Mục đích:
Những khái niệm cơ bản được thảo luận giúp sinh viên bước đầu tiếp cận với môn học lâm nghiệp đô thị bao gồm các loại cảnh quan, cấu trúc mảng xanh đáp ứng các tiêu chí công năng, thẩm mỹ, môi trường đô thị.
Trang bị cho sinh viên hiểu biết về mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung chính của môn học; vai trò của chúng vào những phúc lợi vật chất, xã hội và kinh tế của xã hội đô thị. Xác định được đối tượng và phạm vi hoạt động của môn khoa học Lâm nghiệp đô thị
39 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 663 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Lâm nghiệp đô thị - Đặng Quốc Hưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bầu tráng dập nát. Sau khi xác định kích thước bầu, tiến hành đào, đào xong chưa vội nhắc bầu lên mặt đất, dùng vải, bao nilon, các vật liệu mềm bao quanh bầu dùng day ràng buộc bầu theo hình mắt cáo sau đó dùng dao chặt rễ cái nhất bầu lên.
+ Đối với cây khó sống: Dùng phương pháp làm sẹo rễ
Đào hào lần đầu nừa vòng quanh gốc cây, hào rộng 30-40cm, sau 70cm. Hào cách gốc cây 50-60cm. Dùng phân hoai và đất lấp đầy hào, tưới nước. Sau hai tuần đào nữa vòng còn lại. Độ sau 10-15 ngày bứng cây đem trồng.
Đối với cây tương đối dễ sồng hơn chỉ cần đào một nữa và bón phân, sau 2 tuần bứng cây đem trồng được.
Mục đích làm sẹo rễ giúp rễ cây bị chặt có thời gian phục hồi. Sau khi trồng có thể sớm phát huy chức năng.
+ Lưu ý: Trước khi bứng cần cắt 50-70% tổng số lá
Thời gian sáng sớm hay chiều.
Cây búng xong phải đưa đi trồng ngay.
Lót vật êm khi vận chuyển.
1.3. Hố trồng.
- Đào hố đúng quy cách, đúng kỹ thuật và đúng vị trí, không những góp phần quyết định sức sống của cây mà còn đề phòng phải bứng lên trồng lại.
- Hố trồng được đào và làm tơi xốp đến độ sau 50cm. Kích thước thường gấp 5 lần bầu.
- Bón thêm phân chuồng hoai và các hỗn hợp hữu cơ khác.
- Kiểm tra ky trước khi đào hố, trường hợp gập cột điện hay đường ra vào nhà phải xe xích cho hợp lí. Khi đào nếu gập một dấu hiệu nghi ngở nhu mạng lưới sắt, lớp cát phải dừng lại giải quyết vì đó thường là dấu hiệu của các công trình ngầm.
1.4. Trồng cây.
Trồng là khâu quan trọng cần phải làm đúng kỹ thuật để đạt tỉ lệ sồng cao, giúp câu hồi sức nhanh, phát triển tốt.
- Chỗ đất cao đặt bầu thấp hơn mặt đất 10-20cm.
- Chỗ đất thấp đặt bầu cao hơn mặt đất 10-20cm.
- Bầu đất phải đặt chặt với đấy hố, kiểm tra thẳng hàng, lấp đất tuần tự tấng A trước, tầng B sau khi được nửa hố dừng lại nện chặt, tưới đẫm sau đó them đất cho đầy nện chặt và tưới nước.
- Lên bờ đất để giữ nước, dùng khoảng 3 cọc để chống đỡ.
1.5. Khoảng cách tối thiểu từ cây trồng đến các công trình xây dựng.
Công trình
Khoảng cách tổi thiểu (m)
Cây thân gỗ
Cây bụi
Cách mặt ngoài tường nhà
5,5
1,5
Cách mặt ngoài của mương, cóng, rãnh
2
1,2
Cách trục đường xe điện
5
3,5
Cách biên vỉa hè, lối đi trong vườn
1,2
0,5
Cách cột đèn, cột hiệu, cầu vượt và các cột lớn khác
4,5
Cách mạng lưới kỹ thuật ngầm
+ Đối với các ống dẫn nước
+ Đối với các đường dây cao áp và thông tin
2
2.5
1
2. Chăm sóc, bảo quản.
Sau khi trồng, khác với cây mọc trông rừng có sự tỉa cành tự nhiên. Cây đường phố là các cây rừng trồng trong môi trường lạ đòi hỏi sự chăm sóc nhiều hơn, các kỹ thuật này bao gồm tỉa cành, bón phân, chăm sóc, bảo vệ...
