Mục tiêu:
Về kiến thức: SV trình bày được định nghĩa, yêu cầu khi biên soạn câu đúng – sai; câu nhiều lựa chọn trong kiểm tra đánh giá.
Về kỹ năng: Lấy ví dụ đúng về câu đúng – sai, câu nhiều lựa chọn; bước đầu biết biên soạn được một số câu trắc nghiệm (đúng – sai; nhiều lựa chọn) kiểm tra kiến thức môn mình đảm nhiệm.
Về thái độ: SV chủ động trong học tập học phần, nghiêm túc, tích cực thực hành rèn luyện kỹ năng soạn câu trắc nghiệm.
24 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Kiểm tra đánh giá giáo dục ở tiểu học - Chương 4: Phương pháp và kỹ thuật kiểm tra đánh giá giáo dục ở tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 4: PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIÁO DỤC Ở TIỂU HỌC
1. Phương pháp và kỹ thuật đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học
1.6.4. Trắc nghiệm khách quan
1.6.4.1. Trắc nghiệm khách quan là gì?
1.6.4.2. Các loại câu trắc nghiệm khách quan
a/ Câu đúng (Đ) – sai (S)
b/ Câu nhiều lựa chọn
Mục tiêu:
Về kiến thức : SV trình bày được định nghĩa, yêu cầu khi biên soạn câu đúng – sai; câu nhiều lựa chọn trong kiểm tra đánh giá.
Về kỹ năng : Lấy ví dụ đúng về câu đúng – sai, câu nhiều lựa chọn; bước đầu biết biên soạn được một số câu trắc nghiệm (đúng – sai; nhiều lựa chọn) kiểm tra kiến thức môn mình đảm nhiệm.
Về thái độ : SV chủ động trong học tập học phần, nghiêm túc, tích cực thực hành rèn luyện kỹ năng soạn câu trắc nghiệm.
1.6.4. Trắc nghiệm khách quan
1.6.4.1. Trắc nghiệm
khách quan là gì?
1.6.4.2. Các loại câu trắc nghiệm khách quan và cách soạn
a/ Câu đúng sai
b/ Câu nhiều lựa chọn
1.6.4.1. Trắc nghiệm khách quan là gì?
Quan sát ví dụ và cho biết thế nào là trắc nghiệm khách quan ?
VD: Nuôi và thuần dưỡng voi là nghề truyền thống ở Tây Nguyên đúng hay sai?
VD2: Xe hơi có bánh cũng như ngựa có........
1. Chân. 2. Đuôi. 3. Phi. 4. Tầu. 5. Lái.
1.6.4.1. Trắc nghiệm khách quan là gì?
Trắc nghiệm khách quan là trắc nghiệm trong đó mỗi câu hỏi có kèm theo những câu trả lời sẵn (đóng) đòi hỏi học sinh chỉ chọn một đáp án phù hợp hoặc điền thêm một vài từ.
VD: Kèn với chơi như sách với...........
1. Nghịch. 2. Đọc. 3. Âm nhạc. 4. Tiếng. 5. Giải trí.
Phương pháp đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan
Phương pháp đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan là sử dụng bài thi trắc nghiệm làm công cụ để đánh giá kết quả học tập của học sinh theo mục tiêu đã định từ trước.
Tại sao gọi là trắc nghiệm khách quan?
Vì: Câu trả lời đã rõ ràng, việc đánh giá không phụ thuộc vào người chấm (khách quan ở cho điểm) => Khách quan tương đối vì còn phụ thuộc vào nội dung và cách xây dựng các câu hỏi.
1.6.4.2. Các loại câu trắc nghiệm
khách quan và cách soạn
c. Câu
ghép đôi
d. Câu điền
b. Câu
nhiều
lựa chọn
a. Câu
đúng – sai
(Đ/S ):
1.6.4.2. Các loại câu trắc nghiệm khách quan và cách soạn
a. Câu đúng – sai (Đ/S ):
Quan sát các ví dụ sau:
VD1: Đường trung tuyến của 1 tam giác chia tam giác đó thành 2 phần có diện tích bằng nhau đúng hay sai?
VD2: Đất đỏ ba dan ở Tây Nguyên thích hợp nhất cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm đúng hay sai?
Anh (chị) hãy cho biết:1/ Thế nào là câu đúng sai?
2/ Tác dụng của câu đúng sai?
a. Câu đúng – sai (Đ/S)
* Định nghĩa: Trước một câu dẫn nhất định (không phải là câu hỏi), HS trả lời là đúng (Đ) hoặc sai (S).
( Một câu để phán đoán và đi đến quyết định là Đ hay S ).
*Tác dụng :
Loại câu này thích hợp cho việc kiểm tra những kiến thức về sự kiện (mốc lịch sử, địa danh, tên nhân vật), những định nghĩa, công thức cần nhớ, ít kích thích suy nghĩ.
Nhiệm vụ thảo luận cặp đôi (5’)
1. Anh (chị) có nhận xét gì về các câu hỏi đúng sai dành cho HS lớp 4 dưới đây:
a/ Hình tam giác là hình có 3 cạnh đúng hay sai?
b/ Gia đình đông con thì nghèo khó đúng hay sai?
c/ Không phải học sinh tiểu học nào cũng yêu lao động đúng hay sai?
2. Hãy cho biết yêu cầu khi biên soạn câu hỏi đúng sai.
Yêu cầu khi
biên soạn câu
đúng sai:
3/ Cần đảm bảo cho tính Đ hay S của câu là chắc chắn.
