Không phải mọi căng thẳng đều là khủng hoảng. Thông thường, khủng hoảng có những
đặc tính sau:
- Thời gian khủng hoảng thường giới hạn - kéo dài khoảng từ vài giờ đến vài tuần.
Trạng thái cân bằng mới sẽ được thiết lập trong khoảng từ 4 - 6 tuần. Đôi khi khủng
hoảng diễn ra theo từng cơn, trong khoảng thời gian ngắn. Cũng có trường hợp, do
không được hỗ trợ, hoặc không có chiến lược ứng phó phù hợp, khủng hoảng có thể
quay trở lại mỗi khi có sự kiện gợi nhớ về nỗi tổn thương cũ; hoặc diễn ra triền miên
trong cuộc sống của một người. Song có một điều chắc chắn rằng khủng hoảng không
tồn tại mãi nếu chúng ta biết cách đương đầu với nó
- Khi bị khủng hoảng, các phương án đối phó thường ngày tỏ ra không còn hữu hiệu
nữa. Thiền, lời khuyên của bạn bè hay người thân không còn tác dụng gì
- Những vấn đề cũ chưa được giải quyết có nguy cơ tái bùng phát
- Khủng hoảng là mối nguy hiểm có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng kể cả tự
tử, nhưng đồng thời cũng là cơ hội vì nó buộc con người phải cố gắng nỗ lực giải quyết
hay tìm sự giúp đỡ để sống còn
- Khủng hoảng trải qua những giai đoạn có thể đoán trước được
26 trang |
Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1438 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Khủng hoảng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của họ
- Giúp họ hiểu cảm giác
của mình
- Khuyến khích tự chăm
Cảm xúc / Hành vi Cách trợ giúp
sóc bản thân
2. Đi vào cảm xúc và kinh
nghiệm đau buồn hoặc nỗi
mất mát
2. Trầm uất, buồn sầu
- Mặc cảm tội lỗi, tức giận
- Sợ tương lai
- Thay đổi nhu cầu tình dục
- Không có khả năng tập
trung và ra quyết định
2. Lắng nghe
- Khuyến khích họ nói về
người đã khuất
- Giúp chấp nhận những
cảm xúc trào dâng khi hồi
tưởng lại quá khứ
3. Có được những kinh
nghiệm mới để tập sống
mà không có người quá cố
3. Lo lắng về sự thay đổi
vai trò và sự chuyển tiếp
sang giai đoạn mới
3. Hỗ trợ trong thực tế
- Giúp họ tính toán
phương cách lấp đầy
khoảng trống
4. Tái đầu tư năng lượng
bằng cách thức mới và
phát triển những tương
quan mới
4. Lo lắng về những tương
quan mới
4. Giúp tìm kiếm những
niềm vui mới và làm mới
lại những tương quan cũ
- Tiếp tục tìm bạn với họ
(đây là lúc người nhạy
cảm cảm nhận mình bị
bỏ rơi)
3. Nguyên tắc tham vấn
Các nguyên tắc sau đây hướng dẫn nhân viên công tác xã hội giúp thân chủ tự nhìn
nhận hoàn cảnh, bản thân và vươn lên sau mất mát
- Giúp thân chủ mô tả nỗi mất mát
- Giúp thân chủ nhìn nhận và diễn tả cảm xúc
- Giúp tiếp tục sống mà không có người đã khuất
- Tạo điều kiện thuận lợi để thân chủ bớt xúc cảm về người đã khuất
- Cho thời gian thương tiếc
- Giải thích những hành vi “bình thường”
- Chấp nhận sự khác biệt
- Liên tục nâng đỡ
- Xem xét mọi cơ chế phòng vệ và phương thức ứng phó
- Xác định bệnh lý và chuyển gởi nếu cần
4. Những dấu hiệu cho thấy nỗi đau vẫn còn đó, chưa được giải quyết
- Nói về người đã khuất với sự đau xót cao độ
- Một biến cố nhỏ cũng tạo ra phản ứng đau buồn cao độ
- Chủ đề mất mát cứ xuất hiện hoài trong buổi tham vấn
- Không sẵn lòng dẹp bỏ những kỷ vật, và vật dụng của người đã mất
- Bắt chước và có những triệu chứng thể chất giống người đã mất
- Thay đổi lối sống tận căn cho giống như người đã mất
- Tự hủy hoại bản thân
- Trầm uất kéo dài
- Ám ảnh về bệnh tật và cái chết
- Buồn không thể tả.
