Bài giảng Khai phá dữ liệu - Chương 2: Tiền xử lý dữ liệu

Chất lượng dữ liệu

Mục tiêu chính của việc chuẩn bị dữ liệu:

- Để sắp xếp dữ liệu thành ở dạng chuẩn sẵn

sàng được xử lý bởi các chương trình khai

phá dữ liệu.

- Để chuẩn bị các đặc tính tốt nhất cho việc

khai phá

pdf26 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 420 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Khai phá dữ liệu - Chương 2: Tiền xử lý dữ liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 2: Tiền xử lý dữ liệu Chất lượng dữ liệu Mục tiêu chính của việc chuẩn bị dữ liệu: - Để sắp xếp dữ liệu thành ở dạng chuẩn sẵn sàng được xử lý bởi các chương trình khai phá dữ liệu. - Để chuẩn bị các đặc tính tốt nhất cho việc khai phá Chương 2: Tiền xử lý dữ liệu Tại sao phải tiền xử lý dữ liệu? - Dữ liệu trong thế giới thực là hỗn tạp • Không đầy đủ: thiếu giá trị thuộc tính, thiếu các thuộc tính chắc chắn cần quan tâm, hoặc chỉ chứa dữ liệu chung • Nhiễu: chứa dữ liệu bị lỗi hoặc bị lệch • Không nhất quán (mâu thuẫn): chứa các mã hoặc các tên mâu thuẫn nhau - Dữ liệu không đảm bảo chất lượng thì kết quả khai phá không hiệu quả • Chất lượng các quyết định phải dựa trên chất lượng dữ liệu • Kho dữ liệu cần dữ liệu cần sự tích hợp nhất quán của dữ liệu có chất lượng. Chương 2: Tiền xử lý dữ liệu Tại sao phải tiền xử lý dữ liệu? * Dữ liệu bị lệch Lệch là các đối tượng dữ liệu có các đặc tính khác đáng kể với phần lớn các đối tượng dữ liệu khác trong tập dữ liệu. * Các giá trị bị mất – Không thu thập được thông tin Ví dụ: người được điều tra từ chối không cung cấp thông tin tuổi và cân nặng của họ – Các thuộc tính không phù hợp trong mọi trường hợp Ví dụ: thu nhập hàng năm không áp dụng cho trẻ con Chương 2: Tiền xử lý dữ liệu Các vấn đề dữ liệu • Dữ liệu nào có sẵn cho nhiệm vụ khai phá? • Dữ liệu có phù hợp không? • Dữ liệu thích hợp bổ sung có sẵn không? • Dữ liệu lịch sử có sẵn được bao nhiêu? • Ai là chuyên gia dữ liệu ? Chương 2: Tiền xử lý dữ liệu Các chiều đo chất lượng dữ liệu • Độ chính xác • Tính đầy đủ • Tính nhất quán • Tính hợp thời • Độ tin cậy • Giá trị được bổ sung • Tính có thể hiểu được • Tính có thể truy cập được Chương 2: Tiền xử lý dữ liệu Nhiệm vụ chính trong tiền xử lý dữ liệu • Làm sạch dữ liệu: – Bổ sung các giá trị bị mất, làm trơn nhiễu, nhận dạng hoặc khử lệch, giải quyết các vấn đề không nhất quán • Tích hợp dữ liệu – Tích hợp dữ liệu từ nhiều CSDL, từ các khối dữ liệu hoặc từ các file • Biến đổi dữ liệu – Chuẩn hóa hoặc kết hợp • Thu nhỏ dữ liệu – Có được biểu diễn dữ liệu dạng thu nhỏ nhưng không ảnh hưởng tới kết quả phân tích • Rời rạc hóa dữ liệu – Một phần của thu nhỏ dữ liệu nhưng đặc biệt quan trọng với dữ liệu dạng số Chương 2: Tiền xử lý dữ liệu Làm sạch dữ liệu Các nhiệm vụ làm sạch dữ liệu: – Thu nhận dữ liệu và siêu dữ liệu – Bổ sung các giá trị dữ liệu bị mất – Thống nhất định dạng ngày tháng – Chuyển đổi các giá trị dạng số – Xác định lệch và làm trơn nhiễu – Làm đúng dữ liệu không nhất quán Chương 2: Tiền xử lý dữ liệu Làm sạch dữ liệu: • Dữ liệu có trong các hệ quản trị CSDL: – Các giao thức ODBC, JDBC • Dữ liệu trong file: – Định dạng các cột cố định – Định dạng phân cách: tab, dấu “,”, ... • Phân biệt số lượng các trường trước khi làm sạch và sau khi làm sạch Chương 2: Tiền xử lý dữ liệu Làm sạch dữ liệu • Các kiểu trường: – Nhị