Trình bày bảng cán cân thanh toán.
Trình bày các khái niệm về tỷ giá hối đoái.
Trình bày các chế độ tỷ giá và cơ chế xác định tỷ giá trong từng chế độ tỷ giá.
Trình bày các tác động của sự thay đổi tỷ giá đối với nền kinh tế.
95 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1570 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Kinh tế Vĩ mô - Chương 11: Lý thuyết kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 11Lý thuyết kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở Nguyễn Việt Hưng Mục tiêu của chương Trình bày bảng cán cân thanh toán Trình bày các khái niệm về tỷ giá hối đoái Trình bày các chế độ tỷ giá và cơ chế xác định tỷ giá trong từng chế độ tỷ giá Trình bày các tác động của sự thay đổi tỷ giá đối với nền kinh tế. Mục tiêu của chương Trình bày bảng cán cân thanh toán Trình bày các khái niệm về tỷ giá hối đoái Trình bày các chế độ tỷ giá và cơ chế xác định tỷ giá trong từng chế độ tỷ giá Trình bày các tác động của sự thay đổi tỷ giá đối với nền kinh tế. Bảng cán cân thanh toán Bảng cán cân thanh toán ghi chép lại một cách có hệ thống toàn bộ những giao dịch kinh tế giữa cư dân trong nước với thế giới bên ngoài trong một thời kỳ. Thời kỳ báo cáo thường là một năm tài khóa Bảng cán cân thanh toán Ví dụ các loại giao dịch: Giao dịch mua bán hàng hóa và dịch vụ Người VN mua hàng của Mỹ Người Mỹ mua hàng của VN Giao dịch đầu tư vốn Người Mỹ mang vốn tới đầu tư tại VN Người VN gửi tiền ra nước ngoài Viện trợ Kiều hối người nước ngoài gửi về cho họ hàng ở VN ... Bảng cán cân thanh toán Bảng cán cân thanh toán được chia thành 3 nhóm Tài khoản vãng lai (current account) Phản ánh giao dịch mua bán H & DV ở khu vực tư nhân Tài khoản vốn (capital account) Phản ánh giao dịch vốn ở khu vực tư nhân Tài khoản tài trợ chính thức (Official Settlement Account) Phản ánh giao dịch vốn của NHTW Bảng cán cân thanh toán Cách ghi chép các giao dịch Các giao dịch nào mang lại tiền cho quốc gia được ghi là KHOẢN MỤC CÓ và mang dấu (+) Các giao dịch nào làm tiền đi ra khỏi quốc gia (trả cho phía nước ngoài) được ghi là KHOẢN MỤC NỢ và mang dấu (-) Bảng cán cân thanh toán Tài khoản vãng lai Tài khoản vãng lai bao gồm các tiểu khoản sau: Cán cân thương mại Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ (+) Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ (-) Thu nhập từ đầu tư nước ngoài ròng Tiền lãi và cổ tức nhận được từ phía nước ngoài (+) Tiền lãi và cổ tức phải trả cho phía nước ngoài (-) Bảng cán cân thanh toán Tài khoản vãng lai Chuyển khoản ròng: giao dịch một chiều không có đối ứng Người nước ngoài viện trợ hoặc gửi tiền, quà tặng về cho người trong nước (+) Người trong nước viện trợ hoặc gửi tiền, quà tặng cho người nước ngoài (-) Bảng cán cân thanh toán Tài khoản vốn Tài khoản vốn bao gồm các khoản mục sau Vay nước ngoài dài hạn và trung hạn (+) Cho nước ngoài vay dài hạn và trung hạn (-) Vay nước ngoài ngắn hạn (+) Cho nước ngoài vay ngắn hạn (-) Đầu tư