Bài giảng Kỹ thuật quay phim

Máy ghi băng hình di động hiện giờ bao gồm một bộ phận chuyên dụng để ghi phát băng hình

và một bộ phận đảm nhiệm tách lọc sóng truyền hình tới các thiết bị phát để gửi đi. Riêng bộ

phận ghi phát băng có thể tháo lắp dễ dàng tiện lợi khi mang đi quay phim hay chuẩn bị công

tác truyền phát hình. Tuy cải tiến hai thiết bị nhỏ gọn như vậy nhưng công việc ghi nhận hình

ảnh vẫn còn nhiều khó khăn khi phải cần đến 2 người vận hành, một người thao tác trên máy

quay phim điện tử và một người làm việc với máy ghi băng hình.

Sự ra đời của máy quay phim kết hợp còn được đánh dấu bằng những mốc lịch sử quan trọng

với từng bước phát triển nhanh chóng.Năm 1982, nhà sản xuất SONY cho ra thị trường

BETACAM – máy quay phim kết hợp cao cấp với ưu điểm di chuyển dễ dàng hơn do không

phải kết nối hữu tuyến với máy ghi băng.

Sản phẩm là một đột phá lớn, được sử dụng phổ biến và ngay lập tức trở thành xu hướng máy

quay chuẩn tại thời điểm đó. Tuy thế, nó vẫn còn hạn chế lớn khi người quay phim phải làm

cùng lúc nhiều thao tác rất vất vả khi vừa điều khiển máy quay vừa cho chạy máy ghi băng -

công việc trước đây có kĩ sư hình ảnh phụ trách.

Năm 1983, cũng vẫn là SONY chiếm lĩnh hầu hết thị trường khi chế tạo thành công

BETAMOVIE, tuy nhiên chiếc máy quay của chúng ta vẫn còn nhiều nhược điểm cần khắc

phục như kích thước vẫn còn lớn khi sử dụng phải vác trên vai, không có khả năng tua ngược

băng hay phát lại băng, chưa được trang bị màn hình điện tử chỉ có ống ngắm quang học.

Đi cùng các thiết bị chính, “vật lưu trữ” là thành phần nhỏ nhưng vô cùng quan trọng và

không thể thiếu trong việc ghi hình ảnh và âm thanh. Từ băng VHS sử dụng trên máy cổ điển

cùng với sự cải tiến lên các máy di động các nhà sản xuất đưa ra hai dạng băng ghi hình mới:

