Bài giảng Khuyến nông (Tài liệu tham khảo cho sinh viên kinh tế nông nghiệp)

Nội dung công tác khuyến nông rất đa dạng bởi vì khuyến nông dựa trên yêu cầu

của nông dân về những thông tin và kiến thức họ cần. Đất nước càng phát triển, trình độ văn

hóa, quản lý , kiến thức khoa học của nông dân càng cao thì nội dung hoạt động khuyến

nông càng phong phú .Tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi nước mà định nghĩa về khuyến

nông có những điểm khác nhau

 Theo CIDSE ( Tổ chức Hợp tác Quốc tế vì phát triển và đoàn kết ):

“ Khuyến nông là một từ tổng quát để chỉ tất cả các công việc liên quan đến sự phát triển

nông thôn. Đó là một hệ thống giáo dục ngoài nhà trường, trong đó người già và trẻ em

được học bằng thực hành “

 Định nghĩa về khuyến nông của Indonesia:

Khuyến nông nông nghiệp là một hệ thống giáo dục không theo một quy định thống

nhất nào mà cũng không theo một hệ thống chung nào để huấn luyện nông dân nhằm mục

đích giúp họ có những kỹ năng và trình độ kỹ thuật tốt hơn, phát triển hơn quan điểm xác

thực về sự đổi mới dành được thế chủ động trong sản xuất, kinh doanh và cuộc sống của họ

Định nghĩa này dựa trên quan điểm cơ bản là giúp nông dân để rồi họ tự giúp ho.ü

Vì vậy, họ có thể tự giải quyết những vấn đề của chính họ bằng sự chấp nhận kỹ thuật tốt

hơn trong sản xuất và những hoạt động kinh doanh.

Như vậy, khuyến nông ở Indenosia không đơn thuần liên quan đến việc chuyển giao

kỹ thuật tiến bộ mà trước hết liên quan đến giáo dục nông dân để họ trở thành những người

thực sự phát triển.

 Theo FAO (Tổ chức lương thực và nông nghiệp):

“ Khuyến nông là một quá trình dịch vụ thông tin truyền bá kiến thức và đào tạo tay nghề

cho nông dân, làm cho nông dân có đủ khả năng tự giải quyết lấy các vấn đề của gia đình,

của làng xã. Nói cách khác, khuyến nông là một biện pháp giúp đỡ nông dân phát triển sản

xuất, kinh doanh dịch vụ, xây dựng phát triển nông thôn và cải thiện điều kiện vật chất, tinh