5. Một số cách thức giúp đỡ thân chủ đối phó với cảm xúc mạnh trong tình trạng
khủng hoảng
- Thân chủ đang bị sốc và lo sợ hãi hùng
Giúp thân chủ chuyển đến một môi trường an toàn hơn nếu an nguy của thân
chủ bị đe dọa
Trấn an, động viên thân chủ và giúp họ thấy được sự hiện diện của ta là nhằm
giúp đỡ họ
Dành nhiều thời gian nói chuyện với thân chủ
Hướng dẫn họ trực tiếp làm những việc cụ thể (vì trong trường hợp này nhiều
thân chủ không biết phải làm gì)
- Thân chủ phủ nhận hoàn cảnh
Cứ để thân chủ phủ nhận dù không đồng tình với họ
Nhẹ nhàng và thận trọng nhắc lại các chi tiết cụ thể của vấn đề
Đồng cảm và thông cảm
Không hứa hẹn những điều không thực tế
- Thân chủ đang rất tức giận
Để họ có cơ hội bộc lộ. Nên nhớ họ không giận ta mà đang tức giận và phản
ứng vô ý thức.
Tỏ ra tự tin. Nói với họ rằng ta hiểu và biết họ đang tức giận và bực bội nhưng
ta hiện diện với họ và sẽ cố gắng giúp họ hết lòng.
Tránh tranh cãi với thân chủ.
Không nên để thân chủ đánh ta.
- Thân chủ đau khổ cùng cực
Tích cực lắng nghe thân chủ
Trấn an thân chủ
Tránh phán xét
Tạo điều kiện cho thân chủ bộc lộ cảm xúc đau buồn
Cho thân chủ biết rằng những cảm xúc hiện tại là bình thường
Tỏ ra đồng cảm, lo lắng và nâng đỡ tinh thần của thân chủ
Tóm tắt ý chính:
- Các giai đoạn phản ứng trước cái chết: phủ nhận, tức giận, ngã giá, trầm cảm, chấp nhận
- Các yếu tố quyết định mức độ đau buồn, khủng hoảng vì mất người thân: tương quan,
tính cách, mong đợi của xã hội
- Những biểu lộ của sự đau buồn vì mất người thân: thân chủ có người thân qua đời biểu
lộ những nét rất đặc trưng trong tình cảm, suy nghĩ, cảm nhận về mặt thể chất và hành vi
- Trị liệu cho thân chủ có người thân qua đời
Mục tiêu: xác định và giải quyết những xung đột nội tâm
Tiến trình trị liệu: 9 bước với vai trò chủ động là chính thân chủ
10 nguyên tắc giúp thân chủ tự nhìn nhận hoàn cảnh, bản thân và vươn lên sau
mất mát
Những dấu hiệu cho thấy nỗi đau vẫn còn đó, chưa được giải quyết
Một số cách thức giúp đỡ thân chủ đối phó với cảm xúc mạnh như lo sợ, tức
giận, sốc….
Bài 4: CAN THIỆP KHỦNG HOẢNG
CHO CỘNG ĐỒNG
Không chỉ cá nhân mới gặp khủng hoảng mà cộng đồng có khi cũng phải đối phó với
khủng hoảng. Thiên tai, hỏa hoạn, bị thu hồi đất đai, bệnh dịch… có thể tác động mạnh đến
nhiều gia đình, đến nền kinh tế của cả cộng đồng và cần nhiều thời gian để khôi phục lại. Tuy
nhiên, cộng đồng có thể cùng đồng lòng, cộng tác với nhau để vượt qua khủng hoảng và tiến về
phía trước.
I. CAN THIỆP KHỦNG HOẢNG CHO CỘNG ĐỒNG ĐANG GẶP NHỮNG
BỨC XÚC LIÊN QUAN ĐẾN TRANH CHẤP, BẤT ĐỒNG
1. Một số điều cần lưu ý khi thực hiện can thiệp khủng hoảng cho cộng đồng
- Kiên quyết để cho người dân (cá nhân hay tập thể) nói lên những bận tâm, nghi
vấn, phàn nàn, tức giận… của mình trong suốt giai đoạn khủng hoảng cũng như
lúc bình yên. Tạo điều kiện để mọi người dễ tiếp cận tác viên, lắng nghe một cách
khách quan, nâng đỡ điều đúng, kiềm chế xét đoán chuyện đã qua.
