Văn bản là bản viết hoặc in, mang nội dung là những gì cần được lưu lại làm bằng, hoặc đó là những chuỗi ký hiệu thuộc một hệ thống nào đó, tạo thành một chỉnh thể mang nội dung, ý nghĩa trọn vẹn.
Ngoài ra, văn bản còn được hiểu theo nhiều cách khác:
- Theo nghĩa rộng:
Văn bản là phương tiện ghi lại và truyền đạt thông tin bằng các ký hiệu hay ngôn ngữ nhất định ( ngôn ngữ được ghi lại dưới dạng chữ chữ viết ).
Với cách hiểu rộng như vậy, văn bản còn có thể gọi là vật mang tin được ghi bằng ký hiệu ngôn ngữ ( chủ yếu là chỉ chữ viết )
- Theo nghĩa hẹp:
Văn bản là khái niệm dùng để chỉ công văn giấy tờ, tài liệu hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
+ Công văn dùng để chỉ các văn bản do các cơ quan, xí nghiệp ban hành theo một thể thức nhất định ( tức là phải tuân theo những quy định nhất định về hình thức và nội dung của văn bản ): Quốc hiệu, cơ quan ban hành,số, kí hiệu, địa danh, ngày tháng. ban hành, chữ kí, con dấu cơ quan
+ Giấy tờ là những văn bản hình thành trong các cơ quan, xí nghiệp nhưng nó không phải là công văn ( tức là nó không theo thể thức chung ) như: đơn từ của cá nhân, những loại sổ sách
79 trang |
Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1074 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Kỹ thuật soạn thảo văn bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
………..
- Bà:…………………Chức vụ:……………………
II) Nội dung bàn giao:
Bên ………….đã tiến hành bàn giao tài sản cho bên……… theo biểu thống kê sau:
Bản thống kê tài sản bàn giao:
Số TT
Tên tài sản
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Ghi chú
Cộng :
Tổng giá trị: bằng số:…………………….
Bằng chữ:……………………………………….
Kể từ ngày………………….số tài sản trên do bên ………….. chịu trách nhiệm quản lý.
Biên bản được lập thành….. có giá trị pháp lý như nhau.
Mỗi bên giữ 02 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN GIAO
ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN
Họ và tên
Họ và tên
5.3) Biên bản thanh lý hợp đồng
TÊN CQ, TC CẤP TRÊN
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
Sè: /BB-
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
..... ......., ngày tháng năm 20...
BIÊN BẢN
Về việc………………………..
Căn cứ hợp đồng…. Số…………………/
Hôm nay, ngày……………….
Địa điểm: Tại…………………………………..
Chúng tôi gồm:
Bên A:……………..
Địa chỉ:…………………
Ông (bà):……………. Chức vụ:……….. làm đại diện.
Bên B:……………..
Địa chỉ:…………………
Ông (bà):……………. Chức vụ:……….. làm đại diện.
Hai bên cùng xác nhận:
Bên A đã……. (thực hiện cụ thể các điều khoản trong hợp đồng).
Bên B đã thanh toán đầy đủ cho bên A số tiền là:…….
Trình tự, phương thức thanh toán:…………………
Vậy hai bên A và B đồng ý chấm dứt và thanh lý Hợp đồng số:… ngày …. tháng …năm.
Hai bên cam kết không có khiếu nại hoặc thắc mắc gì phát sinh từ Hợp đồng này.
Biên bản là bộ phận không thể tách rời khỏi Hợp đồng số:……… :… ngày …. tháng …năm… và được lập thành……, mỗi bên giữ ….bản có giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A
(chữ ký)
ĐẠI DIỆN BÊN B
(chữ ký)
Họ và tên
Họ và tên
Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Biên bản là gì? Hãy nêu đặc điểm của biên bản.
Câu 2: Có mấy loại biên bản và gồm những loại nào, nêu cách sử dụng của từng loại.
Câu 3: Lớp Kế toán khóa 36 thuộc khoa kế toán của Trường Đại học A tiến hành cuộc họp bình chọn danh hiệu thi đua cho cá nhân và tập thể lớp đạt thành tích xuất sắc trong năm học 2012-2013. Đặt cương vị công tác thích hợp hãy soạn thảo một biên bản có nội dung trên.