băng VHS – C và băng dải rộng 8mm tiên tiến hơn

pdf111 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 1112 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Kỹ thuật quay phim, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ười xem có cảm giác là nhân vật đang đi lên, đang tiến về phía truớc, tiến vê một vùng rộng lớn. Hình 3-36:Nhân vật tiến về phía trước Nếu để không gian phía trước ít hơn phia sau của chủ thê thì người xem có cảm giác là chủ thể đang hướng vào đường cùng, ngõ cụt, bế tắc, không lối thoát, đơn độc PT IT 86 Hình 3-37:Chủ thể đơn độc và không lối thoát. 4. CHƯƠNG 4: ÁNH SÁNG TRONG QUAY PHIM 4.1. Giới thiệu chung về ánh sáng 4.1.1. Những điều cơ bản về ánh sáng Khi nói về ánh sáng trong quay phim, chắc hẳn các bạn đều đã từng nghe những câu nói như: “Nếu bạn chiếu sáng đúng thì.” hay là “Với ánh sáng chuẩn, thì cảnh quay sẽ” Vậy những câu nói như vậy có hàm ý gì? Và ánh sáng chuẩn là gì? Ánh sáng luôn luôn thay đổi và có vô vàn sự biến hóa kỳ diệu. Có một điều chắc chắn rằng, không thể cố định một phương thức chiếu sáng trong một cảnh quay. Chính vì vậy, chúng ta không có cách nào để đặt ra một danh sách quy chuẩn về kỹ thuật ánh sáng cho từng tình huống cố định. Vậy phải giải quyết vấn đề này như thế nào, chúng ta phải xác định được cụ thể những tình huống để điều chỉnh ánh sáng làm theo mong muốn của chúng ta. Mục tiêu của ánh sáng chuẩn: Để tạo nên hình ảnh có ánh sáng tốt, chúng ta cần: - Một dải mầu và cường độ mầu đầu đủ - Kiểm soát và cân bằng màu sắc - Hình dáng và kích thước của một chủ thể - Sự phân tách: những chủ thể tách rời khỏi phông nền - Độ sâu và kích thước trong khung hình - Kết cấu - Tâm trạng và trạng thái: cảm xúc - Phơi sáng (ánh sáng tiếp xúc) Dải mầu đầy đủ: Trong hầu hết trường hợp, chúng ta đều muốn một hình ảnh có đầy đủ dải mầu từ trắng tới đen (phạm vi dải màu luôn được phân tích theo phạm vi màu xám mà không hề có sự ảnh hướng của bất cứ màu sắc nào). Tất nhiên đôi khi cũng sẽ có những ngoại lệ khi chúng ta không sử dụng được đầy đủ dải mầu trong những cảnh quay, nhưng tựu chung lại, một hình ảnh đảm bảo được một dải màu rộng nhất và có cường độ màu tinh tế nhất thì sẽ hình ảnh đó sẽ nịnh mắt nhất, sống động nhất và ấn tượng nhất. Trong những video và những định dạng độ phân giải cao, một biểu đồ kiểm tra riêng về màu sắc rất quan trọng cho máy quay trước khi sử dụng, nó sẽ đảm bảo cho máy quay của bạn chắc chắn ghi lại được hình ảnh với phạm vi dải màu đầy đủ nhất. Điều này ám chỉ rằng đen đúng nghĩa là màu đen và trắng đúng nghĩa là màu trắng và đồng thời có một sự chuyển đổi mượt nhất giữa các sắc thái màu xám được hiện thị. Dải màu đầy đủ cho một hình ảnh hoặc một khung hình, nó là điểm khởi đầu để chúng ta cần xem xét khi cấu hình máy trước khi quay. PT IT 87 Kiểm soát và cân bằng màu: Có 2 mặt sử dụng màu sắc với ánh sáng và với máy quay. Cân bằng màu là muốn nói tới việc điều chỉnh màu sắc của máy quay đạt tới một điều kiện chuẩn nhất về ánh sáng. Còn kiểm soát màu là muốn nói tới việc thay đổi ánh sáng bằng cách sử dụng những thiết bị chiếu sáng hoặc sử dụng gel tạo màu cho ánh sáng. Đầu tiên, ánh sáng, màu sắc của nó đã được tự cân bằng. Có 2 loại ánh sáng phổ thông và theo chuẩn đó là: cân bằng màu của ánh sáng ban ngày (5500K) và cân bằng của tungsten (3200K), nhưng cũng có một số loại cân bằng màu sử dụng thẻ trung tính (màu xám hoặc trắng). Tuy nhiên, cũng có một số ít màu sắc mà ta không thể kiểm soát được, ví dụ ánh sáng trong văng phòng là ánh sáng huỳnh quang không thể thay đổi được. Cho