2.1. Tỉa cành.
Cây xanh đường phố mọc trong không gian mở nên các cành thấp trên cây không tự rụng đi. Vì vậy cây đường phố có thể gây ách tắc giao thông, ảnh hưởng đến đường dây điện, điện thoại và các nguy cơ khác khi việc mở tán nhanh chóng. Trở ngài này được khắc phục bằng cách tỉa cành nhân tao.
Có hai cách tỉa cành.
+ Tỉa huấn luyện được thực hiện khi cây còn nhỏ nhằm tạo ra cơ cấu cành hợp ly và giảm bớt công bảo dưỡng khi cây lớn lên.
+ Tỉa bảo dưỡng được thực hiện khi cây trưởng thành nhằm cắt bỏ khuyết tật, cải thiện sức sống và vẻ mỹ quan của cây.
Tỉa cành trên cây xanh đường phố bao gồm các việc sau:
+ Tẩy chồi thấp có tác dụng bỏ đi các cành cản trở giao thông, thường làm trong thời kỳ huấn luyện.
+ Cắt tạo hình là cắt huần luyện làm cho cây có cơ cấu cành hợp ly.
+ Tỉa quang thực hiện cả hai thời kỳ nhằm giảm số cành trong tán cây cho phép giữ lại các cành tốt, sống động hơn.
+ Tỉa an toàn cắt đi các phần tán cây có tiềm ẩn nguy cơ cho công chúng như các cành gãy treo lo lửng, các tán đã chết khô.
+ Giảm kích thược cây khi chọn loài không phu hợp như giòn, dễ gãy, tét nhánh...
Theo một số tác giả cắt tỉa của công nhân chăm sóc cây xanh có năm loai;
+ Tỉa theo yêu cầu: là cắt tỉa trên cơ sở yêu cầu của người dân nhằm cắt tỉa các cây nằm cạnh công trình của họ.
+ Cắt tỉa khẩn cấp là giải tỏa cà dọn dẹp cây ngã đỗ phải thực hiện ngay lập tức đảm bảo giao thông và các như cầu khác.
+ Cắt tỉa theo nhiệm vụ như cát bỏ nhánh cây bị sâu bệnh.
+ Cắt tỉa theo loài cây; cắt tỉa đồng loạt một loại cây nào đó như cắt cây Phi lao.
+ Bảo dưỡng định kỳ: cắt tỉa tất cả các cây trên một khu vự theo định kỳ.
2.2. Thúc đẩy tăng trưởng.
Các tác động này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp đối với sinh trưởng của cây như thoát thủy, bón phân, xới đất, tỉa thưa, làm cỏ và kiểm soát cỏ dại.
Thường có sự mâu thuẫn giữa thúc đẩy tăng trưởng với nhu cầu giới hạn tăng trưởng. Mâu thuẩn có thể giải quyết khi cây có sự xuống sức sống.
2.3. Kiểm soát các tác nhân gây hại.
Kiểm soát tổn thương, bao gồm ngăn ngừa và sửa chữa như cắt tỉa khéo léo, ngăn ngừa tổn thương vật ly( cột chằng, đóng đinh, bảng hiệu, áp phích), mốc gỗ, ngoài ra bao gồm cả thông tin giaó dục và thanh tra kiểm soát.
Kiểm soát sâu bệnh bao gồm:
+ Phải hiểu biết về vòng đời các loài sâu bệnh.
+ Theo dõi quan sát
+ Quyết định xử ly khi có dịch sâu bệnh.
+ Các phương tiện và thiết bị cho việc kiểm soát theo dõi.
+ Quyền hạn trong việc xử ly.
Về nguyên tắc, việc kiểm soát sau bệnh thực hiện trên từng cây, sau khi có kết quả trên cây cá lẻ mới áp dụng các cây còn lại.nguyên tắc này cần được tôn trọng vì ly do an toàn và bảo vệ môi trường.
