Bài giảng Kỹ thuật xung - Chương 5: Mạch kẹp
KHÁI NIỆM
Mạch kẹp hay còn gọi là mạch ghim điện áp, mạch dịch mức DC của tín
hiệu AC đạt đến một mức xác định, mà không bị biến dạng sóng. Mạch kẹp
được dựa trên cơ sở như một mạch phục hồi thành phần điện áp DC. Nó
dùng để ổn định nền hoặc đỉnh của tín hiệu xung ở một mức xác định nào đó
bằng hoặc khác không.
Như vậy mạch sẽ kẹp tín hiệu ở những mức DC khác nhau
Dạng sóng điện áp có thể bị dịch một mức, do nguồn điện áp không phụ
thuộc được cộng vào. Mạch kẹp vận hành dịch mức, nhưng nguồn cộng vào
không lớn hơn dạng sóng độc lập. Lượng dịch phụ thuộc vào dạng sóng hiện
thời.
Mạch kẹp cần có:
Tụ C đóng vai trò phần tử tích năng lượng
Diode D đóng vai trò khóa
Điện trở R
Nguồn DC tạo mức DC
Hai loại mạch kẹp chính: Mạch kẹp Diode và Transistor. Dạng này ghim
mức biên độ dương hoặc mức biên độ âm, và cho phép ngõ ra mở rộng chỉ
theo một hướng từ mức chuẩn. Mạch kẹp khóa (đồng bộ) duy trì ngõ ra tại
một số mức cố định cho đến khi được cung cấp xung đồng bộ và lúc đó ngõ
ra mới được cho phép liên hệ với dạng sóng ngõ vào.
Điều kiện mạch kẹp: Giá trị R và C phải được chọn để hằng số thời gian τĐ
= RC đủ lớn để sụt áp qua tụ không quá lớn
Trong phần lý thuyết này ta xem tụ nạp đầy sau 3τĐn và tụ xả hết sau 3τĐx
Nguyên lý làm việc của các mạch ghim điện áp dựa trên việc ứng dụng hiện
tượng thiên áp, bằng cách làm cho các hằng số thời gian phóng và nạp của
tụ trong mạch khác hẳn nhau.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C5.pdf