CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ KINH TẾ HỘ VÀ KINH TẾ TRANG TRẠI
1. Các khái niệm cơ bản về kinh tế nông hộ
Trong một số từ điển ngôn ngữ học cũng như một số từ điển chuyên ngành
kinh tế, người ta định nghĩa về “hộ” như sau: “Hộ” là tất cả những người sống
chung trong một ngôi nhà và nhóm người đó có cùng chung huyết tộc và người
làm công, người cùng ăn chung. Thống kê Liên Hợp Quốc cũng có khái niệm về
“Hộ” gồm những người sống chung dưới một ngôi nhà, cùng ăn chung, làm chung
và cùng có chung một ngân quỹ.
39 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 613 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Kinh tế hộ và trang trại (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tổng sản phẩm khi X1 = X1’’.
Như vậy, khi X1 chạy từ 0 đến X1’ thì MPX1 tăng dần và đạt cực đại tại X1’; khi
X1 chạy từ X1’ đến X1’’ thì MPX1 giảm dần và bằng 0 khi X1 = X1’’; sau đó MPX1
X1’’.
1.1.4. Quy luật năng suất cận biên giảm dần.
Quy luật năng suất cận biên giảm dần được phát biểu như sau:
Tổng
sản phẩm
Hình 1.1a: Đường cong tổng sản phẩm
Mức
độ 3
TP
0 X1’ X1’’’ X1’’ X1
Mức độ 1 Mức độ
2
Mức độ 4
AP
MP
Mức
độ 2
Mức
độ 3
Mức độ 1 Mức độ 4
MP
0 X1’ X1’’’ X1’’
AP
X1
Hình 1.1b: Đường cong sản phẩm cận biên và sản phẩm bình quân
Năng suất cận biên của một yếu tố đầu vào biến đổi sẽ giảm dần khi sử dụng
ngày càng nhiều hơn đầu vào đó trong quá trình sản xuất (với điều kiện giữ
nguyên lượng sử dụng các đầu vào cố định khác).
Khi một yếu tố đầu vào được sử dụng tăng dần mà các yếu tố đầu vào khác
không thay đổi thì sản lượng tăng lên nhưng đến một lúc việc sử dụng ngày càng
nhiều hơn yếu tố đầu vào đó trong quá trình sản xuất thì mức tăng tổng sản lượng
sẽ ngày càng giảm đi. Giả định, yếu tố đầu vào X1 thay đổi theo hướng tăng lên
còn các yếu tố khác không thay đổi, chúng ta có thể thấy được mối quan hệ giữa
sản phẩm đầu ra với yếu tố đầu vào X1 biến đổi duy nhất đó (hình 1.1a và 1.1b). Điều đó có nghĩa khi tăng X1 qua một số điểm, sản phẩm cận biên của yếu tố đầu
vào biến đổi X1 sẽ giảm đi, hình vẽ cho thấy:
Khi X1 < X1’, sản lượng tăng nhanh khi tăng thêm yếu tố đầu vào X1.
Khi X1’ < X1 < X1’’, sản lượng vẫn tăng khi tăng thêm yếu tố đầu vào X1
nhưng tốc độ giảm dần.
Khi X1 > X1’’, sản lượng không tăng và giảm đi khi tăng thêm yếu tố đầu vào
X1.
Một hàm sản xuất đơn giản về mối quan hệ giữa yếu tố và sản phẩm có thể
thấy rõ ở bảng biểu sau:
Biểu 1.3: Mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và sản lượng lúa
Số đơn vị
phân bón
(X1)
Số đơn vị
đất đai
(X2)
Số đơn vị
lao động
(X3)
Sản lượng
lúa (tạ)
Q
Sản lượng lúa
cận biên MP
(tạ)
Sản lượng lúa
bình quân AP
(tạ)
0 0 0 0 - -
1 1 1 6 6 6
2 1 1 15 9 7,5
3 1 1 29,25 14,25 9,75
4 1 1 39 9,75 9,75
5 1 1 44 5 8,8
6 1 1 48,5 4,5 8,1
7 1 1 52 3,5 7,4
8 1 1 54,6 2,6 6,8
9 1 1 56,5 1,9 6,3
10 1 1 50,5 -6 5,1
Với 3 yếu tố đầu vào là phân bón, đất đai và lao động để trồng lúa. Dĩ nhiên,
nếu không dùng bất cứ một loại đầu vào nào thì tổng sản phẩm là số không. Nếu 3
loại đầu vào đều sử dụng 1 đơn vị, tổng sản lượng sẽ đạt 6 tạ lúa. Sau đó các yếu
tố đất đai, lao động không thay đổi, yếu tố phân bón thay đổi tăng lên thì sản
lượng lúa tăng lên, khi tăng phân bón lên 3 đơn vị đạt sản lượng cận biên lớn nhất
và 4 đơn vị thì sản lượng cận biên bằng sản lượng bình quân. Nhưng nếu tiếp tục
sử dụng thêm 5 đơn vị phân bón sản lượng cận biên sẽ giảm dần và nếu sử dụng
đến lượng phân bón 10 đơn vị sản lượng cận biên sẽ bị âm và tổng sản lượng cũng
sẽ bị giảm.
