Lạm phát (inflation) là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một thời gian nhất định.
Giảm phát (deflation) là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống.
Giảm lạm phát (disinflation) là sự sụt giảm của tỷ lệ lạm phát.
34 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 5649 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Kinh tế học Vĩ mô - Chương 7: Thất nghiệp và lạm phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 7THẤT NGHIỆP VÀ LẠM PHÁT I. Lạm phát 1. Khái niệm: Lạm phát (inflation) là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một thời gian nhất định. Giảm phát (deflation) là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống. Giảm lạm phát (disinflation) là sự sụt giảm của tỷ lệ lạm phát. Mức giá chung được hiểu là mức giá trung bình của nhiều loại hàng hóa và dịch vụ và được đo bằng chỉ số giá. Chỉ số giá (price index) là chỉ tiêu phản ánh mức giá ở một thời điểm nào đó bằng bao nhiều phần trăm so với thời điểm gốc (trước). Tỷ lệ lạm phát là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ tăng thêm hay giảm bớt của giá cả ở một thời điểm nào đó so với thời điểm trước. Công thức Nếu lấy chỉ số giá là tỷ lệ thay đổi giá so với thời điểm trước, công thức trên có thể viết lại: Ví dụ: Đơn vị tính: % 2. Phân loại lạm phát Lạm phát vừa phải: là loại lạm phát 1 con số (tỷ lệ lạm phát dưới 10%/ năm). Lạm phát phi mã: là loại lạm phát 2 hay 3 con số (tỷ lệ lạm phát từ 10% đến dưới 1000%/ năm) Lạm phát siêu phi mã: là loại lạm phát trên 4 con số (tỷ lệ lạm phát từ 10% đến dưới 1000%/ năm) 3. Các loại chỉ số giá 3.1. Chỉ số điều chỉnh GDP Định nghĩa: Là tỷ lệ phần trăm giữa GDP danh nghĩa và GDP thực tế của một thời kỳ nhất định. Công thức: 3.2. Chỉ số giá sản xuất Định nghĩa: Chỉ số giá sản xuất (PPI - Producer Price Index) phản ánh tốc độ thay đổi giá ba nhóm hàng hóa: lương thực thực phẩm, sản phẩm thuộc ngành chế tạo và ngành khai khoáng. Chỉ số này được tính theo giá bán buôn Cách tính giống nhu chỉ số giá tiêu dùng 3.3. Chỉ số giá tiêu dùng Định nghĩa: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI - Consumer Price Index) phản ánh tốc độ thay đổi giá của các mặt hàng tiêu dùng chính của người tiêu dùng điển hình. Công thức tính: Trong đó: pt - Giá của năm nghiên cứu p0 - Giá của năm gốc q0 - Số lượng hàng của giỏ hàng Quy trình tính toán Bước 1: Cố định giỏ hàng: Lương thực, quần áo, chất đốt, đi lại, viễn thông... Bước 2: Xác định giá cả: Tìm giá của mỗi hàng hóa và dịch vụ trong giỏ hàng tại mỗi thời điểm. Bước 3: Tính chi phí của giỏ hàng: sử dụng số liệu về giá cả để tính chi phí của giỏ hàng tại các thời điểm khác nhau. Bước 4: Chọn năm gốc và tính chỉ số. Lấy chi phí của giỏ hàng năm t chia cho chi phí của giỏ hàng trong năm gốc, ta thu được CPI. 4. Nguyên nhân gây lạm phát 4.1. Lạm phát do cầu kéo Xảy ra khi tổng cầu tăng trong khi tổng cung không đổi hoặc tăng thấp hơn tổng cầu. Chênh lệch quan hệ Tiền - Hàng Tổng cầu tăng lên, do: Các yếu tố trong tổng cầu tăng Cung tiền tăng Lạm phát do cầu kéo P Y Yp AS AD E0 P0 Y0 AD1 E1 P1 Y1 Mở rộng SX Lạm phát F 4.2. Lạm phát do chi phí đẩy Lạm phát do cung còn được gọi là lạm phát do chi phí đẩy. Loại lạm phát này xảy ra khi chi phí sản xuất gia tăng hoặc năng lực sản xuất quốc gia giảm sút. Chi phí sản xuất tăng: do tiền lương tăng, giá nguyên liệu tăng, thuế tăng,…dẫn đến doanh nghiệp tăng giá thành Năng lực sản xuất giảm: giảm sút các nguồn lực, thiên tai,… Chi phí sản xuất tăng P Y Yp AS0 AD E0 P0 Y0 P1 Y1 Thu hẹp SX Lạm phát AS1 E1 F Năng suất sản xuất giảm P Y Y0 AS0 AD E0 P0 P1 Y1 Thu hẹp SX Lạm phát AS1 E1 F 4.3. Lạm phát dự kiến Lạm phát dự kiến (lạm phát quán tính) là tỷ lệ lạm phát hiện tại mà mọi người dự kiến rằng nó sẽ tiếp tục xảy ra trong tương lai. Hợp đồng về lương, các kế hoạch, chính sách của chính phủ, các thỏa thuận về lãi suất, hợp đồng mua bán,… đều dựa trên mức lạm phát này. P Y Yp AS0 AD1 E0 P0 P1 AS1 E1 AD2 5. Tác động của lạm phát Sản lượng và việc làm Phân phối lại thu nhập Giữa người cho vay và người