Bất kỳ một bệnh nào cũng có thời gian tiến triển nhất
định trên cơ thể động vật từ trạng thái khỏe mạnh, sau
đó khỏi hoặc để lại di chứng hoặc chết.
• Trong cùng một loại bệnh có thể khác nhau về mức độ,
nhưng nhìn chung mỗi loại bệnh đều có một quá trình
diễn biến tự nhiên theo một quy luật riêng trong một
thời gian nhất định. Quá trình đó được gọi là quá trình
tự nhiên của bệnh, nghĩa là quá trình diễn biến của
bệnh không có sự can thiệp điều trị.
• Cần phải xác định quá trình tự nhiên của bệnh mới có
những đề cập khác nhau trong việc phòng ngừa và
kiểm soát bệnh
16 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2172 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài giảng Khái niệm và thuật ngữ dùng trong dịch tễ học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
17
Sơ đồ chu trình nghiên cứu dịch tễ
Hình thành giả thuyết
Nghiên cứu
mô tả
Nghiên cứu
phân tích
Kiểm định giả
thuyết
Nghiên cứu can thiệp
Nghiên cứu thực nghiệm
Đánh giá
Xây dựng mô hình dịch tễ
CHƯƠNG 2
KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ
DÙNG TRONG DỊCH TỄ HỌC
I. QUÁ TRÌNH TỰ NHIÊN CỦA BỆNH
• Bất kỳ một bệnh nào cũng có thời gian tiến triển nhất
định trên cơ thể động vật từ trạng thái khỏe mạnh, sau
đó khỏi hoặc để lại di chứng hoặc chết.
• Trong cùng một loại bệnh có thể khác nhau về mức độ,
nhưng nhìn chung mỗi loại bệnh đều có một quá trình
diễn biến tự nhiên theo một quy luật riêng trong một
thời gian nhất định. Quá trình đó được gọi là quá trình
tự nhiên của bệnh, nghĩa là quá trình diễn biến của
bệnh không có sự can thiệp điều trị.
• Cần phải xác định quá trình tự nhiên của bệnh mới có
những đề cập khác nhau trong việc phòng ngừa và
kiểm soát bệnh.
18
1. Giai đoạn cảm nhiễm
• Định nghĩa: là giai đoạn bệnh chưa phát triển nhưng
cơ thể đã bắt đầu có phơi nhiễm với yếu tố nguy
cơ, có thể làm cho cơ thể sẽ xuất hiện bệnh tương
ứng.
• Các yếu tố nguy cơ là những yếu tố lý, hoá, sinh
học, xã hội học… mà tác động của chúng làm tăng
khả năng có thể phát triển một bệnh nhất định.
• Trong giai đoạn này có những yếu tố không thay
đổi: tuổi, tính biệt, loài, giống... và những yếu tố có
thể thay đổi: vệ sinh, khí độc, sức khỏe, thức ăn,
nước uống, các bệnh khác... Chính những yếu tố
này có thể làm tăng hoặc giảm nguy cơ phát bệnh.
• Như vậy, nếu xác định được các yếu tố nguy cơ thì
sẽ có thể làm giảm hoặc không phát bệnh. Tuy
nhiên không phải tất cả mọi cá thể có phơi nhiễm
với các yếu tố nguy cơ đều phát bệnh, cũng không
đảm bảo rằng tất cả mọi cơ thể không phơi nhiễm
với yếu tố nguy cơ đều sẽ không phát bệnh.
• Do mỗi bệnh đều có những lưới nguy cơ riêng
không thể phát hiện được hết trong các nghiên cứu
của mình và không có dấu hiệu nào để phát hiện
một cơ thể động vật đang ở giai đoạn này.
• Nhưng dù sao ở giai đoạn cảm nhiễm này, việc làm
giảm nhẹ, giảm hoàn toàn phơi nhiễm với yếu tố
nguy cơ chắc chắn sẽ làm giảm được khả năng phát
triển bệnh hơn là ở các giai đoạn muộn sau đó.
• Nên để hạn chế khả năng phát bệnh cần: chăm sóc
tốt, làm giảm hoàn toàn phơi nhiễm với yếu tố nguy
cơ, làm giảm các yếu tố nguy cơ.