1.1.5. Mối quan hệ giữa Tổng sản phẩm, Sản phẩm cận biên và Sản phẩm
bình quân.
Như đã nói ở trên, tổng sản phẩm là mối quan hệ mang tính chất thuần túy
vật chất, chưa đem phân tích về mặt kinh tế như giá cả đầu vào và đầu ra. Chỉ nói
riêng về mặt kỹ thuật, ta còn có thể xác định phạm vi sử dụng hàng loạt yếu tố đầu
vào mà người sản xuất khôn ngoan có thể vận dụng.
Hình 1.1a và 1.1b có thể giúp ta minh họa điểm này, ở đây các đường cong
tổng sản phẩm, sản phẩm cận biên và sản phẩm bình quân được chia thành các
mức độ sản xuất. Ở mức độ 1, sản phẩm bình quân của X1 là APX1 đang tăng lên; ở
mức độ 2 cả sản phẩm cận biên và sản phẩm bình quân đều giảm đi nhưng còn là
số dương; ở mức độ 3 sản phẩm cận biên trở thành số âm. Như vậy, ở mức độ 3 sử
dụng thêm yếu tố đầu vào X1 sẽ làm tổng sản phẩm nghĩa là sản phẩm cận biên
của X1 là số âm. Nói cách khác, sử dụng X1 ở mức độ 3 là không hợp lý, trái lại ở
mức độ 1 lượng đầu vào này là không đủ. Ở mức độ 1, sản phẩm bình quân của
yếu tố đầu vào thay đổi X1 tăng lên và trong phạm vi của mức độ này đường MP
nằm trên đường AP. Như vậy, với mỗi đơn vị X1 tăng thêm, ta sẽ gia tăng được
tổng sản phẩm nhiều hơn là gia tăng sản phẩm bình quân so với những đơn vị X1 đã dùng trước. Do đó, nếu sản xuất một loại sản phẩm nào đó có lợi cho đến hết
mức độ 1 và như vậy có thể dự đoán vị trí tối ưu về mặt sử dụng đầu vào thay đổi
sẽ nằm ở một điểm nào đó thuộc mức độ 2. Khi xem xét kết hợp giá cả đầu vào và
sản phẩm cuối cùng ta mới có thể xác định cụ thể vị trí tối ưu đó. Tóm lại:
* Mối quan hệ Sản phẩm bình quân và Tổng sản phẩm:
Sản phẩm bình quân là độ dốc của đường thẳng nối từ gốc tọa độ đến đường
tổng sản phẩm.
* Mối quan hệ giữa Sản phẩm cận biên với Tổng sản phẩm:
Năng suất cận biên là độ dốc của đường cong tổng sản phẩm.
- Khi MP >0, Sản lượng tăng và đường TP dốc lên,
- Khi MP = 0, Sản lượng đạt cực đại, đường TP nằm ngang,
- Khi MP <0, Sản lượng giảm xuống và đường TP dốc xuống.
* Mối quan hệ giữa Sản phẩm cận biên và Sản phẩm bình quân:
- Khi MP > AP, thì AP tăng lên và đường AP dốc lên,
- Khi MP <AP, thì AP giảm dần và đường AP dốc xuống,
- Khi MP = AP, thì AP đạt cực đại.
1.2. Mối quan hệ giữa các yếu tố sản xuất (sản xuất với 2 đầu vào biến
đổi).
Trong sản xuất nông nghiệp, để tạo ra sản phẩm cần thiết phải phối hợp nhiều
yếu tố đầu vào, thông thường có thể có nhiều yếu tố biến đổi. Giả sử có hai yếu tố
đầu vào biến đổi (X1 và X2), còn các yếu tố khác không đổi, hàm sản xuất được
biểu diễn như sau:
Q = f(X1, X2/ X3, , Xn)
Việc sản xuất với hai đầu vào biến đổi sẽ liên quan đến một số khái niệm sau:
1.2.1. Đường cong đồng sản lượng.