thần cho nông dân

pdf83 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 1030 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Khuyến nông (Tài liệu tham khảo cho sinh viên kinh tế nông nghiệp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phẩm người dân đem bán ở chợ hoặc mua tại nhà, đem bán ở chợ địa phương. - Mua lại từ những người thu gom nhỏ. - Vận chuyển và bán sản phẩm cho các chợ trong tỉnh và ngoài tỉnh. - Mua lại từ thu gom lớn và nhỏ. - Bán buôn hoặc bán lẻ tại chợ trong và ngoài tỉnh. Sơ đồ 2: Chuổi giá trị với các chi phí qua các tác nhân cho sản phẩm chẹ và đệm Bán buôn và bán lẻ tại chợ Thu gom lớn Thu gom nhỏ Đầu vào cho sản xuất Nông dân trồng bàng và đan Người thu gom Đại lý phân phối Người bán lẻ Người tiêu dùng Người sản xuất Hợp Tác Xã -Chi phí giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thủy lợi,... - Công lao động gia đình _ Chi phí vận chuyển _ Chi phí sơ chế SP _ Chi phí bốc vác _ Thuế chợ _ Chi phí vận chuyển _ Chi phí bốc vác _ Thuế chợ 34 III. Các phương pháp phổ biến thông tin thị trường 3.1. Liên hệ trực tiếp Liên hệ trực tiếp là cách lan rộng thông tin phổ biến nhất. Cán bộ khuyến nông lâm thường xuyên gặp gỡ với nông dân, vì vậy, bạn cần tận dụng những cơ hội này để chia sẻ và thảo luận các thông tin về thị trường. Tuy nhiên, bạn sẽ không có thời gian để gặp gỡ từng người nông dân, vì vậy, bạn có thể tổ chức các cuộc họp chính thức với các thành viên trong cộng đồng để lan rộng và phổ biến thông tin thị trường. Bảng dưới đây cung cấp một số gợi ý về cách tổ chức một cuộc họp chia sẻ và phổ biến thông tin thị trường với nông dân. Tổ chức họp với nông dân để chia sẻ thông tin thị trường Chuẩn bị - Rà soát nhu cầu thông tin thị trường của nông dân trước khi họp - Rà soát các vấn đề về marketing mà người dân trong khu vực của bạn đang gặp phải - Lựa chọn các thông tin/số liệu có liên quan nhất từ cơ sở dữ liệu của bạn Trình bày một cách lôgic/hệ thống Hậu cần - Để người dân quyết định và địa điểm của cuộc họp Bố trí chỗ ngồi sao cho các thành viên đều có thể3.2. Tổ chức tham quan tới các khu chợ tại các đô thị Tổ chức các chuyến tham quan tới các khu chợ tại các đô thị có thể là một phuơng pháp phổ biến thông tin rất hữu ích! Thông qua các chuyến đi như vậy, nông dân có thể tiếp cận được rất nhiều thông tin thị trường khác nhau. Họ có thể nhìn tận mắt loại và số lượng các nông sản được mua bán, kiểm tra giá bán, quan sát số lượng và loại người bán, người mua và có thể hỏi những người này các câu hỏi liên quan. Đôi khi, có thể mở ra được một số các cơ hội thị trường trong các chuyến đi như vậy. Thông tin liên hệ có thể được trao đổi với những người mua tiềm năng cho các cơ hội giao dịch trong tương lai. Người cán bộ khuyến nông cần đóng vai trò trong việc lựa chọn thị trường hoặc khu chợ để tổ chức các chuyến tham quan. Các khu chợ được lựa chọn 35 phải phù hợp với nhu cầu thông tin của người dân và tạo các cơ hội tiềm năng. Cán bộ khuyến nông lâm muốn người nông dân xem những gì? Người nông dân muốn xem cái gì? Ngành hàng nào là trọng điểm? Các vấn đề chính là gì? Có những loại người mua nào tại một khu chợ cụ thể? Yêu cầu chất lượng của người mua? Mức giá tại một số khu chợ hoặc mức giá trong một tháng hay một vụ cụ thể? V.v Thông thường, người nông dân đã biết và đã tới các khu chợ tại địa phương. Vì vậy, các chuyến tham quan được tổ chức như trên phải tới các chợ ở xa và thường là khu chợ tại các đô thị. Bởi những chuyến tham quan như vậy tốn chi phí, vì