phân, tên (có phân loại), thứ tự, số,... – Với các trường kiểu tên: các bảng chuyển mã thành mô tả đầy đủ • Vai trò của trường • Mô tả trường Chương 2: Tiền xử lý dữ liệu Làm sạch dữ liệu Chuyển dữ liệu sang dạng chuẩn (Vd: arff (file thuộc tính-quan hệ), csv (dấu phẩy tách giá trị) ) – Các giá trị bị mất – Định dạng ngày tháng được hợp nhất – Sắp xếp dữ liệu dạng số – Xác định lỗi và lệch – Chuyển các trường tên có giá trị được sắp xếp thành dạng số Chương 2: Tiền xử lý dữ liệu Dữ liệu bị mất • Dữ liệu không luôn có sẵn – VD: nhiều bộ dữ liệu có các thuộc tính không có dữ liệu, như thu nhập khách hàng trong dữ liệu bán hàng • Dữ liệu bị mất do: – Sự cố thiết bị – Mâu thuẫn với các bản ghi khác và do đó bị xóa – Dữ liệu không được nhập vào do hiểu nhầm – Không nhận thấy tầm quan trọng của dữ liệu nhập vào – Không ghi nhận lịch sử hoặc sự thay đổi dữ liệu Chương 2: Tiền xử lý dữ liệu Giải quyết dữ liệu bị mất • Bỏ qua: thường được dùng khi nhãn lớp bị mất • Điền giá trị bị mất bằng tay: nhàm chán + bất tiện? • Dùng một giá trị chung cho giá trị bị mất: VD: “unknown” • Tóm lại: dùng giá trị thuộc tính trung bình để điền vào các giá trị bị mất, hoặc dùng giá trị thuộc tính trung bình cho tất cả các mẫu thuộc về cùng một lớp để điền vào các giá trị bị mất. Chương 2: Tiền xử lý dữ liệu Dữ liệu nhiễu • Nhiễu là sự thay đổi giá trị gốc của dữ liệu Ví dụ: sự biến dạng giọng nói của người khi nói trên một điện thoại có chất lượng kém và hiện tượng “mè” trên tivi Chương 2: Tiền xử lý dữ liệu Giải quyết dữ liệu nhiễu • Dãy: – Sắp xếp dữ liệu và chia thành các dãy (có chiều dài bằng nhau) – Sử dụng các phương pháp làm trơn nhiễu như: giá trị dãy trung bình, trung vị hoặc biên • Phân nhóm: – Phát hiện và khử lệch • Kết hợp người và máy: – Máy phát hiện giá trị nghi ngờ và con người kiểm tra lại • Hồi qui: – Làm trơn bằng cách đưa dữ liệu vào các hàm hồi qui Chương 2: Tiền xử lý dữ liệu Phương pháp rời rạc hóa đơn giản Chia khoảng cách thành các khoảng có độ rộng bằng nhau: – Chia dãy (vùng) thành N khoảng có kích thước bằng nhau: lưới đồng dạng – if A và B lần lượt là giá trị thuộc tính thấp nhất và cao nhất thì độ dài của các khoảng sẽ là: W = (B-A)/N – Nhưng dữ liệu lệch có thể sẽ chiếm ưu thế và không được xử lý tốt Chương 2: Tiền xử lý dữ liệu Phương pháp rời rạc hóa đơn giản Chia tần số thành các khoảng có độ sâu bằng nhau: – Chia dãy (vùng) thành N khoảng, mỗi khaỏng chứa xấp xỉ cùng số lượng mẫu – Phương pháp này cho tỉ lệ chia dữ liệu tốt – Nhưng việc quản lý các loại thuộc tính có thể bị sai lệch Chương 2: Tiền xử lý dữ liệu Làm trơn dữ liệu bằng phương pháp dãy • Giả sử có dãy dữ liệu giá (đôla) được sắp xếp như sau: 4, 8, 9, 15, 21, 21, 24, 25, 26, 28, 29, 34 • Chia thành các dãy có độ rộng bằng nhau: – -Bin 1: 4, 8, 9, 15 – -Bin 2: 21, 21, 24, 25 – -Bin 3: 26, 28, 29, 34 • Làm trơn bằng phương pháp giá trị trung bình: – -Bin 1: 9, 9, 9, 9 – -Bin 2: 23, 23, 23, 23 – -Bin 3: 29, 29, 29, 29 • Làm trơn bằng phương pháp biên: – -Bin 1: 4, 4, 4, 15 – -Bin 2: 21, 21, 25, 25 – -Bin 3: 26, 26, 26, 34 Chương 2: Tiền xử lý dữ liệu Tích hợp dữ liệu • Tích hợp dữ liệu: – Kết hợp dữ liệu từ nhiều nguồn thành một kho lưu trữ • Tích hợp lược đồ: – Tích hợp siêu dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau – Vấn đề định danh đối tượng: xác định các thực thể trong thế giới