Cách tiến hành :
- GV giới thiệu mẫu tấm làm đồng hồ để bàn và đặt câu hỏi định hướng HS quan sát để HS rút ra nhận xét về hình dạng, màu sắc, các bộ phận của đồng hồ để bàn mẫu.
+ Đồng hồ để bàn có hình gì ?
2 trang |
Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài giảng Làm đồng hồ để bàn (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30 : LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN (T.1)
I. MỤC TIÊU
HS biết cách làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công.
Làm đồng hồ để bàn đúng quy trình kĩ thuật.
Hứng thú với sản phẩm mình làm được.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh qui trình kĩ thuật Làm đồng hồ để bàn.
Mẫu làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công.
Giấy thủ công, hồ dán, bút màu, kéo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1 . Ổn định tổ chức (1’)
2 . Kiểm tra bài cũ (4’)
Hai, ba HS nêu các thao tác Làm lọ hoa gắùn tường.
GV nhận xét, cho điểm.
3 . Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
GV treo mẫu làm đồng hồ để bàn và giới thiệu : Cô cho cả lớp mình xem đây là đồng hồ để bàn. Các con thấy đồng hồ để bàn có đẹp không ? Thế lớp mình có thích được đồng hồ để bàn đẹpï như thế không ? Cô trò mình cùng nhau học bài Làm đồng hồ để bàn.
Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
Mục tiêu :
HS nắm được cách làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công.
Cách tiến hành :
GV giới thiệu mẫu tấm làm đồng hồ để bàn và đặt câu hỏi định hướng HS quan sát để HS rút ra nhận xét về hình dạng, màu sắc, các bộ phận của đồng hồ để bàn mẫu.
+ Đồng hồ để bàn có hình gì ?
+ Màu sắc đồng hồ để bàn có màu gì?
+ Đồng hồ để bàn có mấy kim.
+ Em hãy nêu tác dụng từng bộ phận trên đồng hồ ?
+ Em hãy so sánh hình dạng, màu sắc các bộ phận của đồng hồ mẫu và đồng hồ để bàn được sử dụng trong thực tế có gì giống nhau và khác nhau.
+ Đồng hồ dùng để làm gì ?
Hoạt động 2 : GV hướng dẫn mẫu
* Bước 1 : Cắt giấy.
Cắt hai tờ giấy thủ công có chiều dài 24 ô và chiều rộng 16 ô để làm đế và làm khung dán mặt đồng hồ.
Cắt 1 tờ giấy hình vuông có cạnh 10 ô làm chân đỡ đồng hồ.
Cắt 1 tờ giấy trắng có chiều dài 14 ô rộng 8 ô để làm mặt đồng hồ.
* Bước 2 : Làm các bộ phậncủa đồng hồ
GV hướng dẫn HS các thao tác :
Làm khung đồng hồ.
Làm mặt đồng hồ.
Làm đế đồng hồ.
Làm chân đỡ đồng hồ.
* Bước 3 : Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh.
GV hướng dẫn HS các thao tác :
Dán mặt đồng hồ vào khung đồng hồ.
Dán khung đồng hồ vào phần đế.
Dán chân đỡ đồng hồ vào mặt sau khung đồng hồ.
Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (4’)
Cô vừa dạy bài gì ?
Một HS nhắc lại các bước làm Làm đồng hồ để bàn.
- Dặn dò : Giờ học sau mang giấy thủ công,kéo, hồ dán để học bài “Làm đồng hồ để bàn”
Lắng nghe
HS quan sát, nhận xét .
+ Đồng hồ để bàn có hình chữ nhật.
+ 1 HS trả lời.
+ Đồng hồ để bàn có 4 kim.
+ Một số HS nêu tác dụng từng bộ phận trên đồng hồ.
+ 1 HS so sánh hình dạng, màu sắc các bộ phận của đồng hồ mẫu và đồng hồ để bàn được sử dụng trong thực tế có gì giống nhau và khác nhau.
+ Đồng hồ dùng để xem giờ.
Làm mặt đồng hồ.
Làm đế đồng hồ.
Làm chân đỡ đồng hồ.
Làm đồng hồ để bàn.
1 HS nhắc lại các bước.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TC 29.DOC