CHƢƠNG THỨ BẨY:
CHỌN MẪU KIỂM TOÁN
I. Các khái niệm cơ bản về chọn mẫu kiểm toán
II. Các hình thức chọn mẫu
III. Phƣơng pháp chọn các phần tử vào mẫu
IV. Chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ
V. Kỹ thuật phân nhóm trong chọn mẫu kiểm toán
VI. Các áp dụng của chọn mẫu thống kê trong kiểm toán
26 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Kiểm toán cơ bản - Chương 7: Chọn mẫu kiểm toán - Nguyễn Thị Thanh Diệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƢƠNG THỨ BẨY:
CHỌN MẪU KIỂM TOÁN
I. Các khái niệm cơ bản về chọn mẫu kiểm toán
II. Các hình thức chọn mẫu
III. Phƣơng pháp chọn các phần tử vào mẫu
IV. Chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ
V. Kỹ thuật phân nhóm trong chọn mẫu kiểm toán
VI. Các áp dụng của chọn mẫu thống kê trong kiểm toán
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 1
I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ
CHỌN MẪU KIỂM TOÁN
* Khái niệm về chọn mẫu kiểm toán:
Chọn mẫu kiểm toán là quá trình chọn một nhóm các
phần tử hoặc đơn vị (gọi là mẫu) từ một tập hợp lớn các
phần tử hoặc đơn vị (gọi là tổng thể) và sử dụng các đặc
trƣng của mẫu để suy rộng cho đặc trƣng của toàn bộ
tổng thể.
* Yêu cầu của chọn mẫu:
Khi tiến hành chọn mẫu thì vấn đề cơ bản của chọn mẫu
là phải chọn đƣợc mẫu đại diện tức là mẫu mang những
đặc trƣng của tổng thể mà từ đó mẫu đƣợc chọn.
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 2
I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ
CHỌN MẪU KIỂM TOÁN
* Rủi ro chọn mẫu:
Rủi ro chọn mẫu là khả năng mà kết luận của kiểm toán viên
dựa trên mẫu sai lệch so với kết luận mà kiểm toán viên có
đƣợc khi dùng thử nghiệm tƣơng tự đối với toàn bộ tổng thể.
* Rủi ro không do chọn mẫu:
Rủi ro không do chọn mẫu là rủi ro mà kiểm toán viên đƣa
ra những kết luận sai lầm không phải do lỗi chọn mẫu mà do
các yếu tố không liên quan trực tiếp đến việc chọn mẫu nhƣ:
đánh giá rủi ro tiềm tàng không đúng, đánh giá rủi ro kiểm
soát không đúng, lựa chọn các thủ tục kiểm toán không thích
hợp, thực hiện công việc kiểm toán không hợp lý,
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 3
II. CÁC HÌNH THỨC CHỌN MẪU
KIỂM TOÁN
Có hai cách tiếp cận trong chọn mẫu kiểm toán là
chọn mẫu thống kê và chọn mẫu phi thống kê.
* Chọn mẫu thống kê: Là cách chọn mẫu có hai đặc
điểm sau:
- Các phần tử đƣợc lựa chọn ngẫu nhiên vào mẫu,
- Sử dụng lý thuyết xác suất thống kê để đánh giá kết
quả mẫu, bao gồm cả việc định lƣợng rủi ro lấy mẫu.
* Chọn mẫu phi thống kê: Là cách chọn mẫu không có
một hoặc cả hai đặc điểm trên.
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 4
II. CÁC HÌNH THỨC CHỌN MẪU
KIỂM TOÁN
* Chọn mẫu thống kê và chọn mẫu phi thống kê
đều bao gồm 3 bƣớc:
- Lập kế hoạch chọn mẫu,
- Thực hiện chọn mẫu,
- Thực hiện kiểm tra mẫu và đánh giá kết quả.
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 5
III. PHƢƠNG PHÁP CHỌN CÁC
PHẦN TỬ VÀO MẪU
Chọn mẫu xác suất
Chọn mẫu phi xác suất
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 6
1. CHỌN MẪU XÁC SUẤT
* Khái niệm:
Chọn mẫu xác suất là cách chọn mẫu mà mỗi
phần tử trong tổng thể có xác suất nhất định
đƣợc chọn vào mẫu và quá trình chọn mẫu diễn
ra ngẫu nhiên.
* Chọn mẫu xác suất thƣờng bao gồm:
- Chọn mẫu ngẫu nhiên,
- Chọn mẫu hệ thống.