3. Cải tạo và thay thế cây đường phố.
Tất cả cây đường phố đã trồng sau cùng đều phải đốn hạ và thay thế theo phí tổn của nhà nước. Công tác đốn hạ bao gồm: cắt thân cây, đào gốc, lấp hố.
Các nguyên nhân đốn hạ bao gồm: cây chết đứng, nghiêng, gây hại cho nhân dân, bị tổn thương, mở đường, ngã đổ vì giông bão.
Một cách tốt nhất, việc cải tạo thay thế nên thực hiện ở một tỉ lệ tương đối với một chi phí cố định trong thành phố.
Công tác đốn hạ đôi khi cần cần cẩu, xe tải, máy bay trực thăng. Phải có kế hoạch đối phó giông bão.
BÀI 6. CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ÁP DỤNG CHO CÂY XANH
CÔNG VIÊN, LÂM VIÊN
Mục đích:
Trang bị chi sinh viên kiến thức cơ bản về kỹ thuật dưỡng cây như biết cách lựa chọn loài cây, trồng, chăm sóc bảo dưởng và thây thế cây trồng và kỹ thuật dưỡng lâm như các loại hình rừng trong đô thị.
Có kỹ năng trồng, cắt tỉa cành, Thúc đẩy tăng trưởng, Kiểm soát các tác nhân gây hại, Cải tạo và thay thế cây đường phố và các mảng rừng trong đô thị.
Cây xanh công viên, lâm viên bao gồm cảnh quan chứa các mảng rừng, cây rải rác, thảm cỏ, cây bụi và các bồn hoa.
Về mặt nguyên lý, quản lý chăm sóc từng cây là công việc của ngành dưỡng cây, và quản lý các hệ sinh thái là ngành dưỡng lâm. Cây xanh trong công viên bố trí thành mảng rừng, hàng cây, cây đơn lẻ vì vậy các biện pháp kỹ thuật áp dựng cho cây xanh công viên là sự kết hợp cả hai nguyên lý: dưỡng cây và dưỡng lâm.
1. Các kỹ thuật dưỡng cây.
1.1. Trồng cây: Trồng cây trong công viên nên dựa trên căn bản các thiết kế tổng thể, độ che phủ cây xanh trên mỗi khu vực. Không phải tất cả các khu vực đều trồng cây, nhất là các không gian mở rộng cho hoạt động thể thao, vui chơi.
Trước khi trồng nên thực hiện kiểm kê cây có sẵn trong công viên. Khi trồng cây cần lưu ý các vấn đề:
+ Đa dạng hóa tổ thành loài nhằm tạo ra sự đa dạng sinh học và các bố cục cây xanh có giá tri cảnh quan.
+ Tận dụng không gian để tăng thêm diện tích mảng xanh bắng cách phối trí cây đại mộc, trung mộc, tiểu mộc, hoa, thảm cỏ, cây ưa sáng, chịu bóng tạo mảng xanh nhiều tầng tán.
+ Chú trọng phát triển các tiểu cảnh, các bộ sưu tập thực vật của nhiều vùng khác nhau.
+ Cây trồng cần có thời gian huấn luyện thích nghi với môi trường đô thị. Đảm bảo an toàn tránh gây tai nạn.
1.2. Cải tạo và thay thế: Cây xanh công viên cần cải tạo hay thay thế khi có sự phát triển cáu trúc khiếm khuyết hoặc ở tình trạng suy thoái. Khi có thiên tai, cây bị gẫy đỗ không thể sữa cữa nên đốn bỏ thay thế ngay.
Hàng năm cần tiến hành kiểm tra để giám định các tổn hại và đề ra các biện pháp cải tạo thích hợp.
1.3. Bảo dưỡng cỏ.
Bảo dưỡng cỏ bao gồm: bón phân, phá ván, cắt tỉa và quản ly sâu bệnh.
+ Bón phân thường được thực hiện vào đầu mùa mưa, phân thường có hàm lượng đạm cao hơn.
+ Khoan các lỗ trên mặt đất để thoát nước và trao đổi oxy.