thực từ nhiều nguồn dữ liệu: • VD: A.cust-id ≡B.cust-# – Phát hiện và giải quyết mâu thuẫn dữ liệu: • Với cùng một thực thể trong thế giới thực, các giá trị thuộc tính từ nhiều nguồn khác nhau là khác nhau • Lý do: khác sự trình diễn, khác tỉ lệ – VD: đơn vị đo mét với inche Chương 2: Tiền xử lý dữ liệu Giải quyết dữ liệu dư thừa trong tích hợp dữ liệu • Dư thừa DL xảy ra khi tích hợp DL từ nhiều CSDL – Cùng thuộc tính có thể có nhiều tên khác nhau trong các CSDL khác nhau – Một thuộc tính có thể là thuộc tính dẫn xuất trong một bảng khác. VD: lợi tức hàng năm • DL dư thừa có thể được phát hiện bởi phân tích tương quan • Sự tích hợp tốt dữ liệu từ nhiều nguồn có thể giúp giảm/tránh các dư thừa và mâu thuẫn để tăng tốc độ và chất lượng khai phá Chương 2: Tiền xử lý dữ liệu Biến đổi dữ liệu • Làm trơn: giảm nhiễu • Kết hợp: tổng quát hóa, xây dựng DL dạng khối • Tổng quát hóa: khái niệm cấu trúc phân cấp • Chuẩn hóa: đo trong một vùng dữ liệu nhỏ, xác định: – Chuẩn hóa min-max – Chuẩn hóa z-score – Chuẩn hóa bằng tỉ lệ động • Xây dựng cấu trúc thuộc tính/đặc tính – Xây dựng các thuộc tính mới từ các thuộc tính đã cho trước đó Chương 2: Tiền xử lý dữ liệu Thu nhỏ dữ liệu • Các kho dữ liệu có thể chứa tới hàng terabyte dữ liệu: phân tích/khai phá dữ liệu phức tạp có thể mất rất nhiều thời gian nếu thực hiện tập DL đầy đủ • Thu nhỏ dữ liệu: – Có được dữ liệu trình diễn nhỏ hơn nhưng không ảnh hưởng tới kết quả phân tích • Các chiến lược thu nhỏ DL: – Kết hợp DL thành dạng khối – Giảm chiều DL – Giảm DL dạng số – Rời rạc hóa và sinh ra khái niệm phân cấp (kế thừa) Chương 2: Tiền xử lý dữ liệu Kết hợp DL • Kết hợp hai hay nhiều thuộc tính (đối tượng) thành một thuộc tính (đối tượng) • Mục đích: – Thu nhỏ dữ liệu Giảm số thuộc tính của dữ liệu – Thay đổi tỉ lệ dữ liệu Các thành phố được kết hợp lại thành các vùng, các bang, các quốc gia... – Tạo ra sự bền vững cho dữ liệu Các dữ liệu được kết hợp có khuynh hướng ít thay đổi Chương 2: Tiền xử lý dữ liệu Mẫu hóa • Mẫu hóa là kỹ thuật chính được sử dụng trong lựa chọn dữ liệu • Thực hiện thống kê mẫu vì để có được toàn bộ tập dữ liệu cần quan tâm thì phải tốn chi phí lớn hoặc mất nhiều thời gian • Mẫu hóa được sử dụng trong khai phá dữ liệu vì nếu xử lý toàn bộ tập dữ liệu thì phải tốn chi phí lớn hoặc mất nhiều thời gian Chương 2: Tiền xử lý dữ liệu Mẫu hóa • Nguyên tắc chính của mẫu hóa hiệu quả là: – Sử dụng một mẫu sẽ làm việc cũng như được sử dụng trong toàn bộ tập dữ liệu, nếu mẫu đó là tiêu biểu – Một mẫu là tiêu biểu nếu nó có xấp xỉ thuộc tính cùng với tập dữ liệu gốc Chương 2: Tiền xử lý dữ liệu Rời rạc hóa và khái niệm phân cấp • Rời rạc hóa: – Thu nhỏ số lượng giá trị của một thuộc tính có giá trị liên tục cho trước bằng cách chia vùng thuộc tính thành các khoảng. Các nhãn khoảng có thể được dùng để thay thế giá trị DL thực sự • Khái niệm phân cấp: – Thu nhỏ DL bằng cách tập hợp và thay thế các khái niệm mức thấp (như giá trị kiểu số cho thuộc tính tuổi) bằng khái niệm mức cao hơn (như trẻ, trung niên, hoặc lão niên) Chương 2: Tiền xử lý dữ liệu Rời rạc hóa và sinh ra khái niệm phân cấp cho DL kiểu số • Dãy • Phân tích histogram • Phân tích nhóm • Rời rạc hóa dựa trên entropy • Phân đoạn bằng cách chia tự nhiên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_khai_pha_du_lieu_chuong_2_tien_xu_ly_du_lieu.pdf