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 7
CHỌN MẪU NGẪU NHIÊN
* Khái niệm:
Chọn mẫu ngẫu nhiên là một phƣơng pháp lựa chọn các phần tử
vào mẫu theo nguyên tắc mỗi phần tử trong tổng thể đều có cơ
hội nhƣ nhau để đƣợc chọn vào mẫu.
* Điều kiện áp dụng:
Chọn mẫu ngẫu nhiên đƣợc áp dụng khi các phần tử trong tổng
thể đƣợc đánh giá là tƣơng đối đồng đều (về khả năng sai phạm,
về qui mô,).
* Các cách thức chọn mẫu ngẫu nhiên:
- Chọn mẫu dựa trên Bảng số ngẫu nhiên
- Chọn mẫu theo chƣơng trình vi tính
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 8
CHỌN MẪU NGẪU NHIÊN
DỰA TRÊN BẢNG SỐ NGẪU NHIÊN
Chọn mẫu sử dụng Bảng số ngẫu nhiên là một
trong những cách chọn mẫu ngẫu nhiên trực
quan nhất. Đây là cách chọn mẫu ngẫu nhiên mà
kiểm toán viên dựa trên Bảng số ngẫu nhiên
đƣợc xây dựng sẵn để tiến hành lựa chọn các
phần tử vào mẫu.
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 9
CHỌN MẪU NGẪU NHIÊN
DỰA TRÊN BẢNG SỐ NGẪU NHIÊN
* Quy trình chọn mẫu:
Quy trình chọn mẫu theo Bảng số ngẫu nhiên có thể gồm bốn bƣớc sau:
1. Định lượng đối tượng kiểm toán bằng hệ thống con số duy nhất
Kiểm toán viên tiến hành gắn cho mỗi phần tử trong tổng thể với một con số duy nhất
để tạo ra mối quan hệ giữa các phần tử của tổng thể với Bảng số ngẫu nhiên.
2. Thiết lập mối quan hệ giữa Bảng số ngẫu nhiên với đối tượng kiểm toán đã định
lượng
* Thứ nhất, các con số định lƣợng của đối tƣợng kiểm toán cũng gồm 5 chữ số nhƣ các
con số ngẫu nhiên trên Bảng số ngẫu nhiên.
* Thứ hai, các con số định lƣợng của đối tƣợng kiểm toán gồm số lƣợng chữ số ít hơn 5
chữ số
* Thứ ba, các con số định lƣợng của đối tƣợng kiểm toán gồm số lƣợng chữ số lớn hơn
5 chữ số
3. Lập hành trình sử dụng Bảng số ngẫu nhiên
4. Chọn điểm xuất phát
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 10
CHỌN MẪU NGẪU NHIÊN
DỰA TRÊN BẢNG SỐ NGẪU NHIÊN
* Lƣu ý:
Khi sử dụng Bảng số ngẫu nhiên để chọn mẫu, có thể
có những phần tử xuất hiện nhiều hơn một lần.
- Nếu kiểm toán viên không chấp nhận lần xuất hiện
thứ hai trở đi của các phần tử đƣợc lựa chọn vào mẫu
thì cách chọn đó đƣợc gọi là chọn mẫu không lặp lại
(chọn mẫu không thay thế).
- Nếu kiểm toán viên chấp nhần lần xuất hiện thứ hai
trở đi của các phần tử đƣợc lựa chọn vào mẫu thì cách
chọn đó đƣợc gọi là chọn mẫu lặp lại (chọn mẫu thay
thế).
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 11
CHỌN MẪU NGẪU NHIÊN
THEO CHƢƠNG TRÌNH VI TÍNH
Chọn mẫu ngẫu nhiên theo chƣơng trình máy vi
tính là cách thức tiến hành chọn mẫu đối tƣợng
kiểm toán dựa trên một chƣơng trình chọn mẫu
ngẫu nhiên đƣợc xây dựng sẵn trên máy vi tính.
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 12
CHỌN MẪU NGẪU NHIÊN
THEO CHƢƠNG TRÌNH VI TÍNH
* Đặc điểm:
- Các chƣơng trình chuyên dụng này rất đa dạng, nói chung vẫn tôn trọng
hai bƣớc đầu tiên của chọn mẫu ngẫu nhiên theo Bảng số ngẫu nhiên là:
+ Lƣợng hóa đối tƣợng kiểm toán bằng hệ thống con số duy nhất
+ Xác lập mối quan hệ giữa số định lƣợng của đối tƣợng kiểm toán với các
số ngẫu nhiên
- Các con số ngẫu nhiên do máy vi tính tạo ra.
