Bài giảng Kinh tế vi mô 1

 Sự khan hiếm của các nguồn lực là đặc trưng của thế giới kinh tế. Sự khan hiếm là việc xã hội với các nguồn lực hữu hạn không thể thoả mãn tất cả mọi nhu cầu vô hạn và ngày càng tăng của con người. Các nguồn lực trong kinh tế bao gồm tài nguyên (R): đất đai, khoáng sản; lao động (L); vốn (K) – tư bản: phụ thuộc vào mục đích sử dụng. Kinh tế học giúp chúng ta hiểu về cách giải quyết vấn đề khan hiếm trong các cơ chế kinh tế khác nhau.

 Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu sự vận hành của nền kinh tế nói chung và cách thức ứng xử của các thành viên trong nền kinh tế nói riêng.

 Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu cách thức xã hội phân bổ những nguồn lực khan hiếm để sản xuất hàng hoá dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người.

 

doc102 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 1564 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Kinh tế vi mô 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
C = FC + VC 5.2.3.2. Nhóm chi phí bình phí Chi phí cố định bình quân (AFC) là chi phí cố định trên một đơn vị sản phẩm. Chi phí biến đổi bình quân (AVC) là chi phí biến đổi tính trên một đơn vị sản phẩm Tổng chi phí bình quân (ATC hoặc AC) 5.2.3.3. Chi phí biên (MC) Chi phí biên là chi phí tăng thêm để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. MC = TCQ’ = (FC+VC)Q’ = FCQ’+ VCQ’ = VCQ’ 5.2.4. Quan hệ giữa các chi phí P 0 Q FC FC FC TC VC FC Quan hệ giữa các tổng chi phí: Đường biểu diễn chi phí cố định (FC) nằm ngang vì chi phí cố định không thay đổi theo mức sản lượng Q. Đường chi phí biến đổi VC có xu hướng tăng và đi qua gốc O phản ánh khi chưa sản xuất thì không có tiền mua nguyên vật liệu, tiền lương,Đường tổng chi phí (TC) bắt đầu tại mức sản lượng bằng 0 (TC = FC), sau đó tăng khi mức sản lượng tăng lên. Đường biểu diễn chi phí biến đổi (VC) nằm dưới đường TC đi qua gốc 0 và luôn cách đường biểu diễn TC một khoảng đúng bằng FC. Hình 5.2. Mối quan hệ giữa các tổng chi phí Quan hệ giữa chi phí biên và chi phí bình quân: P, MC, AVC, ATC AVC MC AFC Q ATC . AVCMIN . ATCMIN 0 Hình 5.3. Mối quan hệ giữa chi phí biên và chi phí bình quân Đường biểu diễn chi phí cố định bình quân (AFC) dốc xuống do AFC giảm dần khi chi phí cố định giảm và sản lượng tăng lên, đường chi phí bình quân sẽ tiệm cận với trục OQ. Đường chi phí biến đổi bình quân (AVC) thường có hình chữ U. Chi phí biến đổi bình quân ban đầu giảm nhưng sau đó có xu hướng tăng lên. Đường tổng chi phí (ATC) bằng tổng của chi phí biến đổi bình quân và chi phí cố định bình quân. Trong giai đoạn đầu khi AFC giảm dần, AVC cũng giảm. Sau đó AFC tiếp tục giảm nhưng tốc độ giảm chậm dần, AVC lúc này tăng với tốc độ tăng lớn hơn AFC giảm xuống nên lấn át cả sự giảm xuống của AFC nên hình dạng của đường ATC ban đầu có xu hướng giảm dần đến điểm ATCMIN, sau đó tăng dần gần đến AVC. Khoảng cách theo chiều dọc của ATC với AVC luôn bằng AFC. Quan hệ giữa chi phí biên (MC) và tổng chi phí bình quân (ATC) + Khi MC < ATC và khi Q tăng thì ATC giảm dần + Khi MC > ATC và khi Q tăng thì ATC tăng dần + Khi MC = ATC thì ATC min Quan hệ giữa chi phí biên (MC) và chi phí biến đổi bình quân (AVC) + Khi MC < AVC và khi Q tăng thì AVC giảm dần + Khi MC > AVC và khi Q tăng thì AVC tăng dần + Khi MC = AVC thì AVC min 5.3. LỢI NHUẬN 5.3.1. Khái niệm và công thức tính Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí trong một khoảng thời gian xác định. Công thức : Tổng lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí TPR = TR - TC = P.Q - ATC.Q = Q. (P - ATC) P – ATC : Lợi nhuận đơn vị 5.