CHƯƠNG 3 KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
1. Tiền lương và các khoản phải nộp
theo lương
2. Kế toán tiền lương
3. Kế toán trích lập và sử dụng các
quỹ
26 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 3: Kế toán tiền lương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 3 KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
1. Tiền lương và các khoản phải nộp
theo lương
2. Kế toán tiền lương
3. Kế toán trích lập và sử dụng các
quỹ
1. TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN PHẢI
NỘP THEO LƯƠNG
Tiền lương là các khoản thanh toán giữa đơn vị Hành
chính sự nghiệp với các cán bộ, viên chức, công chức
và người lao động chủ yếu là về tiền lương, phụ cấp,
tiền thưởng và các khoản phải trả khác.
Các khoản tiền lương, tiền công, phụ cấp và các khoản
phải trả khác đối với những người có trong danh sách
lao động thường xuyên của đơn vị như cán bộ công
chức, viên chức và người lao động có hợp đồng lao
động dài hạn, thường xuyên, và đơn vị có trách nhiệm
đóng BHXH, BHYT
Mức Lương tối thiểu chung:
120.000 đồng – Năm 1993
144.000 đồng
180.000 đồng
210.000 đồng
290.000 đồng – Ngày 01/10/2003
350.000 đồng – ngày 01/10/2005
450.000 đồng – ngày 01/10/2006
540.000 đồng – ngày 01/01/2008
650.000 đồng – ngày 01/05/2009
Mục đích của việc xác định mức lương
tối thiểu:
Dùng để trả lương công chức, viên chức làm
việc trong điều kiện bình thường
Là cơ sở để trả lương ở các chức vụ cao
hơn
Căn cứ xác định mức phụ cấp, trợ cấp
1.1 Qui chế trả lương:
Đối với đơn vị hành chính nhà nước; thực hiện chế độ
tự chủ và tự chịu tráchnhiệm về sử dụng biên chế và
kinh phí quản lý hành chính thì trong phạm vi nguồn
kinh phí tiết kiệm được, cơ quan thực hiện chế độ tự
chủ được áp dụng hệ số tăng thêm quỹ tiền lương tối
đa không có không qua 1 lần so với tiền lương cấp
bậc, chức vụ so với nhà nước qui định để trả thu nhập
tăng thêm cho cán bộ công chức.
Quỹ tiền lương trả thu nhập tăng thêm
được xác định theo công thức:
QTL = Lmin x K1 x (K2 + K3) x L x 12
Trong đó:
QTL: Quỹ tiền lương được phép trả tăng thêm tối đa trong
năm.
Lmin: Mức lương tối thiểu chung hiện hành do nhà nước quy
định
K1 : Hệ số điều chỉnh tăng thêm mức lương tối thiểu
K1 <= 1
K2 : Hệ số lương cấp bậc chức vụ bình quân
K3 : Hệ số phụ cấp lương bình quân
L: Là số biên chế lao động bao gồm cả số lao động hợp đồng
trả lương theo thang bảng lương do Nhà nước qui định
Quy định việc chi trả thu nhập tăng
thêm:
+ Việc trả thu nhập tăng thêm lao động đảm bảo nguyên tắc gắn với chất
lượng và hiệu quả công việc;
+ Tạm chi trước thu nhập tăng thêm: Để động viên cán bộ, công chức
phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, thực hành tiết kiệm chống lãng phí;
Căn cứ vào tình hình thực hiện của quý trước, nếu xét thấy cơ quan
có khả năng tiết kiệm được kinh phí; Thủ trưởng quyết định tạm trước
thu nhập tăng thêm theo quí. Mức tạm chi hàng quí tối đa không quá
60% quỹ tiền lương 1 quý của cơ quan.
Vào quý 4 hàng năm, sau khi xác định chính xác số kinh phí tiết kiệm
được sẽ xem xét điều chỉnh lại thu nhập tăng thêm đảm bảo không
vượt quá số kinh phí tiết kiệm được trong năm. Trường hợp cơ quan
đã chi quá số tiết kiệm được sẽ phải giảm trừ vào số tiết kiệm được
của năm sau.
b. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập:
Đối với những hoạt động thực hiện chức năng nhiệm vụ Nhà nước
giao; Hoạt động thu phí, lệ phí thì tiền lương tiền công của người lao
động đơn vị tính theo tiền lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy
định.