tới thế kỷ 18, tất cả nguồn sáng trong một cảnh quay đều được cân bằng mầu. Và với sự phát triển ổn định của máy quay video, phim nhựa, và mọi thứ khác đã thay đổi cảm nhận của mọi người về hình ảnh, nó được pha trộn một cách tinh tế giữa các nguồn màu khác nhau trong một cảnh quay. Do đó, khi quay một cảnh quay, cần lưu ý tới sự phơi sáng, cân bằng màu, bộ lọc, xử lý (cho phim) và cấu hình riêng cho máy quay (trong trường hợp có quay video camera). Kiểm soát màu cũng rất quan trọng với tâm trạng và không khí của cảnh quay. (hình 84) Hình 4-1:Nếu sử dụng màu sắc ngoài phạm vi những màu thường gặp chúng ta sẽ có những hiệu ứng cho khoa học viễn tưởng, kinh dị, hay tưởng tượng. Hình dáng: Ánh sáng phẳng trực diện sẽ không làm nổi bật được hình dáng của chủ thể. Nó sẽ làm phẳng toàn bộ những hình dáng của chủ thể (làm trộn nền và chủ thể làm một, giống như hình dạng không gian 2 chiều của phim hoạt hình). Nếu ánh sáng được sử dụng ở phía sau hay bên cạnh, PT IT 88 thì hình dạng của chủ thể sẽ được phát huy tối đa. Việc này không chỉ quan trọng trong việc tạo độ sâu của hình ảnh khi quay hoặc chụp, mà còn tạo được tính cách, giá trị cảm xúc, hay những dẫn dắt quan trọng của câu chuyện. Cố gắng tạo ra những hình ảnh chân thật nhất, dễ nhận ra nhất, nó không chỉ giúp cho từng khung hình đẹp thêm mà còn ảnh hưởng tới chất lượng của cả bộ phim. Hình 4-2:Ánh sáng phẳng trực diện lam chủ thể và nền lẫn vào nhau không tạo được chiều sâu của ảnh hay khung hình. Hình 4-3:Ánh sáng bên cạnh hay ánh sáng nền giúp tạo chiều sâu cho ảnh hay khung hình Sự phân tách: Sự phân tách, nghĩa là làm sao đó để chủ thể bị đứng ngoài phông nền. Một phương pháp chủ yếu hay sử dụng đó là dùng ánh sáng nền (hay là ánh sáng phía sau). Hoặc một cách khác đó PT IT 89 là làm cho phông nền thực sự tối hoặc thực sự sáng so với chủ thể. Trong khi làm hình ảnh có cảm giác không gian 3 chiều, chúng ta phải chú ý tới mặt trước, trung tâm và phông nền trong cảnh quay hoặc khi chụp ảnh. Sự phân tách là rất quan trọng trong giai đoạn này. Chiều sâu: Như những hinh ảnh, vậy thế nào là phim và thế nào là HD (định dạng phân giải cao)? Tất cả đều chỉ là một hình chữ nhật phẳng, nghĩa là không gian 2 chiều (2D; định dạng 3D được xem xét sang lĩnh vực khác). Vậy những người điều khiển ánh sáng, những nhà quay phim, những nhà đạo diễn, công việc chính của họ là khiến hình khối chữ nhật phẳng này hiện thị giống dạng không gian 3 chiều nhất có thể, bằng cách tạo chiều sâu, hình dáng và phối cảnh. Ánh sáng ở đây lại đóng một vai trò cốt yếu nhất. Chúng ta có thể dùng ống kính, chuyển động của máy quay, sắp đặt thiết kế, màu sắc hoặc những kỹ thuật khác nhưng ánh sáng là nhân vật chủ chốt của chúng ta. Và ánh sáng phẳng chính là kẻ thù của công đoạn tạo nên hình ảnh 3D này. Ánh sáng phẳng là loại ánh sáng được xuất phát gần máy quay nhất, và có hướng trực diện với chủ thể. Những đèn flash gắn liềntheo máy ảnh chính là những ánh sáng phẳng mà chúng ta thường thấy. Nó sẽ giảm độ sâu của bức hình khi chúng ta chụp. Kết cấu hình dạng: Giống như hình dạng, ánh sáng phẳng sẽ luôn che khuất bề mặt của kết cấu vật liệu. Lý do rất đơn giản: hình dạng của kết cấu vật thể được tạo bởi những bóng đổ. Ánh sáng phẳng thì sẽ không tạo ra bóng đổ. Do đó, càng nhiều ánh sáng được sắp xếp ở bên mặt thì càng có nhiều bóng đổ, thì khi đó chúng ta sẽ thấy được kết cấu. Kết cấu còn có thể được thể hiện bằng ánh sáng của chính nó (hình dưới): PT IT 90 Hình 4-4:Hai thiết bị đã được sử dụng để tạo hình ảnh kết cấu cho ánh sáng này gọi là