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh toàn bộ kết quả và hiệu quả của quá trình kinh doanh kể từ khi bắt đầu xác định nhu cầu thị trường, chuẩn bị và tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh đến khâu tổ chức bán hàng và dịch vụ cho thị trưòng. Nó phản ánh cả về mặt lượng và mặt chất của quá trình kinh doanh. Lợi nhuận của hãng chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố. Trước hết là quy mô sản xuất hàng hoá dịch vụ. Quan hệ cung cầu về hàng hoá thay đổi sẽ làm cho giá cả thay đổi. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới việc quyết định quy mô sản xuất và tác động trực tiếp tới lợi nhuận của hãng. Hai là giá cả và chất lượng của các đầu vào và phương pháp kết hợp các đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh. Những vấn đề này tác động trực tiếp tới chi phí và đương nhiên là tác động đến lợi nhuận của hãng. Ba là giá bán hàng hoá dịch vụ cùng toàn bộ hoạt động nhằm thúc đẩy nhanh quá trình tiêu thụ và thu hồi vốn, đặc biệt là hoạt động Marketing và công tác tài chính của hãng. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến lợi nhuận của hãng là số lượng hàng hoá và dịch vụ bán ra, giá và chất lượng các đầu vào, giá bán hàng hoá và dịch vụ, các hoạt động marketing và quảng cáo,Do tính chất tổng hợp của lợi nhuận, các hãng luôn phải có chiến lược và phương án kinh doanh tổng hợp để không ngừng tăng lợi nhuận của mình. 5.3.3. Lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán Lợi nhuận kinh tế là chênh lệch tổng doanh thu và tổng chi phí kinh tế LNkinh tế = TR – TCkinh tế Lợi nhuận kế toán là phần chênh lệch tổng doanh thu và tổng chi phí kế toán LNkế toán = TR – TCkế toán LNkế toán ≤ LNkinh tế 5.3.4. Nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận Doanh thu : TR = P.Q Doanh thu biên (MR) là doanh thu tăng thêm khi tiêu thụ thêm một đơn vị sản phẩm (Q). Doanh nghiệp tối đa hoá doanh thu khi TR’Q = 0 ó MR = 0 Chi phí biên (MC) là mức thay đổi của tổng chi phí (TC) khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm (Q). Doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận khi TP’R = 0 ó (TR - TC)’Q= 0 ó TR’Q - TC’Q = 0 ó MR – MC = 0 ó MR = MC CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5 Hàm sản xuất là gì? Phân tích nội dung và quan hệ giữa năng suất bình quân và năng suất cận biên của một đầu vào biến đổi. Phân tích nội dung quy luật năng suất cận biên giảm dần. Trình bày các chi phí sản xuất trong ngắn hạn, mối quan hệ và xu hướng vận động của các chi phí đó,. Phân biệt chi phí tính toán và chi phí kinh tế. Cho ví dụ. Phân tích khái niệm. nguồn gốc, ý nghĩa kinh tế và các yếu tố tác động đến lợi nhuận của hãng, phân biệt lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán. Cho ví dụ minh họa. Phân tích nội dung nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận của hãng. BÀI TẬP CHƯƠNG 5 Bảng số liệu sau đây cho biết tổng sản lượng mà một doanh