Để có cùng một mức sản lượng, có thể có rất nhiều cách kết hợp giữa hai yếu
tố đầu vào biến đổi X1 và X2, nối các điểm kết hợp đó lại với nhau ta có đường
cong đồng sản lượng.
Chẳng hạn, chúng ta nghiên cứu công nghệ sản xuất của một trang trại với 2
đầu vào biến đổi là lao động và vốn. Mỗi số ở bảng biểu 1.4 là số đầu ra tối đa mà
trang trại có thể sản xuất được với mỗi cách kết hợp đầu vào là lao động và vốn.
Ví dụ kết hợp 2 đơn vị vốn và 4 đơn vị lao động tạo ra 85 đơn vị sản phẩm. Mỗi
dãy số theo hàng ngang là số đầu ra tăng khi các đầu vào của lao động tăng (với
đầu vào vốn cố định). Cũng như mỗi dãy số theo cột dọc là số đầu ra tăng khi các
đầu vào của vốn tăng (với đầu vào lao động cố định).
Biểu 1.4: Sản xuất với 2 đầu vào biến đổi
Vốn 1 2 3 4 5
1 20 40 55 65 75
2 40 60 75 85 90
3 55 75 90 100 105
4 65 85 100 110 115
5 75 90 105 115 120
Lao động
Từ bảng số liệu trên ta có thể trình bày bằng các đường đồng lượng. Đường
đồng lượng là đường biểu thị tất cả những sự kết hợp các đầu vào khác nhau để
sản xuất một lượng đầu ra nhất định.
B A
D
C
3 2 1
1
2
3
0 Lao động
Q3 = 90
Q2 = 75
Q1 = 55
Vốn
Hình 1.2: Đường cong đồng sản lượng
Đường đồng lượng Q1 đo lường tất cả những sự kết hợp các đầu vào để sản
xuất được 55 đơn vị đầu ra. Tại điểm A, 1 đơn vị lao động với 3 đơn vị vốn sản
xuất ra 55 đơn vị sản phẩm, nhưng trái lại ở D, một đầu ra như vậy được sản xuất
bởi 3 đơn vị lao động và 1 đơn vị vốn. Đường đồng lượng Q2 đo lường tất cả
những tổ hợp đầu vào sản xuất ra 75 đơn vị sản phẩm,
Khi di chuyển từ A đến D yếu tố lao động tăng dần từ 1 đơn vị lên 3 đơn vị
đồng thời yếu tố vốn giảm dần từ 3 đơn vị xuống 1 đơn vị. Như vậy, đường đồng
sản lượng là quỹ tích của nhiều tổ hợp khác nhau của 2 yếu tố đầu vào biến đổi
cùng tạo nên một mức sản lượng đầu ra.
1.2.2. Sự thay thế các yếu tố đầu vào - Tỷ số thay thế cận biên (MRS:
Marginal rate of substitution).
Độ nghiêng của đường đồng lượng cho thấy có thể dùng một số lượng đầu
vào này thay thế cho một số lượng đầu vào khác như thế nào trong khi đầu ra vẫn
không đổi. Chúng ta gọi độ nghiêng đó là tỷ số thay thế cận biên.
Như vậy, tỷ số thay thế cận biên là tỷ số mà một yếu tố đầu vào thay thế
cho một yếu tố đầu vào khác tại bất kỳ điểm nào trên đường cong đồng sản lượng
và có thể tính bằng độ dốc của đường cong đồng sản lượng đó. Có nghĩa là muốn
giảm đi một đơn vị đầu vào X1 thì cần tăng bao nhiêu đơn vị đầu vào X2 với điều
kiện Q không thay đổi và ngược lại.
MRS của X1 thay thế cho X2 = ∆X2/∆X1
Nếu ∆X1 vô cùng nhỏ thì MRTS của X1 thay thế cho X2 chính là đạo hàm bậc
nhất của đường cong đồng sản lượng, MRTS là số âm vì mức sử dụng một yếu tố
tổ hợp với mức ít hơn yếu tố kia có nghĩa việc tăng sử dụng một yếu tố X1 sẽ kéo
theo sự giảm sử dụng yếu tố X2.
MRS có liên quan chặt chẽ đến MP của yếu tố X1 và X2 và luôn đo lường
như một số lượng dương:
- Số đầu ra có thêm do tăng cường sử dụng đầu vào X1 là MPX1.
- Số đầu ra giảm đi do giảm sử dụng đầu vào X2 là MPX2.
