Bài giảng Kinh tế Vĩ mô - Chương 9: Chính sách tiền tệ

Trình bày khái niệm và các chỉ tiêu đo lường tiền.

Trình bày cơ chế tạo tiền trong hệ thống ngân hàng.

Trình bày các công cụ kiểm soát cung tiền của ngân hàng trung ương.

Trình bày các nhân tố quyết định tới nhu cầu nắm giữ tiền của dân chúng.

 

ppt94 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 4576 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Kinh tế Vĩ mô - Chương 9: Chính sách tiền tệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 9 Chính sách tiền tệ Nguyễn Việt Hưng Mục tiêu của chương Trình bày khái niệm và các chỉ tiêu đo lường tiền Trình bày cơ chế tạo tiền trong hệ thống ngân hàng Trình bày các công cụ kiểm soát cung tiền của ngân hàng trung ương Trình bày các nhân tố quyết định tới nhu cầu nắm giữ tiền của dân chúng Mục tiêu của chương Xác định trạng thái cân bằng của thị trường tiền tệ Trình bày cơ chế tác động của chính sách tiền tệ Trình bày các cách kết hợp chính sách tiền tệ và tài khóa Trình bày một số hạn chế của chính sách tiền tệ và tài khóa Mục tiêu của chương Trình bày khái niệm và các chỉ tiêu đo lường tiền Trình bày cơ chế tạo tiền trong hệ thống ngân hàng Trình bày các công cụ kiểm soát cung tiền của ngân hàng trung ương Trình bày các nhân tố quyết định tới nhu cầu nắm giữ tiền của dân chúng Khái niệm và đo lường tiền Khái niệm Tiền là phương tiện trao đổi được mọi người chấp nhận và sử dụng rộng rãi VD: Tiền giấy 50.000 VND; 100.000 VND; ...  Tiền xu 1.000 VND; 2.000 VND; 5.000 VND ...  Tờ séc (tiền gửi không kỳ hạn)...  Vàng  Đồng hồ sinh viên dùng CẮM QUÁN  Khái niệm và đo lường tiền Đo lường tiền M0 (Cu): Tiền mặt (tiền pháp quy) lưu hành trong dân chúng M1: M0 Séc / Tiền gửi không kỳ hạn M2: M1 Tiền gửi có kỳ hạn Tiền mặt ngoài dân chúng Tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi khác Cung tiền nước Mỹ Khái niệm và đo lường tiền Đo lường Cu, M1, M2 của Việt Nam bằng cách nào? Khái niệm và đo lường tiền Khái niệm và đo lường tiền Khái niệm và đo lường tiền Giả sử Ngân hàng trung ương in và phát hành ra nền kinh tế 300 tỷ VND. Chỉ có 2 ngân hàng thương mại A và B Khái niệm và đo lường tiền Tiền mặt Cu Bằng tổng số tiền nhà nước in ra trừ đi số tiền dự trữ nằm trong ngân hàng thương mại Cu = 300 tỷ - (40 tỷ + 80 tỷ) = 180 tỷ Khái niệm và đo lường tiền M1 Bằng tổng số tiền mặt mà dân chúng nắm giữ (Cu) cộng với số tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng thương mại (D – Deposit) M1 = Cu + D M1 = 180 tỷ + (200 tỷ + 400 tỷ) = 780 tỷ Khái niệm và đo lường tiền M2 Bằng M1 cộng với tiền gửi không kỳ hạn M2 = 780 tỷ + (1000 tỷ + 500 tỷ) = 2280 tỷ Cung tiền Việt Nam Khái niệm và đo lường tiền Chức năng của tiền Phương tiện trao đổi Phương tiện cất trữ giá trị Đơn vị hạch toán đo lường Mục tiêu của chương Trình bày khái niệm và các chỉ tiêu đo lường tiền Trình bày cơ chế tạo tiền trong hệ thống ngân hàng Trình bày các công cụ kiểm soát cung tiền của ngân hàng trung ương Trình bày các nhân tố quyết định tới nhu cầu nắm giữ tiền của dân chúng Cơ chế tạo tiền của ngân hàng Giả sử khái niệm tiền lúc này là M1 (tiền mặt dân chúng nắm giữ và tiền gửi không kỳ hạn) Giả sử Ngân hàng Trung ương in và phát hành ra dân chúng 1 tỷ tiền giấy Số tiền in và phát hành ra này được gọi là lượng tiền cơ sở (MB: Monetary Base) Cơ chế tạo tiền của ngân hàng Dân chúng nắm giữ 100% số tiền này dưới dạng tiền mặt dùng làm phương tiện trao đổi Cu = 1 tỷ Tiền gửi không kỳ hạn D = 0 Cung tiền MS (cũng chính là M1) sẽ bằng: MS = Cu + D = 1 tỷ → Cung tiền vẫn bằng với lượng tiền cơ sở ban đầu nhà nước in ra Cơ chế tạo tiền của ngân hàng Dân chúng gửi toàn bộ số tiền này vào ngân hàng thương mại (NHTM) dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn; NHTM giữ toàn bộ số tiền này dưới dạng dự trữ Cu = 0 D = 1 tỷ; Dự trữ R (reserve) = 1 tỷ MS = Cu + D = 0 + 1 tỷ = 1 tỷ → Cung tiền vẫn bằng lượng tiền cơ sở ban đầu nhà nước in ra Cơ chế tạo tiền của ngân hàng Dân chúng gửi toàn bộ vào NHTM dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn; NHTM dự trữ 10% và cho vay trở lại dân chúng 90%. D = 1 tỷ; R = 10%1 tỷ = 100 triệu; Cho vay L = 900 triệu Tiền mặt dân chúng giữ Cu = 900 triệu (do NHTM cho dân chúng vay 900 triệu) MS = Cu + D = 900 triệu + 1 tỷ = 1.9 tỷ → Cung tiền lớn hơn lượng tiền cơ sở ban đầu nhà nước in ra Cơ chế tạo tiền của ngân hàng Ngân hàng thương mại khi thực hiện nghiệp vụ nhận tiền gửi không kỳ hạn và sau đó cho vay một phần trở lại dân chúng thì nó đã tạo ra thêm phương tiện trao đổi là séc (tiền gửi không kỳ hạn) và làm tăng cung tiền trong nền kinh tế. Cơ chế tạo tiền của ngân hàng Quá trình trên còn tiếp tục lặp lại 900 triệu được gửi trở lại NHTM dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn; NHTM dự trữ 10% và cho vay 90% → MS = ??? .... Cơ chế tạo tiền của ngân hàng Lượng tiền cơ sở MB = Cu + R Tiền nhà nước in ra có thể nằm trong tay dân chúng (Cu) hoặc nằm trong dự trữ của NHTM (R) Cung tiền MS = Cu + D Phương tiện trao đổi trong nền kinh tế gồm có tiền mặt dân chúng giữ (Cu) và lượng séc dân chúng giữ (D) Cơ chế tạo tiền của ngân hàng Số nhân tiền (mm: money multiplier) được tính bằng cung tiền (MS) chia cho lượng tiền cơ sở (MB) Số nhân tiền phản ánh khả năng tạo tiền (tiền gửi không kỳ hạn D) của các NHTM Cơ chế tạo tiền của ngân hàng Số nhân tiền phụ thuộc vào thói quen giữ tiền mặt của dân chúng cr = Cu/D Số nhân tiền phụ thuộc vào tỷ lệ dự trữ của ngân hàng thương mại Ra = R/D Cơ chế tạo tiền của ngân hàng MS = MBmm Dân chúng thích giữ tiền mặt tức là cr lớn thì số nhân tiền nhỏ và cung tiền nhỏ Chứng minh Cơ chế tạo tiền của ngân hàng Trường hợp cực đoan dân chúng nắm giữ toàn bộ dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn và không nắm giữ tiền mặt (Cu=0), tức là cr = 0 thì số