nghiệp có thể sản xuất được với một lượng tư bản cố định, còn số lao động sử dụng là biến đổi. Số lao động (1 tháng) Sản lượng (đơn vị/tháng) Năng suất bình quân Năng suất cận biên 0 0 1 35 2 80 3 122 4 156 5 177 6 180 Hoàn thành bảng số liệu trên. Bắt đầu từ mức sản lượng nào qui luật năng suất cận biên giảm dần xuất hiện. Vẽ đồ thị các đường năng suất bình quân, năng suất cận biên. Ông Minh đang tính toán để mở một xưởng sản xuất kem. Để sản xuất 150 cái kem mỗi ngày cần một dây chuyền sản xuất kem, 5 lao động trong đó phải thuê 4 lao động và chính ông sẽ là người quản lý, 3kg đường, 10 lít sữa, 2kg vừa bột đậu, bột cốm và bột socola. Ông quyết định không lấy lương từ xưởng sản xuất của mình. Để có thời gian quản lý xưởng sản xuất kem ông phải nghỉ làm công việc hiện tại với mức lương 70 nghìn đồng/ngày.Nhà xưởng và máy móc được thuê theo hợp đồng, giá trị thị trường của từng yếu tố được xác định như sau: Đầu vào/ngày Giá (1000 đồng) Thuê nhà xưởng Thuê máy móc Lao động Đường Sữa Bột 50 50 160 15 40 50 Tổng chi phí 365 Tính chi phí tài nguyên để sản xuất 150 cái kem/ngày. 365 nghìn đồng/ ngày được tính toán ở trên là chi phí kế toán hay chi phí kinh tế phát sinh? Tại sao? Tính chi phí kinh tế của xưởng sản xuất kem ở mức sản lượng trên. Cùng với các dữ liệu ở bài tập 2, giả sử bán một cái kem là 4 nghìn đồng. Xác định chi phí biến đổi, chi phí cố định bìn quân, chi phí biến đổi bình quân. Tính thặng dư sản xuất kem của xưởng sản xuất. Tính lợi nhuận kế toán và lợi nhuận kinh tế của xưởng này trong một ngày. Nếu người này quyết định mở xưởng sản xuất ngay tại nhà mình thì lợi nhuận kế toán và lợi nhuận kinh tế của hãng này thay đổi như thế nào? Hàm tổng chi phí của doanh nghiệp là: TC = 50Q + 30000, P = 100 – 0,01Q trong đó Q là sản lượng. Viết phương trình biểu diễn các đường VC, AVC, FC, AFC, ATC, MC, MR. Xác định mức sản lượng, giá bán của doanh nghiệp để tối đa hóa doanh thu, tối đa hóa lợi nhuận. Nếu dooanh nghiệp pjair chịu thuế t = 10$/sản phẩm thì sản lượng và giá bán của doanh nghiệp sẽ thay đổi thế nào? Một hãng sản xuất với chi phí bình quân là ATC = 300 + 97500/Q và có đường cầu P = 1100 – Q, trong đó P là giá của một đơn vị sản phẩm tính bằng $ và Q là mức sản lượng. Quyết định sản xuất để tối đa hóa lợi nhuận? Tính lợi nhuận tối da đó. Hãng sẽ đặt mức giá nào để toois đa hóa doanh thu? Mức sản lượng tối ưu đối với xã hội là bao nhiêu? Nếu sản xuất như vậy thì lợi nhuận của hãng này sẽ thay đổi thế nào? CHƯƠNG 6. CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG 6.1. CÁC LOẠI THỊ TRƯỜNG Thị trường là tổng hợp các quan hệ kinh tế hình thành trong hoạt động mua và bán. Qua các quan niệm về thị trường chúng ta có thể thấy rằng, trong một vài trường hợp người mua và người bán có thể gặp gỡ nhau trực tiếp tại các địa điểm cố định như các thị trường hàng hoá tiêu dùng như quần áo, rau quả,Trong một số trường hợp khác như trong các thị trường chứng khoán mọi công việc có thể diễn ra qua điện thoại, qua mạng Internet bằng cách điều khiển từ xa,Một điều chung nhất đối với các thành viên tham gia vào thị trường là tối đa hoá lợi ích kinh tế của mình. Người bán (thường là các nhà sản xuất) muốn bán được sản phẩm của mình để thu lợi nhuận tối đa. Người mua (thường là người tiêu dùng) với lượng