Câu 4: Theo hợp đồng mua bán hàng hóa số:10/2013/HDMB ngày ….. về việc cung cấp trang thiết bị văn phòng ký giữa Công ty A và Công ty B thì Công ty A nhận cung cấp cho Công ty B với số lượng là 35 tủ đựng hồ sơ – đơn giá 1.700.000d/1c (tổng giá trị hợp đồng là 59.500.000). Tuy nhiên trên hóa đơn bán hàng ký hiệu….., số hiệu hóa đơn….. lập ngày….. đã ghi thừa số lượng. Sau khi thỏa thuận và hai bên đi đến thống nhất hủy hóa đơn bán hàng trên. Đặt cương vị công tác thích hợp hãy soạn thảo một biên bản có nội dung trên.
6.Quyết định hành chính
6.1. Khái niệm
Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền ban hành nhằm thể hiện ý chí đơn phương của chủ thể ban hành lên đối tượng quản lý, bằng việc hình thành các quy tắc xử xự riêng mang tính chất bắt buộc đối với đối tượng quản lý, để giải quyết những vấn đề cụ thể như nâng lương, khen thưởng, tuyển dụng, bổ nhiệm, thành lập một phòng ban, phê duyệt dự án, xử lý vi phạm hành chính…
Quyết định hành chính là văn bản pháp quy được dùng phổ biến trong cơ quan tổ chức, doanh nghiệp. Đây là phương tiện để người lãnh đạo thực hiện chức năng quản lý của mình đến đối tượng bị quản lý để giải quyết các trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tập thể cụ thể.
Hiệu lực của quyết định được giới hạn trong thời gian, không gian nhất định phù hợp với thẩm quyền của cơ quan tổ chức hay cá nhân ban hành quyết định.
Quyết định hành chính cơ bản được phân thành 4 nhóm: quyết định nhân sự; quyết định tổ chức bộ máy; quyết định ban hành, điều chỉnh chính sách, văn bản; quyết định xử lý vi phạm hành chính.
6.2. Đặc điểm
- Thuộc loại văn bản áp dụng pháp luật, do những cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước.
- Đưa ra các quy tắc xử sự riêng, cá biệt, một lần đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể trong những trường hợp xác định.
- Mang tính đơn phương, một chiều từ phía chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý.
- Thường do một cá nhân đứng đầu một đơn vị, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ban hành.
- Mục đích sử dụng: Tuyển dụng, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, lên lương, thành lập một phòng ban cơ quan, …
6.3. Phương pháp soạn thảo
6.3.1. Thể thức và kỹ thuật trình bày
TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TÊN CQ, TC BAN HÀNH(1)
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số:…./QĐ-CQBH
……(4)…….., ngày…. tháng… năm…
QUYẾT ĐỊNH
Về ...................(5)..................
THẨM QUYỀN BAN HÀNH
Căn cứ………………………………(8)……………………………………;
Căn cứ………………………………(9)…………………………………....;
Theo đề nghị của……………………(10)……………………………….….,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. …...…………………………(12)…………………………………..
Điều 2. ……………………………..(13)…………………………………...
Điều 3. …………………………… (14)…………………………………..
Điều 4. …………………………… (15)…………………………………..
Nơi nhận:
THẨM QUYỀN KÝ
- Như điều....
…………….
- Lưu:
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên
6.3.2. Phương pháp soạn thảo nội dung
Quyết định được soạn theo thể văn điều khoản, kết cấu của bản quyết định gồm 2 phần:
* Phần căn cứ ( phần này nêu cơ sở pháp lí và tình hình thực tiễn để ban hành văn bản )
Phần căn cứ đảm bảo 3 yếu tố:
Thẩm quyền ban hành: Viện dẫn VB quy định thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức.
Căn cứ pháp lí: Viện dẫn văn bản của cơ quan có thẩm quyền quy định những vấn đề liên quan đến nội dung quyết định
Đề xuất: Để ban hành quyết định phải do một cơ quan ( bộ phận ) đề nghị ban hành quyết định.
* Phần nội dung: Gồm các điều, khoản
Điều 1: Thường là nội dung chính của quyết định (quyết định về vấn đề gì và quyết định như thế nào, chỉ ra đối tượng trực tiếp thi hành quyết định )
Các điều khoản tiếp theo, mỗi điều khoản là một nội dung hoặc tác động đến một đối tượng khác nhau.