nhân tiền sẽ bằng: mm = 1/ra Cơ chế tạo tiền của ngân hàng MS = MBmm Ngân hàng thương mại dự trữ nhiều tức là ra lớn thì số nhân tiền nhỏ và cung tiền nhỏ Chứng minh Cơ chế tạo tiền của ngân hàng Trường hợp cực đoan các NHTM dự trữ toàn bộ và không cho vay, tức là ra = 1 thì số nhân tiền sẽ bằng: mm = 1 Cung tiền lúc này đúng bằng lượng tiền cơ sở ban đầu nhà nước in ra. Mục tiêu của chương Trình bày khái niệm và các chỉ tiêu đo lường tiền Trình bày cơ chế tạo tiền trong hệ thống ngân hàng Trình bày các công cụ kiểm soát cung tiền của ngân hàng trung ương Trình bày các nhân tố quyết định tới nhu cầu nắm giữ tiền của dân chúng Công cụ kiểm soát cung tiền của NHTW MS = MBmm Nghiệp vụ thị trường mở (Open Market Operation – OMO ) Thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc Thay đổi lãi suất chiết khấu Công cụ kiểm soát cung tiền của NHTW MS = MBmm Nghiệp vụ thị trường mở NHTW bán 1 tỷ trái phiếu ra công chúng → NHTW thu 1 tỷ tiền mặt về → lượng tiền cơ sở MB giảm 1 tỷ → cung tiền giảm đi {mm  1 tỷ} Công cụ kiểm soát cung tiền của NHTW MS = MBmm Nghiệp vụ thị trường mở NHTW mua 1 tỷ trái phiếu mà công chúng đang nắm giữ → NHTW trả 1 tỷ tiền mặt ra dân chúng → lượng tiền cơ sở MB tăng 1 tỷ → cung tiền tăng thêm {mm  1 tỷ} Công cụ kiểm soát cung tiền của NHTW MS = MBmm Thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc NHTW tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc (tỷ lệ dự trữ tối thiểu mà các NHTM phải thực hiện) → tỷ lệ dự trữ tại các NHTM tăng lên → số nhân tiền mm giảm → cung tiền giảm. Công cụ kiểm soát cung tiền của NHTW MS = MBmm Thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc NHTW giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc → tỷ lệ dự trữ tại các NHTM giảm xuống → số nhân tiền mm tăng → cung tiền tăng. Công cụ kiểm soát cung tiền của NHTW MS = MBmm Thay đổi lãi suất chiết khấu Lãi suất chiết khấu là lãi suất mà NHTW áp dụng đối với khoản vay mà các NHTM vay của NHTW Các NHTM khi cạn kiệt dự trữ sẽ phải vay các NHTM khác hoặc vay NHTW để bổ sung dự trữ, đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng. Công cụ kiểm soát cung tiền của NHTW MS = MBmm Thay đổi lãi suất chiết khấu NHTW tăng lãi suất chiết khấu → NHTM không muốn vay → NHTM có xu hướng tăng dự trữ để đảm bảo không bị cạn kiệt dự trữ → số nhân tiền giảm → cung tiền giảm Công cụ kiểm soát cung tiền của NHTW MS = MBmm Thay đổi lãi suất chiết khấu NHTW giảm lãi suất chiết khấu → NHTM có xu hướng giảm dự trữ và cho vay nhiều hơn (để làm gì?) → số nhân tiền tăng → cung tiền tăng Công cụ kiểm soát cung tiền của NHTW MS = MBmm Thay đổi lãi suất chiết khấu NHTW giảm lãi suất chiết khấu → NHTM có xu hướng giảm dự trữ và cho vay nhiều hơn (để làm gì?) → số nhân tiền tăng → cung tiền tăng Công cụ kiểm soát cung tiền của NHTW Nghiệp vụ thị trường mở Ưu điểm: thị trường chủ động, không gây xáo trộn hoạt động NHTM