Vì chúng ta giữ cho số đầu ra không thay đổi bằng cách di chuyển dọc theo
một đường đồng lượng nên tổng số thay đổi phải bằng 0. Do đó:
MPX1.X1 + MPX2.X2 = 0 => MRS = - X1/X2 = MPX2/MPX1
1.3. Mối quan hệ giữa các sản phẩm.
Vì sản xuất nông nghiệp bao gồm nhiều ngành sản phẩm nên người ta có
thể lựa chọn kinh doanh các ngành với quy mô và tỷ trọng phù hợp trên cơ sở sử
dụng triệt để và có hiệu quả các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất.
Để đơn giản hóa, trước hết ta giả định một trang trại chỉ sản xuất 2 loại sản
phẩm M và N, các hàm sản xuất tương ứng có thể viết là:
QM = f1(x1, x2, x3,... xn)
QN = f2(x1, x2, x3,... xn)
Một số khái niệm cần làm rõ là:
1.3.1. Đường giới hạn công nghệ (đường cong năng lực sản xuất).
Các hạn chế về công nghệ và tài nguyên đặt người sản xuất vào một số khả
năng nhất định. Người sản xuất chỉ có thể lựa chọn trong khả năng sản xuất (hay
giới hạn công nghệ) của mình để sản xuất sản phẩm này hay sản phẩm khác. Theo
giả định trên, với các cách kết hợp đầu vào khác nhau người ta sản xuất ra lượng
QM và QN khác nhau. Cách kết hợp hiệu quả nhất là khi người sản xuất đang ở trên đường cong giới hạn công nghệ nghĩa là khi mà tất cả các nguồn tài nguyên đã
được sử dụng triệt để.
Đường giới hạn công nghệ là quỹ tích của các tổ hợp sản phẩm M và N mà ta
có thể sản xuất với một số yếu tố đầu vào nhất định và với những điều kiện kỹ
thuật canh tác nhất định.
QN
M0
N0 N2 N1
0
Hình 1.3: Đường giới hạn công nghệ
(Đường cong năng lực sản xuất)
M2
M1
QM
Nếu đem toàn bộ vốn vật tư để sản xuất sản phẩm M thì sẽ thu được một lượng
sản phẩm M0, Nếu đem toàn bộ vốn vật tư để sản xuất sản phẩm N thì sẽ thu được
một lượng sản phẩm N0. Các tổ hợp khác của 2 loại sản phẩm được vẽ thành từng điểm nằm trên đường cong M0N0. Như vậy, một trang trại mà nằm trên đường giới
hạn khả năng sản xuất là trang trại đó hoạt động có hiệu quả. Nếu sử dụng hết tài
nguyên để sản xuất một sản phẩm nào đó thì luôn luôn phải bỏ không sản xuất một
sản phẩm khác, thay thế là một quy luật trong một nền kih tế sử dụng hết tài
nguyên.
1.3.2. Tỷ số chuyển đổi cận biên (MRT).
Người ta có thể lựa chọn nhiều cách khác nhau để có một số lượng sản phẩm
M, N khác nhau. Độ dốc của đường giới hạn công nghệ cho ta tỷ số chuyển đổi
cận biên.
Tỷ số chuyển đổi cận biên là thước đo chi phí cơ hội về sản xuất sản phẩm N
thay cho việc sản xuất sản phẩm M. Nghĩa là muốn sản xuất thêm 1 đơn vị sản
phẩm N thì phải bớt bao nhiêu đơn vị sản phẩm M.
MRT của N sang M = ∆QM/∆QN
1.3.3. Chi phí cơ hội.
Chi phí cơ hội là một khái niệm cơ bản của kinh tế học, phản ánh sự tìm kiếm
và lựa chọn phương hướng phân phối và sử dụng nguồn lực khan hiếm. Bản chất
của nó là sự mất đi về giá trị của một sản phẩm (hoặc dịch vụ) do ta bớt các yếu
tố đầu vào tạo ra phần sản phẩm (hoặc dịch vụ) đó để tạo ra phần sản phẩm hoặc
dịch vụ khác.
Ví dụ chi phí cơ hội của việc giữ tiền là tiền lãi mà chúng ta có thể thu được
khi chúng ta gửi tiền vào ngân hàng. Chi phí cơ hội của lao động là giá trị của thời
gian nghỉ ngơi bị mất. Khi người nông dân quyết định trồng cao su trên mảnh
vườn của mình thay cho cây ăn quả hiện có, thì giá trị tiền tệ của phần sản lượng
hoa quả bị mất đi đáng lẽ được sản xuất bằng nguồn lực đã chuyển sang trồng cao
su là chi phí cơ hội của việc trồng cao su. Chỉ khi giá trị thu nhập của cao su tăng
thêm lớn hơn chi phí cơ hội tính bằng giá trị tài nguyên của cây ăn quả không
được trồng thì sự chuyển hướng đó mới có ý nghĩa kinh tế.