gián tiếp Bảng cán cân thanh toán Tài khoản vốn Tài khoản vốn bao gồm các khoản mục sau Đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào trong nước (+) Đầu tư trực tiếp từ trong nước ra nước ngoài (-) Đầu tư trực tiếp Bảng cán cân thanh toán Cán cân tổng thể (Overall Balance) bằng cán cân tài khoản vãng lai cộng với cán cân tài khoản vốn Bảng cán cân thanh toán Tài khoản tài trợ chính thức Bằng với cán cân tổng thể về giá trị tuyệt đối nhưng có dấu ngược lại Phản ánh sự thay đổi tài sản dự trữ ngoại tệ của ngân hàng trung ương một quốc gia Tài khoản này mang dấu (-) hàm ý rằng tài sản dự trữ ngoại tệ của NHTW tăng lên Tài khoản này mang dấu (+) hàm ý rằng tài sản dự trữ ngoại tệ của NHTW giảm xuống. Bảng cán cân thanh toán Tài khoản vãng lai cộng tài khoản vốn cộng tài khoản tài trợ chính thức bằng 0. Tại sao nó lại bằng 0? Nó bằng 0 hàm ý điều gì? Bảng cán cân thanh toán Chúng ta sẽ xem xét 5 ví dụ sau để hiểu tại sao tổng ba tài khoản trên luôn bằng 0 Bảng cán cân thanh toán Ví dụ 1 Mỹ xuất khẩu 100 triệu đôla hàng hóa sang Anh, nhà nhập khẩu người Anh trả bằng tài khoản tiền gửi ngân hàng của anh ta ở Mỹ Tổng hai tài khoản bằng 0. Bảng cán cân thanh toán Ví dụ 2 Mỹ xuất khẩu 100 triệu đôla hàng hóa sang Anh để đổi lại 100 triệu đôla tiền dịch vụ. Tổng hai tài khoản bằng 0. Bảng cán cân thanh toán Ví dụ 3 Một nhà đầu tư Anh mua 100 triệu USD tín phiếu Kho bạc Mỹ và thanh toán bằng tài khoản của anh ta tại ngân hàng Anh, khoản tiền này được chuyển vào tài khoản Kho bạc Mỹ đặt tại London Tổng hai tài khoản bằng 0. Bảng cán cân thanh toán Ví dụ 4 Mỹ trao tặng lô hàng trị giá 100 triệu đôla Mỹ cho một tổ chức từ thiện của Anh. Tổng hai tài khoản bằng 0. Bảng cán cân thanh toán Ví dụ 5 C.ty Mỹ trả lợi nhuận và cổ tức cho nhà đầu tư Anh là 100 triệu USD bằng tài khoản của c.ty tại NH Mỹ, khoản tiền chuyển vào tài khoản NH của Anh đặt tại Mỹ Tổng hai tài khoản bằng 0. Bảng cán cân thanh toán 5 ví dụ trên cho thấy cán cân thanh toán luôn bằng 0 do nguyên tắc nhập sổ kép Chúng ta cũng có thể chứng minh cán cân thanh toán bằng 0 thông qua đồng nhất thức thu nhập quốc dân GDP = C + I + G + X - IM Bảng cán cân thanh toán GDP = C + I + G + X – IM (GDP – C – G) – I = X – IM S – I = X – IM Bảng cán cân thanh toán Nếu S - I = X – IM = -1 USD nghĩa là S – I = -1 USD nghĩa là tiết kiệm trong nước không đủ đáp ứng đầu tư trong nước và phải đi vay nước ngoài 1 USD (thặng dư tài khoản vốn +1 USD) X – IM = -1 USD nghĩa là bị thâm hụt tài khoản vãng lai -1 USD và cần phải đi vay 1 USD để trang trải cho khoản thâm hụt ngoại thương này. Bảng cán cân thanh toán Nếu S - I = X – IM = +1 USD nghĩa là S – I = +1 USD nghĩa là tiết kiệm trong nước nhiều hơn đầu tư trong nước và sẽ cho nước ngoài vay 1 USD (thâm hụt tài khoản vốn -1 USD) X – IM = +1 USD nghĩa là thặng dư tài khoản vãng lai +1 USD và phải cho nước ngoài vay 1 USD để họ có thể nhập khẩu hàng của chúng ta. Bảng cán cân thanh toán Ý nghĩa của