19
2. Giai đoạn tiền lâm sàng
• Cơ thể chưa có triệu chứng của bệnh nhưng bắt
đầu có những thay đổi bệnh lý do tác động qua lại
giữa cơ thể và các yếu tố nguy cơ tuy nhiên những
thay đổi này ở dưới ngưỡng bệnh lý.
Thí dụ: Trong một số bệnh truyền nhiễm, trước khi
con vật có những biểu hiện lâm sàng thì người ta
đã thấy có sự thay đổi về lượng hồng cầu trong
máu, tuy nhiên sự thay đổi này không ảnh hưởng
đến chức năng sinh lý bình thường của cơ thể.
3. Giai đoạn lâm sàng
• Cơ thể đã có những thay đổi về chức năng các triệu
chứng và dấu hiệu đặc trưng của bệnh đã thể hiện
ra bên ngoài. Do vậy có thể chẩn đoán bệnh qua
những biểu hiện lâm sàng.
• Thực ra cho đến nay, người ta vẫn chưa hiểu biết
đầy đủ về quá trình tự nhiên đối với nhiều bệnh,
cũng như chưa đủ về việc tại sao có những cá thể
phơi nhiễm với một số yếu tố nguy cơ lại không có
tiến triển lâm sàng của bệnh.
4. Giai đoạn sau lâm sàng
• Sau giai đoạn lâm sàng nhiều bệnh tiến tới khỏi
hoàn toàn do tự khỏi hoặc do điều trị, sau một giai
đoạn phục hồi ngắn có hoặc không có những biến
chứng cấp tính.
• Nhưng đối với một số bệnh dưới những điều kiện
nhất định, sau giai đoạn lâm sàng có thể để lại di
chứng nhất thời (Newcastle, Tụ huyết trùng, Lao…)
hoặc vĩnh viễn (Brucellosis, Đậu mùa...).
20
II. ĐIỀU KIỆN ĐỂ BỆNH PHÁT SINH PHÁT TRIỂN
1. Quan niệm về nguyên nhân đa yếu tố
• Bệnh trạng phát sinh ra trong một hệ sinh thái nhất
định, nên một đề cập sinh thái học là rất cần thiết
trong dịch tễ học để giải thích sự nảy sinh một
bệnh trạng.
• Trong quan niệm và phương pháp dịch tễ học hiện
đại người ta không nhấn mạnh về một yếu tố nào
trong các điều kiện để bệnh phát triển.
• “Bất kỳ một bệnh nào đó nảy sinh không chỉ liên
quan đến một yếu tố đơn thuần mà liên quan đến
nhiều yếu tố khác nhau”.
• Cho nên, trong quá trình phân tích dịch tễ học của
bất kỳ bệnh nào phải tiến hành tìm hiểu nguyên
nhân, đó phải bao gồm một chuỗi những yếu tố tác
động phối hợp qua lại lẫn nhau.
• Như vậy, sự phát sinh và phát triển của một bệnh
nào đó liên quan đến nhiều yếu tố căn nguyên khác
nhau và sự tác động qua lại của các yếu tố đó, gọi
đó là nguyên nhân đa yếu tố.
• Do đó: “Một nguyên nhân đầy đủ” có thể được xem
như một tập hợp những hiện tượng, những điều
kiện, những đặc tính tối thiểu không thể tránh khỏi
để gây nên bệnh.
2. Những yếu tố cần thiết và cơ bản để bệnh
phát sinh
• Yếu tố gây bệnh hay tác nhân gây bệnh: gồm các
yếu tố sinh học, lý học, hóa học...
Là điều kiện cần thiết nhưng chưa đủ để gây nên
bệnh vì nó còn cần phải có các điều kiện hỗ trợ của
yếu tố bên trong là vật chủ và yếu tố bên ngoài là
môi trường ngoại cảnh thì bệnh mới phát sinh.
Nhưng là một yếu tố bắt buộc phải có, là điều kiện
cần thiết để bệnh phát sinh, phát triển.
21
• Yếu tố bên trong (vật chủ): Là cơ thể động vật với
những đặc trưng của chúng như loài, giống, tuổi,
giới tính, đặc tính di truyền, trạng thái sinh lý, trạng
thái bệnh lý...