+ Cắt tỉa thực hiện vào mùa sinh trưởng nhưng số lần cắt nên cân đối với tốc độ bón phân tưới nước.
+ Quản ly sâu bệnh hại bao gồm kiểm soát công trùng có hại, cây dại xâm hại.
1.4. Bảo dưỡng cây che phủ và cây bụi.
Cây bụi thường được tỉa thưa, tỉa bỏ cành khô cành nhỏ, kiểm soát kích thước và làm cho cây sồng động hơn.
Cây che phủ nền cho người đi bộ một sự hấp dẫn thu hút thay đôir đối với lớp cỏ. Các diện tích này cần được bảo vệ vì nó không có khả năng phục hồi như cỏ.
1.5 Bảo dưởng bồn hoa.
Việc bảo dưỡng bồn hoa bao gồm: cầy xới, trồng, bón phân, làm cỏ, kiểm soát sâu hại.
Hoa được trồng theo khối, chọn loài hoa ngắn ngày và nỏe vảo mùa nắng.
2. Các kỹ thuật dưỡng lâm.
Dưỡng lâm đô thị được định nghĩa như là nghệ thuật tái sản xuất và quản ly các khu rừng liên tục nhằm đạt được các năng suất bền vững của các lợi ích do rừng mang lại trong vùng đô thị thông qua các biện pháp của nguyên l lâm sinh.
Dưỡng lâm đô thị có nhiệm vụ bảo vệ môi trường và nghỉ ngơi như là một chức năng ưu tiên nhưng không bỏ qua sản xuất gỗ.
2.1. Các kỹ thuật dưỡng lâm áp dụng cho nơi có hoàn cảnh rừng.
Các mảng rừng được thiết lập trong công viên bao gồm: rừng đồng tuổi và rừng khác tuổi. Các sử lý kỹ thuật cho các đám cây có tính chất rừng bao gồm: tạo rừng, chặt trung gian, khai thác tái sinh, chặt vệ sinh, bảo vệ sự thuần nhất hệ sinh thái.
* Kỹ thuật tạo rừng.
Sử dụng các cây con gieo ươm sẵn trong vườn ươm, tiêu chuẩn cây con về chiều cao có thể thấp hơn cây trồng đường phố.
Khi trồng cần có sụ thiết kế trước vị trí cây trồng, sắp xếp loài ưa sáng, chịu bóng và cách trồng phù hợp.
* Các xử ly trung gian ( chặt nuôi dưỡng).
Mục tiêu của xử ly trung gian là cải thiện tổ thành loài theo ý muốn, cải thiện phẩm chất cây, và thức đẩy tăng trưởng bao gồm:
+ Tỉa quang: là giảm số lượng cây không cần thiết, cải thiện tổ thành loài, bỏ đi các cây có nguy cơ gãy đổ.
+ Tỉa cành.
+ Chặt cải thiện: loại bỏ cây vượt trội hoặc dị dạng, cây thuộc loại không thuộc mục tiêu nuôi dưỡng.
+ Chặt tỉa thưa: cải thiện tốc độ sinh trưởng cho cây.
2.2. Các kỹ thuật dưỡng lâm áp dụng cho nơi không có hoàn cảnh rừng.
Có ba hướng xử lý cho các quần xã thực vật không rừng.
* Quần xã được bảo dưỡng nguyên trang.
+ Đốt có kiểm soát.
+ Chăn thả gia súc hay động vật hoang giả.
+ Cắt cỏ định kỳ: khi cắt cần loại bỏ các cây gỗ xâm chiếm.
+ Sử dụng thuốc sát thực để kiểm soát sự xâm nhập của cây thân gỗ.
* Quần xã được thay đổi thành rừng thông qua quá trình tự nhiên.
Mục đích là chuyển đổi dần quần xã không rừng thành rừng tự nhiên bằng can thiệp một cách ôn hòa. Các diện tích này sẽ dần bị xâm chiếm bởi cây bụi, cây thân gỗ, cuối cùng tạo thành rừng. Tổ thành loài có thể can thiệp thông qua trồng cây, xử ly trung gian.
* Quần xã được thay đổi bằng cách can thiệp trực tiếp thông qua trồng cây.