Điều 2: Thông tin hỗ trợ thi hành (quy định quyền lợi, nghĩa vụ của đối tượng thi hành tại điều 1)
Điều 3: (điều thi hành): Quy định rõ đối tượng thi hành
Điều 4: Thời gian thi hành.
Quyết định về nhân sự:
TÊN CQ, TC CẤP TRÊN
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
Sè: /QĐ-
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
..... ......., ngày tháng năm 20...
QUYẾT ĐỊNH
Về việc………………………………….
THẨM QUYỀN BAN HÀNH
Căn cứ……………………………………………………………………………
Căn cứ……………………………………………………………………………
Theo đề nghị của…………………………………………………………………
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Bổ nhiệm ai? Điều động ai? Về đơn vị nào?
Điều 2: Quyền lợi? (lương, phụ cấp được giải quyết như thế nào)
Điều 3: Trách nhiệm thực hiện (những cá nhân, tổ chức nào chịu trách nhiệm thi hành quyết định này?).
Điều 4: Thời gian có hiệu lực của quyết định (từ ngày nào đến ngày nào?).
Nơi nhận:
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
- Như điều….;
(chữ ký, dấu)
- ………
- Lưu: VP.
Họ và tên
Mẫu quyết định về tổ chức bộ máy
TÊN CQ, TC CẤP TRÊN
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
Sè: /QĐ-
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
..... ......., ngày tháng năm 20...
QUYẾT ĐỊNH
Về việc………………………………….
THẨM QUYỀN BAN HÀNH
Căn cứ……………………………………………………………………………
Căn cứ……………………………………………………………………………
Theo đề nghị của…………………………………………………………………
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Quyết định thành lập cơ quan, đơn vị có tên là gì? Thành lập ngày , tháng, năm nào?
Điều 2: Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của tổ chức bao gồm….
Điều 3: Biên chế tổ chức bộ máy (tổng số biên chế, các bộ phận…), trụ sở đặt tại….
Điều 4: Trách nhiệm thi hành quyết định (cơ quan nào, cá nhân nào…. chịu trách nhiệm thi hành quyết định này).
Nơi nhận:
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
- Như điều….;
(chữ ký, dấu)
- ………
- Lưu: VP.
Họ và tên
Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Quyết định hành chính là gì? Nêu các đặc điểm của quyết định?
Câu 2: Nêu các trường hợp sử dụng của quyết định hành chính? Quyết định hành chính thường được sử dụng trong những trường hợp nào?
Câu 3 Giả sử bạn đang làm việc tại phòng tổ chức của một công ty, hãy giúp thủ trưởng đơn vị dự thảo một quyết định về việc tuyển dụng nhân viên mới.
CHƯƠNG III: HỢP ĐỒNG - KỸ THUẬT SOẠN THẢO
I. HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
1. Khái niệm.
Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Hợp đồng lao động thể hiện quan hệ có tính chất luật pháp giữa người sử dụng lao động và người lao động trong sự thỏa thuận trên cơ sở luật pháp quy định.
Hợp đồng lao động đã bảo vệ lợi ích của người lao động, đảm bảo tính công bằng, bình đẳng trong quan hệ lao động giữa hai bên.
2. Đặc điểm
a. Đối tượng của hợp đồng lao động là việc làm có trả công.
Mặc dù HĐLĐ là một loại quan hệ mua bán đặc biệt, hàng hóa mang trao đổi – sức lao động luôn tồn tại gắn liền với cơ thể người lao động. Do đó khi NSDLĐ mua hàng hóa sức lao động thì cái mà họ được “sở hữu” đó là một quá trình lao động biểu thị thông qua thời gian làm việc, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thái độ, ý thức... của NLĐ và để thực hiện được những yêu cầu nói trên NLĐ phải cung cấp sức lao động từ thể lực và trí lực của mình biểu thị qua những thời gian đã được xác định ( ngày làm việc, tuần làm việc... ). Như vậy, lao động được mua bán trên thị trường không phải là lao động trung mà là lao động cụ thể, lao động thể hiện thành việc làm.
b. Hình thức của HĐLĐ.