vậy giải pháp hiển nhiên nhất là người nông dân phải tự trả tiền ăn và tiền đi lại. 3.3. Gặp gỡ các thương nhân và các cơ sở chế biến Tổ chức các cuộc họp với một số tác nhân thị trường cụ thể cũng tạo ra những tác động có ích. Những cuộc họp hay thảo luận với các đại lý dịch vụ nông nghiệp, thương nhân hoặc chủ các cơ sở chế biến tạo cơ hội cho người dân được nghe trực tiếp từ những người tham gia vào các hoạt động thương mại. Họ là những chuyên gia.Các tác nhân trong chuỗi cung cấp cũng được hưởng lợi từ những cuộc họp như vậy. Ví dụ, nó có thể cung cấp những hiểu biết tốt hơn về nhu cầu vật tư nông nghiệp của địa phương hoặc nguồn cung của một số sản phẩm nông nghiệp cụ thể. Ngoài ra, những cuộc họp như vậy tạo cơ hội cho các đại lý dịch vụ nông nghiệp quảng cáo/cung cấp thông tin về dịch vụ của họ tới khách hàng tiềm năng và người mua có thể đưa ra những nhu cầu về sản phẩm của mình tới người cung cấp tiềm năng trong tương lai. Người cán bộ khuyến nông cần đóng vai trò tổ chức và thúc đẩy các cuộc họp giữa nông dân và các tác nhân thị trường. Có thể tổ chức các cuộc họp đó tại xã, thôn để tiết kiệm các chi phí đi lại. Hầu hết, những thương nhân và cơ sở chế biến được mời là những người trong huyện. Các thương nhân và chủ cơ sở chế biến ở ngoài huyện chẳng hạn như ở huyện lân cận hoặc ở tỉnh khác cũng có thể được mời tới nhưng họ thường phải tự chi trả các chi phí đi lại. Các cuộc gặp gỡ như vậy cũng có thể được tổ chức tại cơ sở chế biến hoặc cửa hàng của thương nhân. Điều này cho phép người nông dân quan sát trực tiếp để thu thập thông tin. Ví dụ, khi tới thăm cơ sở chế biến,người nông dân có thể xem xét các trang thiết bị lưu kho và công nghệ chế biến. Điều này rất quan trọng cho việc 36 ước tính quy mô hoạt động và sức mua của cơ sở đó. Thông thường, người nông dân phải trả chi phí đi lại cho các chuyến đi như vậy. 3.4. Tham quan học tập tới các vùng sản xuất khác Người nông dân thường được hưởng lợi từ các chuyến tham quan học tập kinh nghiệm của người sản xuất ở các khu vực khác. Như đã trình bày trong phần tham quan các khu chợ ở đô thị, người nông dân phải trả chi phí đi lại và các chi phí khác liên quan tới hoạt động này. Ưu điểm của các chuyến trao đổi kinh nghiệm là một phương pháp phổ biến thông tin thị trường một cách chiến lược. Theo cách riêng của mình, người nông dân trao đổi với nhau những suy nghĩ của họ về giống mới, các cách làm gia tăng giá trị sản phẩm, các hình thức và phương tiện lưu kho phù hợp, những kinh nghiệm thành công về làm marketing theo nhóm, điểm mạnh và điểm yếu của một số thị trường hay người mua cụ thể, chi phí và lợi ích khi tham gia vào các hợp đồng nông nghiệp, v.v 3.5. Các chương trình truyền thanh và truyền hình địa phương Đài phát thanh và truyền hình địa phương là kênh phổ biến thông tin thị trường hiệu quả bởi các thông tin có thể được phổ biến tới một số lượng lớn đối tượng nông dân. Khi phổ biến thông tin qua đài truyền thanh và truyền hình, bạn cần lập kế hoạch và lên chương trình cẩn thận. Thời gian phát sóng phải vào thời điểm mà đối tượng nghe, nhìn không bận bịu với công việc hàng ngày của họ. Xem xét sự khác nhau về thời gian giữa nam và nữ. Lựa chọn ngôn ngữ phát sóng cũng là một vấn đề quan trọng khi đối tượng là các dân tộc thiểu số. Mời nông dân, thương nhân và chủ các cơ sở chế biến nói về những kinh nghiệm của họ và chia sẻ các thông tin là một cách làm cho chương trình phát sóng lôi cuốn đối tượng nghe nhìn hơn. 37 Bảng ưu và nhược điểm của mỗi