vay Giữa người hưởng lương và trả lương Giữa người mua và bán các loại cổ phiếu Giữa chính phủ với dân chúng Thay đổi cơ cấu kinh tế Nền kinh tế kém hiệu quả Lạm phát làm sai lệch tín hiệu giá Mất nhiều thời gian và sức lực đối phó lạm phát Chi phí thực đơn Rối loạn thị trường vốn, biến dạng đầu tư Giảm năng lực cạnh tranh hàng hóa trong nước Lạm phát do cầu kéo (tác động lên cầu): Thực hiện chính sách tài khóa và tiền tệ thu hẹp Giảm chi ngân sách Phát hành công trái, tung vàng, ngoại tệ ra bán Lạm phát do chi phí đẩy (tác động lên cung): Khai thông các nguồn lực trong nước Thực hiện chiến lược thị trường cạnh tranh tự do và bình đẳng Ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất 6. Biện pháp kiềm chế lạm phát II. Thất nghiệp 1. Một số khái niệm cơ bản Lao động: là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Việc làm: mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm. Thất nghiệp: là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, không có việc làm và đang tìm kiếm việc làm Lực lượng lao động (hay dân số hoạt động kinh tế): bao gồm những người đang làm việc và những người thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp: Phản ánh tỷ lệ % số người thất nghiệp so với lực lượng lao động. Dân số Số người trong độ tuổi lao động Số người ngoài độ tuổi lao động Có khả năng lao động Không có khả năng lao động Nguồn nhân lực Lực lượng LĐ Ngoài Lực lượng LĐ Thất nghiệp Có việc làm 2. Các dạng thất nghiệp 2.1. Thất nghiệp tạm thời Là loại thất nghiệp xảy ra khi có một số người lao động đang trong thời gian tìm kiếm một nơi làm phù hợp hơn hoặc những người mới bước vào thị trường lao động đang chờ việc… Loại thất nghiệp này tồn tại ngay cả khi thị trường lao động cân bằng 2. Các dạng thất nghiệp 2.2. Thất nghiệp cơ cấu Là loại thất nghiệp xảy ra khi có mất cân đối về mặt cơ cấu giữa cung và cầu lao động. Sự mất cân đối này do 2 nguyên nhân: Người lao động thiếu kỹ năng Khác biệt về nơi cư trú 2. Các dạng thất nghiệp 2.3. Thất nghiệp chu kỳ Thất nghiệp chu kỳ (thất nghiệp theo lý thuyết Keynes) là loại thất nghiệp được tạo ra trong tình trạng nền kinh tế suy thoái 3. Tác hại của thất nghiệp Đối với cá nhân người lao động: Giảm thu nhập Kỹ năng, chuyên môn mai một Hạnh phúc gia đình bị đe dọa… Đối với xã hội: Sản lượng nền kinh tế giảm sút Chính phủ phải tăng chi tiêu cho trợ cấp Tệ nạn xã hội, tội phạm gia tăng 4. Biện pháp giảm thất nghiệp Đối với thất nghiệp chu kỳ: Thực hiện chính sách tài khóa mở rộng Thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng Cuối cùng tăng Tổng cầu Đối với thất nghiệp tự nhiên: Phát triển thị trường lao động Đào tạo Tạo thuận lợi trong việc cư trú Chuyển dịch CCKT nông nghiệp và nông thôn III. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp 1. Đường cong Phillips ngắn hạn Vào những năm 1958, A.W.Phillips thuộc Học viện Kinh tế London đã cho đăng một bài báo trong tờ tạp chí Kinh tế học của Anh mang tiêu đề: “Mối quan hệ giữa thất nghiệp và tỷ lệ thay đổi tiền lương danh nghĩa ở Anh, 1861-1957”. Phillips đã chỉ ra mối tương quan nghịch giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát. P Y Yp AS1 AD1 E1 P1 AS2 AD2 E2 AS3 AD3 E3 P3=105P2 P2=105P1 ADb Eb ADc Ec Tỷ lệ lạm phát 5% Tỷ lệ thất nghiệp a c b Đường cong Phillips ngắn hạn Un 2. Đường cong Phillips dài hạn Theo Samuelson, đường cong Phillips chỉ có giá trị trong thời gian trước mắt. Về lâu dài (5 đến 10 năm) đường Phillips thẳng đứng tại tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Ngoài ra, Friedman và Phelps cũng đã đưa ra các kết luận của mình dựa trên nguyên lý cổ điển của kinh tế học vĩ mô. Theo đó, họ kết luận rằng không có lý do gì để nghĩ rằng tỷ lệ lạm phát gắn với thất nghiệp trong dài hạn Không có sự đánh đổi giữa thất nghiệp và lạm phát. Un Lạm phát cao Tỷ lệ lạm phát Tỷ lệ thất nghiệp Đường cong Phillips dài hạn Lạm phát thấp A B P Y Yp AS1 AD1 E1 P1 AS2 AD2 E2 ADc Ec P3 P2 ADc Ec’ AS3 LP quán tính mới LP quán tính cũ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7-That nghiep & lam phat - .ppt