Hợp đồng lao động đòi hỏi phải được ký kết bằng văn bản và mỗi bên giữ một bản như nhau. Luật pháp chỉ cho phép ký kết hợp đồng miệng trong những giới hạn cụ thể (hợp đồng dưới 3 tháng). Khi hết hạn, nếu các bên tiếp tục thực hiện cần ký kết lại, hợp đồng lao động không cho phép kéo dài thời hạn của hợp đồng.
c. HĐLĐ do đích danh người lao động thực hiện.
HĐLĐ thường được thực hiện trong môi trường xã hội hóa, có tính chuyên môn hóa và hợp tác hóa cao. Vì vậy khi người sử dụng lao động thuê mướn NLĐ người ta không chỉ quan tâm tới đạo đức, ý thức, phẩm chất... tức nhân thân của người lao động. Do đó, NLĐ phải trực tiếp thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết, không được chuyển dịch vụ cho người thứ 3.
d. Trong HĐLĐ có sự thỏa thuận của các bên thường bị khống chế bởi các giới hạn pháp lý nhất định.
Xuất phát từ nhu cầu cần bảo vệ, duy trì và phát triển sức lao động trong điều kiện nền kinh tế thị trường không chỉ với tư cách là các quyền cơ bản của công dân mà còn có ý nghĩa xã hội đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Mặt khác, HĐLĐ có quan hệ tới nhân cách của NLĐ, do đó quá trình thỏa thuận, thực hiện HĐLĐ không thể tách rời với việc bảo vệ và tôn trọng nhân cách NLĐ.
e. Thời hạn HĐLĐ được thực hiện trong suốt thời gian nhất định hay vô định.
Thời hạn của HĐ có thể được xác định rõ từ ngày có hiệu lực tới một thời điểm nào đó, song cũng có thể không xác định trước thời hạn kết thúc. Ở đây các bên, đặc biệt là người lao động không có quyền lựa chọn hay làm việc theo ý chí chủ quan của mình mà công việc phải được thi hành tuần tự theo thời gian đã được người sử dụng lao động xác định ( ngày làm việc, tuần làm việc )
3. Phân loại
Theo quy định tại điều 27 Bộ luật Lao động 2005, hợp đồng lao động được ký kết dưới 3 dạng sau:
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn (hay hợp đồng lao động vĩnh viễn) là hợp đồng lao động không quy định thời hạn của hợp đồng. Hợp đồng sau khi được ký kết là có hiệu lực cho đến khi người lao động về hưu hoặc có quyết định hợp pháp nào đó hủy bỏ hợp đồng thì hợp đồng hết giá trị.
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng là hợp đồng được các bên xác định thời gian có giá trị của hợp đồng từ 12 tháng đến 36 tháng. Sau khi hết thời hạn, hợp đồng lao động hết giá trị.
- Hợp đồng lao động theo thời vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới 12 tháng là hợp đồng 2 bên thỏa thuận làm một công việc cụ thể có thời hạn dưới 12 tháng hoặc theo mùa vụ cụ thể. Sau khi hết hạn, hợp đồng hết giá trị hoặc thực hiện xong công việc hoặc hết thời vụ, hợp đồng hết giá trị.
Khi hợp đồng lao động hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới, hợp đồng đã giao kết trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm một thời hạn, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng không xác định thời hạn.
4. Kỹ thuật soạn thảo
4.1 Thể thức và kỹ thuật trình bày
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Số: …….. – HĐLĐ
Chúng tôi:
Một bên là:
Ông (bà): ……………………………………………………………………........
Sinh năm: ………………………. Quốc tịch: ……......……………………........
Chức vụ: ……………………………………………………………………........
Đại diện doanh nghiệp: ……………………………….…………………….........
Một bên là:
Ông (bà): ………………………………………………….……………………...
Sinh năm: ……………………….. Quốc tịch: ………………………………......
Trình độ văn hóa: ……………………………………………………………......
Nghề nghiệp: …………………………………………….……………………....
Nơi cấp trú: ……………………………………………………………………...
Giấy chứng minh nhân dân (hoặc sổ lao động) số: ……………………………...
Cùng nhau thỏa thuận ký kết hợp đồng lao động gồm những điều khoản dưới đây:
Điều 1: Ông (bà): ……………………………………………………………......
Sẽ làm việc cho: ……………………………………….…………………….......
Theo hình thức (ghi rõ là loại đồng không xác định thời hạn, hợp đồng có thời hạn xác định hay hợp đồng theo mùa vụ, hay công việc).
