Bài giảng Kế toán tài chính - Bài 8: Kế toán các khoản nợ phải trả

Các quy định chung về nợ phải trả.

 Kế toán các khoản nợ phải trả nhà

cung cấp.

 Kế toán các khoản thanh toán với

Nhà nước.

 Kế toán các khoản phải trả nội bộ.

 Kế toán các khoản vay ngắn hạn và

dài hạn.

 Kế toán nợ dài hạn đến hạn trả.

 Kế toán trái phiếu phát hành.

 Kế toán các khoản ký cược, ký quỹ

pdf32 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Kế toán tài chính - Bài 8: Kế toán các khoản nợ phải trả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ải trả ACC301_Bai8_v2.0013107203 197 8.7.2. Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu 8.7.2.1. Kế toán phát hành và thanh toán trái phiếu theo mệnh giá (1) Khi phát hành trái phiếu ngang mệnh giá, kế toán phản ánh số tiền thu về phát hành trái phiếu bằng bút toán: Nợ TK liên quan (111, 112, 138): Số tiền thực thu về phát hành trái phiếu (giá phát hành trái phiếu) Có TK 343 (3431): Tổng mệnh giá trái phiếu phát hành. (2) Trường hợp phát hành trái phiếu ngang mệnh giá trả lãi trước, số lãi sẽ phản ánh vào chi phí trả trước dài hạn để phân bổ dần: Nợ TK liên quan (111, 112, 138): Giá phát hành trái phiếu Nợ TK 242: Số tiền lãi trái phiếu trả trước Có TK 343 (3431): Tổng mệnh giá trái phiếu phát hành. (3) Các chi phí liên quan đến phát hành (lệ phí về giấy phép phát hành trái phiếu, chi phí chạm, khắc, in ấn, chi phí xúc tiến, hoa hồng phát hành), kế toán ghi: Nợ TK 635: Tăng chi phí hoạt động tài chính (nếu nhỏ) hoặc Nợ TK 242: Tăng chi phí trả trước dài hạn (nếu chi phí lớn) Có TK liên quan (111, 112) (4) Định kỳ, phân bổ dần chi phí phát hành trái phiếu, ghi: Nợ TK liên quan (635, 627, 241): Ghi tăng chi phí tương ứng Có TK 242: Phân bổ chi phí phát hành trái phiếu. (5) Đối với chi phí lãi vay bằng trái phiếu, nếu thanh toán lãi vay theo định kỳ, khi trả lãi vay, kế toán ghi: Nợ TK 635: Khi tăng chi phí hoạt động tài chính, hoặc Nợ TK 241: Khi tăng chi phí đầu tư XDCB, hoặc Nợ TK 627: Khi tăng giá trị tài sản sản xuất dở dang Có TK liên quan (111, 112, 3388): Số lãi đã trả hay phải trả cho các trái chủ. (6) Trong trường hợp trái phiếu do công ty phát hành được thanh toán một lần cả gốc (mệnh giá) và lãi vay khi đến hạn, để tránh chi phí tăng đột biến tại kỳ thanh toán do số lãi vay lớn, định kỳ, kế toán có thể trích trước một số lãi vay phải trả vào chi phí và ghi: Nợ TK 635: Ghi tăng chi phí hoạt động tài chính, hoặc Nợ TK 241: Ghi tăng chi phí đầu tư XDCB, hoặc Nợ TK 627: Ghi tăng giá trị tài sản sản xuất dở dang Có TK 335: Trích trước chi phí lãi vay phải trả. (7) Khi thanh toán lãi vay trái phiếu đến hạn, kế toán ghi: Nợ TK 335: Số lãi vay trái phiếu đã trả Có TK liên quan (111, 112): Tổng số lãi vay trái phiếu đã trả khi đến hạn. (8) Đối với nợ gốc trái phiếu, khi đến hạn thanh toán, căn cứ vào số nợ gốc trái phiếu đã thanh toán, kế toán ghi: Nợ TK 343 (3431): Số nợ gốc trái phiếu đã trả Có TK liên quan (111, 112): Tổng số nợ gốc trái phiếu đã trả khi đến hạn. Bài 8: Kế toán các