2. Những mối quan hệ kinh tế
Các doanh nghiệp có sự quan tâm khác nhau đến mục tiêu của sản xuất, nhưng
họ đều hướng đến mục tiêu chung là tối đa hóa lợi nhuận. Khi có một yếu tố đầu
vào biến đổi làm ảnh hưởng đến sản lượng, người ta tính đến sự tối ưu hóa trong
mối quan hệ giữa yếu tố sản xuất đó với sản phẩm được sản xuất ra. Khi có nhiều
yếu tố sản xuất thay đổi, người ta phải tính đến sự tối ưu trong mối quan hệ giữa
các yếu tố sản xuất để sản xuất ra một sản phẩm. Khi sản xuất ra nhiều sản phẩm
người ta phải tính đến sự tối ưu trong mối quan hệ giữa các sản phẩm đó. Đó là
những yêu cầu đặt ra với người sản xuất trong thị trường cạnh tranh và dưới đây sẽ
xem xét lần lượt các mối quan hệ đó.
2.1. Tối ưu hóa hiệu quả kinh tế trong mối quan hệ giữa yếu tố sản xuất và
sản phẩm.
Giả sử khi chỉ có một yếu tố đầu vào X1 được sử dụng và biến đổi, người sản
xuất muốn tìm cách sử dụng yếu tố đó một cách tối ưu thì cần thiết phải có các
thông tin sau:
- Sản lượng cận biên của yếu tố X1 (MPX1);
- Giá đơn vị của yếu tố X1 (PX1);
- Giá đơn vị của sản phẩm (P).
Giá trị của một đơn vị yếu tố đầu vào tăng thêm đối với người sản xuất là thu
nhập bổ sung mà họ nhận được do kết quả của việc sử dụng nhiều vật tư, tiền vốn
hơn. Khái niệm giá trị sản phẩm cận biên (VMP) được dùng làm thước đo để chỉ
ra rằng khi tăng thêm một đơn vị chi phí thì giá trị sản phẩm cận biên tăng thêm
một lượng là MPX1 x P tức là VMPX1. Như vậy, nghĩa là khi chi phí tăng thêm 1
lượng PX1 giá trị sản phẩm tăng thêm một lượng bổ sung VMPX1.
Khi giá trị sản phẩm cận biên của yếu tố đầu vào biến đổi bằng giá trị của nó
thì ta đạt hiệu quả tối ưu, tạo ra lợi nhuận tối đa:
VMPX1 = PX1
Ở mức sử dụng đầu vào đặc biệt kết hợp với điều kiện tối ưu như phương
trình trên, người ta cho rằng người sản xuất ở vào trạng thái cân bằng. Một khi đã
ở trạng thái cân bằng thì không có bất cứ lý do nào để thúc đẩy việc sửa đổi kế
hoạch sản xuất.
Để chứng minh cho phương trình trên đã thật sự phản ánh tình trạng tối ưu,
ta giả thiết rằng nếu VMPX1 > PX1, tức là khi người sản xuất sử dụng thêm một đơn
vị yếu tố đầu vào X1 thì đã tạo ra thu nhập phụ thêm nhiều hơn giá trị ban đầu bỏ
ra. Điều này chứng tỏ đầu tư có hiệu quả, nên mở rộng quy mô đầu tư bằng cách
sử dụng tăng thêm đơn vị đầu vào X1. Ngược lại, nếu VMPX1 < PX1, tức là khi
người sản xuất sử dụng thêm một đơn vị yếu tố đầu vào X1 thì đã tạo ra thu nhập
phụ thêm ít hơn giá trị ban đầu bỏ ra.Điều này chứng tỏ đầu tư không có hiệu quả,
nên thu hẹp quy mô đầu tư.
2.2. Tối ưu hóa hiệu quả kinh tế trong mối quan hệ giữa yếu tố và yếu tố
(nguyên tắc lựa chọn khối lượng sản phẩm tối ưu của người sản xuất).
2.2.1. Xác định điểm tối ưu
Khi có hai yếu tố đầu vào X1 và X2 thay đổi, muốn sử dụng chúng một cách
tối ưu, cần thiết phải có các thông tin sau:
- Giá của hai yếu tố đầu vào đó trên thị trường (PX1; PX2);
- Hệ số thay thế cận biên giữa hai hai yếu tố đầu vào thay đổi (MRS)
- Người sản xuất với một lượng vốn nhất định C0 có thể sử dụng để mua
các yếu tố X1, X2 theo các tỷ lệ khác nhau. Đường thẳng nối các điểm đó gọi là đường thẳng đồng chi phí (đường thẳng đồng giá), được biểu diễn ở hình 1.4
C0/PX2
X1
C0/PX1
C0 = X1.PX1 + X2.PX2
X2
Hình 1.4: Đường thẳng đồng chi phí
Vì người sản xuất mong muốn khoản chi phí về các yếu tố đầu vào càng ít
càng tốt nên cần có quy tắc xác định tổ hợp chi phí tối thiểu của đầu vào.