Tại địa điểm: (Kể cả phạm vi dự kiến có sự di chuyển): ………………..............
Phương tiện đi lại làm việc (từ nơi ở đến doanh nghiệp và ngược lại do doanh nghiệp đảm nhiệm hay cá nhân tự lo liệu): …………………………………………......
Chức vụ, cương vị đảm nhiệm: …………………………………………….........
Mức lương chính (ghi cả số và chữ, loại tiền): ……………………………….....
Phụ cấp gồm có: ………………………………………………………………....
Điều 2: Ông (bà): ………………………………………………………..............
Sẽ làm việc theo chế độ thời gian (bình thường, đặc biệt):……………………....
Số ngày nghỉ được hưởng lương hàng năm gồm: ……………………………….
Được cấp phát những vật dụng cần thiết để làm việc như: ………………….......
Và phải chịu trách nhiệm (hay không chịu trách nhiệm) trong việc giữ gìn, bảo quản những tài sản đó nếu để:
+ Mất
+ Hư hỏng
Trang bị bảo hộ khi làm việc gồm: ……………………………………………....
Điều 3: Ông (bà): ………………………………………………………..............
Chịu sự điều hành trực tiếp trong công việc của Ông (bà)…………………….....
(ghi rõ chức vụ người quản lý).
Ngoài ra khi cần thiết làm theo chỉ thị của Ông (bà): …………………………...
Điều 4: Ông (bà): ………………………………………………………..............
Có nghĩa vụ: ……………………………………………………..........................
Điều 5: Ông (bà): ……………………………………………………………......
Có quyền: ………………………………………………………………..............
Đề nghị thỏa thuận lại một hoặc toàn bộ các nội dung đã được nêu trong bản hợp đồng (thông qua người quản lý trực tiếp, đại diện công nhân hay đại diện tổ chức công đoàn, trực tiếp với giám đốc).
Được hưởng (các phúc lợi) gồm: ……………………………………………......
Và được hưởng nâng lương, bồi dưỡng theo chế độ:
Chấm dứt hợp đồng lao động khi: …………………………………….................
Nhưng phải báo cho doanh nghiệp biết trước một thời hạn là: ……………….....
Nếu không tuân theo thời hạn báo trước, ông (bà) có thể (bị yêu cầu bồi thường, cắt giảm tiền thưởng: …………………………………………………………................
Điều 6: Doanh nghiệp:………………………………………………...................
Có nghĩa vụ: ………………………………………………………………..........
Và có quyền: ………………………………………………………......................
Điều 7: Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ………………… cho đến ngày ...
Điều 8: Hợp đồng này làm thành hai bản (02):
Một bản do Ông (bà) ……………………………………… giữ.
Một bản lưu giữ tại doanh nghiệp.
Lập tại: …………………………………………………………………………
NGƯỜI LAO ĐỘNG
(Ký tên)
Họ và Tên
NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
(Ký tên, đóng dấu)
Họ và Tên
4.2 Phương pháp soạn thảo nội dung
1) Phần mở đầu:
- Quốc hiệu.
- Tên loại hợp đồng
- Số và ký hiệu của hợp đồng
2) Phần thông tin về chủ thể (gồm người sử dụng lao động và người lao động)
- Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;
- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;
3) Phần nội dung của hợp đồng lao động:
+ Điều khoản về việc làm: trong điều khoản này cần chú ý các nội dung sau:
- Những quy định về loại hợp đồng.
- Những quy định về thời hạn hợp đồng
- Những quy định về chức vụ, cương vị đảm nhận
- Những quy định về công việc phải làm
+ Điều khoản về thời gian làm việc: phải ghi rõ cả ngày hay phần ngày, nếu có quy định cụ thể về những khoảng thời gian làm việc trong ngày thì phải ghi đầy đủ, nếu cho phép sử dụng thời gian linh hoạt thì phải ghi cụ thể thời gian linh hoạt đó, nếu có huy động theo thêm giờ (ngoài giờ) thì phải nêu rõ.
+ Điều khoản về điều kiện lao động: phải ghi cụ thể mức của điều kiện lao động: bình thường, độc hại, đặc biệt. Nếu trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, đặc biệt thì phải xác định mức phụ cấp người lao động được hưởng.