khoản nợ phải trả 198 ACC301_Bai8_v2.0013107203 8.7.2.2. Kế toán phát hành và thanh toán trái phiếu chiết khấu (1) Khi phát hành trái phiếu có chiết khấu, căn cứ vào số tiền thực thu về phát hành, kể toán ghi: Nợ TK liên quan (111, 112 ): Tổng giá phát hành trái phiếu Nợ TK 343 (3432): Chiết khấu phát hành trái phiếu (khoản chênh lệch về mệnh giá trái phiếu lớn hơn giá phát hành trái phiếu) Có TK 343 (3431): Tổng mệnh giá trái phiếu phát hành. (2) Đối với trái phiếu có chiết khấu trả lãi trước (trả ngay khi phát hành), chi phí lãi vay sẽ được tập hợp vào chi phí trả trước dài hạn để phân bổ dần vào chi phí. Tại thời điểm phát hành, kế toán ghi: Nợ TK liên quan (111,112,138): Giá phát hành trái phiếu Nợ TK 343 (3432): Chiết khấu phát hành trái phiếu Nợ TK 242: Số tiền lãi trái phiếu trả trước Có TK 343 (3431): Tổng mệnh giá trái phiếu phát hành. (3) Định kỳ, xác định chi phí lãi vay và chiết khấu phát hành phân bổ vào chi phí: Nợ TK liên quan (635, 241, 627): Ghi tăng chi phí tương ứng Có TK 242: Phân bổ dần chi phí lãi vay từng kỳ Có TK 343 (3432): Phân bổ chiết khấu trái phiếu từng kỳ. (4) Đối với trái phiếu phát hành có chiết khấu trả lãi theo định kỳ khi trả lãi vay, kế toán sẽ kết hợp phân bổ chiết khấu phát hành vào chi phí tương ứng. Căn cứ vào các chứng từ liên quan, ghi: Nợ TK liên quan (635, 241, 627): Tăng chi phí tương ứng Có TK liên quan (111, 112, 3388): Số lãi đã trả hay phải trả cho các trái chủ Có TK 343 (3432): Phân bổ chiết khấu trái phiếu từng kỳ. (5) Trường hợp trái phiếu chiết khấu trả lãi khi đáo hạn (trả lãi sau), từng kỳ, kế toán phải tiến hành trích trước chi phí trả lãi vay vào chi phí kết hợp phân bổ dần chứng khoán phát hành và ghi: Nợ TK 635: Ghi tăng cho phí hoạt động tài chính, hoặc Nợ TK 241: Ghi tăng chi phí đầu tư XDCB, hoặc Nợ TK 627: Ghi tăng giá trị tài khoản sản xuất dở dang Có TK 335: Trích trước chi phí lãi vay từng kỳ Có TK 343 (3432): Phân bổ chiết khấu trái phiếu từng kỳ. (6) Cuối thời hạn thanh toán của trái phiếu, khi thanh toán tổng số lãi về trái phiếu cho chủ, kế toán ghi: Nợ TK 335: Tổng số lãi về trái phiếu trên thực tế Có TK liên quan (111, 112) (7) Các chi phí liên quan đến phát hành trái phiếu cũng như việc thanh toán nợ gốc trái phiếu khi đến hạn, kế toán phán ánh giống như trường hợp phát hành trái phiếu theo mệnh giá ở trên. Bài 8: Kế toán các khoản nợ phải trả ACC301_Bai8_v2.0013107203 199 8.7.2.3. Kế toán phát hành và thanh toán trái phiếu phụ trội (1) Khi phát hành trái phiếu phụ trội, căn cứ vào số tiền thực thu về phát hành, kế toán ghi: Nợ TK liên quan (111, 112): Tổng giá trị phát hành trái phiếu Có TK 343 (3433): Phụ trội phát hành trái phiếu (khoản chênh lệch về mệnh giá trái phiếu nhỏ hơn giá phát hành trái phiếu Có TK 343 (3431): Tổng mệnh giá trái phiếu phát hành. (2) Đối với trái phiếu có phụ trội trả lãi trước (trả ngay khi phát hành), chi phí lãi vay sẽ được tập hợp vào chi phí trả trước dài hạn để phân bổ dần vào chi phí. Tại thời điểm phát hành, kế toán ghi: Nợ TK