tiền có hạn của mình muốn thu được sự thoả mãn lớn nhất về sản phẩm mà họ mua. Chính sự qua lại tác động của người mua và người bán sẽ xác định được giá cả của từng loại hàng hoá dịch vụ cụ thể đồng thời cũng xác định số lượng, chất lượng chủng loại sản phẩm cần sản xuất ra và qua đó xác định được việc sử dụng các nguồn tài nguyên có hạn của xã hội nói chung. Đây chính là nguyên tắc hoạt động của cơ chế thị trường. Tuy nhiên hoạt động thực tế của thị trường rất phức tạp khác nhau chủ yếu phụ thuộc vào một số yếu tố cơ bản như số lượng, quy mô, sức mạnh của các nhà sản xuất. Khi xem xét trên góc độ cạnh tranh hay độc quyền tức là xem xét hành vi của thị trường, các nhà kinh tế học thường phân loại thị trường như sau Thị trường cạnh tranh hoàn hảo Thị trường độc quyền Thị trường cạnh tranh độc quyền Thị trường độc quyền tập đoàn 6.2. CẠNH TRANH HOÀN HẢO 6.2.1. Đặc điểm * Đặc điểm thị trường cạnh tranh hoàn hảo Có vô số người mua và người bán độc lập: trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo có vô số người mua và người bán. Sản lượng của họ là tương đối nhỏ so với lượng cung trên thị trường, vì vậy họ không thể tác động đến giá của thị trường. Nói một cách khác là họ không có sức mạnh thị trường. Sản phẩm là đồng nhất: sản phẩm của các hãng phải giống nhau để người mua không cần quan tâm đến việc họ sẽ mua của ai. Ví dụ như các sản phẩm gạo, ngô, trứng, sữa, đều giống nhau và mỗi người bán đều phải bán theo giá thị trường và không thể định giá riêng cho sản phẩm của mình được. Thông tin trên thị trường là hoàn hảo: mọi hành vi của người mua và người bán đều được phản ánh đầy đủ trên thị trường. Mọi thông tin về sản phẩm, giá cả đều được người mua biết rõ. Rào cản ra nhập thị trường thấp: lợi nhuận kinh tế là động lực, là sức hút mạnh mẽ đối với những ai muốn gia nhập thị trường. Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo không có trở ngại đáng kể đối với việc này. Ví dụ như để sản xuất ngô, trứng,lượng đầu tư bỏ ra rất ít so với việc mở ra các nhà máy sản xuất ô tô, luyện kim,Khi càng nhiều nhà sản xuất tham gia vào thị trường, lợi nhuận kinh tế sẽ giảm xuống và tiến dần đến số không, các nhà sản xuất lại có xu hướng rút khỏi thị trường này. Đối với thị trường cạnh tranh hoàn hảo việc xâm nhập và rút khỏi thị trường là tự do. * Đặc điểm của hãng cạnh tranh hoàn hảo: Hãng là người chấp nhận giá sẵn có trên thị trường hay không có sức mạnh thị trường và có thể bán hết lượng của mình với mức giá thị trường đó. Đường cầu của hãng co giãn hoàn toàn. Đường doanh thu cận biên co giãn hoàn toàn. 6.2.2. Sản lượng trong ngắn hạn của hãng cạnh tranh hoàn hảo Nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận: MR = MC Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo: MR = P Nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo: P = MC P, MR, MC, ATC P0 C D = MR ATC MC Q A B 0 Q* Xác định lợi nhuận bằng đồ thị Hình 6.1. Xác định lợi nhuận OP0: giá bán sản phẩm trên thị trường OQ*: sản lượng mang lai lợi nhuận lớn nhất OC: chi phí bình quân tại mức sản lượng Q* TR = OP0.OQ* = SOPoAQ* TC = OC.OQ* = SCBQ*O TPR max = TRQ* - TCQ* = SABCPo Lợi nhuận hãng cạnh tranh hoàn hảo và biến động giá trên thị trường: TH1: P > ATCMIN à π > 0 TR = OP0.OQ* = SOPoAQ* TC = OC.OQ* = SCBQ*O P0 C D = MR ATC MC Q P, MR, MC, ATC A B 0 TPR max = TRQ* - TCQ* = SABCPo > 0 Q* Hình 6.2. Lợi nhuận khi P > ATCMIN Q HV P1 D = MR ATC MC Q P, MR, MC, ATC A 0 TH2: P = SATCMIN à π = 0. Điểm hoà vốn Hình 6.3. Lợi nhuận khi P = ATCMIN TR = OP1.OQHV TC = OP1.OQHV TPR = TRQhv – TCQhv = 0 Doanh thu bù đắp vừa đủ chi phí, đây là điểm hoà vốn. QHV = FCP-AVC TH3: AVCMIN < P < ATCMIN à π < 0. Thua lỗ TR = OP2.OQ2 = SOP2NQ2 TC = OC.OQ2 = SOCMQ2 TPR = TRQ2 – TCQ2 = SOP2NQ2 - SOCMQ2 = - SCMNP2 + Nếu đóng cửa sản xuất: Tổng thua lỗ bằng chi phí cố định FC = SCMNP2 Q2 P2 D = MR ATC MC Q P, MR, MC, ATC, AVC M 0 AVC C N J V Hình 6.4. Lợi nhuận khi AVCMIN < P < ATCMIN + Nếu tiếp tục sản xuất: Tổng thua lỗ nhỏ hơn chi phí cố định VC = AVC. Q = OV. OQ2 = SOVJQ2 FC = TC – VC = SCMJV TH4: P = AVCMIN: π < 0 (TR = VC). Điểm đóng cửa sản xuất TR = OP3.OQ3 TC = OP3.OQ3 TPR = TRQ3 – TCQ3 = 0 Tổng doanh thu bù đắp vừa đủ chi phí biến đổi Tổng thua lỗ bằng chi phí cố định Q3 D = MR MC Q P, MR, MC, AVC 0 AVC P3 Hình 6.5. Lợi nhuận khi P = AVCMIN Q4 P4 D = MR MC Q P, MR, MC, AVC 0 AVC V TH5: P < SAVCMIN. Đóng cửa sản xuất (tạm thời) Hình 6.6. Lợi nhuận khi P < SAVCMIN Đường cung của ngành (thị trường) cạnh tranh hoàn hảo: bằng tổng các đường cung cá nhân của các doanh nghiệp trong ngành theo chiều ngang (chiều sản lượng). 6.2.3. Đường cung ngắn hạn của hãng cạnh tranh hoàn hảo Đường cung ngắn hạn của hãng cạnh tranh hoàn hảo là đường chi phí biên MC tính từ AVCMIN trở lên. Phương trình đường cung ngắn hạn của hãng CTHH: PS = MC (P ≥ AVCMIN) P, MC, AVC, ATC AVC MC Q ATC . AVCMIN 0 Hình 6.7. Đường cung ngắn hạn hãng CTHH 6.2.4. Thặng dư sản xuất (PS) Thặng dư sản xuất là phần chênh lệch giữa giá bán sản phẩm trên thị trường và chi phí biên để sản xuất ra sản phẩm đó. Thặng dư sản xuất là phần chênh lệch giữa giá bán sản phẩm trên thị trường và mức giá tối thiểu để người sản xuất đồng ý bán. Cách xác định tổng thặng dư sản xuất: Phần diện tích giới hạn dưới đường giá thị trường, trên đường chi phí biên (đường cung) và các đường sản lượng thực tế Thặng dư sản xuất tại điểm cân bằng QE D 0 P PE Pmin S Q PS E PS= 12 QE (PE – Pmin) với Pmin = PS (Q=0) Hình 6.8. Thặng dư sản xuất tại điểm cân bằng Thặng dư sản xuất khi chính phủ áp đặt mức giá sàn PS= 12 QDC (Pf –Pmin) + (Pf – P*) với Pmin = PS (Q = 0) D 0 P PE Pmax S Q QE PF P* PS Pmin P* = PS (Q = QD) QD QSF Hình 6.9. Thặng dư sản xuất khi chính phủ áp đặt mức giá sàn Thặng dư sản xuất khi chính phủ áp đặt mức giá trần QS QDC D 0 P PE Pmin S Q QE PS PC PS= 12 QSC (PC – Pmin) với Pmin= PS (Q=0) Hình 6.10. Thặng dư sản xuất khi chính phủ áp đặt mức giá trần 6.3. ĐỘC QUYỀN 6.3.1. Đặc điểm * Đặc điểm thị trường độc quyền Chỉ có duy nhất một người bán Sản phẩm sản xuất ra không có sản phẩm thay thế Rào cản gia nhập thị trường lớn * Đặc điểm hãng độc quyền Sức mạnh thị trường thuộc về người bán hay hãng là người ấn định giá trên thị trường Đường cầu của hãng chính là đường cầu thị trường Đường cung của hãng chính là đường cung thị trường 6.3.2. Nguyên nhân dẫn đến độc quyền Bản quyền: Một hãng có thể đạt được vị trí độc quyền nhờ có được bản quyền đối với sản phẩm hoặc quy trình công nghệ nhất định. Kiểm soát yếu tố đầu vào: Một hang có thể trở thành độc quyền khi nó kiểm soát được toàn bộ nguồn