Tình trạng của vật chủ ở bất kỳ lúc nào cũg là kết
quả của tác động qua lại của các yếu tố nội sinh di
truyền với ngoại cảnh trong suốt cuộc đời mà ngày
nay người ta mới biết rõ một số điểm, còn nhiều
điểm khác chưa được biết rõ ràng đầy đủ.
Tuy nhiên, qua những hiểu biết ít ỏi đó, cũng cho
phép chúng ta ít nhất là xác định ra những cá thể
có xác suất lớn trong khả năng phát triển một số
bệnh và hướng những cố gắng dự phòng vào đó.
• Yếu tố bên ngoài (môi trường ngoại cảnh): Các yếu
tố bên ngoài hay các yếu tố của môi trường có rất
nhiều và đều có thể ảnh hưởng đến sự phát sinh và
phát triển bệnh thông qua các yếu tố bên trong của
cơ thể).
Yếu tố tự nhiên: khí hậu, thời tiết, địa lý, địa hình,
nhiệt độ, ánh sáng, không khí, độ ẩm...
Các yếu tố do con người tạo ra: chuồng trại, vệ
sinh, chăm sóc, dụng cụ nuôi dưỡng...
3. Các dạng liên kết của các yếu tố (nhân tố)
• Mục tiêu của nghiên cứu các dạng liên kết này
nhằm xác định tác nhân liên quan tới sự phát sinh
bệnh. Sau khi tác nhân đã được xác định ta có thể
đánh giá tác nhân đó gây bệnh như thế nào? Nếu
thấy có sự phối hợp nguyên nhân giữa tác nhân và
bệnh đang tồn tại, thì tác nhân đó được gọi là yếu
tố quyết định.
• Như vậy, sự liên kết giữa các yếu tố có thể được
hiểu nếu mức độ phối hợp của các tác nhân càng
cao thì dịch bệnh sẽ xảy ra thường xuyên hơn trong
quần thể. Ngược lại nếu chúng ta loại trừ chính xác
sự phối hợp của các tác nhân gây bệnh đó thì dịch
bệnh sẽ giảm hoặc không xảy ra.
22
4. Nguyên nhân tối thiểu
• Dịch tễ học quan niệm bất cứ một bệnh nào cũng
không phải xảy ra một cách ngẫu nhiên, vô cớ mà
phải có những nguyên nhân nhất định của chúng,
những nguyên nhân này có thể xác định được.
• Một thuật ngữ được đề cầp đến đó là “nguyên
nhân tối thiểu vừa đủ” khái niệm này đã có từ lâu,
thí dụ như: LD50, ID50, CPE50, TCID50, EID50...
Nguyên nhân tối thiểu vừa đủ vừa mang ý nghĩa
của liều đáp ứng, vừa mang ý nghĩa của thời gian
đáp ứng, nghĩa là mỗi liều đáp ứng tối thiểu đều
ứng với một thời gian đáp ứng tối thiểu nhất định
và ngược lại.
Hay nói cách khác sự xuất hiện của một bệnh nào
đó là do lượng nguyên nhân quá ngưỡng tác động
trong một thời gian nhất định, liều càng cao thì thời
gian tác động càng ngắn và ngược lại.
IV. CÁC MÔ HÌNH CỦA DỊCH BỆNH
1. Mô hình sinh thái học
• Mô hình sinh thái học chính là sự tương tác của tất cả
các yếu tố với nhau cùng tác động lên cơ thể vật chủ.
• Mô hình này được thiết lập nhằm tìm ra cơ chế, hậu
quả của tất cả những tác động đó đối với việc hình
thành, xuất hiện bệnh như thế nào?
• Tìm ra được nguyên nhân nào là chủ yếu ảnh hưởng
tới tình trạng sức khỏe của quần thể đàn gia súc hay
của một cá thể ở một thời điểm nhất định để điều
chỉnh kịp thời và giữ thăng bằng cho cơ thể.
23
• Có những yếu tố trong hệ sinh thái thay đổi, nhưng
không gây ảnh hưởng tới sức khỏe quần thể đàn
gia súc, thì không cần phải điều chỉnh, vì có các yếu
tố khác trong hệ sinh thái đó có khả năng tự bù
đắp tự điều chỉnh lại những ảnh hưởng đó.
• Ngược lại có những thay đổi dù nhỏ nhưng lại ảnh
hưởng tới sức khỏe của quần thể đàn gia súc, dẫn
tới bệnh tật thì phải điều chỉnh ngay.