kênh và phương pháp nghiên cứu Phương pháp Ưu điểm Nhược điểm 1. Liên hệ trực tiếp - Trao đổi linh hoạt - Thông tin thị trường sẽ được liên hệ, giải thích một cách dễ dàng với quá trình xử lý và phân tích thông tin đó. - Không tiếp cận được nhiều đối tượng 2. Tổ chức tham quan tới các khu chợ tại các đô thị - Nhiều thông tin được thu thập qua quan sát trực tiếp - Những thương nhân gặp tại chợ là nguồn thông tin thị trường quý giá và (đáng tin cậy) - Là dịp để xác định các cơ hội kinh doanh - Tốn chi phí, đặc biệt khi khu chợ ở xa 3.Gặp gỡ các thương nhân và các cơ sở chế biến - Thương nhân và chủ các cơ sở chế biến thường rất hiểu biết về thị trường. - Người nông dân có thể quan sát khi cuộc họp được tổ chức tại địa điểm mua bán của các thương nhân hay cơ sở của các chủ chế biến - Các cơ hội kinh doanh có thể được xác định thông qua các cuộc họp này - Nông dân và thương nhân/chủ cơ sở chế biến có thể đi tới thống nhất về việc mua bán - Tốn chi phí tổ chức, đặc biệt khi các thành viên phải đi lại xa - Thương nhân và chủ các cơ sở chế biến có thể không sẵn lòng chia sẻ thông tin trước mặt những thương nhân và các nhà chế biến khác (đối thủ cạnh tranh) 4. Tham quan học tập tới các vùng sản xuất khác - Học tập những kinh nghiệm thành công từ các nơi khác - Người nông dân dễ hiểu nhau hơn bởi họ có các điều kiện và những khó khăn tương tự nhau. - Tốn kém đặc biệt khi địa điểm tham quan học tập ở xa 5. Các chương trình truyền thanh và truyền hình địa phương - Thông tin có thể tới nhiều đối tượng - Là phương tiện đại chúng lôi cuốn người dân - Tạo cơ hội mời các thương nhân và các bên liên quan chia sẻ thông tin - Tốn thời gian và đôi khi cả kinh phí 38 CHƯƠNG IV. MỘT SỐ KỸ NĂNG TRONG CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG I. Kỹ năng giao tiếp 1. Định nghĩa và đặc trưng của giao tiếp 1.1.Định nghĩa : Giao tiếp là sự tiếp xúc trao đổi thông tin giữa người với người thông qua ngôn ngữ, cử chỉ, tư thế và trang phục . Có thể hiểu định nghĩa qua các dấu hiệu sau : - Giao tiếp được thực hiện trong một mối quan hệ xã hội nhất định - Được thực hiện bởi các cá nhân - Có mục đích, có nội dung - Do đó là một quá trình cả hai bên đều nhận thức,hiểu biết lẫn nhau, tác động qua lại lẫn nhau về nhận thức tư tưởng, nhân sinh quan 1.2.Đặc trưng của giao tiếp - Quan hệ giữa người với người dù bất kỳ lứa tuổi hay vị trí địa lý nào.Mối quan hệ này là điều kiện tối thiểu để điều hành và hoàn thành các họat động -Giao tiếp là quá trình mà con người ý thức được mục đích, nội dung và những phương tiện cần đạt được khi tiếp xúc với người khác - Giao tiếp dù có mang mục đích gì thì cũng diễn ra cả sự trao đổi thông tin, tư tưởng tình cảm nhu cầu của người tham gia vào quá trình giao tiếp. - Giao tiếp là quan hệ xã hội, mang tính xã hội - Giao tiếp có thể được cá nhân hay một nhóm thực hiện - Giao tiếp có thể được thực hiện bằng một thông điệp thông qua: ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết, phong cách, tư thế, y phục, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ, dáng đứng, hành vi phi ngôn ngữ... 2. Vai trò của giao tiếp trong công tác khuyến nông Cán bộ khuyến nông thường xuyên giao tiếp với các đối tượng (mức độ) khác nhau : - Với nông dân (cá nhân hoặc nhóm) - Với đồng nghiệp bên trong và ngoài cơ quan. - Với cán bộ cấp trên và cán bộ địa phương Vì vậy, giao tiếp đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác khuyến nông: - Giao tiếp là cơ sở của quá trình học hỏi và chia sẻ giữa cán bộ khuyến nông với người dân và ngược lại. - Giao tiếp là cơ sở của quá trình dạy học trong quá trình đào tạo và huấn luyện nông dân. - Giao tiếp là công cụ quan trọng để hiểu biết được nhu cầu, nguyện vọng và sở thích của người nông dân trong phát triển và chuyển giao công nghệ. - Giao tiếp tốt sẽ tạo các mối quan hệ hài hào, không khí làm việc thoải mái với người dân, đống nghiệp và cán bộ cấp trên. 3. Đặc điểm của đối tượng giao tiếp trong khuyến nông (người lớn tuổi) - Có rất nhiều kinh kinh nghiệm sống nhưng kiến thức không hệ thống 39 - Có thói quen lâu dài (bảo thủ) -Thường bận rộn với nhiều vấn đề, công việc trong cuộc sống - Có lòng tự trọng cao, hay tự ái - Tự ty và rụt rè. - Chân thật và cởi mở - Luôn muốn giữ gìn danh tiếng, bản sắc văn hoá -Tiếp thu có tính phê phán, chọn lọc - Chỉ hào hứng tiếp thu những vấn đề cần thiết với họ - Hay nói chuyện lịch sử, truyền thống 4. Phân loại và các yếu tố tham gia trong quá trình giao tiếp 4.1.Phân loại giao tiếp 4.1.1Giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp Giao tiếp trực tiếp: Là tiếp xúc trao đổi giữa các chủ thể giao tiếp, được thực hiện trong một khoảng thời gian và không gian nhất định - giao tiếp trực tiếp còn gọi đàm thoại Trong giao tiếp trực tiếp "ngôn ngữ cơ thể" đóng vai trò quan trọng. Việc biểu hiện các cử chỉ, tư thế ánh mắt, nét mặt trang phục.. nhằm giúp cho các đối tượng giao tiếp hiểu được thái độ, tâm trạng của nhau, gíup đẩy nhanh quá trình giao tiếp. Trong giao tiếp trực tiếp có 2 hình thức: + Đối thoại: là loại giao tiếp có tính chất trò chuyện, trao đổi của 2 phía chủ thể và đối tượng.Trong đối thoại luôn có sự thay đổi vị trí người nói, nhờ đó hai bên hiểu được đối tượng của mình, kịp thời điều chỉnh hành vi, cử chỉ cách nói năng cho phù hợp, đối thoại thể hiện qua các hình thức như trò chuyện, phỏng vấn, bàn luận... 40 + Độc thoại: Là giao tiếp trong đó chỉ có một người nói mà không có sự đáp lại của các đối tượng giao tiếp như diễn thuyết, giảng bài.. Độc thoại đòi hỏi người nói phải có trình độ hiêủ biết về vấn đề trình bày,phải có khả năng truyền cảm và hiểu được đối tượng nghe. Trong giao tiếp trực tiếp nhờ sử dụng các phương tiện giao tiếp như điệu bộ, cử chỉ , nụ cười để làm cho quá trình giao tiếp sinh động hơn. Hơn nữa trong giao tiếp trực tiếp có thể linh hoạt, mềm dẻo tuỳ hoàn cảnh và điều kiện mà ứng xử cho phù hợp với đối tượng giao tiếp. Giao tiếp gián tiếp: Là giao tiếp được thực hiện thông qua các phương tiện trung gian như điện thoại, thư tín, fax.... Trong điều kiện hiện nay giao tiếp gián tiếp rất thuận lợi và nhanh chóng tuy vậy nó lại kém hiệu quả hơn, tính chất giao tiếp ít sinh động và thường tuân theo những yêu cầu nhất định của ngôn ngữ nói và viết. Có thể phân biệt 2 hình thức giao tiếp như sau : Giao tiếp trực tiếp Giao tiếp gián tiếp - Có tính cá nhân hơn - Có tính cộng đồng hơn - Có tính bền vững - Dễ thay đổi -Phi hình thức - Có hình thức - Kém tính thiết chế - Có tính thiết chế 4.1.2.Giao tiếp chính thức và giao tiếp không chính thức Giao tiếp chính thức : Là giao tiếp giữa các cá nhân đại diện cho nhóm, hoặc giữa các nhóm mang tính hình thức, được thực hiện theo các nghi lễ nhất định, được quy định bởi các chuẩn mực xã hội hoặc pháp luật. Trong giao tiếp chính thức nội dung được thông báo rõ ràng, ngôn ngữ đóng vai trò chủ đạo thể hiện ở hình thức hội họp, bàn luận, ký kết... nhằm để giải quyết một vấn đề cụ thể mang tính thiết thực như giao tiếp giữa các cơ quan, công ty, hoặc giữa các tổ chức