cán cân thanh toán bằng 0 Một nước mà thâm hụt thương mại thì nó sẽ phải đi vay nước ngoài (thặng dư tài khoản vốn) để trang trải cho khoản thâm hụt thương mại Một nước mà thặng dư thương mại thì nó sẽ cho nước ngoài vay (thâm hụt tài khoản vốn) Bảng cán cân thanh toán Liệu một quốc gia có thể mãi thâm hụt tài khoản vãng lai và thặng dư tài khoản vốn (hoặc ngược lại) được không? Bảng cán cân thanh toán Thâm hụt thương mại là tốt hay là xấu? Bảng cán cân thanh toán Thặng dư/Thâm hụt cán cân thanh toán nghĩa là gì? Bảng cán cân thanh toán Cán cân thanh toán trong trường hợp này có thể được hiểu là tổng của tài khoản vãng lai và tài khoản vốn - tức là cán cân tổng thể. Nó phản ánh tình trạng giao dịch của khu vực tư nhân Bảng cán cân thanh toán Thặng dư cán cân thanh toán có nghĩa là luồng ngoại tệ đi vào khu vực tư nhân nhiều hơn ngoại tệ đi ra nước ngoài từ khu vực tư nhân NHTW sẽ mua lại số ngoại tệ chênh lệch này, mua các tài sản tài chính nước ngoài (hoặc vàng) Dự trữ ngoại hối của quốc gia tăng lên Bảng cán cân thanh toán Thâm hụt cán cân thanh toán có nghĩa là luồng ngoại tệ đi vào khu vực tư nhân ít hơn ngoại tệ đi ra nước ngoài từ khu vực tư nhân NHTW sẽ bán các tài sản tài chính nước ngoài (hoặc vàng) rồi bán ngoại tệ lại cho khu vực tư nhân để trang trải khoản thâm hụt này Dự trữ ngoại hối của quốc gia giảm xuống Bảng cán cân thanh toán Quan điểm khác cán cân thanh toán Cán cân thanh toán chỉ bao gồm những khoản giao dịch tự định VD: xuất nhập khẩu, nước ngoài đầu tư vào nhằm kiếm lãi suất cao Nó được phân biệt với các khoản giao dịch điều chỉnh nhằm bù đắp sự thặng dư hay thâm hụt của các giao dịch tự định VD: vay nước ngoài để thanh toán cho lô hàng nhập khẩu Mục tiêu của chương Trình bày bảng cán cân thanh toán Trình bày các khái niệm về tỷ giá hối đoái Trình bày các chế độ tỷ giá và cơ chế xác định tỷ giá trong từng chế độ tỷ giá Trình bày các tác động của sự thay đổi tỷ giá đối với nền kinh tế. Tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (nominal exchange rate) Tỷ giá hối đoái thực tế (real exchange rate) Tỷ giá hối đoái bình quân (effective exchange rate) Tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái danh nghĩa Là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền của hai quốc gia Là giá của một đồng tiền tính theo một đồng tiền khác Tỷ giá hối đoái Có hai cách thể hiện tỷ lệ này Số nội tệ đổi lấy một ngoại tệ (16.000 VND/USD) Đây là giá của đồng tiền nào? Số ngoại tệ đổi lấy một nội tệ (0.0000625 USD/VND) Đây là giá của đồng tiền nào? Tỷ giá hối đoái Cách niêm yết không ảnh hưởng tới bản chất vấn đề kinh tế Các cuốn sách kinh tế ở các nước phát triển (Mỹ, Anh, Canada) thường dùng cách ghi số ngoại tệ đổi lấy một nội tệ Chúng ta sử dụng cách ghi số nội tệ đổi lấy một ngoại tệ Mục đích là để đơn giản khi ghi tỷ giá Ký hiệu là En = 16000 VND/USD Tỷ giá hối đoái Đồng tiền mạnh (hard currency): chiếm tỷ trọng đáng kể trong giao dịch ngoại thương trên