cookie và hiệu ứng nhiều khói. Tâm trạng và trạng thái: Tất cả những nhà quay phim lành nghề và những chuyên gia ánh sáng đều biết rằng có thể tạo một cảnh quay cụ thể và khiến nó trông kinh dị, hay thơ mộng hay bất thường hoặc bất kỳ thứ gì mà bộ phim muốn thể hiện, bằng việc kết hợp sử dụng những ống kính và máy quay. Có rất nhiều thành phần ảnh hưởng tới tâm trạng và trạng thái của cảnh quay như: màu sắc, khung hình, sử dụng ống kính, tỷ lệ khung hình, thiết bị cầm tay và thiết bị nối máy quay. Tựu chung lại bất cứ thứ gì chúng ta có thê làm với máy quay và ánh sáng đều có thể sử dụng để tạo hiệu ứng để ảnh hưởng tới cách nhìn nhận của của người xem trong mỗi cảnh quay. Phơi sáng (ánh sáng tiếp xúc): Ánh sáng làm rất nhiều việc cho chúng ta, nhưng nó sẽ trở nên vô nghĩa nếu không có được một sự tiếp xúc ánh sáng đúng cách. Tiếp xúc ánh sáng sai có thể khiến chúng ta thât bại hoàn toàn. Trong phạm vi ánh sáng, chỉ cần có đủ ánh sáng trong một cảnh quay thì không khó. Điều quan trọng ở đây đó là sử dụng ánh sáng để tạo hình ảnh và tạo ra câu chuyện. Do đó, chúng ta phải sử dụng ánh sáng tiếp xúc với chủ thể một cách khôn khéo. Nó quan trọng hơn việc chúng ta chỉ nghĩ tới thiếu sáng hay thừa sáng. Phơi sáng để tạo cảm xúc và khung cảnh là việc rất quan trọng, nhưng còn có nhiều cách tiếp cận khác như: phơi sáng riêng và cấu hình máy quay là rất quan trọng tới sự tương phản màu sắc và đạt được sự đầy đủ của dải màu xám. Có 2 cách mà bạn cần phải lưu ý khi nghĩ tới phơi sáng. Một là cách thức phơi sáng toàn bộ cảnh quay, nó được kiểm soát bởi iris, tốc độ màn trập, gain và mật độ bộ lọc. Tất cả những thứ này sẽ kiểm soát sự phơi sáng của toàn bộ khung hình. Ngoài trừ một số loại của mật độ bộ lọc (gọi là grads), nó không thay đổi được sự lựa chọn của khung hình. Cách thứ 2 đó là sự cân bằng phởi sáng trong khung hình. Đó là cách mà chúng ta giới hạn độ phơi sáng ở một mức độ cho phép trong thời gian quay. Sự cân bằng này sẽ ảnh hưởng tới tâm trạng, hình thái và thể loại của toàn bộ cảnh quay. PT IT 91 Hình 4-5:Với màu sắc trọng tâm và đơn giản làm nhấn mạnh chủ thể của bức ảnh 4.1.2. Thuật ngữ ánh sáng Ánh sáng trong nhiếp ảnh hay quay phim đều có những thuật ngữ cơ bản để có thể gọi tên và nhận diện. Trong tài liệu này, tôi sẽ giới thiệu với các bạn một số thuật ngữ cơ bản trong quay phim, đó là: - Key light: Ánh sáng chiếm phần lớn trên người hay chủ thể. Ánh sáng chính trong cảnh quay. - Fill light: Ánh sáng hỗ trợ và bù sáng phần bóng đổ mà ánh sáng chính (key light) tạo nên. Ánh sáng này đôi khi được hiểu theo hàm ý của tỷ lệ bù sáng. - Backlight: Ánh sáng được chiếu tới chủ thể từ phía sau hoặc bên trên. Ánh sáng biên (hay còn gọi là ánh sáng ven) đôi khi được bổ sung thêm để hỗ trợ tách chủ thể ra khỏi nền, làm chủ thể. Thông thường thì backlight có thể rất sáng nhưng nếu biết cách sắp đặt thì khi quay vẫn đảm bảo được chất lượng tốt nhất. Ánh sáng biên này thỉnh thoảng còn được gọi là ánh sáng tóc hay ánh sáng qua vai. - Kicker: Là ánh sáng chiếu từ phía đằng sau nhằm tô điểm theo đường nét của má người diễn viên (đối diện với ánh sáng key light). Thông thường nếu kicker được sử dụng tốt để tô điểm ánh sáng trên khuôn mặt người diễn, thì không cần sử dụng fill light nữa. Ánh sáng kicker này khác với ánh sáng backlight đó là nó chỉ chiếu 1 phần của khuôn mặt, còn ánh sáng backlight chiếu sáng cả 2 bên từ phía sau. - Sidelight: Ánh sáng được chiếu từ phía mặt bên có liên hệ với diễn viên. Thường được sử dụng để gây ấn tượng trong nhạc kịch và tạo sự kết hợp