Trồng bằng cây con hay có thể gieo hạt trực tiếp để tạo thành quần thụ rừng. Trong môi trường đô thị với 4 mục tiêu.
+ Thay đổi khu đất trồng thành phong cảnh.
+ Gia tăng mật độ che phủ của một phong cảnh.
+ Đải thiện tổ thành loài trên khu đất trồng bằng cách trồng cây có giá trị hay các cây cảnh.
+ Để cải thiện cảnh quan dọc theo các đường đi, sông suối.
BÀI 7. CÁC LOẠI CÂY XANH BÓNG MÁT TRỒNG Ở ĐÔ THỊ
Mục đích:
Giúp sinh viên biết được hình giáng, đặc trưng, công dựng của một số loài cây bóng mát từ đó có cơ sở lí luận và giải pháp chọn trồng, bố trí trong đô thị đạt hiệu quả, đáp ứng mục tiêu về cải thiện môi trường, góp phần tô điểm cảnh quan đô thị phù hợp trong bối cảnh công nghiệp hóa và theo kịp xu hướng phát triển các đô thị xanh trên Thế giới.
1. Cây Bách tán (Araucaria columnaris).
Cây cao 40m, thân thẳng, cành non mọc chĩa vòng thành tầng quanh thân, tạo tán hình tháp. Đường kính tán 4-8m. Cây phân cành ở độ cao 0.3-0.6m, lá xanh quanh năm, hoa đơn tính khác góc, hoa đực và cái có màu xanh.
Rễ mọc chìm.
Cây ưa sánng giai đoạn non có thể sống trong bóng râm, có sức lớn nhanh có khả năng chịu nóng và chịu lạnh giỏi.
Cây trên 40 tuổi cây mới cho quả, 3-4 năm cho quả một lần, cây 8-10 tuổi có thể cắt đọt giâm.
Trồng bằng cách gieo hạt, giâm cành ,chiết.
2. Cây Bò cạp nước (cassia fistula L)
Họ vang: Caesalpiniacea.
Cây có nguồn gốc từ Ấn độ, Srilanca, ở nước ta mọc nhiều ở vùng Tây Nguyên. Cây còn được goi là ôsaca hay điệp vàng.
Cây thường xanh hay rụng lá, cao 10-15m, đường kính 40-50cm, thân thẳng lá kép long chim một lần chẵn, mọc cách dài 15-25cm.
Cụm hoa chùm mọc ở nách lá, buông xuống dài đến 50cm, hoa có màu vàng chanh, hoa lớn, đẹp. Cây gieo trồng bằng cách gieo hạt hay giâm cành.
3. Cây Dầu rái ( Dipterocarpus alatus Roxs).
Họ dầu: Dipterocarpaceae.
Cây gỗ lớn cao 20-35m, thân thẳng đứng dáng đẹp, vỏ có màu xám trắng, táng lá rộng hình chóp, thường xanh, đôi khi thay lá vào tháng 10 đến tháng 12. Cành non và búp thường có lông, lá hình elip hay ôvan, mặt trên đậm dưới nhạt. Cây ra hoa T1-2, cho quả T4-5, quả có hai cánh gây trồng bằng hạt.
4. Cây Lim sẹt (Peltophorum tonkinensis).
Họ vang: Cae salpiniaceae
Cây gỗ nhỡ cao 10-25m, thân thẳng phân cành ở độ cao 2-3m.
Tán rộng hình cầu, luôn xanh, đường kính tán 7-8m, chùm hoa ở ngọn nhánh, hoa màu vàng.
Vỏ khi non nhẵn khi già bong vảy, tnas hình ô xòe, lé kép long chim 2 lầncanhf non có màu gỉ sắt.
Ra hoa tháng 4-5, quả chín tháng 8-9.
Rễ mọc chùm, cây ưa sang, giao trồng bằng hạt.
5. Cây Sao đen ( Hopea odorata Roxb)
Họ dầu: Dipterocarpaceae
Cây gỗ lớn thân thẳng cao 20-25m, đường kính thân 0,6-1m. Cây phân cành ở độ cao 8-12m, cành nhánh phân từ thân chính.