thế giới Đồng tiền có thể chuyển đổi (convertible currency): NHTW chấp nhận đổi đồng tiền đó với các đồng tiền khác theo tỷ giá hiện hành. Tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái thực tế Là tỷ lệ trao đổi hàng hóa giữa hai quốc gia Số hàng hóa trong nước đổi lấy một hàng hóa tương tự của nước ngoài (theo cách niêm yết mà chúng ta sử dụng) Ký hiệu là Er Cho biết sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước so với hàng hóa nước ngoài về mặt giá cả Tỷ giá hối đoái Ví dụ Giá áo VN là 160.000 VND; Giá áo Mỹ là $12 Tỷ giá danh nghĩa là En = 16.000 VND/USD → Giá áo VN bằng 10 USD (160.000/16.000) → Tỷ giá thực tế Er = 12 USD/10 USD = 1.2 Nghĩa là 1.2 áo VN đổi lấy 1 áo Mỹ → áo VN rẻ hơn áo Mỹ → áo VN có sức cạnh tranh cao hơn (giả định chất lượng như nhau) Tỷ giá hối đoái Công thức tổng quát của tỷ giá thực tế Er: tỷ giá thực tế En: tỷ giá danh nghĩa Pf: chỉ số giá nước ngoài Pd: chỉ số giá trong nước Tỷ giá hối đoái Khi tỷ giá thực tế Er (tính theo công thức trên) tăng thì hàng hóa trong nước trở nên rẻ hơn và có sức cạnh tranh cao hơn. Khi tỷ giá thực tế Er giảm thì hàng hóa trong nước trở nên đắt hơn và giảm sức cạnh tranh. Tỷ giá hối đoái Tỷ giá thực tế tăng khi Tỷ giá danh nghĩa tăng hay đồng nội tệ mất giá Lạm phát nước ngoài tăng cao hơn so với lạm phát trong nước Tỷ giá hối đoái Lý thuyết ngang giá sức mua (Purchasing Power Parity) Lý thuyết nói rằng tỷ giá thực tế có xu hướng tiến về 1 do quá trình tìm kiếm lợi nhuận ácbit (mua nơi rẻ và mang đến nơi đắt bán) sẽ đẩy giá cả hàng hóa ở các nơi xấp xỉ bằng nhau. Tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái bình quân Tỷ giá song phương Ví dụ: VND/USD; VND/euro, VND/yuan;... Tỷ giá bình quân là bình quân gia quyền của các tỷ giá song phương giữa đồng nội tệ với đồng tiền của các quốc gia có quan hệ thương mại với quốc gia này. Gia quyền được tính bằng trọng số kim ngạch thương mại giữa hai quốc gia trong tổng kim ngạch thương mại của quốc gia này. Tỷ giá hối đoái Công thức tổng quát của tỷ giá bình quân EER là tỷ giá bình quân Ei là tỷ giá song phương với quốc gia i Wi là tỷ trọng thương mại với quốc gia i trong tổng giá trị thương mại của quốc gia này Mục tiêu của chương Trình bày bảng cán cân thanh toán Trình bày các khái niệm về tỷ giá hối đoái Trình bày các chế độ tỷ giá và cơ chế xác định tỷ giá trong từng chế độ tỷ giá Trình bày các tác động của sự thay đổi tỷ giá đối với nền kinh tế. Thị trường ngoại hối & các chế độ tỷ giá Có hai chế độ tỷ giá cơ bản và một loạt các chế độ tỷ giá trung dung kết hợp giữa hai chế độ tỷ giá này Chế độ tỷ giá linh hoạt/thả nổi (flexible/floating exchange rate mechanism) Chế độ tỷ giá cố định (fixed exchange rate mechanism) Các chế độ tỷ giá kết hợp hai loại trên Thị trường ngoại hối & các chế độ tỷ giá Chế độ tỷ giá linh hoạt Tỷ giá hoàn toàn được quyết định bởi thị trường và NHTW hoàn toàn không can thiệp vào thị trường ngoại hối Tài khoản tài trợ chính