Ở hình 1.5 ta thấy khoản chi phí tối thiểu về các yếu tố đầu vào biến đổi để làm
ra một lượng sản phẩm nhất định Q nằm ở điểm tiếp tuyến giữa đường đồng chi
phí C0 và đường cong đồng sản lượng Q (điểm A). Ta có thể làm ra sản lượng Q
với các tổ hợp khác của hai yếu tố đầu vào không phải tại điểm A nhưng các
khoản chi phí có thể cao hơn, biểu thị bằng đường đồng chi phí C1 bên phải C0.
Ngược lại, dùng các khoản chi phí thấp hơn C0 thì khó có thể tạo ra sản luợng Q
dự kiến, biểu thị bằng đường đồng chi phí C2 bên trái C0. Như vậy, để tạo ra một
sản lượng dự kiến nào đó, ta tìm điểm phối hợp tối ưu giữa hai yếu tố X1 và X2
bằng cách đem chồng đường cong đồng sản lượng lên đường thẳng đồng chi phí,
điểm tiếp xúc giữa chúng gọi là điểm tối ưu, tại đó độ dốc của đường cong đồng
sản lượng bằng độ dốc của đường thẳng đồng chi phí.
C0/PX2
A
C2/PX2
C1/PX2
X2
X1 C1/PX1
Hình 1.5: Phối hợp đầu vào với chi phí ít nhất
C2/PX1
C0/PX1
Mà độ dốc của đường cong đồng sản lượng là tỷ số thay thế cận biên MRS và
độ dốc của đường đồng chi phí là tỷ số giá (-) PX1/PX2, nên điều kiện tối ưu là:
MRS của X1 thay thế cho X2 = PX1/PX2
Hay: ∆X1/∆X2 = PX1/PX2
∆X1 . PX1 = ∆X2 . PX2
Nếu ∆X1 . PX1 > ∆X2 . PX2 thì chi phí yếu tố đầu vào thay thế X1 cao hơn so với
chi phí yếu tố đầu vào bị thay thế X2. Đây là sự thay thế không hiệu quả, bỏ đi một
yếu tố đầu vào có chi phí thấp để thay bằng một yếu tố đầu vào có chi phí cao mà
chỉ cho cùng một mức sản lượng.
Nếu ∆X1 . PX1 < ∆X2 . PX2 thì chi phí yếu tố đầu vào thay thế X1 thấp hơn so
với chi phí yếu tố đầu vào bị thay thế X2. Đây là sự thay thế có hiệu quả, bỏ đi một
yếu tố đầu vào có chi phí cao để thay bằng một yếu tố đầu vào có chi phí thấp để
có cùng một mức sản lượng.
Những phân tích trên đây dẫn ta đến quy tắc xác định mức chi phí tối thiểu để
làm ra bất cứ một sản lượng dự kiến nào. Tuy nhiên, để xác định mức sản lượng
tối ưu ta cần xem xét cơ cấu chi phí sản xuất của một doanh nghiệp ở phần tiếp
theo.
2.2.2. Chi phí sản xuất
- Tổng chi phí (TC: Total cost):là giá trị thị trường của toàn bộ tài nguyên
được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm đó trong một khoản thời gian nhất định.
Tổng chi phí của việc sản xuất ra một sản phẩm trong nghiên cứu ngắn hạn
(thời kỳ mà trong đó một số đầu vào dành cho sản xuất của doanh nghiệp, nông
hộ, là cố định. Chẳng hạn quy mô của nhà máy, diện tích đất sản xuất, được
coi là không thay đổi), người ta chia tổng chi phí sản xuất ra là 2 loại là chi phí cố
định và chi phí biến đổi.
TC = FC + VC
- Chi phí cố định (FC: Fiexd cost): là những chi phí không thay đổi khi sản
lượng thay đổi, nói cách khác chi phí cố định là những chi phí mà nhà sản xuất
phải thanh toán dù chưa sản xuất ra một đơn vị sản phẩm nào như tiền thuê nhà
xưởng, chi bảo dưỡng máy móc, mua bảo hiểm sản xuất, chi phí để duy trì một số
lượng nhân viên tối thiểu, tiền mua giấy phép sản xuất, lương bảo vệ,.