liên quan (111, 112, 138): Giá phát hành trái phiếu Nợ TK 242: Số tiền lãi trái phiếu trả trước Có TK 343 (3433): Phụ trội phát hành trái phiếu Có TK 343 (3431): Tổng mệnh giá trái phiếu phát hành. (3) Định kỳ, xác định chi phí lãi vay phân bổ và chi phí: Nợ TK 635: Ghi tăng chi phí hoạt động tài chính, hoặc Nợ TK 241: Ghi tăng chi phí đầu tư XDCB, hoặc Nợ TK 627: Ghi tăng giá trị tài sản sản xuất dở dang Có TK 242: Phân bổ dần chi phí lãi vay từng kỳ. (4) Đồng thời, kết chuyển dần phụ trội phát hành trái phiếu ghi giảm chi phí tương ứng từng kỳ: Nợ TK 343 (3433): Kết chuyển dần phụ trội trái phiếu Có TK liên quan (635, 241, 627): Ghi giảm chi phí tương ứng từng kỳ. (5) Đối với trái phiếu phát hành có chiết khấu trả lãi theo định kỳ, khi trả lãi vay, kế toán ghi: Nợ TK 635: Ghi tăng chi phí hoạt động tài chính, hoặc Nợ TK 241: Ghi tăng chi phí đầu tư XDCB, hoặc Nợ TK627: Ghi tăng giá trị tài sản sản xuất dở dang Có TK liên quan (111, 112) Đồng thời, xác định số phụ trội phát hành trái phiếu để kết chuyển, ghi giảm chi phí tương ứng từng kỳ giống như trái phiếu phụ trội trả lãi trước. (6) Trường hợp trái phiếu chiết khấu trả lãi khi đáo hạn (trả lãi sau), từng kỳ, kế toán tiến hành trích trước chi phí lãi vay vào chi phí và ghi: Nợ TK 635: Ghi tăng chi phí hoạt động tài chính, hoặc Nợ TK 241: Ghi tăng chi phí đầu tư XDCB, hoặc Nợ TK627: Ghi tăng giá trị tài sản sản xuất dở dang Có TK 335: Trích trước chi phí lãi vay từng kỳ. Đồng thời, kết chuyển dần khoản phụ trội phát hành trái phiếu giống như các trường hợp trên. Bài 8: Kế toán các khoản nợ phải trả 200 ACC301_Bai8_v2.0013107203 (7) Cuối thời hạn thanh toán của trái phiếu, khi thanh toán tổng số lãi về trái phiếu cho trái chủ, kế toán ghi: Nợ TK 335: Tổng số lãi về trái phiếu thực tế Có TK liên quan (111, 112) (8) Các chi phí liên quan đến phát hành trái phiếu cũng như việc thanh toán nợ gốc trái phiếu khi đến hạn, kế toán phản ánh giống như trường hợp phát hành trái phiếu theo mệnh giá ở trên. TK 111, 112 TK 3431 – Mệnh giá TP TK 3432 – Chiết khấu TP TK 635 TK 241, 627 Nếu số phân bổ CK TP ghi vào chi phí tài chính TK 111, 112 Khi phát hành TP có chiết khấu Mệnh giá TP Chiết khấu TP Số tiền thực thu về bán TP Số tiền thực thu về bán TP (khi phát hành TP ngang giá) Mệnh giá TP Mệnh giá TP TK 3433 – Phụ trội TP Định kỳ, phân bổ dần phụ trội trái phiếu để ghi giảm chi phí lãi trái phiếu Số tiền thực thu về bán TP Khi phát hành TP có phụ trội Nếu số phân bổ CK TP được vốn hóa vào giá trị TS dở dang Thanh toán tiền gốc TP (khi hết thời hạn của TP) Định kỳ phân bổ dần chiết khấu TP để tính vào chi phí đi vay Phụ trội TP Sơ đồ 8.16: Trình tự kế toán phát hành trái phiếu Ví dụ: Doanh nghiệp An Hòa tháng 6/08 có nghiệp vụ sau: (đơn vị tính : nghìn đồng) Tiến hành phát hành trái phiếu phụ trội trả lãi trước, tổng mệnh giá phát hành: 1.000.000; giá phát hành: 1.100.000; số lãi trả trước 200.000. Toàn bộ tiền phát hành trái phiếu đã thu bằng tiền mặt: 500.000, tiền gửi ngân hàng: 400.000 Định