Cây non tán hình chóp, lớn hình thuỗn hơi tròng, đường kính tán 8-10m, mật độ lá trung bình.
Rễ trụ ăn sau, rễ ngang nhiều, cây lớn rễ ăn nỗi trên mặt đất 20-30cm. Gốc có múi, bạnh nhỏ, bộ rễ khỏe.
Cây chậm lớn sống lâu năm, gây giống chủ yếu bằng hạt hoặc giân hom.
6. Cây Phượng vĩ (Deloris regia Raf)
Họ vang: Ceasalpiniaceae
Cây cao 12-15m, thân thẳng, phân cành ở độ cao 3-6m, cây thường phân thành 2-3 nhánh lớn, các cành non mềm mại thường nắm ngang hay khum xuống. Cây sồng 40-50 năm tuổi, cây thường bọng ruột, thân hay có u bứu và hay gẫy thất thường.
Tán hình ô xòe, dáng tán mềm mại, đẹp, đường kình8-15m, mật độ lá thưa thoàng, rụng lá vào mùa khô. Hoa đẹp mọc thành chùm màu đỏ tươi hay gia cam, nở tháng 5-7, cây 4-5 tuổi cho hoa. Rễ cái ăn nổi , rễ ngang nhiều, rễ có bạnh vè nhỏ.
Cây ưa khí hậu nhiệt đới ẩm cần ánh sáng, gây trồng bằng hạt hoặc giâm cành.
7. Cây Dáng hương (Pterocarpus macrocarpus Kurs)
Họ đậu: Fabaceae
Cây cao 20-25m, thân tròn thẳng, phân cành ở đó cao 4-5m. Tán tương đói tròn , đường kính tán 8-10m, mật độ lá dày, lá rụng vào mùa đông.Hoa mọc ở nách lá có mùi thơm nhẹ.
Rễ ăn nỗi lan rộng trên mặt đất
Cây ưa khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiều ánh sáng. Gây trồng bằng hạt hay bằng cành giâm.
8.Cây Đa búp đỏ (Picus elastica Roxb)
Họ dâu tằm: Moraceae
Cây gỗ lớn cao 8-35m, đường kính thân từ 1-2m. rễ khí sinh phát triển mạnh bao bọc quanh thân chính. Phân cành ở độ cao1-3m, cành nhánh vương dài.
Tán hình nắm tự do,tròn, không đều, đường kính tới 25m, mật độ lá dày, lá xanh quanh năm.
Quả hình cầu nhỏ, mùa quả thường gây mất vệ sinh.
Rễ cọc rất khỏe, nhiều rễ ngang, rễ ngang ăn nổi có đoạn cao 40-50cm, rễ lan rộng tới 5-10m. Cây có rễ phụ mọc từ thân tạo cho cây có dáng khỏe vững chắc.
Cây thường gây trồng bằng giâm cành. Thường được trồng ở các đình chùa gò đồi tạo bóng mát.
9. Hoàng lan (ngọc lan tay) canangium odoratum King
Họ na: Anonaceae
Cây gỗ trung bình cao 15-20m, thân cây tròn thẳng, phân cành ở độ cao 4-7m, cành nằm ngang, cành non thường rũ xuống mềm mại.
Tán hình thuỗn, đỉnh tán hình chóm, đường kính tán 6-8m. mật độ lá thưa thoáng, xanh quanh năm.
Hoa lớn thơm đẹp. hoa cho tinh dầu trong công nghệ mỹ phẩm và thực phẩm.
Cây có dáng đẹp, tạo bóng mát và có hương thơm hoa nở quanh năm thích hợp cho trồng ở các khu vui chơi, cơ quan , nhà ở, trường học
Gây trồng bằng hạt hay giâm cành.
10. Huyền diệp (hoàng nam) Polyalthia longifolia Hook
Họ na: Anonaceae
Cấy có nguồn gốc từ Ấn độ, cây gỗ có thân thẳng cao tới 15m, tán hình tháp đẹp, cành nhỏ mềm thường cong xuống theo thân. Lá hình giáo hẹp, dài 20cm,
Hoa màu xanh xám, thơm. Quả đen, hình bầu duc dài2 cm.cây mọc lhoer dễ trồng xanh quanh năm. Cây được trồng bằng hạt, có thể dùng các chồi mọc từ nách thân để giâm.