- Đầu vào của chƣơng trình cần có:
+ Số nhỏ nhất và số lớn nhất trong dãy số thứ tự của đối tƣợng kiểm toán
+ Qui mô mẫu cần chọn
+ Có thể cần có số một số ngẫu nhiên làm điểm xuất phát
- Đầu ra của chƣơng trình thƣờng là bảng kê số ngẫu nhiên theo trật tự lựa
chọn hoặc theo dãy số tăng dần, hoặc cả hai.
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 13
CHỌN MẪU NGẪU NHIÊN
THEO CHƢƠNG TRÌNH VI TÍNH
* Nhận xét:
Ƣu điểm của chọn mẫu bằng chƣơng trình máy vi
tính là:
- Có thể loại bỏ đƣợc những số không thích hợp, tự
động loại bỏ những phần tử trùng lắp và tự động
phản ánh kết quả vào giấy tờ làm việc.
- Tiết kiệm thời gian.
- Giảm sai sót chủ quan của con ngƣời (rủi ro không
do chọn mẫu) trong quá trình chọn mẫu.
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 14
CHỌN MẪU HỆ THỐNG
* Khái niệm: Chọn mẫu hệ thống là cách chọn mà các phần tử đƣợc
chọn cách đều nhau một khoảng gọi là khoảng cách mẫu.
* Đặc điểm:
- Khoảng cách mẫu đƣợc xác định:
Khoảng cách mẫu=Kích cỡ của tổng thể (N)/Kích cỡ mẫu (n)
- Đơn vị mẫu đầu tiên (m1) đƣợc chọn một cách ngẫu nhiên trong khoảng
từ phần tử đầu tiên trong tổng thể (x1) đến phần tử cách đó (k – 1) vị trí.
x1 ≤ m1 ≤ x1 + k
- Các đơn vị mẫu kế tiếp đƣợc xác định theo công thức:
mi = mi-1 + k
- Đơn vị mẫu đầu tiên đƣợc chọn ngẫu nhiên nên mỗi đơn vị tổng thể ban
đầu có cơ hội đƣợc chọn ngang nhau, tuy nhiên, sau khi đơn vị mẫu đầu
tiên đƣợc chọn thì mỗi đơn vị về sau lại không có cơ hội nhƣ nhau để
đƣợc chọn vào mẫu.
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 15
CHỌN MẪU HỆ THỐNG
* Nhận xét:
- Ƣu điểm chủ yếu của chọn mẫu hệ thống là
đơn giản, dễ làm và dễ sử dụng.
- Để tăng tính đại diện của mẫu kiểm toán viên
cần:
+ Sắp xếp tổng thể theo một thứ tự ngẫu nhiên
+ Dùng nhiều điểm xuất phát
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 16
2. CHỌN MẪU PHI XÁC SUẤT
* Khái niệm:
Chọn mẫu phi xác suất là cách chọn mẫu mà
kiểm toán viên dựa vào nhận định nghề nghiệp
để chọn phần tử tổng thể vào mẫu.
* Chọn mẫu phi xác suất bao gồm:
- Chọn mẫu theo khối
- Chọn mẫu trực tiếp
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 17
CHỌN MẪU THEO KHỐI (THEO LÔ)
* Khái niệm:
Chọn mẫu theo khối (theo lô) là việc chọn một tập hợp
các phần tử kế tiếp nhau trong một tổng thể.
* Đặc điểm:
- Khi phần tử đầu tiên trong khối đƣợc chọn thì các
phần tử còn lại cũng đƣợc chọn là tất yếu.
- Mẫu chọn có thể là một khối liền hoặc nhiều khối rời
gộp lại.
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 18
CHỌN MẪU THEO KHỐI (THEO LÔ)
* Điều kiện áp dụng:
- Việc chọn mẫu theo khối để kiểm toán các nghiệp vụ,
tài sản, hoặc khoản mục chỉ đƣợc áp dụng khi kiểm
toán viên đã nắm chắc tình hình của đơn vị đƣợc kiểm
toán và khi có số lƣợng các khối vừa đủ.
- Kiểm toán viên khi xác định các mẫu cụ thể cần đặc
biệt chú ý đến các tình huống đặc biệt nhƣ:
+ Thay đổi nhân sự
+ Thay đổi hệ thống kế toán và chính sách kinh tế
+ Tính thời vụ của ngành kinh doanh,
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 19
CHỌN MẪU TRỰC TIẾP
* Khái niệm:
Chọn mẫu trực tiếp là cách chọn các phần tử mẫu dựa trên các
tiêu thức xác lập bởi kiểm toán viên.