+ Điều khoản về quyền lợi của người lao động: phải ghi rõ mức tiền lương hoặc tiền công; các loại phụ cấp được hưởng; các loại thưởng; phúc lợi xã hội được hưởng; các chế độ bảo hiểm; các trang bị bảo hộ lao động được cấp phát; những ngày nghỉ lễ, phép….
+ Điều khoản về nghĩa vụ của người lao động: cần phải quy định rõ ràng người lao động có nghĩa vụ tuân thủ những quy định gì của đơn vị và luật pháp, chính sách nhà nước. Nếu thực hiện theo luật pháp hoặc quy định của đơn vị thì phải ghi rõ theo điều nào của văn bản nào.
+ Điều khoản về quyền hạn của người lao động: cần phải quy định rõ quyền theo quy định của pháp luật và của đơn vị.
+ Điều khoản về nghĩ vụ của người sử dụng lao động: cần được xác định cụ thể theo văn bản nào, điều nào. Nếu có thỏa ước về lao động tập thể thì xác định theo thỏa ước lao động tập thể.
+ Điều khoản về quyền hạn của người sử dụng lao động: cần xác định rõ theo quy định của pháp luật, quy chế pháp quy của đơn vị hay văn bản nào thì phải dẫn ra cụ thể. (ví dụ: điều chuyển người lao động, kỷ luật, tạm ngưng việc….).
+ Điều khoản về những thỏa thuận khác: được hai bên xác định cần được ghi một cách cụ thể. Những điều khoản tùy nghi này phải dựa trên cơ sở của quy định luật pháp hiện hành (ví dụ: khoán các vật rẻ tiền mau hỏng nếu làm hỏng không phải đền bù, hoặc dụng cụ làm việc trong các trường hợp cụ thể, trợ cấp ốm đau…)
4) Phần hiệu lực của hợp đồng:
- Thời gian có hiệu lực của hợp đồng.
- Số lượng bản hợp đồng.
- Chữ ký của người sử dụng lao động và người lao động.
II. HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
1. Khái niệm
Quan hệ mua bán hàng hóa được xác lập và thực hiện thông qua hình thức pháp lý là hợp đồng mua bán hàng hóa.
Hợp đồng mua bán hàng hóa có bản chất chung của hợp đồng, là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán. Luật Thương mại năm 2005 không đưa ra định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa song có thể xác định bản chất pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại trên cơ sở quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về hợp đồng mua bán tài sản: “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán.” (Điều 428-BLDS năm 2005).
2. Đặc điểm
Với tư cách là hình thức pháp lý của quan hệ mua bán hàng hóa, hợp đồng mua bán hàng hóa có những đặc điểm nhất định xuất phát từ bản chất thương mại của hành vi mua bán hàng hóa.
- Về chủ thể: hợp đồng mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các chủ thể chủ yếu là thương nhân.
Theo quy định của Luật thương mại 2005 (khoản 1 điều 6 – Luật thương mại 2005):
+ Thương nhân bao gồm các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp.
+ Cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
Thương nhân là chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa có thể là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài (trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế).
Ngoài chủ thể là thương nhân, các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa.
- Về hình thức (hình thức của hợp đồng là cách thức thể hiện và ghi nhận ý chí của các bên trong việc giao kết hợp đồng): Điều 24 Luật Thương mại năm 2005 cũng quy định: “hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo quy định đó”. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một ví dụ về trường hợp bắt buộc hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa phải bằng văn bản.
- Về đối tượng: hợp đồng mua bán hàng hóa có đối tượng là hàng hóa. Hiểu theo nghĩa thông thường, hàng hóa là sản phẩm lao động của con người, được tạo ra nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của con người.
Luật thương mại 2005 đã quy định: “Hàng hóa bao gồm: tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương tai; những vật gắn liền với đất đai” (khoản 2 điều 3).
Với cách hiểu về hàng hóa như vậy, hàng hóa là đối tượng mua bán có thể là hàng hóa hiện đang tồn tại hoặc hàng hóa sẽ có trong tương lai; hàng hóa có thể là động sản hoặc bất động sản được phép lưu thông thương mại.
- Về nội dung: hợp đồng mua bán hàng hóa thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mua bán, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận tiền; còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng hóa và trả tiền cho bên bán. Hành vi mua bán của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa có tính chất là hành vi thương mại. Mục đích thông thường của các bên mua bán là lợi nhuận.