- Tìm kiếm cơ hội dàn xếp những quan điểm hoặc những nhóm xung đột, mâu thuẫn
nhau; làm sáng tỏ những quan điểm và giúp các bên xem xét vấn đề từ vị trí của
đối phương; đề xuất những giải pháp thay thế và khi cần, giúp hòa giải sự khác
biệt.
- Kiên quyết và chủ động can ngăn việc sử dụng bạo lực như là một phương tiện tự
thể hiện hay một giải pháp giải quyết vấn đề; giúp các bên liên quan hiểu rõ những
hậu quả tiêu cực của hành vi bạo lực; tìm giải pháp thay thế.
- Giữ được sự bình tĩnh, quân bình và tính chuyên nghiệp trong suốt các giai đoạn
khủng hoảng, cởi mở đón nhận mọi quan điểm và tôn trọng các bên; luôn giữ vị trí
là người lắng nghe trung lập; đừng bị những luận điệu hoặc những đe dọa kích
động nhưng hãy nghiêm túc lắng nghe những gì người khác nói hoặc không nói ra.
- Giữ thái độ thương thuyết nhưng ngay lập tức phải báo cáo cấp quản lý và những
nhóm có liên quan khi thấy nhiều cá nhân hay các nhóm chủ trương sử dụng bạo
lực trong cộng đồng; nhân viên công tác xã hội bán chuyên cần báo động cho
những người có thẩm quyền biết sự việc khi thấy ai đó có thể gây hại cho bản thân
và cho người khác.
- Nhân viên công tác xã hội không được khuyến khích dính dáng đến những hoàn
cảnh bạo lực hay đe dọa đến tính mạng, cần nhận ra những giới hạn của bản thân
và có những hành động phù hợp. Đừng làm anh hùng nhưng phải bảo đảm an toàn
cho bản thân.
- Cập nhật thông tin cho nhóm và người quản lý trong suốt các giai đoạn khủng
hoảng trong cộng đồng. Những cuộc gọi, những bản báo cáo các biến cố xảy ra
trong trường hợp này là rất cần thiết.
2. Tiến trình can thiệp khủng hoảng cho cộng đồng
- Đánh giá
Năm câu hỏi bắt đầu bằng chữ “W”:
Ai là người liên quan? (Who is involved?)
Chuyện gì đã xảy ra? (What has happened)
Việc đó xảy ra khi nào? (When did it happen?)
Việc đó xảy ra ở đâu? (Where did it happen?)
Tại sao việc đó lại xảy ra? (Why did it happen?)
- Lập kế hoạch
Kế hoạch cần phải:
Ngắn hạn
Thực tế
Tức thời
Định hướng hành động
Có tổ chức
Trong phạm vi khả năng và giới hạn về mặt nhân lực và tài nguyên
Thực hiện với sự tham gia của cộng đồng
- Thực hiện kế hoạch
- Tái đánh giá - xem kế hoạch được thực hiện ra sao
- Tổng kết
Chuyện gì đã xảy ra?
Cái gì đã được thực hiện?
Sẽ làm gì tiếp theo?
Ai cần biết việc này?
Lưu ý: Cần ghi chép cẩn thận trong suốt tiến trình can thiệp
II. THAM VẤN GIẢI TỎA CĂNG THẲNG KHI CỘNG ĐỒNG VỪA TRẢI
QUA BIẾN CỐ NGUY KHỐN
Thực ra kỹ thuật này là một dạng can thiệp khẩn cấp, một cuộc trò chuyện của nhà tham
vấn với những người vừa mới trải nghiệm những khổ đau và mất mát lớn, ví dụ, do núi lửa,
động đất, sóng thần, bắn tỉa, khủng bố và những biến cố nguy khốn khác gây ra. Những biến
cố này gây nên sợ hãi, thương tật, mất mát tài sản, bạn bè và người thân.