thức trong trường hợp này bằng 0 Thị trường ngoại hối & các chế độ tỷ giá Tỷ giá cân bằng được xác định như thế nào? Thị trường ngoại hối & các chế độ tỷ giá Giả định Có 2 nền kinh tế là Việt Nam và Mỹ 2 quốc gia thanh toán các giao dịch bằng USD Nếu VN thiếu USD thì VN sẽ phải vay USD từ Mỹ để thanh toán Nếu VN thừa USD thì VN sẽ mua các tài sản tài chính sinh lãi của Mỹ Giá cả ở 2 quốc gia thay đổi cùng tỷ lệ với nhau Không cần phân biệt giữa tỷ giá danh nghĩa và thực tế do chúng thay đổi tỷ lệ với nhau Thị trường ngoại hối & các chế độ tỷ giá Tỷ giá En (VND/USD) là giá của USD tính theo VND Giá của một hàng hóa được xác định thông qua cung cầu hàng hóa đó Tỷ giá cân bằng sẽ được xác định thông qua Cung đôla trên thị trường Việt Nam Cầu đôla trên thị trường Việt Nam Thị trường ngoại hối & các chế độ tỷ giá Nguồn cung đôla cho thị trường Việt Nam xuất phát từ Xuất khẩu hàng hóa của VN sang thị trường Mỹ Mỹ sẽ phải trả USD cho VN Mỹ đầu tư vào thị trường VN để kiếm lợi nhuận Mỹ sẽ phải mang USD theo khi tới VN đầu tư Thị trường ngoại hối & các chế độ tỷ giá Nhu cầu đôla trên thị trường VN xuất phát từ VN nhập khẩu hàng hóa Mỹ VN phải trả USD cho người Mỹ VN đầu tư vào thị trường Mỹ để kiếm lợi nhuận VN cần có USD khi sang Mỹ đầu tư Thị trường ngoại hối & các chế độ tỷ giá Cung đôla phản ánh lượng cung đôla đi vào thị trường VN tại mỗi mức tỷ giá Tỷ giá En tăng thì sức cạnh tranh của hàng VN tăng lên do rẻ hơn sẽ làm tăng xuất khẩu → lượng cung USD tăng Tỷ giá En tăng giả định không tác động tới đầu tư của Mỹ vào VN Thị trường ngoại hối & các chế độ tỷ giá Tỷ giá tăng từ Eo tới E1 làm tăng sức cạnh tranh hàng nội và làm tăng lượng cung USD từ Qo tới Q1 (Nhận định này chắc chắn đúng không? → xem comment) Đường cung USD có độ dốc dương Eo SUSD Lượng USD trên thị trường VN Tỷ giá (VND/USD) Q1 E1 Qo Thị trường ngoại hối & các chế độ tỷ giá Cầu đôla phản ánh lượng cầu USD của thị trường VN tại mỗi mức tỷ giá Tỷ giá En tăng thì sức cạnh tranh của hàng ngoại sẽ giảm do đắt đỏ hơn và làm giảm nhập khẩu → lượng cầu USD giảm Tỷ giá En tăng giả định không ảnh hưởng tới quyết định đầu tư ra nước ngoài của người VN Thị trường ngoại hối & các chế độ tỷ giá Tỷ giá tăng từ Eo tới E1 làm giảm sức cạnh tranh của hàng ngoại và làm giảm lượng cầu USD từ Qo xuống Q1’. Đường cầu USD có độ dốc âm. Eo DUSD Lượng USD trên thị trường VN Tỷ giá (VND/USD) Qo E1 Q1’ Thị trường ngoại hối & các chế độ tỷ giá Kết hợp phía cung đôla và phía cầu đôla sẽ giúp chúng ta xác định trạng thái cân bằng của thị trường ngoại hối. Thị trường ngoại hối & các chế độ tỷ giá Eo là tỷ giá cân bằng. Tại Eo, lượng cung USD đi vào thị trường đúng bằng lượng cầu USD của thị trường Eo DUSD Lượng USD trên thị trường VN Tỷ giá (VND/USD) Qo SUSD 2. Tỷ giá giảm Thị trường ngoại hối & các chế độ tỷ giá Nếu tỷ giá là E1 > Eo thì Xuất khẩu tăng lên và tăng lượng cung USD Nhập khẩu giảm đi và giảm lượng cầu USD → dư cung USD và tạo áp lực giảm