cung cấp các nguyên liệu để chế tạo ra một loại sản phẩm nào đó. Do quy định của chính phủ: Một hang có thể trở thành độc quyền nhờ các quy định của Chính phủ. Chính phủ có thể uỷ thác cho một hãng nào đó quyền được bán hoặc cung cấp những loại sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định Đạt tính kinh tế theo quy mô (độc quyền tự nhiên): Một số ngành sản xuất có tính kinh tế của quy mô. Điều đó có nghĩa là khi quy mô sản lượng tăng lên thì chi phí bình quân sẽ giảm xuống. Tính kinh tế của quy mô cho phép một hang lớn có lợi thế hơn các hang nhỏ. Và do vậy, tính kinh tế của quy mô sẽ là “một hang rào tự nhiên” đối với ciệc xâm nhập thị trường. VD: Cầu về điện là 1000 kWh Thuỷ điện: VC = 0, FC = 1 tỉ/ tháng, + 1000 nhà máy mỗi nhà máy sản xuất 1 số điện: ATC = 1tỉ/ số, giá bán mỗi số điện P = 1 tỉ + 500 nhà máy mỗi nhà máy sản xuất 2 số điện: ATC = 500 triệu/ số, giá bán mỗi số điện P = 500 triệu + 100 nhà máy mỗi nhà máy sản xuất 10 số điện: ATC = 100 triệu/ số, giá bán mỗi số điện P = 100 triệu + 1 nhà máy sẽ sản xuất 1000 số điện: ATC = 1triệu/ số, giá bán mỗi số điện P = 1 triệu Càng ít hang sản xuất càng có lợi thế nên độc quyền tốt hơn Độc quyền tự nhiên Chi phí bình quân giảm xuống lấn át chi phí biến đổi bình quân khi chi phí cố định rất lớn và chi phí biến đổi rất nhỏ. ATC P 0 Q ATC = AFC + AVC FC >> VC<< Hình 6.11. Độc quyền tự nhiên 6.3.3. Đường cầu và đường doanh thu biên Đường cầu của hãng độc quyền dốc xuống theo chiều từ trái sang phải tức là để bán được nhiều hơn thì hang phải giảm giá hàng hoá xuống Đường doanh thu cận biên luôn nằm dưới đường cầu vì để bán được nhiều sản phẩm hơn hang độc quyền không chỉ không những phải giảm giá đơn vị sản phẩm tăng thêm mà phải giảm giá tất cả những đơn vị sản phẩm trước đó. Đường cầu là đường tuyến tính: P = aQ + b P 0 D MR Q => TR = P.Q = aQ2 + b => MR = TR’ = 2aQ + b Hình 6.12. Đường cầu và đường doanh thu biên 6.3.4. Sản lượng độc quyền Nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận của hãng độc quyền: MR = MC * Xác định lợi nhuận: OQm: sản lượng độc quyền mang lợi nhuận tối đa OPm: giá bán độc quyền mang lợi nhuận tối đa OC: chi phí bình quân tại mức sản lượng Qm TPR = TRQm – TCQm = SOPmAQm - SOCKQm = SAKCPm P,MC, MR, ATC Q D 0 MR ATC Pm MC C A B K Hình 6.13. Sản lượng độc quyền 6.3.5. Sức mạnh độc quyền Sức mạnh độc quyền là khả năng định giá cao hơn chi phí biên, được tính bằng chỉ số LERNER. Giá bán càng cao hơn MC thì chỉ số Lernner càng gần giá trị bằng 1, sức mạnh độc quyền càng lớn. L= P- MC P 0 ≤ L ≤ 1: L à 1: Sức mạnh độc quyền lớn L = 0: Cạnh tranh hoàn hảo 6.3.6. Thiệt hại do độc quyền (DWL: Dead weight loss) So sánh giữa một ngành CTHH và một ngành độc quyền với điều kiện có đường cầu và chi phí giống nhau ta thấy: độc quyền có mức sản lượng thấp và mức ía cao hơn ngành CTHH. So sánh lợi ích xã hội trong thị trường ta thấy độc quyền làm giảm bớt thặng dư. Phần giảm bớt gọi là thiệt hại xã hội do độc quyền (DWL). Hãng hành động như hãng cạnh tranh hoàn hảo: P = MC NSBCTHH = CS + PS = SAEP* + SBEP* = SAEB Hãng hành động như hãng độc quyền: MR = MC NSBĐQ = CS + PS = SANPm + SMNPmB = SABMN P D Q A MR 0 Pm P* Qm Q* N E MC DWL DWL = NSBCTHH - NSBĐQ = SMNE Hình 6.14. Thiệt hại do độc quyền 