1. Nạn nhân của biến cố nguy khốn
- Nạn nhân trực tiếp - những người tử vong hoặc bị thương
- Nạn nhân gián tiếp - gia đình, bạn bè, đồng nghiệp của nạn nhân trực tiếp
- Nạn nhân tiềm ẩn - nhân viên cứu hộ
2. Mục tiêu của tham vấn giải tỏa căng thẳng sau thời điểm nguy khốn
- Trợ giúp cá nhân, gia đình nhóm và nhân viên can thiệp khủng hoảng đối phó tích
cực với hậu quả của một biến cố nghiêm trọng
- Dạy cho họ những phương cách đối phó với stress
- Giúp họ lập kế hoạch ứng phó với những sự việc bất ngờ khác
3. Các bước thực hiện
Tham vấn viên có thể tổ chức các nhóm tối đa 15 người, không có bàn, mọi người
làm thành một vòng tròn ngồi sát nhau, có thể ngồi trên đất hoặc chiếu.
- Bước 1: Giới thiệu
Người điều phối giới thiệu bản thân
Mỗi tham dự viên tự giới thiệu mình; cần sử dụng bảng tên
- Bước 2: Trình bày mục tiêu cuộc tham vấn
Chia sẻ kinh nghiệm, cảm xúc và những phản ứng khi gặp biến cố nguy kịch
Cung cấp thông tin về những ảnh hưởng của biến cố nguy kịch đó đối với cá
nhân ở gia đình và nơi làm việc
Xác định và thảo luận những kỹ năng ứng phó để giảm stress
Thảo luận và lập kế hoạch ứng phó với những sự việc bất ngờ
- Bước 3: Xác định tính bảo mật
Tham dự viên được cho biết về tính bảo mật của cuộc gặp gỡ này. Mọi thứ
thảo luận trong nhóm sẽ không được tiết lộ ra bên ngoài
Đưa ra những quy định:
Nhấn mạnh cho người tham dự biết rằng mọi ý kiến đều được đón nhận,
không xét đoán đúng sai
Người tham dự được tự do bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ, phản ứng hoặc chỉ
đơn thuần im lặng lắng nghe người khác mà thôi
- Bước 4: Chia sẻ các sự kiện và cảm xúc
Khuyến khích mỗi tham dự viên nói lên những gì đã xảy ra với mình, khi đó
và bây giờ mình cảm thấy thế nào
Khen ngợi / nhìn nhận sự cởi mở và sẵn lòng chia sẻ của nhóm
Cho thấy rằng những cảm xúc và phản ứng của họ là bình thường trong thời
điểm khủng hoảng như thế
Thực hiện một số bài tập thư giãn - hít thở sâu, duỗi toàn thân
- Bước 5: Xác định các triệu chứng / phản ứng căng thẳng
Hỏi người tham dự xem sau khi biến cố xảy ra, họ đã trải nghiệm những gì bất
thường và hiện tại họ cảm nghiệm ra sao
Phản ứng thể chất - Biến cố nguy kịch đó đã ảnh hưởng gì đến thể lý của
họ?
Phản ứng xúc cảm - Biến cố nguy kịch đó đã ảnh hưởng thế nào đến cảm
nhận của họ?
Phản ứng nhận thức - biến cố nguy kịch đó đã ảnh hưởng thế nào đến cách
nghĩ của họ?
Phản ứng hành vi - biến cố nguy kịch đó đã ảnh hưởng thế nào đến hành vi
của họ?
Phản ứng tinh thần / giá trị - biến cố nguy kịch đó đã ảnh hưởng thế nào đến
niềm tin của họ?
Việc ý thức những phản ứng đa dạng của bản thân trước biến cố nguy kịch như
vậy sẽ giúp cho cá nhân hiểu rõ mình bị tác động thế nào, và những tác động này
đã ngăn cản hoặc gây tổn thất đến việc thực hiện chức năng của mình ra sao. Tuy
nhiên, cũng cần cho họ biết rằng những phản ứng như thế là những phản ứng bình
thường khi gặp một tình huống / hoàn cảnh bất thường.
- Bước 6: Đối phó với căng thẳng
Hãy hỏi người tham dự xem họ đã làm gì hoặc bây giờ đang làm gì để đối phó
hoàn cảnh căng thẳng hiện tại
Nhấn mạnh cho họ biết rằng những kỹ năng ứng phó họ sẽ học là những
phương cách đối phó tích cực với những tác động của biến cố nguy kịch.