giá USD, tức là tỷ giá sẽ giảm xuống Eo Eo DUSD Lượng USD trên thị trường VN Tỷ giá (VND/USD) Qo SUSD E1 1. Dư cung USD 2. Tỷ giá tăng Thị trường ngoại hối & các chế độ tỷ giá Nếu tỷ giá là E2 < Eo thì Xuất khẩu giảm và giảm lượng cung USD Nhập khẩu tăng và tăng lượng cầu USD → dư cầu USD và tạo áp lực tăng giá USD, tức là tỷ giá sẽ tăng lên Eo Eo DUSD Lượng USD trên thị trường VN Tỷ giá (VND/USD) Qo SUSD E1 1. Dư cầu USD Thị trường ngoại hối & các chế độ tỷ giá Tỷ giá cân bằng thay đổi khi nào? Đường cung USD dịch chuyển Xuất khẩu thay đổi do các yếu tố ngoại sinh (không phải do tỷ giá tăng) thay đổi VD: người Mỹ thích hàng VN hơn; người Mỹ thích đầu tư vào VN hơn do lãi suất VN tăng hoặc do kỳ vọng đồng VN sẽ lên giá trong tương lai... Thị trường ngoại hối & các chế độ tỷ giá Người Mỹ không thích hàng VN → giảm cung USD USD lên giá còn VND mất giá Đường cung USD dịch sang trái Tỷ giá cân bằng tăng từ Eo tới E1. Eo DUSD Lượng USD trên thị trường VN Tỷ giá (VND/USD) SUSD S’USD E1 A B Thị trường ngoại hối & các chế độ tỷ giá Tỷ giá cân bằng thay đổi khi nào? Đường cầu USD dịch chuyển Nhập khẩu thay đổi do các yếu tố ngoại sinh (không phải do tỷ giá tăng) thay đổi VD: người VN thích hàng Mỹ hơn; người VN thích đầu tư vào Mỹ hơn do lãi suất Mỹ tăng hoặc do kỳ vọng đồng VN sẽ mất giá trong tương lai Thị trường ngoại hối & các chế độ tỷ giá Người VN kỳ vọng VND mất giá trong tương lai → chuyển sang nắm giữ các tài sản tài chính ghi theo USD → cầu USD tăng VND mất giá; USD lên giá Đường cầu USD dịch sang phải Tỷ giá cân bằng tăng tới E1 Eo DUSD Lượng USD trên thị trường VN Tỷ giá (VND/USD) SUSD E1 A B D’USD Thị trường ngoại hối & các chế độ tỷ giá Trong chế độ tỷ giá thả nổi Tỷ giá En tăng → đồng nội tệ mất giá (depreciation) Tỷ giá En giảm → đồng nội tệ lên giá (appreciation) Thị trường ngoại hối & các chế độ tỷ giá Chế độ tỷ giá cố định NHTW Việt Nam sẽ ấn định tỷ giá giữa VND và USD là Ef NHTW cam kết mua bán USD với thị trường tư nhân theo tỷ giá Ef mà NHTW đã ấn định Tài khoản tài trợ chính thức lúc này sẽ khác 0 Thị trường ngoại hối & các chế độ tỷ giá Tỷ giá cân bằng trên thị trường được xác định bởi cung đôla và cầu đôla trên thị trường. Thị trường ngoại hối & các chế độ tỷ giá Nguồn cung đôla trên thị trường xuất phát từ Xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ Đầu tư vốn của Mỹ vào thị trường tư nhân VN Lượng USD mà NHTW bán ra ngoài thị trường tư nhân Thị trường ngoại hối & các chế độ tỷ giá Nhu cầu đôla trên thị trường tư nhân xuất phát từ Nhập khẩu hàng hóa của Mỹ Đầu tư vốn của VN sang thị trường Mỹ NHTW mua USD trên thị trường Thị trường ngoại hối & các chế độ tỷ giá Tỷ giá cân bằng trên thị trường là Eo. Nếu NHTW ấn định tỷ giá Ef đúng bằng Eo thì thị trường ngoại hối sẽ cân bằng. Eo DUSD Lượng USD trên thị trường VN Tỷ giá (VND/USD) Qo SUSD A Thị trường ngoại hối & các chế độ tỷ giá Nếu NHTW ấn định tỷ giá Ef cao hơn Eo thì trên thị trường, lượng cung USD lớn