Nhược điểm: không phát huy tác dụng nếu thị trường mua bán trái phiếu chính phủ không phát triển Công cụ kiểm soát cung tiền của NHTW Thay đổi dự trữ bắt buộc Ưu điểm: dễ phát huy tác dụng tức thì tới cung tiền Nhược điểm: gây xáo trộn hoạt động của NHTM Mục tiêu của chương Trình bày khái niệm và các chỉ tiêu đo lường tiền Trình bày cơ chế tạo tiền trong hệ thống ngân hàng Trình bày các công cụ kiểm soát cung tiền của ngân hàng trung ương Trình bày các nhân tố quyết định tới nhu cầu nắm giữ tiền của dân chúng Cầu tiền (Money Demand – MD) Mọi người muốn nắm giữ tiền (loại tài sản không sinh lãi hoặc sinh lãi rất thấp) vì Động cơ giao dịch (transaction): mua bán hàng ngày Động cơ dự phòng (precautionary): đáp ứng các khoản chi tiêu bất thường Động cơ đầu cơ (speculative): một loại tài sản cất trữ giá trị Cầu tiền Cầu tiền danh nghĩa phụ thuộc trực tiếp vào các nhân tố sau Thu nhập thực tế Y Lãi suất danh nghĩa i Mức giá chung P Cầu tiền Thu nhập thực tế Thu nhập tăng thì nhu cầu chi tiêu tăng và người ta muốn nắm giữ nhiều tiền hơn Thu nhập giảm thì nhu cầu chi tiêu giảm và người ta chỉ cần nắm giữ ít tiền Cầu tiền Lãi suất danh nghĩa Lãi suất danh nghĩa tăng thì chi phí cơ hội của việc giữ tiền tăng → mọi người nắm giữ ít tiền (tài sản không sinh lãi) và nắm giữ nhiều loại tài sản sinh lãi hơn. Lãi suất danh nghĩa giảm → mọi người nắm giữ nhiều tiền hơn. Cầu tiền Mức giá chung P Giá cả tăng thì mọi người cần giữ nhiều tiền hơn để chi tiêu → lượng tiền cần nắm giữ nhiều hơn Giá cả giảm thì mọi người cần giữ ít tiền hơn Cầu tiền MD = P{kY – hi}; k, h > 0 MD/P = kY – hi Cầu tiền thực tế (MD/P) phụ thuộc thuận chiều vào thu nhập và phụ thuộc nghịch chiều vào lãi suất danh nghĩa Mục tiêu của chương Xác định trạng thái cân bằng của thị trường tiền tệ Trình bày cơ chế tác động của chính sách tiền tệ Trình bày các cách kết hợp chính sách tiền tệ và tài khóa Trình bày một số hạn chế của chính sách tiền tệ và tài khóa Trạng thái cân bằng của thị trường tiền tệ Lý thuyết ưa thích thanh khoản (Liquidity Preferences Theory) của Keynes trình bày quá trình điều chỉnh của lãi suất để xác lập trạng thái cân bằng của thị trường tiền tệ Trạng thái cân bằng của thị trường tiền tệ Cung tiền danh nghĩa MS hoàn toàn do NHTW quyết định và bằng MSo Mức giá chung của nền kinh tế là P Cung tiền thực tế sẽ là {Mso/P} Trạng thái cân bằng của thị trường tiền tệ Thu nhập thực tế là Yo Lãi suất danh nghĩa là r Cầu tiền thực tế là MD Trạng thái cân bằng của thị trường tiền tệ Nếu lãi suất danh nghĩa là ro thì cầu tiền thực tế sẽ là MDo bằng với cung tiền thực tế {MSo/P} → Thị trường tiền tệ cân bằng ro MD(Yo) Lượng tiền thực tế Lãi suất danh nghĩa MDo Trạng thái cân bằng của thị trường tiền tệ Nếu lãi suất danh nghĩa là r1 thì cầu tiền thực tế sẽ là MD1 nhỏ hơn cung tiền thực tế {MSo/P} → dư cung tiền → mọi người sẽ chuyển tiền sang các loại tài sản sinh lãi → lãi suất giảm dần xuống ro → lượng cầu tiền tăng lên MDo → thị trường tiền tệ cân bằng r1 ro MD(Yo) Lượng tiền thực tế Lãi suất danh nghĩa MD1 MDo Trạng thái cân bằng của thị trường tiền tệ Nếu lãi suất danh nghĩa là r2 thì cầu tiền thực tế sẽ là MD2 lớn hơn cung tiền thực tế {MSo/P} → dư cầu tiền → mọi người sẽ chuyển các loại tài sản sinh lãi sang tiền → lãi suất tăng dần lên ro → lượng cầu tiền giảm xuống MDo → thị trường tiền tệ cân bằng r2 ro MD(Yo) Lượng tiền thực tế Lãi suất danh nghĩa MD2 MDo Trạng thái cân bằng của thị trường tiền tệ Lãi suất danh nghĩa cân bằng là ro hàm ý rằng tại đó lượng cầu tiền thực tế bằng với lượng cung tiền thực tế; thị trường tiền tệ cân bằng Mục tiêu của chương Xác định trạng thái cân bằng của thị trường tiền tệ Trình bày cơ chế tác động của chính sách tiền tệ Trình bày các cách kết hợp chính sách tiền tệ và tài khóa Trình bày một số hạn chế của chính sách tiền tệ và tài khóa Chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ là chính sách thay đổi cung tiền → thay đổi lãi suất → thay đổi chi tiêu đầu tư → thay đổi GDP thực tế. Chính sách tiền tệ NHTW giảm cung tiền xuống MS1 Bán trái phiếu Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc Tăng lãi suất chiết khấu Làm tăng lãi suất cân bằng thị trường tiền tệ lên r1 ro MD(Yo) Lượng tiền thực tế Lãi suất danh nghĩa r1 Chính sách tiền tệ Lãi suất tăng làm đầu tư dự kiến giảm xuống I(r1) Đầu tư dự kiến giảm làm sản lượng cân bằng giảm Theo mô hình giao điểm Keynes, sản lượng cân bằng giảm xuống Y1 ro I(r) Đầu tư dự kiến Lãi suất thực tế I(ro) r1 I(r1) b GDP thực tế Tổng chi tiêu dự kiến AE1 AEo 0 bΔr Y1 Yo a   Đường 45o AE1 AE0  Chính sách tiền tệ Theo mô hình AS-AD Đường AD sẽ dịch sang trái một đoạn bằng ΔY = Yo – Y1 Sản lượng cân bằng ngắn hạn sẽ giảm xuống Y2 do ảnh hưởng của việc giảm giá xuống P1 Sản lượng cân bằng dài hạn sẽ trở lại Yo do giá tiếp tục giảm xuống P2 Po Y1 Yo AD1 Sản lượng thực tế Mức giá chung ADo Y2 b a c SAS P1 P2 LAS d Chính sách tiền tệ NHTW tăng cung tiền lên MS1 Mua trái phiếu Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc Giảm lãi suất chiết khấu Làm giảm lãi suất cân bằng thị trường tiền tệ xuống r1 ro MD(Yo) Lượng tiền thực tế Lãi suất danh nghĩa r1 Chính sách tiền tệ Lãi suất giảm làm đầu tư dự kiến tăng lênI(r1) Đầu tư dự kiến tăng làm sản lượng cân bằng tăng Theo mô hình giao điểm Keynes, sản lượng cân bằng tăng tới Y1 r1 I(r) Đầu tư dự kiến Lãi suất thực tế I(r1) ro I(ro) a GDP thực tế Tổng chi tiêu dự kiến AEo AE1 0 bΔr Yo Y1 b   Đường 45o AEo AE1  Chính sách tiền tệ Theo mô hình AS-AD Đường AD sẽ dịch sang phải một đoạn bằng ΔY = Yo – Y1 Sản lượng cân bằng ngắn hạn sẽ tăng lên Y2 do ảnh hưởng của việc tăng giá lên P1 Sản lượng cân bằng dài hạn sẽ trở lại Yo do giá tiếp tục tăng tới P2 Po Yo Y1 ADo Sản lượng thực tế Mức giá chung AD1 Y2 a b c SAS P1 P2 LAS d Chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ mở rộng Tăng cung tiền và làm tăng GDP thực tế Chính sách tiền tệ thắt chặt Giảm cung tiền và làm giảm GDP thực tế Mục tiêu của chương Xác định trạng thái cân bằng của thị trường tiền tệ Trình bày cơ chế tác động của chính sách tiền tệ Trình bày các cách kết hợp chính sách tiền tệ và tài khóa Trình bày một số hạn chế của chính sách tiền tệ và tài khóa Kết hợp chính sách tiền tệ - tài khóa Chính sách tài khóa Hiệu ứng số nhân G,T thay đổi làm C thay đổi cùng chiều và làm Y thay đổi nhiều hơn theo công thức số nhân chi tiêu và số nhân thuế Hiệu ứng lấn át G,T thay đổi làm đầu tư I thay đổi trái chiều và làm Y thay đổi ít đi. Kết hợp chính sách tiền tệ - tài khóa Hiệu ứng lấn át Tăng G hoặc giảm T làm tăng GDP thực tế trong ngắn hạn tới Y1 GDP thực tế (thu nhập Y) tăng làm tăng cầu tiền thực tế MD Cầu tiền thực tế tăng làm tăng lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ ro MD(Yo) Lượng tiền thực tế Lãi suất danh nghĩa MD(Y1) r1 Kết hợp chính sách tiền tệ - tài khóa Lãi suất cân bằng tăng làm giảm đầu tư I Đầu tư I giảm làm GDP thực tế giảm xuống Y2 → GDP thực tế cuối cùng tăng ít hơn mức tăng khi chỉ có hiệu ứng số nhân do ảnh hưởng trái chiều của hiệu ứng lấn át. a GDP thực tế AEo AE1 Yo Y1 b  0 Đường 45o AE0 AE1 ΔG hoặc ΔTMPC AE2 c Y2 AE2 ΔI = bΔr Hiệu ứng số nhân Hiệu ứng lấn át 1 2 Tổng chi tiêu dự kiến Kết hợp chính sách tiền tệ - tài khóa Hiệu ứng lấn át Giảm G hoặc tăng T làm giảm GDP thực tế trong ngắn hạn xuống Y1 GDP thực tế (thu nhập Y) giảm làm giảm cầu tiền thực tế MD Cầu tiền thực tế giảm làm giảm lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ r1 MD(Y1) Lượng tiền thực tế Lãi suất danh nghĩa MD(Yo) ro Kết hợp chính sách tiền tệ - tài khóa Lãi suất cân bằng giảm làm tăng đầu tư I Đầu tư I tăng làm GDP thực tế tăng tới Y2 → GDP thực tế cuối cùng giảm ít hơn mức giảm khi chỉ có hiệu ứng số nhân do ảnh hưởng trái chiều của hiệu ứng lấn át. b GDP thực tế Tổng chi tiêu dự kiến AE1 AEo 0 Y1 Yo a  Đường 45o AE1 AEo AE2 c Y2 AE2 ΔI = bΔr Hiệu ứng số nhân Hiệu ứng lấn át 1 2 ΔG hoặc ΔTMPC Kết hợp chính sách tiền tệ - tài khóa Thay đổi chi tiêu chính phủ hoặc thuế sẽ làm đầu tư tư nhân thay đổi do hiệu ứng lấn át Chính phủ có thể sử dụng kết hợp cả chính sách tiền tệ và tài khóa để có thể thay đổi sản lượng mà không ảnh hưởng tới đầu tư tư nhân. Kết hợp chính sách tiền tệ - tài khóa Trường hợp 1 Tăng G hoặc giảm T (chính sách tài khóa mở rộng) làm tăng GDP thực tế trong ngắn hạn tới Y1 GDP thực tế (thu nhập Y) tăng làm tăng cầu tiền thực tế MD Cầu tiền thực tế tăng làm tăng lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ Kết hợp chính sách tiền tệ - tài khóa NHTW tăng cung tiền (chính sách tiền tệ mở rộng) để giảm lãi suất trở lại ro Đầu tư tư nhân không thay đổi Hiệu ứng lấn át bằng 0; chỉ còn tồn tại hiệu ứng số nhân. ro MD(Yo) Lượng tiền thực tế Lãi suất danh nghĩa