màu sáng tối (nếu lúc đó có ít hoặc không có fill light). Nhưng nó sẽ hơi bị cứng khi sử dụng cho cảnh quay cận, lúc đó cần điều chỉnh một chút ánh sáng hỗ trợ fill light. - Topper: Ánh sáng được chiếu trực tiếp từ phía trên xuống. PT IT 92 - Hardlight: Ánh sáng từ mặt trời hoặc nguồn sáng nhỏ hội tụ tạo sự sắc nét và rõ ràng chi tiết bóng đổ. Với độ sáng lớn như 10K vẫn coi là nguồn sáng nhỏ so với chủ thể chiếu sáng bởi hardlight. Hình 4-6:Hard light tạo nên bóng đỏ sắc cạnh và bóng đổ chi tiết - Softlight: Ánh sáng được chiếu từ bề mặt lớn tạo độ mềm cho ánh sáng, ít bóng đổ hoặc bóng đổ rất ít. Ánh sáng bầu trời nhiều mây tạo cảm giác rất mềm mại. Hình 4-7:Softlight tạo bóng đổ mềm mại PT IT 93 - Ambient light: Có 2 cách hiểu về loại ánh sáng này, một là loại ánh sáng chỉ có thể tạo được hiệu ứng khi ở một địa điểm cụ thể, một cách hiểu khác đó là ánh sáng nhẹ chia sự thay đổi ở phần trên và dưới. - Practicals: Là những ánh sáng làm việc như: đèn bàn, đèn trần, đèn câyVà những ánh sáng từ đèn này rất cần những thiết bị làm mờ để dễ dàng điều khiển tông màu của ánh sáng. Những thiết bị làm mờ loại nhỏ còn gọi là hand squeezers (thiết bị làm mờ cầm tay) - Highkey: Là loại ánh sáng đều và có bóng đổ một cách rất mềm, vì được sử dụng nhiều ánh sáng bổ trợ. Nó được sử dụng nhiều trong khi chụp thời gian và các sản phẩn thương mại về làm đẹp - Low key: Ngược lại với high key thì ánh sáng này tối hơn và có nhiều bóng đổ hơn, vì không sử dụng ánh sáng bổ trợ. - Bounce light: Là loại ánh sáng được phản chiếu từ vật thể khác, từ tường, từ trần với màu trắng hoặc bề mặt một màu. Hình 4-8:Bounce light đánh từ trần nhà, tạo cảm cảm xúc và tông màu cho cảnh quay. - Available light: Đó là bất kỳ ánh áng nào đã có ở nơi cần quay ví dụ như: ánh sáng tự nhiên (mặt trời, bầu trời, ngày mây) hoặc ánh sáng nhân tạo (đèn đường, đèn huỳnh quang) - Motivated light: Là ánh sáng được xuất hiện từ những nguồn sáng như đèn bàn, nến Trong cảnh quay, ánh sáng đó có thể là được chiếu từ những nguồn sáng hoặc chính nguồn sáng đó chủ thể của cảnh quay. Ví dụ: ánh sáng của cây nến chiếu xuống mặt PT IT 94 bàn, thì ánh sáng chiếu lên mặt bàn gọi là motivated light hoặc chính ánh sáng được phát ra từ cây nến đó cũng được gọi là motivated light. Hình 4-9:Motivated light trong cảnh quay này là ánh sáng của chiếc đèn chiếu sáng cho mặt diễn viên 4.1.3. Kỹ thuật cơ bản về ánh sáng Khi nói về những kỹ thuật cơ bản về ánh sáng, chúng ta cần biết về những yếu tố trong ánh sáng, bao gồm: Chất lượng (gắt và mềm): Bất kỳ ánh sáng nào cũng đều có thể tận dụng trong các cảnh quay. Nhưng trong phạm vi chất lượng ánh sáng thì chúng ta có thể chia ra làm 2 loại: ánh sáng gắt và ánh sáng mềm. Ánh sáng gắt là ánh sáng chiếu lên chủ thể và để lại nhiều bóng đổ nhất, vì đường chiếu sáng của ánh sáng đó đi song song giống như laser, điểm phát sáng tập trung hội tụ sẽ tạo ánh sáng gắt. Ánh sáng mềm thì ngược lại, ánh sáng chiếu cho cảm giác mở ảo và không có bóng đổ, ánh sáng tập trung trên bề mặt rộng không hội tụ sẽ tạo ánh sáng mềm. Phương hướng: Phương hướng của ánh sáng chính (key light) sử dụng cho diễn viên là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng của ánh sáng. Những thuật ngữ thông thường được sử dụng đó là: trước, ¾ trước, cạnh bên, ¾ sau, và ánh sáng nền. Hướng chiếu sáng không chỉ quan trọng trong việc tạo bóng, tạo chiều sâu mà nó còn tạo cảm xúc của nhân vật. Ví dụ, trong những cảnh quay mà hướng chiếu sáng từ bên hay đằng sau sẽ làm cho cảnh quay có chiều hướng tối hơn và tạo cảm giác