Dịch bệnh
Vật chủ Môi trường
Tác nhân
Hình 1: Sơ đồ mô hình tam giác
G
1
a b
c
Hình 2: Sơ đồ mô hình bánh xe
• Mô hình tam giác
Gồm 3 thành phần: Tác nhân- Vật chủ - Môi trường
Mô hình này cho rằng trong bất cứ dịch bệnh nào
cũng phải phân tích đầy đủ 3 thành phần trên, nếu
có bất kỳ một thành phần nào thay đổi sẽ kéo theo
sự gia tăng hoặc giảm thấp tần số của bệnh.
Tuy nhiên với quan niệm về các yếu tố bên trong
và bên ngoài, ứng với tính cảm thụ của cơ thể và
khả năng phơi nhiễm đối với các yếu tố của môi
trường bên ngoài thì thành phần “tác nhân” chỉ là
một trong các yếu tố của môi trường bên ngoài.
24
Khi nghiên cứu dịch tễ học của các bệnh truyền
nhiễm thì việc tách riêng các VSV gây bệnh ra khỏi
các yếu tố của môi trường thành loại tác nhân là
chính xác, nhằm làm sáng tỏ nguyên nhân chính
gây ra bệnh.
Nhưng với quan niệm và phương pháp nghiên cứu
dịch tễ học hiện nay áp dụng cho mọi loại bệnh,
người ta sẽ không nhấn mạnh vào yếu tố đặc thù
nào, ngay cả đối với các bệnh đã biết được “tác
nhân” gây bệnh.
Mô hình sinh thái học được hình thành, không nhấn
mạnh đến “tác nhân” mà quan tâm đến các tác
động qua lại giữa vật chủ và môi trường, nghĩa là
quan tâm đến tác động giữa yếu tố bên trong và
bên ngoài.
• Mô hình bánh xe
Mô hình bánh xe là mô hình được đề cập để phát
hiện những mối quan hệ giữa cơ thể và môi
trường, đó là các vòng tròn lớn, nhỏ khác nhau
được lồng vào nhau.
Ở giữa là một vòng tròn biểu thị cho cơ thể vật (1)
chủ với hệ thống thông tin di truyền của nó (G).
Xung quanh là môi trường, chia thành 3 mảnh, biểu
thị cho các loại môi trường: môi trường sinh học
(a), môi trường lý học (b) và môi trường xã hội (c).
Độ lớn của từng thành phần của “bánh xe” phụ
thuộc vào từng bệnh cụ thể: bệnh do di truyền,
bệnh truyền nhiễm, bệnh không truyền nhiễm
Mô hình này xác định được nhiều yếu tố căn
nguyên của bệnh mà không cần nhấn mạnh đến
tác nhân.
VD: trong bệnh Dại không cần nhấn mạnh đến
virus Dại, mà phải nhấn mạnh đến gia súc mắc
bệnh là ổ chứa virus đó và môi trường.
Phân chia ra các yếu tố của vật chủ và các yếu tố
môi trường rất có lợi trong phân tích dịch tễ học.
25
2. Mô hình Reed Frost
• Mô hình phát triển của dịch bệnh có thể được sử
dụng để đánh giá, để dự đoán và đề ra những
chiến lược không chế, ngăn chặn sự phát triển của
các dịch bệnh khác nhau.
• Mô hình Reed Frost là một trong những mô hình
đơn giản nhất, nhưng lại rất hữu ích trong dịch tễ
học, mô hình Reed Frost nhận xét:
Sự nhiễm bệnh trực tiếp từ cá thể bị nhiễm sang cá
thể mẫn cảm bằng một loạt các phơi nhiễm nhất
định được gọi là “phơi nhiễm đầy đủ”.
Bất cứ cá thể nào chưa được miễn dịch hoặc chưa
mẫn cảm trong nhóm, đàn, quần thể phơi nhiễm
với một cá thể mắc bệnh bệnh truyền nhiễm trong
một giai đoạn nhất định sẽ phát triển thành bệnh và
có khả năng lây lan cho các cá thể khác trong
nhóm, đàn, quần thể và trong giai đoạn tiếp theo,
sau đó sẽ có khả năng hoàn toàn miễn dịch.