MD(Y1) r1 a b c Kết hợp chính sách tiền tệ - tài khóa Trường hợp 2 Giảm G hoặc tăng T (chính sách tài khóa thắt chặt) làm giảm GDP thực tế trong ngắn hạn xuống Y1 GDP thực tế (thu nhập Y) giảm làm giảm cầu tiền thực tế MD Cầu tiền thực tế giảm làm giảm lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ Kết hợp chính sách tiền tệ - tài khóa NHTW giảm cung tiền (chính sách tiền tệ thắt chặt) để tăng lãi suất trở lại ro Đầu tư tư nhân không thay đổi Hiệu ứng lấn át bằng 0; chỉ còn tồn tại hiệu ứng số nhân. ro MD(Y1) Lượng tiền thực tế Lãi suất danh nghĩa MD(Yo) r1 a b c Kết hợp chính sách tiền tệ - tài khóa Kết hợp chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ mở rộng hợp lý Làm tăng sản lượng Không ảnh hưởng tới lãi suất và đầu tư tư nhân Sản lượng tăng đúng bằng hiệu ứng số nhân Kết hợp chính sách tiền tệ - tài khóa Kết hợp chính sách tài khóa thắt chặt và chính sách tiền tệ thắt chặt hợp lý Làm giảm sản lượng Không ảnh hưởng tới lãi suất và đầu tư tư nhân Sản lượng giảm đúng bằng hiệu ứng số nhân Mục tiêu của chương Xác định trạng thái cân bằng của thị trường tiền tệ Trình bày cơ chế tác động của chính sách tiền tệ Trình bày các cách kết hợp chính sách tiền tệ và tài khóa Trình bày một số hạn chế của chính sách tiền tệ và tài khóa Hạn chế của hai chính sách Chính sách tài khóa Sản lượng thay đổi không đáng kể Do hiệu ứng số nhân nhỏ MPC nhỏ và C ít thay đổi (?) Do hiệu ứng lấn át lớn Đầu tư nhạy cảm với lãi suất (?) Cầu tiền ít nhạy cảm với lãi suất (?) Cầu tiền nhạy cảm với thu nhập (?) Hạn chế của hai chính sách Chính sách tài khóa Độ trễ của chính sách 1/1/2006: nền kinh tế suy thoái, GDP thực tế thấp Chính phủ muốn tăng G hoặc giảm T → thông qua Quốc hội 1/6/2006: thông qua và thực hiện chính sách, GDP thực tế lúc này đã tăng trở lại và gần phục hồi và bằng GDP tiềm năng 1/9/2006: chính sách tài khóa vẫn phát huy tác dụng và làm GDP thực tế tăng quá GDP tiềm năng. Hạn chế của hai chính sách Chính sách tiền tệ Sản lượng thay đổi không đáng kể Do cầu tiền ít nhạy cảm với lãi suất (?) Do đầu tư ít nhạy cảm với lãi suất (?) Hạn chế của hai chính sách Chính sách tiền tệ Độ trễ của chính sách 1/1/2006: nền kinh tế suy thoái, GDP thực tế thấp 15/1/2006: NHTW tăng cung tiền và làm lãi suất giảm (nhưng đầu tư không giảm ngay?) 1/6/2006: nền kinh tế phục hồi và GDP thực tế xấp xỉ bằng GDP tiềm năng 1/6/2006: lãi suất giảm bắt đầu làm tăng đầu tư 1/9/2006: chính sách tiền tệ vẫn phát huy tác dụng và làm GDP thực tế tăng quá GDP tiềm năng. Hạn chế của hai chính sách Muốn khắc phục được ảnh hưởng trễ thì chính phủ cần phải dự báo sớm chu kỳ kinh tế (suy thoái hay tăng trưởng quá nóng) Khả năng dự báo của các nhà kinh tế còn hết sức hạn chế và thường sai lầm → Hiệu quả của 2 chính sách không cao  Hạn chế của hai chính sách Quan điểm của bạn???

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptchap9-Monetary policy.ppt