huyền bí hơn, kịch tích hơn. Trong hướng chiếu sáng, chúng ta cố gắng tránh tối đa ánh sáng phẳng trực diện, nó sẽ làm cho cảnh quay, hình ảnh giảm chiều sâu và đơn điệu đi rất nhiều. Màu sắc PT IT 95 Là một lĩnh vực vô cùng rộng và quan trọng trong việc làm phim. Có thể mất cả một chương chỉ để nói về nó, ở đây có một vài chú ý về màu sắc khi quay phim đó là: - Màu sắc cho hình ảnh chúng ta quay: làm thế nào để được màu hình ảnh tốt nhất cho các cảnh quay - Ngữ cảnh màu sắc: Đó là văn hóa vê màu sắc, cảm xúc về màu sắc - Màu sắc rất quan trọng đối với máy quay, kiểm soát màu bằng máy quay thông qua cân bằng màu. Cường độ Ánh sáng có sáng quá không, cường độ sáng có rõ không, tất cả điều đó không quan trọng với độ phơi sáng khi quay, vì nó có thể chỉnh bằng màn trập, bộ lọc và iris của máy quay. Điều mà chúng ta quan tâm đó là cường độ từ những ánh sáng khác nhau trong một cảnh quay ra sao, sự cân bằng ánh sáng đó như thế nào. Đó là 2 cách nghĩ về cường độ ánh sáng trong cảnh quay: một là mức độ ánh sáng của cả khung hình và những ánh sáng khác nhau trong khung hình đó. 2 điều này thường được liên hệ tới tỷ lệ tương phản giữa ánh sáng chính (key) và ánh sáng bổ trợ (fill). Vì dụ hình dưới thể hiện cường độ ánh sáng của cửa sổ mở ra là quá sáng, mà hầu như tất cả chúng ta đều muốn kiểm soát độ sáng của cửa sổ khi ngược sáng như vậy, nhưng trong trường hợp này, đao diễn hình ảnh có chủ đích làm vậy để tạo cảm giác gay cấn và tương phản cao. Hình 4-10:Cường độ mạnh của ánh sáng cửa sổ thêm vào hiệu ứng khói tạo nên sự tương phản rõ nét trong cảnh quay. Kết cấu Kết cấu hay còn hiểu theo nghĩa là vật liệu có thể hình thành bằng nhiều cách. Những cách vốn có đó là vật liệu của chính vật thể đó, nhưng ở đây chúng ta quan tâm tới vật liệu của ánh sáng tạo ra cho nó. Nó được làm bằng cách đặt mọi vật ra trước ánh sáng để phân tách hình khối và thêm một vài bóng đổ và những ánh sáng khác. PT IT 96 4.1.4. Ánh sáng tự nhiên Ánh sáng tự nhiên (mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao): Chúng ta không thể điều khiển ánh sáng tự nhiên nhưng có thể thay đổi ánh sáng bằng cách chọn những thời gian và không gian khác nhau (sáng, trưa, chiều, tối, dưới đám mây, trong sương mù) Ánh sáng tự nhiên rất đa dạng, có sự khác biệt lớn giữa các nhân tố ảnh hưởng đến nó. Nguồn sáng tự nhiên nói chung do mặt trời cung cấp nhưng bản thân nó cũng lại có sự khác biệt, tuỳ theo khoảng thời gian trong ngày cũng như thay đổi theo thời tiết khí hậu. Các nhân tố ảnh hưởng có thể làm thay đổi nguồn sáng theo nhiều hướng: từ sắc nét và ấm đến nhẹ và lạnh. Hình 4-11:Ánh sáng tự nhiên từ mặt trời tạo ra nhiều hướng chiếu sáng Hầu hết trong chúng ta đều thấy trong những ngày nắng thông thường Ảnh trên mô tả ánh sáng mặt trời tầm giữa sáng và chiều. Xét về khía cạnh màu sắc và đặc tính thì đây là thời khắc thật nhất trong ngày của ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, có 2 nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến tính chất của ánh sáng mặt trời đó là: tán xạ và mây che. Bầu khí quyển trái đất tán xạ những bước sóng ngắn hơn, tạo ra bầu trời xanh và màu đỏ cho ánh sáng mặt trời. Ánh sáng mặt trời xuyên qua bầu khí quyển càng dày thì độ tán xạ xảy ra càng nhiều. Do vậy, vào tầm sáng và chiều, mức độ tán xạ xảy ra nhiều hơn Rõ ràng tính chất của ánh sáng mặt trời khác nhau theo từng thời điểm trong ngày. Cũng có vài trường hợp đặc biệt xảy ra khi mặt trời đã khuất sau đường chân trời và lúc này ánh sáng bầu trời (tán xạ từ mặt trời) là nguồn sáng duy nhất. 