấp lập địa IV là 66%. Số chồi mọc trên mỗi
cây cũng khác nhau và có hiện tượng ngược lại. Cấp tuổi V, cấp lập địa III bình quân có
21 chồi, cấp lập địa IV có 31 chồi. Chúng có quan hệ mật thiết với độ ẩm, nhiệt độ và độ
dày tầng đất.
3)ảnh hưởng của phương thức chặt chính dù cây cáng lò hay cây dương thì tỷ lệ nảy chồi,
số lượng chồi sinh trưởng chiều cao của chồi đều ở trên đất chặt trắng đều lớn hơn chặt
chọn. Những vùng đốt lửa khả năng nảy chồi ảnh hưởng rõ rệt. Những vùng đốt nhẹ mỗi
ha mọc được 12750 cây chiều cao bình quân là 72cm, vùng đốt vừa mỗi ha là 23250 cây,
chiều cao bình quân là 80 cm. Vùng đốt nặng mỗi ha là 44500 cây, chiều cao bình quân
là 90cm. Rõ ràng những vùng đốt nặng đã làm chết hết cây mất đi ưu thế chồi đỉnh, dinh
dưỡng tập trung vào bộ rễ cho nên chúng có điều kiện mọc cây từ rễ, số lượng cây sẽ
nhiều hơn.
3) ảnh hưởng của mùa khai thác. Tiến hành khai thác trong mùa không sinh trưởng so
với khai thác mùa sinh trưởng đều cho nhiều chồi và cây tái sinh chồi hơn. Bởi vì khai
thác trong mùa không sinh trưởng, làm cho bộ rễ tích luỹ dinh dưỡng không làm tiêu
hao dinh dưỡng cho sinh trưởng cây mà tập trung cho sinh trưởng chồi.
2.5.3. Phương pháp bỏ chồi ở gốc chặt:
Bỏ chồi gốc chặt tuỳ theo nguyên tắc bỏ một phần chồi quá dày các chồi để lại
càng nhiều dinh dưỡng có điều kiện nước và ánh sáng tạo điều kiện sinh trưởng, phát
triển tốt hơn. Tác dụng của nó là như chặt nuôi dưỡng nhưng quan trọng hơn chặt nuôi
dưỡng. Đối với rừng mọc chồi loại bỏ các chồi xấu là một điều không thể thiếu được nếu
không sẽ tạo thành rừng không đều và rất khó đạt được rừng mọc nhanh và cho gỗ lớn.
Khi loại bỏ chồi mỗi gốc nên chỉ đẻ lại 1-2 chồi. Khi chặt bỏ nên tiến hành chặt nghiêng,
không để tích nước. Đồng thời phải xem xét sự phân bố đều trên đất chặt . Những khu
đất trống cần chặt những cây chồi nhỏ để lại cây chồi lớn mọc khoẻ. Cần căn cứ vào cự
ly các cây chồi, nói chung là khoảng 2m.
Điều cần chú ý là phải tiến hành chặt sớm. Nói chung nên tiến hành sau khi khai
thác 1-2 năm, sẽ có lợi cho sinh trưởng của chồi, lại cần phán đoán những chồi nào có
điều kiẹn phát triển. Do sau khi khai thác 7-8 năm sau lại phát sinh chồi cho nên 2-3 năm
lại tiến hành tỉa chồi 1 lần. Đối với rừng mọc từ rễ, phải tiến hành đào rễ, đẻ lại trên đất
một số lượng cây nhất định. Điều này phải tuỳ theo điều kiện lập địa, loại đất, tuổi cây
chặt và khả năng phòng gió cát, nước đất mà xác định cho phù hợp.
- Tạo tán
- Chỉnh hình thân cây
- Tạo hình rễ
- Kích thích cây rừng ra hoa, kết quả
- Tu bổ cây, chữa trị các vết thương trên cây
- Đánh tỉa, trồng bổ sung cây lớn
Cao Đình Sơn Gv Lâm nghiệp (sưu tầm) 24
- Điều tiết cấu trúc, sinh trưởng và các hiện tượng học của rừng.