- Chi phí biến đổi (VC: Variable cost): là những chi phí phụ thuộc vào các
mức sản lượng, tăng giảm cùng với sự tăng giảm của sản lượng, chẳng hạn như
tiền mua nguyên, nhiên vật liệu, tiền lương công nhân,
Như vậy tổng chi phí tăng hay giảm chỉ phụ thuộc vào các chi phí biến đổi.
Việc phân ra chi phí cố định và chi phí biến đổi để có giải pháp sử dụng có hiệu
quả , bởi vì các khoản chi phí cố định nếu không sử dụng chúng theo đúng thời
gian thì sẽ gây ra lãng phí. Chẳng hạn, tài sản cố định mặc dù không được sử dụng
thì vẫn phải chịu khấu hao, nhà kho nếu bỏ không sẽ bị hư hỏng Còn nguồn
luực biến đổi có thể cất trữ cho vụ sau nếu chưa sử dụng hết trong vụ này.
Ở hình 1.6, trình bày những đuờng cong chi phí điển hình, chi phí cố định
không thay đổi với mọi Q được biểu diễn ở đường FC. Khi Q tăng cần nhiều chi
phí biến đổi và ngược lại, biểu diễn ở đường VC. Tổng chi phí được hợp thành bởi
chi phí cố định và chi phí biến đổi, biểu diễn ở đường TC.
Sản lượng O
TC
FC
VC
TC
VC
FC
Chi phí
Hình 1.6: Tổng chi phí, chi phí cố định, chi phí biến đổi
- Tổng chi phí bình quân (ATC: Average total cost hay AC) hay chi phí
trung bình là tổng chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm. Tổng chi phí bình
quân bằng tổng chi phí sản xuất chia cho tổng sản phẩm.
ATC = TC/Q
Vì TC = FC + VC => ATC = FC/Q + VC/Q = AFC + AVC
Trong đó:
AFC: (Average fĩed cost) chi phí cố định bình quân.
AVC: (Average variable) chi phí biến đổi bình quân
+ Khi mức sản lượng tăng lên AFC sẽ giảm xuống, còn đối với AVC lúc đầu
giảm khi nhà sản xuất tăng khối lượng sản phẩm nhưng sau đó có xu hướng tăng
lên (do quy luật năng suất cận biên giảm dần).
+ Một vấn đề có tính quy luật nữa là ATC có hình chữ U (còn gọi là hình lòng
chảo) và đáy hình chữ U là ATC tối thiểu. Thực vậy, trong gian đoạn đầu của mở
rộng sản xuất sự giảm xuống của AFC có xu hướng giảm nhanh hơn sự tăng lên
của AVC do đó ATC có xu hướng giảm khi AVC có xu hướng tăng nhanh hơn sự
giảm đi của AFC thì ATC cũng bắt đầu tăng lên.
- Chi phí cận biên (MC: Marginal cost): là chi phí tăng thêm khi sản xuất
thêm một đơn vị sản phẩm.
MC = ∆TC/∆Q = (∆FC+∆VC)/ ∆Q
Mà ∆FC = 0 nên MC = ∆VC/ ∆Q là độ dốc của đường cong VC
Lưu ý: MC = (TC)’Q = (FC + VC)’Q
MC = (VC)’Q (Vì FC = Cosnt)
Đặc biệt nếu ∆Q = 1 thì: MC = TCQ+1 – TCQ
MC = VCQ + 1 - VCQ
Vì FC là chi phí cố định nên MC thực ra là lượng chi phí biến đổi tăng thêm do
sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm. MC cũng có dạng hình chữ U do quy luật năng
suất cận biên giảm dần quyết định.
Hình 1.7 minh họa các đường cong MC, AC và AVC có liên quan đến các
đường cong TC, FC và VC ở hình 1.6.
Sản lượng O
Chi phí
Hình 1.7: Chi phí bình quân, chi phí cận biên
MC
ATCMin
AVC
ATC
AFC
- Mối quan hệ giữa MC và ATC.
Cũng như mối quan hệ giữa MP và AP:
+ Khi MC < ATC thì sẽ kéo ATC xuống,
+ Khi MC > ATC thì sẽ đẩy ATC lên theo,
+ Khi MC = ATC thì ATC không tăng, không giảm và đạt cực tiểu.