Đối với những hoạt động cung cấp sản phẩm do nhà nước đặt hàng
có đơn giá tiền lương trong đơn giá sản phẩm được cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt thì tiền lương, tiền công đơn vị tính theo đơn
giá qui định. Ngược lại thì đơn vị tính theo tiền lương cấp bậc, chức
vụ do Nhà nước qui định.
Thu nhập tăng thêm:
Để khuyến khích các đơn vị sự nghiệp tăng thu, tiết kiệm chi phí, tinh
giảm biên chế nhằm tạo điều kiện tăng thêm thu nhập cho người lao
động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Đối với đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động,
+Trích tối thiểu 25% lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp
+Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động
+Trích quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng ổn định thu
nhập.
Đối với đơn vị tự đảm bảo 1 phần chi phí hoạt động, được quyết định
tổng mức thu nhập tăng thêm trong năm nhưng tối đa không quá 2 lần
quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do nhà nước qui định.
c. Các khoản phải nộp theo lương:
Hàng tháng trước khi thanh toán tiền lương cho người
lao động, đơn vị có nhiệm vụ trích lập các khoản
BHXH, BHYT, KPCĐ theo qui định:
Trích BHXH 20% trong đó: trừ vào lương người lao
động 5%, đơn vị tính vào chi phí 15%.
Trích BHYT là 3% trong đó: trừ vào lương người lao
động 1%, tính vào chi phí 2%.
Trích KPCĐ là 2% : đơn vị tính vào chi phí
TRÍCH LẬP QUỸ BHXH
NS cấp
16%QTL
BẢO HIỂM
XÃ HỘI NLĐ nộp
6%QTL
TRÍCH LẬP QUỸ BHYT
NS cấp
3%QTL
BẢO HIỂM
Y TẾ NLĐ nộp
1.5%QTL
TRÍCH LẬP QUỸ KPCĐ
NS cấp
KINH PHÍ
2%QTL
CÔNG ĐOÀN
TRÍCH LẬP QUỸ BHTN
NS cấp
1%QTL
BẢO HIỂM
THẤT NGHIỆP NLĐ nộp
1%QTL
2. KẾ TOÁN TiỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN PHẢI
NỘP THEO LƯƠNG
2.1 Kế toán tiền lương:
2.1.1 Tài khoản sử dụng:
TK334 – Phải trả công chức, viên chức
TK này có kết cấu và nội dung phản ánh như sau:
Bên nợ:
– Tiền lương, tiền công, phụ cấp và các khoản phải trả
khác đã trả cho công chức, viên chức và người lao
động.
– Các khoản đã khấu trừ và tiền lương, tiền công của
công chức, viên chức và người lao động.