hơn lượng cầu USD và dư cung USD. Eo DUSD Lượng USD trên thị trường VN Tỷ giá (VND/USD) Qo SUSD Ef 1. Dư cung USD B C A Thị trường ngoại hối & các chế độ tỷ giá Dân chúng sẽ bán USD cho NHTW và cầm VND về theo tỷ giá Ef NHTW mua USD và bán VND Eo DUSD Lượng USD trên thị trường VN Tỷ giá (VND/USD) Qo SUSD Ef 1. Dư cung USD B C A Thị trường ngoại hối & các chế độ tỷ giá Cầu đôla trên thị trường tăng (do NHTW mua USD) Đường cầu USD dịch sang phải Dự trữ ngoại hối tăng Cơ sở tiền tệ VND tăng một lượng bằng BCEf Lúc này, tại Ef, thị trường ngoại hối cân bằng Thị trường ngoại hối & các chế độ tỷ giá Eo DUSD Lượng USD trên thị trường VN Tỷ giá (VND/USD) Qo SUSD Ef B C D’USD A Thị trường ngoại hối & các chế độ tỷ giá Nếu NHTW ấn định tỷ giá Ef thấp hơn Eo thì trên thị trường, lượng cầu USD lớn hơn lượng cung USD và dư cầu USD. Eo DUSD Lượng USD trên thị trường VN Tỷ giá (VND/USD) Qo SUSD Ef 1. Dư cầu USD B C A Thị trường ngoại hối & các chế độ tỷ giá Dân chúng sẽ mua USD từ NHTW và trả bằng VND theo tỷ giá Ef NHTW bán USD và mua VND Eo DUSD Lượng USD trên thị trường VN Tỷ giá (VND/USD) Qo SUSD Ef 1. Dư cầu USD B C A Thị trường ngoại hối & các chế độ tỷ giá Cung đôla trên thị trường tăng (do NHTW bán USD) Đường cung USD dịch sang phải Dự trữ ngoại hối giảm Cơ sở tiền tệ VND giảm một lượng bằng BCEf Lúc này, tại Ef, thị trường ngoại hối cân bằng S’USD Thị trường ngoại hối & các chế độ tỷ giá Eo DUSD Lượng USD trên thị trường VN Tỷ giá (VND/USD) Qo SUSD Ef B C A Thị trường ngoại hối & các chế độ tỷ giá Trong chế độ tỷ giá cố định Tỷ giá cố định Ef tăng → phá giá đồng nội tệ (devaluation) Tỷ giá cố định Ef giảm → nâng giá đồng nội tệ (revaluation) Thị trường ngoại hối & các chế độ tỷ giá Thế mạnh và yếu điểm của từng chế độ tỷ giá Chế độ tỷ giá cố định Thế mạnh: Tỷ giá không thay đổi trong một khoảng thời gian nhất định → ổn định và chắc chắn cho hoạt động đầu tư và kinh doanh xuất nhập khẩu Thị trường ngoại hối & các chế độ tỷ giá Chế độ tỷ giá cố định Yếu điểm: Tỷ giá cố định nếu định giá quá sai lệch so với tỷ giá cân bằng của thị trường sẽ gây ra những áp lực tiêu cực tới dự trữ ngoại hối quốc gia Khi định giá quá cao đồng nội tệ → cạn kiệt ngoại hối, gây ra khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng nợ. VD: khủng hoảng tài chính châu Á ở Thái Lan năm 1997. Thị trường ngoại hối & các chế độ tỷ giá Thế mạnh và yếu điểm của từng chế độ tỷ giá Chế độ tỷ giá thả nổi Thế mạnh: Thị trường ngoại hối luôn cân bằng và sự linh hoạt của tỷ giá sẽ ngăn chặn những cú sốc bất thường quá mạnh trên thị trường do hành vi đầu cơ gây ra Thị trường ngoại hối & các chế độ tỷ giá Chế độ tỷ giá thả nổi Yếu điểm: Tỷ giá biến động thường xuyên có thể dẫn tới sự bất định và thiếu chắc chắn cho các nhà đầu tư và kinh doanh xuất nhập khẩu Thị trường ngoại hối & các chế độ tỷ giá Xu hướng kết hợp hai chế độ tỷ giá trên để tận dụng những thế mạnh và giảm thiểu những yếu điểm của từng chế độ tỷ giá Thị