Khẳng định rằng những kỹ năng ứng phó được sử dụng ở đây sẽ làm gia tăng
nhuệ khí của họ
- Bước 7: Lập kế hoạch đối phó với những sự bất ngờ
Hãy hỏi
Kế hoạch của họ là gì?
Họ muốn làm gì/
Họ sẽ đối phó thế nào trong tương lai?
- Bước 8: Nêu cảm tưởng / Lượng giá
Hỏi những câu hỏi sau:
Có còn gì anh / chị cần nói mà chưa nói ra không?
Mỗi người cảm thấy thế nào sau buổi gặp gỡ này?
Buổi gặp gỡ này có giúp ích gì không? Giúp như thế nào?
- Bước 9: Tổng kết
Tập trung vào những phương cách tự giúp bản thân
Nhận ra và chấp nhận những cảm xúc của bản thân đối với hoàn cảnh hiện
tại
Chấp nhận hoàn cảnh hiện tại
Lập kế hoạch phù hợp
Thông tin cho nhau, tránh xì xầm
Đặt ra những mục tiêu ngắn hạn và những công việc hàng ngày để thích
nghi với hoàn cảnh hiện tại
Đánh giá, đo lường xem những lo âu, quá chú tâm vào hoàn cảnh hiện tại và
những tương quan nặng nề có hợp lý không
Thực hành tự chăm sóc bản thân: Các bài tập giảm căng thẳng, chăm lo sức
khỏe thể chất, nghỉ ngơi đủ
Học những phương cách giúp đỡ người khác bằng:
Hiểu rõ những hành vi căng thẳng của người khác là do đâu mà có
Trau dồi sự bình tĩnh - hít thở sâu, thư giãn vai, nói chậm, giảm âm
Lắng nghe cách khôn ngoan, ngăn cản những suy diễn, khuyến khích nói
sự kiện chứ không lên án con người, tránh lải nhải những gì mang tính tiêu
cực.
Tham gia vào các hoạt động cộng đồng
Bước 10: Theo dõi
Thông báo cho những người tham gia biết rằng sẽ có một cuộc gặp nữa để
theo dõi kết quả. Thống nhất với nhau lịch gặp
Cám ơn cả nhóm, đánh giá cao những chia sẻ và sự hợp tác của họ
Tóm tắt ý chính:
- Can thiệp khủng hoảng cho cộng đồng đang gặp những bức xúc liên quan đến tranh
chấp, bất đồng
Một số điểm cần lưu ý khi thực hiện can thiệp cho cho cộng đồng đang gặp
những bức xúc liên quan đến tranh chấp, bất đồng: để người dân được lên tiếng,
dàn xếp những mâu thuẫn, ngăn cản bạo lực, bình tĩnh và chuyên nghiệp,
thường xuyên báo cáo tình trạng bạo lực, nhận ra giới hạn bản thân và tự bảo vệ,
cập nhật thông tin cho nhóm và người quản lý
Tiến trình can thiệp: đánh giá, lập kế hoạch, thực hiện, tái đánh giá, tổng kết
- Tham vấn giải tỏa căng thẳng khi cộng đồng vừa trải qua biến cố nguy khốn
Nạn nhân của biến cố nguy khốn: trực tiếp, gián tiếp và tiềm ẩn
Mục tiêu của tham vấn giải tỏa căng thẳng: trợ giúp đối phó hậu quả, quản lý
stress và ứng phó với bất ngờ khác
Các bước thực hiện: giới thiệu, trình bày mục tiêu, xác định tính bảo mật, chia
sẻ sự kiện và xảm xúc, khám phá những phản ứng, đối phó với căng thẳng, lập kế
hoạch đối phó với những bất ngờ khác, lượng giá, tổng kết, theo dõi
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Doyle Polly. (1980). Grief Counseling and Sudden Death. Illinois: Charles C Thomas
Publisher
[2] Hoff Ann Lee. (1978). People in Crisis: Understanding and Helping. Addison –
Wesley Publishing Co.,
[3] Kubler-Ross Elisabeth. (1969). On Death and Dying. NY: Tavistock Publications.
[4] Mitchell & Resnik. (1981). Emergency Response to Crisis. Prentice Hall.
[5] Perlita Vincente. (2012). Crisis Management. CFSI
[6] Sotto Andrés José. Critical Incident Stress Debriefing
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- can_thiep_khung_hoang_5937.pdf