phát triển nông thôn và đại diện chính quyền địa phương. Giao tiếp không chính thức: Là giao tiếp không mang tính hình thức, không có sự quy định về nghi lễ.Các hình thức giao tiếp cũng như trang phục,địa điểm... thường không bị lệ thuộc, không gò bó. Mục đích của loại giao tiếp này nhằm thoả mãn nhu cầu tiếp xúc- giải trí nên bầu không khí thân mật, gần gủi và sự hiểu biết lẫn nhau. 4.1.3. Giao tiếp song đôi và giao tiếp nhóm Giao tiếp song đôi: Là giao tiếp trong đó chủ thể và đối tượng là hai cá nhân tiếp xúc với nhau.Giao tiếp này mang tính chất công việc thường diễn ra nhanh gọn và dễ đạt hiệu quả cao, nghi thức giao tiếp giản dị, gần gủi với các đối tượng giao tiếp, tiện lợi trong mọi hoán cảnh và địa điểm. Giao tiếp nhóm: Là giao tiếp giữa cá nhân với nhóm hoặc giữa các thành viên trong nhóm và ngoài nhóm với nhau. Đó là kiểu giao tiếp "đại trà" thường giải quyết các vẫn đề liên quan đến nhiều người, nội dung giao tiếp không cần bí mật và thường kéo dài thời gian. Trong giao 41 tiếp nhóm, vai trò giao tiếp chính vẫn thuộc về một người hoặc một vài người là đại diện nên không đòi hỏi mọi người phải tham gia đầy đủ. 4.2 Các yếu tố tham gia trong quá trình giao tiếp 4.2.1. Chủ thể giao tiếp Chủ thể là con người cụ thể tham gia vào quá trình giao tiếp có thể một người hoặc nhiều người với những đặc điểm về sinh tâm lý, trình độ và hiểu biết khác nhau. Tất cả các đặc điểm của chủ thể giao tiếp đều ảnh hưởng đến hiệu quả giao tiếp. 4.2 2.Mục đích giao tiếp Giao tiếp nhằm thảo màn nhu cầu nào đó của chủ thể. Có thể là nhu cầu trao đổi thông tin,nhu cầu hợp tác,chia sẻ tình cảm ... nhu cầu được khẳng định trước người khác. 4.2.3 Nội dung giao tiếp Nội dung giao tiếp thể hiện ở thông tin cần truyền đạt.Thông tin phải được cấu trúc như thế nào để nó phản ánh được nội dung cần truyền đạt, cũng như đến được người thu nhận thông tin với kết quả cao nhất. Đối với các chủ thể giao tiếp, thông tin có thể đã biết hoặc chưa biết, muốn biết hoặc không muốn biết. Nội dung thông tin có thể đem lại điều tốt lành hoặc gây thiệt hại hoặc đơn giản chỉ là thông báo. 4.2.4. Phương tiện giao tiếp Được thể hiện thông qua các hệ thống tín hiệu giao tiếp ngôn ngữ (gồm giọng nói và chữ viết) và giao tiếp phi ngôn ngữ ( nét mặt, cử chỉ , tư thế...) 4.2.5 Hoàn cảnh giao tiếp Phụ thuộc vào địa điểm, thời gian trong quá trình giao tiếp được thực hiện 4.2.6. Kênh giao tiếp Là đường liên lạc giữa chủ thể và đối tượng giao tiếp. Vì vậy, phải tổ chức kênh giao tiếp thế nào cho quá trình giao tiếp đạt được hiệu quả nhất.Ví dụ : kênh giao tiếp là thị giác thì phải cấu trúc bài viết ra sao và làm thế nào để đối tượng giao tiếp nhìn thấy rõ các chữ viết ... 4.2.7. Quan hệ giao tiếp Thể hiện mối quan hệ giữa các chủ thể giao tiếp, chẳng hạn như mức độ thân thiết, uy tín, địa vị xã hội, tuổi tác... 5. Phương tiện giao tiếp  Giao tiếp bằng ngôn ngữ: Là loại giao tiếp bằng lời nói, bằng chữ viết (như thư từ, công văn..)  Giao tiếp phi ngôn ngữ (ngôn ngữ hành vi): là loại giao tiếp bằng ánh mắt, nụ cười, nét mặt, cử chỉ, tư thế, động tác... 5.1.Giao tiếp bằng ngôn ngữ : Giọng nói và âm thanh: Giọng nói là công cụ quan trọng nhất trong giao tiếp bằng lời. Một giọng nói tốt sẽ làm cho bài phát biểu thêm sinh động và có hồn, gíup người giao tiếp biểu lộ nhân cách cá nhân của mình.  