4.1.5. Ánh sáng nhân tạo Ánh sáng nhân tạo (đèn cày, đèn dầu, đèn flash): Chúng ta có thể điều khiển và thay đổi ánh sáng nhân tạo một cách dễ dàng. Đề cập ở đây đó là ánh sáng trong nhà với các thiết bị chiếu sáng khác. Ánh sáng trong nhà rất khác với ánh sáng ngoài môi trường (do ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của ánh sáng mặt trời). Con người điều khiển ánh sáng thường với một mục đích riêng nào đó. Ví dụ: các thiết bị chiếu sáng trong nhà thiết kế đa phần cho ra ánh sáng khuyếch tán. PT IT 97 Trong khi đó, ở các văn phòng người ta lại quan tâm đến cách chiếu sáng đa chức năng mà lại tiết kiệm, hiệu quả hơn. Đó cũng chính là lý do tại sao nhưng nhân viên văn phòng thường làm việc trong vùng sáng xanh lá cây. Hầu hết ánh sáng nhân tạo trong nhà đều có tính chất khuyếch tán nhằm làm dịu ánh sáng và bóng đổ của đèn (trừ trường hợp ánh sáng rọi khá cứng). Tuy nhiên, những nhà thiết kế ánh sáng sẽ cùng cho ra kiểu sáng rọi đa luồng, không chỉ là một luồng sáng rọi mà còn vài luồng khác, tất cả cùng chiếu sáng có thể làm mềm các vùng bóng đổ khác (trong khi đó vẫn có thể tạo ra vô số các bóng sáng). Ánh sáng mặt trời khi chiếu vào nhà thường bị khuyếch tán (do bật nẩy từ các bức tường, sàn nhà và trần nhà). Trên lý thuyết nó có thể xuyên trực tiếp qua cửa sổ, vào tận trong nhà. Tuy nhiên, thực tế lại khác, ánh sáng mặt trời thường bị cửa sổ và tường chắn lại. Do vậy, hiếm khí chúng ta thấy ánh sáng mặt trời rọi trực tíêp vào nhà mà không bị phản xạ bởi một bề mặt nào đó. 4.1.6. Các nguyên tắc chiếu sáng cơ bản Nội dung về ánh sáng vô cùng rộng lớn và phức tạp. Và kỹ thuật về ánh sáng cũng vô cùng đa dạng, nhưng có một số kỹ thuật cơ bản mà chúng ta cần lưu ý khi sử dụng ánh sáng trong mọi trường hợp: - Hạn chế ánh sáng phẳng trực diện: Để không gặp vấn đề này, hãy dùng ánh sáng của chếch bên hoặc ánh sáng nền đề giải quyết. Trong mọi trường hợp, nếu ánh sáng ở gần bên cạnh hoặc ngay đằng sau máy quay, ta đều cần phải lưu ý vì ánh sáng ta đang thiết lập đó là ánh sáng phẳng trực diện - Dùng những kỹ thuật như backlight, kickers và ánh sáng phông nền để tách chủ thể ra khỏi nền phía sau, tạo chiều sâu cho cảnh quay/hình ảnh, tạo cảm xúc và cảm giác không gian 3 chiều - Hãy để ý những bóng đổ và sử dụng chúng để tạo ra sự tương phản sáng tối, chiều sâu, và tâm trạng. Có đạo diễn nổi tiếng đã nói: “Đừng sợ những cái bóng” hay “Bóng tối cũng quan trọng như ánh sáng vậy”. - Sử dụng ánh sáng và sự phơi sáng để có đươc dải màu đầy đủ nhất trong mỗi canh quay. Điều này phụ thuộc vào sự phản chiếu của cảnh quay và cường độ sáng mà bạn sử dụng trong đó. - Bất kể khi nào thuận lợi, hãy nên sử dụng ánh sáng từ phía trên cách xa máy quay để chiếu sáng chủ thể - Khi có cơ hội, hãy tạo kết cấu cho ánh sáng. Ngoài những lưu ý về chiếu sáng như trên, có một nguyên tắc chiếu sáng cơ bản mà trong quay phim, kỹ thuật viên nào cũng phải nắm được, đó là chiếu sáng 3 điểm với cách sắp đặt như sau: PT IT 98 - Đầu tiên đặt vị trí của ánh sáng Key (là ánh sáng chính), ánh sáng Key được coi là ánh sáng chiếu thẳng và trực tiếp vào nhân vật. Để đảm bảo ánh sáng tốt nhất, ánh sáng từ Key cần nghiêng so với nhân vật. - Tiếp theo là ánh sáng Fill (ánh sáng bổ trợ) với mục đích làm giảm tối đa bóng đổ mà ánh sáng Key tạo ra, mức độ của ánh sáng Fill bằng 50% của Key - Cuối cùng đó là ánh sáng Back light (ánh sáng nền), với mục đích tách chủ thể ra khỏi phông nền, mức độ của ánh sáng Back bằng 50-100% so với Key. Hình 4-12: Cách sắp đặt đèn khi chiếu sáng 3 điểm 4.2. Nguồn sáng Những nhà quay phim chuyên nghiệp, họ không cần biết cụ thể là mỗi một nguồn sáng trong cảnh quay thì cần hoạt động ra sao, việc mà họ cần quan tâm tới đó là khả năng nguồn sáng, tính năng nguồn sáng và hạn chế của nguồn sáng đó như thế nào. Những đơn vị ánh sáng đó được chia ra làm 2 loại như: sự cân bằng sáng cho ánh sáng ban ngày và sự cân bằng sáng cho ánh sáng liên tục (tungsten). 