Mỗi một cá thể có một xác suất cố định để “phơi
nhiễm đầy đủ” và hoàn toàn ngẫu nhiên với cá thể
đặc biệt khác trong nhóm, đàn, quần thể trong một
khoảng thời gian nhất định, xác suất này cũng
tương ứng cho mỗi thành viên trong nhóm, đàn,
quần thể khác.
Những cá thể đã bị nhiễm “được coi như tách khỏi”
những cá thể trong nhóm, đàn, quần thể.
Khoảng cách thời gian cho giai đoạn nhiễm bệnh
bằng bình quân độ dài của khoảng cách tiền phát.
26
• Mô hình Reed Frost mô tả dịch bệnh bằng phương
trình sau: C (t+1) = St (1- Qct)
• Trong đó:
t là giai đoạn thời gian xác định bởi thời kỳ nung
bệnh của tác nhân (được đo bằng đơn vị giờ, ngày,
tháng).
C(t+1) là số trường hợp bệnh bị nhiễm trong thời
gian t
St là số động vật dễ phơi nhiễm trong thời gian t
Q là khả năng của một cá thể không được phơi
nhiễm đầy đủ trong một giai đoạn thời gian.
Giá trị của Q được xác định bằng 1 - P, mà P là khả
năng của một cá thể được phơi nhiễm đầy đủ, nên:
Q = 1 - P
Khả năng phơi nhiễm đầy đủ P có thể được xác
định bằng K/(N – 1)
K là số lượng phơi nhiễm có hiệu quả của một cá
thể trong một giai đoạn xác định, còn N là quy mô
của quần thể.
• Mô hình Reed Frost có thể xác định được số động vật
mới bị nhiễm trong giai đoạn về sau nếu biết được số
lượng hiện tại những động vật dễ nhiễm, số lượng các
ca bệnh hiện tại và khả năng phơi nhiễm có hiệu quả.
• Mô hình Reed Frost nghiên cứu dịch tễ học hiện hành,
chứng minh rằng dịch bệnh sẽ tàn lụi hay kết thúc khi
sự phơi nhiễm đầy đủ (P) ở mức độ thấp và khi số
lượng động vật dễ nhiễm (S) giảm:
Khi mà P x S > 1 thì dịch bệnh có thể xảy ra
Ngược lại khi P x S < 1 thì dịch bệnh sẽ không xảy ra
hoặc kết thúc
Còn nếu như dịch bệnh không mất hết, có thể là do có
sự thay đổi về độc lực của VSV gây bệnh.
27
• Mô hình Reed Frost cho biết nếu số động vật dễ
nhiễm trong quần thể giảm do tăng tỷ lệ động vật
được miễn dịch thì mức độ của dịch bệnh và thời
gian của dịch bệnh có thể sẽ giảm nhiều. Điều này
nêu lên khái niệm về “miễn dịch đàn”.
“Miễn dịch đàn” được coi như sự bảo vệ của quần
thể khỏi nhiễm dịch bệnh bằng miễn dịch của các cá
thể trong quần thể. Nếu như tỷ lệ động vật được
miễn dịch trong quần thể giảm dưới mức quy định,
thì dịch bệnh sẽ tăng cao đó là điều tất yếu.
• Do vậy tiêm vacxin phòng bệnh cho đàn gia súc là
phương pháp tạo và duy trì những động vật có
miễn dịch trong quần thể, bảo vệ từng cá thể gia
súc khỏi mắc phải dịch bệnh, đem lại lợi ích cho
cộng đồng, đem lại lợi ích cho cá nhân.
• Đây chính là những lý do tại sao chúng ta phải tiêm
các loại vacxin phòng bệnh cho đàn gia súc.
V. MỘT SỐ THUẬT NGỮ THƯỜNG DÙNG
1. Nguy cơ, yếu tố nguy cơ
• Trong các bệnh nhiễm khuẩn, nguyên nhân gây
bệnh là do các VSV gây nên. Tuy nhiên ngày nay
khái niệm này được mở rộng nó bao gồm tất cả các
yếu tố bên trong và bên ngoài có liên quan, ảnh
hưởng đến việc hình thành, diễn biến của bệnh
trong một quần thể.
• Chúng đều được nhìn nhận là những yếu tố nguy
cơ của bệnh nhưng ở các mức độ khác nhau tùy
thuộc vào kết quả xác định đó là yếu tố nguy cơ
nghi ngờ hay yếu tố nguy cơ căn nguyên.