6.4. CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀN 6.4.1. Đặc điểm * Đặc điểm thị trường Có nhiều người mua, người bán: cạnh tranh độc quyền là một thị trường trong đó có nhiều hãng sản xuất các hàng hoá và dịch vụ, nhưng mỗi hãng chỉ có khả năng kiểm soát một cách độc lập đối với giá của họ. Sản phẩm có sự khác biệt thể hiện thông qua chất lượng, mẫu mã, bao bì, thương hiệu, những sản phẩm này có thể thay thế cho nhau ở mức độ cao nhưng không phải là hoàn hảo. Rào cản ra nhập thị trường thấp để không có sự thông đồng như cố định giá hoặc phân chia thị trường cho nhau. * Đặc điểm hãng cạnh tranh độc quyền Đường cầu của hãng luôn biến động do sức ép cạnh tranh mạnh mẽ của các hãng khác trong thị trường cung ứng sản phẩm tương tự. Đường cầu của hãng có độ co giãn lớn do các hãng cạnh tranh với nhau vì bán sản phẩm có sự khác biệt. Các sản phẩm này có thể thay thế cho nhau nhưng không phải là thay thế hoàn hảo. Hãng là người chấp nhận mặt bằng giá chung của thị trường. Tuy nhiên cũng có quyền chi phối đến giá cả của riêng mình. Kết quả là thị trường hình thành nhiều mức giá khác nhau nhưng chênh lệch không lớn. 6.4.2. Sản lượng của hãng cạnh tranh độc quyền Nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận: MR = MC DCTĐQ P DĐQ P DCTHH MR 0 Trong dài hạn, hãng cạnh tranh độc quyền sản xuất tại mức sản lượng có lợi nhuận bằng 0, nhưng chi phí bình quân chưa đạt tối thiểu (công suất dư thừa) Hình 6.15. Sản lượng hãng CTĐQ 6.5. ĐỘC QUYỀN TẬP ĐOÀN 6.5.1. Đặc điểm * Đặc điểm thị trường Số lượng người bán ít, một vài hãng cung ứng toàn bộ sản phẩm Sản phẩm có sự phân biệt hoặc không phân biệt Rào cản gia nhập thị trường lớn, quy mô vốn lớn, hoạt động chiến lược của các hãng trong ngành * Đặc điểm hãng độc quyền tập đoàn Có sự phụ thuộc rất lớn giữa các hãng trong thị trường. Mỗi quyết định của hãng phải cân nhắc đến phản ứng của đối thủ cạnh tranh (trả đũa). Áp lực cạnh tranh phụ thuộc vào chiến luợc mà hãng lựa chọn. 6.5.2. Mô hình đường cầu gãy Tất cả các hãng trong thị trường độc quyền tập đoàn đều mong muốn thu được nhiều lợi nhuận hơn, chiếm được tỷ trọng thị trường lớn hơn và chính điều đó dẫn đến sự gãy khúc của đường cầu. P 0 Q D P* Q* Hình 6.16. Đườngcầu gãy khúc Khi một hãng giảm giá, hãng sẽ cho rằng đối thủ cạnh tranh cũng sẽ giảm giá theo, do đó cầu trên thị trường tăng nhưng thị phần của các hãng có thể vẫn không đổi. Khi hãng tăng giá, đối thủ cũng không có hành vi tương tự và hãng sẽ mất đi một lượng khách hàng đáng kể của mình chuyển sang mua sản phẩm của các hãng khác. Do đó khi giá tăng cao hơn P* (tương ứng tại điểm gãy khúc) thì đường cầu sẽ thoải hơn đoạn ở dưới. Đường cầu gãy khúc là sự hợp thành của hai đoạn cầu riêng biệt có độ dốc khác nhau. Mỗi đoạn cầu này có đường doanh thu cận biên riêng biệt và có một khoảng gián đoạn ở giữa hai đoạn doanh thu cận biên này. Chính khoảng gián đoạn này giải thích quan trọng cho hành vi của các hãng độc quyền tập đoàn. Sự giảm xuống của chi phí sản xuất thường dẫn đến gia tăng sản lượng và giảm mức giá bán, nhưng điều này có thể không đúng với độc quyền tập đoàn. 6.5.3. Giá toàn ngành - mục tiêu của độc quyền tập đoàn Các doanh nghiệp trong ngành cấu kết với nhau để tổng lợi nhuận của ngaànhđạt tối đa. Để đạt được mục đích của hãng phải: Có các cam kết. Có quan điểm chung về đường cầu của ngành. Thoả mãn với tỷ trọng thị trường nhất định. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6 Trình bày những đặc điểm của cấu trúc thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Tại sao nói mỗi hãng cạnh tranh hoàn hảo là người chấp nhận giá ? Hãy giải thích tại sao một hãng cạnh tranh hoàn hảo bị lỗ nhưng vẫn sản xuất mà không đóng cửa? Thặng dư sản xuất là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa thặng dư sản xuất và lợi nhuận kinh tế. Phân tích khái niệm và đặc điểm của độc quyền, các nguyên nhân dẫn đến độc quyền. Phân tích việc tối đa hóa lợi nhuận của hãng độc quyền, ưu điểm và nhược điểm của độc quyền. Tại sao hãng độc quyền không có đường cung? So sánh giữa hai cấu trúc thị trường cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền bán. Tại sao độc quyền bán lại gây ra phần mất không cho xã hội? Phân biệt sự khác nhau giữa cấu trúc thị trường cạnh tranh độc quyền với cấu trúc thị trường cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền. Phân biệt sự khác nhau giữa cấu trúc thị trường độc quyền tập đoàn và cấu trúc cạnh tranh độc quyền. BÀI TẬP CHƯƠNG 6 Hàm tổng chi phí của một hãng cạnh tranh hoàn hảo là ($) TC = q2 + q +100 Viết phương trình biểu diễn các hàm chi phí ngắn hạn VC, FC, ATC, AVC, AFC, MC của hãng. Hãng sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm để tối đa hóa lợi nhuận nếu giá bán sản phẩm trên thị trường là $27? Tính lợi nhuận lớn nhất đó. Xác định mức giá và sản lượng hòa vốn của hãng. Khi giá thị trường là $9 thì hãng có nên đóng cửa sản xuất không? Giả sử hàm tổng chi phí của một hãng cạnh tranh hoàn hảo là TC = Q2 + 3Q + 200. Nếu giá thị trường là 25 nghìn đồng: Hãng sẽ sản xuất ở mức sản lượng nào để tối đa hóa lợi nhuận ? Viết phương trình đường cung của hãng. Thặng dư sản xuất của hãng là bao nhiêu? Trong ngắn hạn hãng có kiếm được lợi nhuận không? Khi đó hãng quyết định như thế nào? Quyết định tiếp tục hay đóng cửa sản xuất của hãng có mối liên hệ với thặng dư sản xuất ra sao ? Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí biến đổi trung bình là: AVC = 2q + 4 Viết phương trình biểu diễn hàm cung của hãng. Tại mức giá nào hãng phải đóng cửa sản xuất? Khi giá bán sản phẩm là 24$ thì hãng bị lỗ 150$. Tính chi phí cố định. Tìm mức giá và sản lượng hòa vốn của hãng. Khi giá thị trường là 104, quyết định của hãng như thế nào? Minh họa các kết quả trên đồ thị. Giả sử một nhà độc quyền bán có đường cầu là P = 15 – Q và TC = 7Q. Tính sản lượng và giá bán để nhà độc quyền này có lợi nhuận tối đa. Tính sức mạnh độc quyền bán. Mức giá và sản lượng tối ưu cho xã hội là bao nhiêu? Tính phần mất không do nhà độc quyền này gây ra. Một nhà độc quyền gặp đường cầu P = 55 – 2Q. Hàm tổng chi phí là ($) TC = Q2 – 5Q + 100. Quyết định của nhà độc quyền để tối đa hóa lợi nhuận. Tính lợi nhuận tối đa đó. Tính thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất do nhà độc quyền gây ra. Nếu nhà độc quyền hành động như hãng cạnh tranh hoàn hảo thì sản lượng và giá bán là bao nhiêu để lợi nhuận là lớn nhất? Lúc đó lợi nhuận và thặng dư tiêu dùng được tạo ra là bao nhiêu? Giả sử chính phủ đặ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctai_lieu_kinh_te_vi_mo_1812.doc
Tài liệu liên quan