Các loại chi phí có thể tính ở biểu 1.5
Biểu 1.5: Các loại chi phí sản xuất của một loại nông sản
Q FC VC TC MC ATC AFC AVC
0 35 0 35 - - - -
1 35 30 65 30 65.0 35.0 30.0
2 35 55 90 25 45.0 17.5 27.5
3 35 70 105 15 35.0 11.7 23.3
4* 35 105 140 35* 35.0* 8.8 26.3
5 35 155 190 50 38.0 7.0 31.0
6 35 225 260 70 43.3 5.8 37.5
7 35 315 350 90 50.0 5.0 45.0
8 35 425 460 110 57.5 4.4 53.1
9 35 555 590 130 65.6 3.9 61.7
10 35 705 740 150 74.0 3.5 70.5
2.2.3. Tối đa hóa lợi nhuận
Với kiến thức về chi phí cận biên, ta có thể xem xét quy tắc xác định mức sản
lượng tối ưu cho một doanh nghiệp đang sử dụng một số đầu vào để sản xuất
nhằm đạt lợi nhuận tối đa. Để nghiên cứu tối đa hóa lợi nhuận ta tìm hiểu những
khái niệm sau:
- Tổng thu nhập (TR: Total receipts).
Giả định rằng doanh nghiệp đó so với toàn bộ thị trường thì còn nhỏ và là
người nhận giá có thể bán chạy mọi sản phẩm làm ra với giá thị trường. Tổng thu
nhập là tổng số tiền mà doanh nghiệp đó thu được nhờ bán hàng hóa hoặc dịch vụ
trong khoảng thời gian xác định. Vậy, Tổng thu nhập của trang trại sẽ tăng tỷ lệ
thuận với lượng hàng hóa bán ra và bằng tích số của sản lượng với giá thị trường:
TR = P x Q
Đường cong tổng thu nhập sẽ là đường thẳng chạy qua gốc tọa độ (hình 1.8a)
- Lợi nhuận: Là phần chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí sản xuất
của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian xác định.
∏ = TR - TC hoặc: ∏ = = Q x (P - AC)
- Thu nhập cận biên (MR: Marginal receipts): là phần thu nhập tăng thêm
với mỗi đơn vị sản lượng bán ra tăng thêm.
MR = ∆TR/∆Q = ∆Q.P/∆Q = P
Đặc biệt nếu ∆Q = 1 thì: MR = TRQ+1 - TRQ
Như vậy, khi MR không đổi và bằng P, doanh nghiệp sẽ đạt được trạng thái
cân bằng khi ∏ = TR - TC ở mức tối đa. Ở hình 1.8a , khi sản lượng thấp hơn Q1
và cao hơn Q2 thì doanh nghiệp sẽ thua lỗ, vì ở các mức sản lượng này đường
cong tổng chi phí nằm phía trên đường cong tổng thu nhập, mức sản lượng tối ưu
là ở Q* do hiệu TR - TC là lớn nhất.
Hình 1.8 a, b: Hiệu quả kinh tế tối ưu trong ngắn hạn
Đồng
E
D
C B
TC
TR
Hình 1.8b, đường thẳng nằm ngang biểu thị giá cả, vì sản phẩm bán một giá
nên thu nhập cận biên bằng giá cả và cũng bằng thu nhập bình quân (MR = P =
AR). đường cong chi phí cận biên (MC) và chi phí bình quân (AC) có dạng hình
Q Q0 Q1 Q* Q2
MC
MR = P = AR
Q Q0 Q1 Q* Q2
Đồng
A B
C
D
E
AC
chữ U và cắt nhau tại điểm cực tiểu của chúng. Muốn sản xuất có lãi thì gía cả và
thu nhập bình quân phải lớn hơn chi phí bình quân. Nói cách khác, sản lượng phải
nằm ở mức từ Q1 đến Q2. Khi nào làm thêm một sản phẩm mà thu nhập tăng thêm
lớn hơn chi phí tăng thêm (MR>MC) thì lợi nhuận vẫn tăng lên và ngược lại lợi
nhuận sẽ giảm sút khi thu nhập tăng thêm nhỏ hơn chi phí tăng thêm (MR<MC).
Vì vậy, nguyên tắc chung nhất để tối đa hóa lợi nhuận là doanh nghiệp sản xuất tại
mức sản lượng mà ở đó thu nhập cận biên bằng chi phí cận biên, nghĩa là MR =
MC.
Tại hình 1.8 điểm đó ở tại Q* là nơi độ dốc của đường cong tổng chi phí (hoặc
MC) bằng độ dốc của đường cong tổng thu nhập (hoặc MR). Cần lưu ý rằng ở
hình 1.8b điều kiện MR = MC được thỏa mãn tại 2 điểm: tại đầu ra Q0 là nơi đường MC đi xu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_kinh_te_ho_va_trang_trai.pdf