1/ Chọn câu dẫn mà HS trung bình khó nhận ngay ra là đúng hoặc sai.
2/ Không trích nguyên văn những câu có trong SGK.
4/ Ngôn ngữ rõ ràng, ngắn gọn (Mỗi câu chỉ nên diễn tả một ý, tránh bao gồm nhiều chi tiết).
5/ Tránh dùng những cụm từ như: “Tất cả”, “Không bao giờ”, “Không một ai”, “Thường”, “Đôi khi”, luôn luôn, có thể, hoặc những câu phủ định gây hiểu nhầm.
6/ Sắp xếp các câu Đ và S ngẫu nhiên để HS không đoán được.
b. Câu nhiều lựa chọn
Nghiên cứu các ví dụ sau và cho biết thế nào là câu nhiều lựa chọn?
VD1: Sản phẩm nông nghiệp chính của nước ta là:
a. Khoai b. Gạo c. Đậu d. Sắn e. Lạc .
VD3: Rừng khộp là rừng có đặc điểm:
a. Thưa, thường có một loại cây
b. Có nhiều loại cây với nhiều tầng
c. Xanh quanh năm
d. Cả a và c.
b. Câu nhiều lựa chọn
* Thế nào là câu nhiều lựa chọn?
Là loại câu hỏi có từ 3-5 câu trả lời sẵn, trong đó chỉ có 1 câu đúng hoặc đúng nhất, được đặt ở vị trí ngẫu nhiên .
Nhiệm vụ thảo luận
Bạn có nhận xét gì về các câu hỏi nhiều lựa chọn dành cho HS lớp 4 dưới đây?
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1: Rừng rậm nhiệt đới là rừng có đặc điểm :
a. Có nhiều loại cây với nhiều tầng.
b. Rậm rạp.
c. Rụng lá vào mùa khô
d. Xanh quanh năm.
Câu 2: Cẩu thả nghĩa là............
1. Cẩn thận 2. Thận trọng
3. Tầm thường 4. Láo.
TRÒ CHƠI AI NHANH HƠN
Mục đích: SV nhanh chóng chỉ ra được những yêu cầu khi biên soạn câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn.
Cách chơi : Lớp hình thành 2 đội chơi C và G. Thi trả lời nhanh các câu hỏi của GV .
Yêu cầu
khi biên soạn
câu nhiều
lựa chọn:
3/ Những câu gây nhiễu phải có tính hấp dẫn như nhau, dễ gây hiểu lầm (đối với HS chưa hiểu kỹ hoặc chưa học kỹ).
1/ Phần gốc có thể là một câu bỏ lửng, phần lựa chọn là đoạn trả lời câu hỏi hay là đoạn bổ sung để phần gốc đủ nghĩa.
2/ Phần lựa chọn nên từ 3-5 câu tuỳ thuộc vào nội dung câu hỏi và trình độ HS.
4/ Tránh để cho ở 1 câu hỏi có thể có 2 câu trả lời đều là đúng nhất. Nếu có nhiều câu lựa chọn là đúng thì yêu cầu tìm phương án đúng nhất.
* Yêu cầu khi biên soạn câu nhiều lựa chọn:
Phần gốc
Phần lựa
chọn
Câu gây
nhiễu
Tránh
Nhiệm vụ thảo luận, thực hành
Hãy biên soạn các loại câu trắc nghiệm vừa học (mỗi loại 1 – 2 câu) về 1 chủ đề kiến thức bất kỳ ở tiểu học.
BÀI TẬP
1/
Dữ kiện đã cho ở đây gợi cho bạn nghĩ đến loại câu trắc nghiệm nào?
CÂU ĐÚNG SAI
Loại câu này
thích hợp cho
việc kiểm tra
những kiến
thức về sự kiện
2. Những định
nghĩa, công
thức cần nhớ,
ít kích thích
suy nghĩ.
3. Một câu
để phán đoán
và đi đến quyết
định là Đ hay S
BÀI TẬP
2/
Dữ kiện đã cho ở đây gợi cho bạn nghĩ đến đặc điểm của loại câu trắc nghiệm nào?
CÂU NHIỀU
LỰA CHỌN
Loại câu này
có phần gốc là
một câu bỏ lửng
2. Phần lựa chọn
từ 3 -5 câu tùy
thuộc nội dung
3. Những câu
gây nhiễu dề
gây hiểu lầm
Hãy chỉ ra
các biểu hiện :
đúng về
yêu cầu đối
với câu nhiều
lựa chọn
Tất cả các phương án trên
3/ Những câu gây nhiễu phải có tính hấp dẫn như nhau, dễ gây hiểu lầm (đối với HS chưa hiểu kỹ hoặc chưa học kỹ).
1/ Phần gốc có thể là một câu bỏ lửng, phần lựa chọn là đoạn trả lời câu hỏi hay là đoạn bổ sung để phần gốc đủ nghĩa.
2/ Phần lựa chọn nên từ 3-5 câu tuỳ thuộc vào nội dung câu hỏi và trình độ HS.
4/ Tránh để cho ở 1 câu hỏi có thể có 2 câu trả lời đều là đúng nhất . Nếu có nhiều câu lựa chọn là đúng thì yêu cầu tìm phương án đúng nhất.
5/ Tất cả các yêu cầu trên
C¶m ¬n Quý thÇy c« cïng c¸c b¹n!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_kiem_tra_danh_gia_giao_duc_o_tieu_hoc_chuong_4_phu.ppt