4.2.1. Nguồn sáng ban ngày Đối với cân bằng sáng ban ngày được chia ra làm một số loại như sau: HMIs và màu chuẩn huỳnh quang và những ánh sáng LED. Đơn vị HMIs có độ sáng gấp 3 đến 4 lần với ánh sáng halogen, nhưng năng lượng tiêu thụ giảm 75% so với cùng thiết bị khác. HMI viết tắt cho 3 thành phần đó là: H được hiểu là biểu tượng la mã về thủy ngân (Hg), nó sử dụng chính để tạo nên đèn điện. M được hiểu là vòng tròn trung bình (trung cung). I được hiểu là áp chỉ các thành phần tạo ra hợp chất halogen. PT IT 99 Nếu so sánh với nhiếp ảnh thì khi chụp ảnh trong nhà hay ngoài trời, người chụp cần phải xác định sử dụng cân bằng màu nào. Cân bằng màu tungsten sẽ sử dụng trong nhà với nhiệt độ màu Kelvin là 3000K, cân bằng màu ngoài trời thường với nhiệt độ màu Kelvin là 5600K. Nếu người chụp cân bằng màu ngoài trời cho chụp ảnh trong nhà thì màu sẽ ám vàng toàn bộ. Tương tự như vậy, trong quay phim cách áp dụng đó vẫn đúng. Mắt người có thể nhìn được những hòa nhập với nhau và màu hòa nhập đó chính là màu trắng, nhưng đối với máy quay thì các màu đó sẽ được tách biệt ra cụ thể. Đó là lý do máy quay có một chức năng cân bằng trắng riêng. 4.2.2. Nguồn từ đèn Xenon Xenon là thành viên của nhóm các nguyên tố hóa trị 0 được gọi là các khí hiếm hay khí trơ. Từ "khí trơ" đã được sử dụng từ lâu để chỉ nhóm các nguyên tố này, song có lẽ cần phải bỏ do một số nguyên tố hóa trị 0 cũng có thể tạo ra hợp chất với các nguyên tố khác. Trong các ống chứa khí thì xenon phát ra ánh sáng màu xanh lam khi khí này bị phóng điện qua. Với áp lực nén hàng gigapascal thì xenon dạng kim loại được tạo ra. Xenon cũng có thể tạo ra các mắt lưới với nước khi các nguyên tử của nó bị mắc kẹt trong lưới của các phân tử nước. Khí này được dùng rộng rãi nhất và nổi tiếng nhất trong các thiết bị phát ra ánh sáng gọi là các đèn chớp xenon, được sử dụng trong các đèn chớp của máy ảnh và ánh sáng trong quay phim. Đèn Xenon thường sẽ rất sáng và nóng. Nguồn sáng của đèn này gồm khí xenon và một lượng nhỏ muối kim loại. Bằng cách tạo ra những xung ngắn với điện áp lên đến 28.000 Volt nên rất tốn điêṇ, các quầng plasma sẽ xuất hiện giữa các cực của đèn, tạo nên ánh sáng. Bóng đèn xenon có hiệu suất phát sáng gấp 3 lần bóng halogen, một bóng xenon 35 W cho độ sáng tương đương bóng halogen 100 W. Bóng xenon bền gấp 4 lần bóng halogen, do không có dây tóc dễ bị đứt nên bóng xenon ít bị ảnh hưởng bởi rung động. Tuổi thọ bóng đèn xenon của các hãng lớn như Osram, Philips là khoảng 2.000 giờ, so với 500 giờ của bóng halogen. Ánh sáng có màu trắng hơn và gần với ánh sáng ban ngày. Bóng xenon của các hãng như Osram, Philips có nhiệt độ màu là 4.300 độ Kelvin, tương đương ánh sáng ban ngày. Đèn Led (Light emitting diodes ): có nhiều loaị nhưng chủ yếu là các loaị nhỏ , nhẹ, ánh sáng lạnh (ít mang nhiệt ). Nguồn sáng dưạ vào cấu taọ của các diot nên khá tiết kiêṃ nhiên liêụ , nhưng tối hơn rất nhiều so với xenon 4.2.3. Nguồn sáng liên tục (Tungsten) Trước khi bắt đầu thảo luận đền Tungsten, trước hết chúng ta cần phải hiểu một chút về bóng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbg_ky_thuat_quay_phim_8127.pdf
Tài liệu liên quan