11. Cây Phượng tím (Jacaranda mimosifolia)
Họ chùm ớt: Bignoniaceae
Có nguồn gốc từ nam mỹ, thích hợp khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Cây cao 10–15 m, tán lá tỏa rộng 7–10m, cành lá thưa, lá kép lông chim.
Hoa hình ống dài 4–5 cm, từng chùm màu tím, hình chuông, cánh hoa mềm mại, dễ bị dập nát, mùa hoa nở kéo dài khá lâu, có thể đến 4–6 tháng.
Cây phải trồng bằng hạt, ra hoa sau 2–3 năm,
12. Cây Móng bò tím (Bauhinia purpure)
Họ vang: Ceasalpiniaceae
Cây cao 8-10m. Thân không thẳng, phân cành 2-3m, cành lớn công queo, non rũ xuống mềm mại.
Tán tròn, rủ không đều, đk tán 4-5m, tán thưa thoáng, xanh quanh năm.
Hoa màu tím , đẹp. Rễ cái ăn sâu, nhiều rễ ngang, không có rễ ăn nỗi.
Gây trồng bằng hạt hay giâm cành.
13. Cây Muồng hoa đào (Cassia javanica L.)
Họ Vang - Caesalpiniaceae
Cây cao 15m, phân cành nhiều,thấp 1-3m, cành dài xòe.
Tán tròn không đều, đk 10-12m, mật độ lá dầy, rụng rải rác, hoàn toàn vào T4.
Hoa đẹp màu hồng. Rễ cái ăn cạn, không rễ ăn nổi.
Gây trồng bằng hạt. Cây lớn chậm, cần nhiều công chăm sóc
14. Cây Sò đo cam (Spathodea campanulata)
Họ đinh - Bignoniaceae
Cây có nguồn gốc châu phi (Kenia, Uganda)
Cây cao 12-20m, thân có vỏ hơi sần màu nâu nhạt, phân cành nhánh ở đỉnh.
Tán lá rậm hình cầu, luôn xanh.
Hoa lớn dài 6-8cm, rộng 4-5cm, có màu vàng cam, đài màu nâu có lông mịn
Gây trồng bằng hạt, hay giâmcành.
15. Cây Xa kê (Artocarpus altilis)
Họ dâu tằm: Moraceae
Cây bản địa của bán đảo Mã Lai và các đảo miền tây Thái Bình Dương.
Cây gỗ nhở, tán nhiều tầng, cành mọc ngang, có nhựa mủ trắng. Lá lớn chia 3-9 thùy màu xanh bóng, cuốn mập rụng để xẹo. Hoa dơn tính cụm hoa đực màu vàng, cụm hoa cái hình cầu, non màu xanh già màu vàng. Trồng bằng hom rễ.
16. Cây Ngân hoa (Grevillea robusta)
Họ Chẹo thui: Proteaceae
Cây gỗ cao 20 - 25m, đường kính 35 - 40cm, cành non, chồi phủ lông tơ màu gỉ sắt. Vỏ loang lổ màu xám đen và trắng, bong mảng.
Tán hình tháp. Lá đơn, phân thùy không đều, dạng lông chim, mọc cách, mép cuộn ra ngoài, mặt trên màu lục sẫm, dưới phủ lông tơ màu trắng xám.
Hoa nhỏ màu vàng đậm họp thành cụm hoa dạng chùm dài 6 - 17cm. Quả hình trái xoan, dẹt. Hạt hình trứng ngược, có cánh xung quanh.
Gỗ màu đỏ xám, cứng, chịu lực tốt, vân đẹp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Quang Diệp, 2002. Bài giảng Kinh doanh rừng cảnh quan. Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam, 51 trang.
2. Trương Mai Hồng, 2001. Bài giảng Cây xanh hoa kiểng, phần 1. Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam, 50 trang.
3. Phạm Văn Duệ, 2005. Giáo trình Kỹ thuật trồng hoa cây cảnh. NXB Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_lam_nghiep_do_thi_dang_quoc_hung.doc