* Đặc điểm:
Các phần tử trong tổng thể không có xác suất nhƣ nhau để đƣợc
chọn vào mẫu mà kiểm toán viên chủ tâm lựa chọn các phần tử
theo các tiêu thức đã xác lập.
* Các tiêu thức mà kiểm toán viên thƣờng sử dụng bao gồm:
- Các phần tử có khả năng sai phạm nhất
- Các phần tử có đặc trƣng của tổng thể
- Các phần tử có qui mô tiền tệ lớn
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 20
IV. CHỌN MẪU THEO ĐƠN VỊ TIỀN TỆ
* Khái niệm:
Chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ là cách chọn lấy mỗi đơn vị tiền tệ
(1 USD, 1VNĐ, 1 pound) là một đơn vị của tổng thể và tổng
thể sẽ là tổng số tiền lũy kế của đối tƣợng kiểm toán.
* Đặc điểm:
Nếu khoản mục nào có qui mô tiền tệ càng lớn (chứa đựng càng
nhiều đơn vị tổng thể) thì càng có cơ hội đƣợc chọn.
* Chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ cũng bao gồm các phƣơng
pháp nhƣ chọn mẫu theo đơn vị hiện vật:
- Chọn mẫu theo Bảng số ngẫu nhiên
- Chọn mẫu theo chƣơng trình máy tính
- Chọn mẫu hệ thống
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 21
1. CHỌN MẪU THEO ĐƠN VỊ TIỀN TỆ,
THEO BẢNG SỐ NGẪU NHIÊN
*Quy trình chọn mẫu:
- Bƣớc 1: Xác định số tiền cộng dồn lũy kế
- Bƣớc 2: Định lƣợng đối tƣợng kiểm toán bằng hệ thống con số
duy nhất
- Bƣớc 3: Thiết lập mối quan hệ tƣơng quan giữa con số định
lƣợng với các số ngẫu nhiên trên BSNN
- Bƣớc 4: Xác định lộ trình sử dụng Bảng số ngẫu nhiên
- Bƣớc 5: Chọn điểm xuất phát và lựa chọn các số ngẫu nhiên
- Bƣớc 6: Lựa chọn số lũy kế từ số ngẫu nhiên đã đƣợc chọn và
xác định các phần tử tƣơng ứng.
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 22
2. CHỌN MẪU THEO ĐƠN VỊ
TIỀN TỆ, THEO HỆ THỐNG
* Quy trình chọn mẫu:
- Bƣớc 1: Xác định số tiền cộng dồn lũy kế
- Bƣớc 2: Xác định qui mô của tổng thể
- Bƣớc 3: Xác định qui mô mẫu
- Bƣớc 4: Xác định khoảng cách mẫu
- Bƣớc 5: Chọn điểm xuất phát và lựa chọn các số
ngẫu nhiên
- Bƣớc 6: Lựa chọn số lũy kế từ số ngẫu nhiên đã
đƣợc chọn và xác định các phần tử tƣơng ứng.
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 23
V. KỸ THUẬT PHÂN NHÓM
TRONG KIỂM TOÁN
* Khái niệm:
Phân nhóm là kỹ thuật phân chia một tổng thể thành nhiều nhóm
nhỏ hơn mà các đơn vị trong cùng một nhóm có những đặc tính
khá tƣơng đồng với nhau (thƣờng là theo qui mô lƣợng tiền).
* Đặc điểm:
- Các phần tử trong một nhóm có những đặc tính khá tƣơng đồng
với nhau (thƣờng là theo qui mô lƣợng tiền).
- Chọn mẫu độc lập đƣợc áp dụng đối với các tổng thể con (nhóm)
và kết quả của các mẫu có thể đƣợc đánh giá độc lập hoặc kết hợp
để từ đó suy rộng kết quả cho toàn tổng thể.
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 24
V. KỸ THUẬT PHÂN NHÓM
TRONG KIỂM TOÁN
* Nhận xét:
Việc phân nhóm sẽ giảm sự khác biệt của các
phần tử trong cùng một nhóm và giúp kiểm toán
viên tập trung vào những bộ phận (đƣợc xếp vào
những nhóm) chứa đựng nhiều khả năng sai
phạm nhất. Khi đó sẽ tăng hiệu quả chọn mẫu vì
có thể giảm đƣợc qui mô mẫu chọn.
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 25
VI. CÁC ÁP DỤNG CỦA CHỌN MẪU
THỐNG KÊ TRONG KIỂM TOÁN
Chọn mẫu thuộc tính
Chọn mẫu biến số
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 26
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_kiem_toan_co_ban_chuong_7_chon_mau_kiem_toan_nguye.pdf