Bên có:
Tiền lương, tiền công, phụ cấp và các khoản phải trả
cho công chức, viên chức và người lao động
Dư bên có: Các khoản còn phải trả cho công chức,
viên chức và người lao động
2.1.2 Các trường hợp hạch toán:
1. Phản ánh tiền lương, tiền công và các khoản phải trả cho cán
bộ, công chức và người lao động tính vào chi hoạt động, chi
dự án, ghi:
Nợ tk661, tk662
Có tk334
2. Phản ánh tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho
cán bộ công chức, viên chức và người lao động tham gia vào
hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện theo đơn đặt hàng
của nhà nước, ghi:
Nợ tk631, tk635
Có tk334
3. Khi có quyết định sử dụng quỹ ổn định thu nhập để trả thưởng
và quỹ thưởng cho cán bộ, công chức, viên chức và người
lao động, kế toán ghi:
Nợ tk431
Có tk334
4. Tiền lương phải trả cho cán bộ, công chức, viên chức ở bộ
phận đầu tư XDCB, ghi:
Nợ tk241
Có tk334
5. Khoản TNTT phải trả cho cán bộ, công chức, viên chức và
người lao động từ chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động
thường xuyên, ghi:
Nợ tk661
Có tk334
6. Khoản BHXH phải trả cho cán bộ công chức, viên chức và
người lao động theo chế độ BHXH, ghi:
Nợ tk332
Có tk334
7. Xuất quỹ ứng trước và thanh toán tiền lương tiền công, phụ
cấp, tiền thưởng và các khoản phải trả khác cho cán bộ công
chức, viên chức và người lao động trong đơn vị, ghi:
Nợ tk334
Có tk111, tk112
8. Các khoản tạm ứng chi không hết được khấu trừ vào tiền
lương phải trả của công chức, viên chức và người lao động,
ghi:
Nợ tk334
Có tk312
9. Thu bồi thường về giá trị tài sản phát hiện thiếu theo quyết định
khấu trừ vào tiền lương phải trả, ghi:
Nợ tk334
Có tk311 (chi tiết tk3118)
Có tk111, tk152, tk153, tk155 (nếu có quyết định xử lý
ngay)
10. Thuế TNCN khấu trừ vào lương phải trả của cán bộ công
chức, viên chức và người lao động, ghi:
Nợ tk334
Có tk333 (tk3337)
11. Trường hợp đơn vị trả lương, thưởng cho
công chức, viên chức và người lao động
bằng sản phẩm, nếu:
Đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ:
Nợ tk334
Có tk531
Có tk333 (tk3331)
Đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp
trực tiếp:
Nợ tk334
Có tk531
Sơ đồ hạch toán:
111,112 334 661,662
312 631,635
332 431
3337
241
531
332
3. KẾ TOÁN TRÍCH LẬP VÀ
3.1 Nội dung và nguyên tắc hạch toán:
Các khoản phải nộp theo lương bao gồm: BHXH,
BHYT và KPCĐ
Hàng tháng kế toán phải trích lập BHXH, BHYT và
KPCĐ theo tỷ lệ trên tiền lương phát sinh trong
tháng. Sau đó, kế toán tiến hành nộp và thanh
toán các khoản này với cơ quan BHXH và cơ
quan công đoàn
Kết cấu TK TK332
1. BHXH, BHYT tính vào
1. Nộp BHXH, BHYT kinh phí hoạt động
2. BHXH, BHYT thanh 2. BHXH, BHYT tính trừ
toán cho NLĐ vào lương
3. BHXH, BHYT mà cơ
quan BH trả cho NLĐ
4. Phạt chậm nộp BHXH,
BHYT
Dư nợ: BHXH, BHYT đã trả
cho NLĐ nhưng chưa được Dư có: BHXH, BHYT còn phải
cơ quan BH thanh toán lại nộp cho cơ quan BH
3.3 Các trường hợp hạch toán:
1. Hàng tháng, trích BHXH, BHYT và KPCĐ tính vào chi phí
của đơn vị, ghi:
Nợ tk661, tk662, tk635, tk631, tk241
Có tk332
2. BHXH, BHYT mà công chức, viên chức phải nộp được trừ
vào lương hàng tháng, ghi:
Nợ tk334
Có tk332
3. Khi đơn vị chuyển tiền nộp BHXH, KPCĐ hoặc mua thẻ
BHYT, ghi:
Nợ tk332
Có tk111, tk112, tk461, tk462
=>Trường hợp rút dự toán chi hoạt động, dự toán chi chương
trình, dự án để nộp BHXH, BHYT thì phải đồng thời ghi có
tk008 hoặc tk009
4.BHXH phải trả cho cán bộ, viên chức theo chế độ, ghi:
Nợ tk332
Có tk334
5.Khi nhận được số tiền cơ quan BHXH cấp cho đơn vị về số
BHXH đã chi trả cho cán bộ, viên chức, ghi:
Nợ tk112
Có tk332
6.Khi nhận được giấy báo phạt chậm nộp số tiền BHXH phải nộp,
ghi:
Nợ tk311
Nợ tk661, tk662
Có tk332
Sơ đồ hạch toán:
111,112 332 661,662
461,465 631,635
334 334
241
112
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_ke_toan_tai_chinh_chuong_3_ke_toan_tien_luong.pdf