trường ngoại hối & các chế độ tỷ giá Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý (managed/dirty floating exchange rate mechanism) Tỷ giá được thả nổi và do cung cầu thị trường quyết định Nếu tỷ giá dao động vượt ra một biên độ mà NHTW xác lập từ trước xung quanh mức tỷ giá trung tâm thì NHTW sẽ can thiệp để đưa tỷ giá trở lại trong biên độ Thị trường ngoại hối & các chế độ tỷ giá Chế độ tỷ giá cố định có điều chỉnh (adjusted fixed exchange rate mechanism) Tỷ giá được NHTW cố định Nếu NHTW thấy tỷ giá cân bằng của thị trường sai lệch quá nhiều so với tỷ giá cố định thì NHTW sẽ điều chỉnh tỷ giá cố định tiến gần về tỷ giá cân bằng hơn. Mục tiêu của chương Trình bày bảng cán cân thanh toán Trình bày các khái niệm về tỷ giá hối đoái Trình bày các chế độ tỷ giá và cơ chế xác định tỷ giá trong từng chế độ tỷ giá Trình bày các tác động của sự thay đổi tỷ giá đối với nền kinh tế. Tác động của sự thay đổi tỷ giá Chế độ tỷ giá thả nổi Tỷ giá En tăng sẽ làm tăng sức cạnh tranh hàng nội và giảm sức cạnh tranh của hàng ngoại → Xuất khẩu tăng; nhập khẩu giảm → Tổng cầu AD tăng → Trong ngắn hạn, GDP thực tế tăng → Trong dài hạn, giá cả tăng và đưa tỷ giá thực tế trở lại mức ban đầu, tổng lượng cầu giảm và GDP thực tế dài hạn trở về mức tiềm năng. Tác động của sự thay đổi tỷ giá Chế độ tỷ giá thả nổi Tỷ giá En giảm sẽ làm giảm sức cạnh tranh hàng nội và tăng sức cạnh tranh của hàng ngoại → Xuất khẩu giảm ; nhập khẩu tăng→ Tổng cầu AD giảm → Trong ngắn hạn, GDP thực tế giảm → Trong dài hạn, giá cả giảm và đưa tỷ giá thực tế trở lại mức ban đầu, tổng lượng cầu tăng và GDP thực tế dài hạn trở về mức tiềm năng. Tác động của sự thay đổi tỷ giá Chế độ tỷ giá cố định NHTW phá giá đồng nội tệ (Ef ) NHTW sẽ phải bán VND ra và mua USD vào từ thị trường tư nhân → Xuất khẩu tăng; nhập khẩu giảm do giá hàng nội giảm còn giá hàng ngoại tăng → Tổng cầu AD tăng → Lượng tiền cơ sở VND tăng (do NHTW bán VND ra thị trường) làm tăng cung tiền, lãi suất giảm và đầu tư tăng → Tổng cầu AD tăng Tác động của sự thay đổi tỷ giá Chế độ tỷ giá cố định → Trong ngắn hạn, GDP thực tế tăng → Trong dài hạn, giá cả tăng và đưa tỷ giá thực tế và cung tiền thực tế trở lại mức ban đầu, tổng lượng cầu giảm và GDP thực tế dài hạn trở về mức tiềm năng. Tác động của sự thay đổi tỷ giá Chế độ tỷ giá cố định NHTW nâng giá đồng nội tệ (Ef ) NHTW sẽ phải mua vào VND và bán ra USD trên thị trường tư nhân → Xuất khẩu giảm; nhập khẩu tăng do giá hàng nội tăng còn giá hàng ngoại giảm→ Tổng cầu AD giảm → Lượng tiền cơ sở VND giảm (do NHTW mua VND từ thị trường) làm giảm cung tiền, lãi suất tăng và đầu tư giảm → Tổng cầu AD giảm Tác động của sự thay đổi tỷ giá Chế độ tỷ giá cố định → Trong ngắn hạn, GDP thực tế giảm → Trong dài hạn, giá cả giảm và đưa tỷ giá thực tế và cung tiền thực tế trở lại mức ban đầu, tổng lượng cầu tăng và GDP thực tế dài hạn trở về mức tiềm năng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chap11-Open Eco.ppt