Cần phải làm những gì ? - Giọng nói khoẻ và to vừa phải - Nói giọng có giai điệu 42 - Ngắt giọng - Kiểm soát tốc độ  Không nên làm những gì? - Giọng nói yếu và không đủ nghe - Thét to với các thành viên - Sử dụng giọng và tốc độ nói đều đều ,không ngắt giọng - Nhấn âm quá mạnh hoặc phát âm quá yếu 5.2. Giao tiếp phi ngôn ngữ 5.2.1 Tư thế và trang phục : Khi CBKN khi thuyết trình trước một nhóm nông dân, điều đầu tiên cần phải chuẩn bị thật chu đáo đó là : Trang phục và tư thế  Nên làm - Ăn mặc lịch sự phù hợp với hoàn cảnh - Đứng thẳng và cởi mở - Chọn một vị trí đứng phù hợp với một khoảng cách di chuyển nhất định - Di chuyển nhẹ nhàng về phía người nghe  Nên tránh - Ăn mặc cẩu thả - Đứng không chắc chắn - Đứng quay lưng về phía người nghe - Luôn loay hoay với các đồ vật phụ hay các đố trang sức cá nhân. 5.2.2. Điệu bộ Âi laûi Âiãûu bäü Sæû thu huït vaì áún tæåüng Ngän ngæî cæí chè Nghãû thuáût bàõt chæåïc Vë trê âæïng Trao âäøi bàòng màõt 43  Nên làm - Giữ đầu và cằm thẳng - Luôn có nụ cười và vẻ thân thiện trên mặt - Luôn trao đổi bằng mắt với các thành viên  Nên tránh - Nhìn chằm chằm với người nghe - Tỏ ra xấu hổ trước người nghe - Liếm môi Giao tiếp bằng ánh mắt là rất quan trọng trong giao tiếp phi ngôn ngữ. Trong giao tiếp cá nhân con mắt là cửa sổ của tâm hồn, con mắt thiện cảm, trìu mến, nghiêm khắc, căm thù ngờ vực... đều là những biểu hiện ứng xử quan trọng có tác dụng để thực hiện mục đích giao tiếp. 5.2.3 Cử chỉ  Nên làm - Cử động cánh tay với tốc độ thích hợp - Mô tả trực quan bằng tay - Dùng những điệu bộ sinh động không buồn bả  Nên tránh - Chỉ ngón tay vào các thành viên - Làm nắm đấm - Bắt chéo các cánh tay - Cho tay vào túi áo - Để tay ra đàng sau lưng - Làm quá nhiều điệu bộ gây một ấn tượng về sự cuồng nhiệt 6. Các kỹ năng giao tiếp cơ bản 6.1. Nhóm các kỹ năng giao tiếp cơ bản  Kỹ năng tạo lập mối quan hệ trong giao tiếp  Kỹ năng lắng nghe và biết lắng nghe  Kỹ năng tự chủ trong cảm xúc và hành vi  Kỹ năng tự kìm chế  Kỹ năng diễn đạt  Lỹ năng thuyết phục  Kỹ năng linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp  Kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp Trong giao tiếp cần chú ý đến nhân cách trong giao tiếp, đó là lòng tôn trọng và đúng mực trong cử chỉ, hành động và lời nói, có thiện chí trong giao tiếp, luôn giành tình cảm chân thành, sẵn sàng thông cảm và chia sẻ với đối tượng giao tiếp. 44 Trong giao tiếp việc quan sát để đo lường, nhận định tâm trạng và cảm tưởng của đối tượng giao tiếp là một kỹ năng quan trọng. Trong quan sát có thể chú ý đến phong thái, cách đứng hay ngồi, sắc mặt, ánh mắt,cử chỉ của đối tượng giao tiếp. Trong giao tiếp việc lắng nghe đóng một vao trò rất quan trọng, bên cạnh việc thể hiện sự kiên nhẫn của người nhận thông tin, nó cón giúp cho người nhận đánh giá thông tin, giảm thiểu việc mất thông tin và như vậy nguồn tin được nhận một cách rỗ ràng hơn. 6.2. Người giao tiếp giỏi cần phải :  Hiểu được đối tượng giao tiếp, biết được ý muốn của họ  Hiểu sâu sắc thông tin của mình và truyền đạt thông tin đến đối tượng giao tiếp.  Có trình độ giao tiếp tốt và phương pháp truyền đạt thông tin hiệu quả nhất.  Biết được điểm mạnh và hạn chế của bản thân về tri thức khoa học cùng như trình độ giao tiếp  Chuẩn bị nội dung chu đáo, sử dụng ngôn ngữ và phương tiện hợp lý để tạo sự hấp dẫn cho người nghe.  Biết thiết lập mối quan hệ hiểu biết lẫn nhau  Chọn vấn đề phù hợp với từng hoàn cảnh  Lựa chọn thời gian phù hợp 6.3.Giao tiếp hiệu quả  Thông tin thường được truyền tải qua nhiều kênh truyền nên có thể bị sai lệch. Vì thế cần phải kiểm tra lại các thông tin một cách chính xác xem người nhận đã nhận được chưa và hiểu trọn vẹn ý nghĩa của nó chưa?  