28
• Nguy cơ: Là khả năng mắc một bệnh nào đó
Nguy cơ được định nghĩa là xác suất xuất hiện một
biến cố không có lợi đối với sức khỏe của mỗi cá
thể hoặc của một quần thể.
Có thể nhận thấy khái niệm nguy cơ là một khái
niệm xác suất trìu tượng có thể xảy ra và cũng có
thể không xảy ra.
• Yếu tố nguy cơ: Bất kỳ một yếu tố nào, dù có bản
chất nào (vật lý, hóa học, sinh học...) góp phần làm
cho một cơ thể đang khỏe mạnh mà mắc bệnh thì
yếu tố đó được gọi là yếu tố nguy cơ.
Như vậy, khác hẳn với nguy cơ, yếu tố nguy cơ là
một khái niệm vật chất cụ thể. Nên khi nói đến
nguy cơ chúng ta bao giờ cũng phải gắn liền với
yếu tố nguy cơ nếu không sẽ không có ý nghĩa gì về
mặt dịch tễ học và cũng sẽ không mang lại một lợi
ích gì khi muốn can thiệp để bảo vệ cá thể hoặc
quần thể đó.
Nếu không khắc phục được yếu tố nguy cơ thì hậu
quả tất nhiên là dịch bệnh sẽ xảy ra.
2. Tương tác quan hệ nhân quả
• Một bệnh xảy ra là hậu quả do tác động của nhiều
yếu tố nguyên nhân khác nhau, trong dịch tễ học,
người ta gọi các hiện tượng đó là “lưới nguyên
nhân”.
• Bởi vì một bệnh có thể được hình thành do nhiều
nguyên nhân khác nhau.
• Ngược lại, một yếu tố nguyên nhân cũng có thể gây
tác động hình thành nhiều hậu quả khác nhau,
người ta gọi đó là “lưới hậu quả”.
29
• Vì vậy, trong các giả thuyết nhân quả không chỉ
quan sát những “diễn biến” của bệnh mà phải nắm
được “chất tác động” lên “diễn biến” đó cũng như
biểu hiện của các “diễn biến” đó.
• Ngoài ra trong khái niệm lưới nguyên nhân và lưới
hậu quả, còn cần phải chú ý tới những tác động
hiệp đồng của các yếu tố nguy hại đối với cơ thể,
cũng như sự cân bằng giữa các phản ứng của cơ
thể với môi trường xung quanh.
• Sự hiệp đồng này có khi chỉ là một tác động phối
hợp đơn thuần (bằng tổng các tác động) có khi lại
là một sự phối hợp tăng hoặc giảm (lớn hơn hoặc
nhỏ hơn tổng các tác động).
• Trong mối tương tác quan hệ nhân quả, một vấn đề
không thể bỏ qua được đó là các quan hệ về liều
đáp ứng và thời gian đáp ứng.
3. Quần thể
• Quần thể được hiểu một cách khái quát là tập hợp
nhiều cá thể trong một phạm trù nhất định, là tổng
số cá thể trong một phạm trù xảy ra bệnh hoặc các
cá thể có phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ của bệnh
cần nghiên cứu.
• Có thể chia ra các loại quần thể sau:
Quần thể toàn bộ: là một tập hợp các cá thể có
chung những đặc điểm, tính chất nhất định trong
một thời gian và không gian nhất định.
30
Quần thể định danh: là một tập hợp những cá thể
có chung những tính chất nhất định, hình thành
một xác suất mắc tương tự đối với một bệnh nào
đó trước những yếu tố nguy cơ nhất định. Tức là
các cá thể đó phải đồng nhất với nhau về nhiều tính
chất và đồng nhất tối đa về nguy cơ mắc bệnh.
Trong quần thể định danh có thể chia ra:
Quần thể dễ nhiễm còn gọi là quần thể mục tiêu
Quần thể có nguy cơ
Quần thể bị đe dọa
• Chúng ta có thể chọn bất kỳ quần thể nào tùy theo
mục đích nghiên cứu, nhưng phải xác định được số
cá thể có trong quần thể đó hoặc số cá thể có trong
thời điểm nghiên cứu (nghiên cứu ngắn) hoặc phải
xác định được số cá thể trung bình có trong thời
gian nghiên cứu hoặc giai đoạn nghiên cứu (nghiên
cứu dài). Vì các cá thể này sẽ được dùng làm mẫu
số cho tính toán các tỷ lệ sau này.