3. Các loại hợp đồng mua bán hàng hóa.
Căn cứ vào yếu tố chủ thể, đối tượng, nơi xác lập và thực hiện hợp đồng, hợp đồng mua bán hàng hóa được chia thành:
+ Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước.
+ Hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài (hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế).
4. Kỹ thuật soạn thảo
4.1 Thể thức và kỹ thuật trình bày
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…………, ngày ….. tháng ….. năm …..
HỢP ĐỒNG MUA BÁN
Số: /200…/HĐMBHH
Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2005;
Căn cứ luật thương mại năm 2005;
Căn cứ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty … được cấp ngày … tháng … năm …;
Căn cứ nhu cầu và khả năng của các bên,
Hôm nay, ngày ….. tháng ….. năm ….., tại ….. chúng tôi gồm:
Bên bán (Bên A):
1. Tên công ty:…………………………………………………………………...
2. Trụ sở chính:…………………………………………………………………..
Điện thoại: ………………….. FAX: ……………………………………………
3. Số tài khoản: …………………. Mở tại: ……………………………………...
4. Ngành nghề kinh doanh chính:………………………………………………..
5. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: …………………………………….
Cấp tại: ……………………………………….. Ngày: ……………………….....
6. Người đại diện: ………………………………………………………………..
Chức vụ:………………………………………………………………………….
Giấy ủy quyền số:………………………………………………………………..
Bên mua (Bên B):
1. Tên Công ty: …………………………………………………………………..
2. Trụ sở chính:…………………………………………………………………..
Điện thoại: …………. FAX………………………
3. Số tài khoản: ……………………….. Mở tại: ………………………………..
4. Ngành nghề kinh doanh chính: …………………………………………….…
5. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: …………………………………….
Cấp tại: ………………………… ngày: ……………….
6. Người đại diện : ...............................................................................................
Chức vụ : ...............................................................................................................
Giấy ủy quyền số:………………………………………………………………..
Hai bên cùng nhau thống nhất ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với nội dung gồm những điều khoản sau đây:
Điều 1. Đối tượng của hợp đồng
1.1. Bên A bán cho bên B các hàng hóa sau:
Số TT
Tên hàng
Chủng loại
Số lượng
Đơn giá (VNĐ)
Thành tiền (VNĐ)
1
2
3
Cộng:
Thuế GTTT… %
Tổng cộng
1.2. Các hàng hóa trên phải là hàng mới, chưa qua sử dụng, nhập khẩu nguyên chiếc, có nguồn gốc xuất xứ từ… (Tùy thuộc vào loại hàng hóa, nên mô tả chi tiết về chất lượng hàng hóa).
Điều 2. Giá cả
2.1. Giá của các hàng hóa được xác định theo quy định tại Điều 1 và được tính bằng đồng Việt Nam.
2.2. Tổng giá trị hợp đồng là … VNĐ (Bằng chữ …………………)
3. Điều 3: Thanh toán
3.1. Thời hạn thanh toán: Ngay sau khi giao hàng hoặc chậm nhất trong vòng … ngày kể từ ngày thực hiện xong việc giao nhận hàng hóa.
3.2. Hình thức thanh toán: Bên B lựa chọn thanh toán theo một trong hai hình thức: Thanh toán bằng tiền mặt tại Phòng ………………… của Công ty ……………… hoặc chuyển khoản vaod tài khoản của Công ty theo:
* Số tài khoản: ………………………………………………………………….
Tại: Ngân hàng: ……………………………….. Chi nhánh…………………….
Đơn vị thụ hưởng: …………………………………………….. (Ghi tên Bên A)
Điều 4 : Giao hàng hóa và chứng từ có liên quan
4.1. Thời hạn giao hàng: Bên A thực hiện nghĩa vụ giao hàng cho bên B trong thời hạn từ ngày …/ …/ … đến ngày … /… /… Trường hợp Bên bán giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận thì bên mua có quyền từ chối nhận hàng.
4.2. Địa điểm giao hàng : Bên A thực hiện nghĩa vụ giao hàng tại kho chính của bên mua, tại số ............................................, phố .....................................................
4.3. Giao thừa hàng:
Trường hợp bên bán giao t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bg_stvb_he_cd_nganh_kt_copy_9864.doc