- Chặt nuôi dưỡng rừng trồng
2.3. Quản lý và thiết kế nuôi dưỡng rừng
- Quản lý nuôi dưỡng rừng
- Nội dung và các bước nuôi dưỡng rừng
2.4. Tóm tắt chương
Chương 4
Phục hồi và phát triển bền vững rừng đô thị
(Tổng số tiết lý thuyết: 10)
5.1. Sự suy thoái của một số hệ sinh thái rừng đô thị ở nước ta
- Rừng danh lam thắng cảnh
- Rừng môi sinh
- Rừng phòng hộ cho đô thị
- Rừng di tích lịch sử, văn hoá
- Rừng phòng hộ cho các nhà máy, xí nghiệp, công xưởng
- v.v,...
5.2. Phương hướng phục hồi các khu rừng đô thị thoái hoá
- Phục hồi và bảo tồn môi trường rừng
- Phục hồi, bảo tồn và tôn tạo phong cảnh rừng
- Kiểm soát tái sinh, sinh trưởng và diễn thế rừng
- Dự báo quá trình đô thị hoá
5.3. Một số giải pháp lâm sinh nhằm phục hồi và phát triển rừng đô thị thoái hoá
- Khoanh nuôi bảo vệ rừng
- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp trồng bổ sung
- Xử lý cải thiện và làm giàu rừng
- Tu chỉnh rừng
- Phục hoá rừng
- Trồng rừng thay thế
5.4. Lâm sinh học đô thị với phát triển rừng bền vững
5.5. Tóm tắt chương
Chương 5
Kỹ thuật thiết kế trồng rừng môi sinh và rừng cảnh quan
(Tổng số tiết lý thuyết: 5 tiết)
3.1. ý nghĩa và các nguyên tắc cơ bản trong thiết kế
-ý nghĩa của công tác thiết kế trồng rừng
-Các nguyên tắc cơ bản trong thiết kế
3.2. Các bước tiến hành
3.3. Thành quả và các thủ tục trình duyệt
Một số thuật ngữ
Phần II : thực tập ngoại nghiệp
Tổng số tiết : 15 tiết (1 tuần)
I. Mục đích
Sau đợt thực tập, sinh viên có khả năng thực hiện tốt công tác điều tra khảo sát thiết kế trồng rừng
môi sinh, rừng cảnh quan.
II. Nội dung thực tập
1. Tham quan nghiên cứu các mô hình rừng cảnh quan
1.1. Mục đích: Giúp sinh viên học hỏi đúc rút kinh nghiệm từ thực tế sản xuất xây dựng các mô
hình rừng trồng cảnh quan môi sinh.
1.2. Yêu cầu: sinh viên phải tổng kết được những bài học thành công cũng như những điểm còn
tồn tại từ những mô hình rừng đã tham quan nghiên cứu.
1.3. Nội dung nghiên cứu:
Cao Đình Sơn Gv Lâm nghiệp (sưu tầm) 25
- Tìm hiểu lịch sử rừng trồng và các biện pháp kỹ thuật trồng rừng của các mô hình
nghiên cứu.
- Đánh giá hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật tác động đối với các mô hình rừng trồng.
2. Điều tra thiết kế trồng rừng
2.1. Mục đích
Giúp sinh viên xây dựng được phương án thiết kế trồng rừng cảnh quan cho một khu danh
thắng.
2.2. Nội dung
- Đo đạc xác định được diện tích cần thiết kế
- Điều tra điều kiện tự nhiên, làm cơ sở phân chia lô
- Phân chia lô trồng rừng và điều tra các yếu tố tự nhiên trong lô
-Tính toán nội nghiệp, xây dựng bản đồ thiết kế và viết thuyết minh thiết kế trồng rừng
3. Điều tra nghiên cứu giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng đô thị
2.1. Mục đích
Giúp sinh viên xây dựng được phương án kỹ thuật lâm sinh phù hợp cho một đối tượng
rừng đô thị cụ thể tại địa bàn thực tập.
2.2. Nội dung
- Điều tra xác định hiện trạng rừng đô thị
- Đề xuất giải pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp cho đối tượng tác động.
- Viết báo cáo.
---------@----------
Tài liệu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai giang Lam sinh hoc do thi - Cao Dinh Son.pdf