Để việc giao tiếp trở nên hiệu quả thì người truyền đạt sẽ phải đảm bảo rằng thông điệp muốn gửi: - Xẩy ra đúng lúc và thích hợp - Ngắn gọn - Căn cứ theo sự thực - Rõ ràng dễ hiểu - Có sức thuyết phục  Người nhận thông tin phải chú ý lắng nghe và tập trung Như vậy một tiến trình giao tiếp hiệu quả phải được thực hiện một cách thông suốt trong 5 giai đoạn Sơ đồ tiến trình giao tiếp hiệu quả 45 6.4. Một số kỹ năng giao tiếp cơ bản 6.4.1. Kỹ năng lắng nghe Biết lắng nghe là một điều quan trọng trong giao tiếp, đặc biệt khi lắng nghe người nông dân bày tỏ ý kiến quyết định của mình. Chúng ta phải lắng nghe thế nào để không ảnh hưởng đến ý kiến,thái độ và niềm tin của người đối thoại.  Thế nào là biết lắng nghe - Chú ý lắng nghe đầy đủ với tư thế cởi mở và thỉnh thoảng mỉm cười hoặc gật đầu với người phát biểu và không làm gián đoạn - Ghi nhớ hoặc ghi chép ý chính - Đặt câu hỏi để làm rõ những gì chưa rõ, chưa hiểu - Suy nghĩ, phân tích những ý chính - Thảo luận thêm bằng cách đặt câu hỏi hoặc tranh luận - Chú ý đến những ý kiến mâu thuẫn, trái ngược -Lắng nghe cho đến đoạn kết của vấn đề, không vội vàng đi đến kết luận - Tập trung để nhớ tốt hơn - Kiên nhẫn  Tại sao kỹ năng lắng nghe lại quan trọng đối với CBKN ? + Trong việc tạo mối quan hệ - Đạt được sự quý trọng của mọi người và xây dựng được mối quan hệ tốt trong giao tiếp. -Gây được sự thiện cảm và hiểu biết lẫn nhau + Để thu thập thêm thông tin - Thu thập được nhiều thông tin hơn - Khuyến khích sự phản hồi thông tin - Đánh giá được năng lực và thái độ của người trình bày - Bộc lộ được những ý tưởng mới cho bản thân mình - Rèn luyện chính bản thân và thái độ + Trong việc giải quyết vấn đề - Nắm bắt được các vấn đề của các nhóm khác nhau - Giúp giải quyết các vấn đề nếu họ cần Gæíi thäng tin Nháûn thäng tin Hiãuí Cháúp nháûn Haình âäüng 46 -Có thể lập kế hoạch và thực hiện một chương trình + Tăng tính hiệu quả - Tránh lảng phí thời gian và tiền bạc - Giảm thiểu sự nhầm lẫn và mất thông tin + Những trở ngại khi lắng nghe - Mới nghe được một phần câu chuyện, đã cho mình hiểu hết các ý chính rồi và nghĩ lan man sang chuyện khác. - Có cảm giác rằng những điều bạn đang nghe rất nhàm chán và chẳng có chút ý nghĩa gì ? Kỹ năng lắng nghe và những câu hỏi sử dụng khi lắng nghe Kỹ năng Mục đích Câu hỏi có thể sử dụng 1. Làm rõ vấn đề 1.Làm rõ thêm sự thật 2.Giúp người nghe khám phá mọi khía cạnh của một vấn đề 1.Bác có thể nói rõ hơn đựơc không ? 2.Có phải ý bác như vậy không ? 2.Trình bày lại 1.Kiếm tra xem mình hiểu có đúng ý không ? 2.Thể hiện là mình đang lắng nghe và hiểu ý họ nói 1.Theo tôi hiểu thì kế hoạch của bác là..? 2.Bác định làm như vậy bởi vì ....? 3.Tập trung 1.Thể hiện mình đang quan tâm 2.Khuyến khích người đó tiếp tục nói 1.À, thế là..àhà 2.Cháu hiểu, ra thế đấy 3.Vâng ý kiến hay đấy 4. Bình luận 1. Thể hiện hiểu và thông cảm với tâm trạng của người nói 2.Giúp người nói đánh giá đúng tâm trạng của anh ta 1.Anh cảm thấy... 2.điều đó làm anh ngạc nhiên phải không ? 3.Họ không thông báo cho anh à... 5.Tóm tắt 1.Tóm tắt lại tất cả những ý kiến của cuộc thảo luận 2.Làm bước đệm để thảo luận những khía cạnh mới của vấn đề 1.Sau đây là những ý kiến chính của các bác, các anh chị.. 2.Nếu tôi biết được các anh, các chị suy nghĩ như thế nào về tình huống này .... 6.1.2. Kỹ năng nêu ý kiến phản hồi Đưa ra ý kiến phản hồi / góp ý là giúp ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhaosatnnnt_ts2006_939.pdf
Tài liệu liên quan