• Đối với một quần thể lớn (nghiên cứu trong phạm
vi rộng và thời gian dài) thì không nên tính tổng số
cá thể, vì sẽ không chính xác. Trong trường hợp
này nên lấy số thống kê tổng đàn gia súc có trong
khu vực ở giữa thời kỳ nghiên cứu.
• Đối với các quần thể nhỏ, mà quan sát lại được tiến
hành trong phạm vi hẹp và thời gian ngắn thì tử số
của các tỷ lệ cần phải là số chính xác của các
trường hợp gia súc mắc bệnh, gia súc chết còn mẫu
số là tổng đàn gia súc có trong thời gian ngắn đó.
31
4. Thời điểm phát bệnh
• Xác định thời điểm phát bệnh là rất cần thiết, trong
việc thiết lập các tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ chết và đặc
biệt là tỷ lệ mới mắc.
• Có bệnh có thể xác định được thời điểm phát bệnh
một cách dễ dàng và chính xác. Có bệnh thì khó xác
định hơn hoặc nhiều khi không xác định được chính
xác. Trong trường hợp này ta có thể coi thời điểm
phát hiện những triệu chứng đầu tiên sớm nhất
hoặc là lúc có chẩn đoán chính xác là thời điểm
phát bệnh.
5. Thời kỳ quan sát
• Khi xác định các tỷ lệ luôn luôn phải bao phủ một
khoảng thời gian nhất định, thường là: 1 tháng, 3
tháng, 6 tháng, 1 năm... hoặc có thể bao gồm một
khoảng thời gian dài ngắn bất kỳ nào. Nói chung
khoảng thời gian đó phải đủ dài để có thể đảm bảo
được sự ổn định của tử số khi tính các tỷ lệ.
• Thời kỳ quan sát là khoảng thời gian được tính từ
ngày phát bệnh đến ngày có con vật mắc bệnh cuối
cùng trong một vụ dịch.
VI. THUẬT NGỮ DÙNG TRONG BỆNH TRUYỀN NHIỄM
1. Thời kỳ nung bệnh (incubation period)
• Là khoảng cách thời gian giữa khả năng bị lây từ
một tác nhân truyền nhiễm và sự xuất hiện những
triệu chứng đầu tiên của một bệnh nghi vấn.
2. Thời kỳ tiền phát (prepatent period)
• Là khoảng thời gian giữa sự nhiễm tới khi bài xuất
mầm bệnh truyền nhiễm.
32
3. Động vật mang trùng (carier)
• Là động vật bị nhiễm chứa một tác nhân gây nhiễm
đặc biệt mà không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt
nhưng là nguồn dịch cho các động vật khác.
• Trạng thái mang trùng có thể là không rõ rệt trong
suốt quá trình bị nhiễm hay có thể xảy ra trong thời
kỳ nung bệnh hoặc trong thời kỳ hồi phục.
4. Động vật nhiễm bệnh
• Là động vật chưa có những triệu chứng điển hình
của bệnh đó, nhưng có những biểu hiện tương tự
như động vật mắc bệnh.
5. Động vật nghi nhiễm bệnh
• Là động vật dễ nhiễm đã phơi nhiễm hoặc ở gần
động vật mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh.
6. Nguồn dịch (reservoir)
• Là vi sinh vật sống ký sinh trên cơ thể động vật hay
trong môi trường ngoại cảnh (đất, nước, không
khí…) mà ở đó chúng có khả năng tồn tại, duy trì
sự sống, nhân lên, chúng có thể gây bệnh làm lây
lan bệnh.
7. Sự nhiễm (infection)
• Là tác nhân truyền nhiễm có khả năng xâm nhập,
phát triển và nhân lên trong cơ thể động vật sống.
8. Sự ô nhiễm (contamination)
• Là sự có mặt của các tác nhân gây nhiễm trong môi
trường với một số lượng vượt quá chỉ tiêu cho
phép.
9. Tính cường độc (virulence)
• Là khả năng của một tác nhân có thể gây bệnh
nặng cho động vật.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dictehoc_thuy20070017_003.pdf