khoản: Nợ TK 111: 500.000 Nợ TK 112: 400.000 Nợ TK 242: 200.000 Có TK 343: 1.100.000 - 3431: 1.000.000 - 3433: 100.000 Bài 8: Kế toán các khoản nợ phải trả ACC301_Bai8_v2.0013107203 201 8.8. Kế toán các khoản ký cược, ký quỹ 8.8.1. Nội dung các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ Khái niệm:  Cầm cố là việc doanh nghiệp mang tài sản của mình giao cho người nhận cầm cố cầm giữ để vay vốn hoặc nhận các loại bảo lãnh. Tài sản cầm cố có thể là vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, ôtô, xe máy và cũng có thể là những giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu về nhà, đất hoặc tài sản.  Ký quỹ là việc doanh nghiệp gửi một khoản tiền hoặc kim loại quý, đá quý hay các giấy tờ có giá trị vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng để đảm bảo việc thực hiện bảo lãnh cho doanh nghiệp.  Ký cược là việc doanh nghiệp đi thuê tài sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoạc kim khí quý, đá quý hoặc các vật có giá trị cao khác nhằm mục đích ràng buộc và nâng cao trách nhiệm của người đi thuê tài sản. Giá ghi sổ của tài sản cầm cố, ký cược, ký quỹ: Việc ghi sổ với những tài khoản mang đi cầm cố, ký quỹ, ký cược được ghi theo một giá, mang đi giá nào thì khi nhận về ghi theo giá đó. Trường hợp dùng tài sản cầm cố, ký cược, ký quỹ để thanh toán, khoảng chênh lệch giữa giá thoả thuận và giá trị ghi sổ sẽ được coi là thu nhập hoặc chi phí tài chính. Phân loại: Các khoản cầm cố, ký quỹ, ký cược được chia làm hai loại tài sản ngắn hạn (có thời gian trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh) và dài hạn (trên một năm hay ngoài một chu kỳ kinh doanh). 8.8.2. Tài khoản kế toán sử dụng Tài khoản kế toán sử dụng để theo dõi các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ gồm:  Tài khoản 344 “Nhận ký cược, ký quỹ dài hạn” (trường hợp nhận ký cược, ký quỹ dài hạn)  Tài khoản 338 “Phải trả khác” (trường hợp nhận ký cược, ký quỹ ngắn hạn) Tài khoản 344 Hoàn trả tiền nhận ký quỹ, ký cược dài hạn. SDĐK Nhận ký cược, ký quỹ dài hạn bằng tiền mặt. SDCK Số tiền nhận ký quỹ, ký cược dài hạn chưa trả. Sơ đồ 8.17: Kết cấu của tài khoản 344 “Cầm cố, ký cược, ký quỹ dài hạn” 8.8.3. Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu (1) Khi nhận tiền ký quỹ, ký cược ngắn hạn/dài hạn của đối tác, kế toán ghi: Nợ TK liên quan (111, 112): Tăng số tiến đã nhận Có TK 338 (3386): Số tiền nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn Có TK 344 (chi tiết đối tác): Số tiền đã nhận ký quỹ, ký cược dài hạn. Bài 8: Kế toán các khoản nợ phải trả 202 ACC301_Bai8_v2.0013107203 (2) Trường hợp nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn/dài hạn bằng hiện vật, kế toán không phản ánh ở tài khoản 338 (3386 “Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn”) và tài khoản 344 mà phản ánh ở tài khoản 003 “Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược”). (3) Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu phía đối tác vi phạm hợp đồng, số tiền thu do được phạt sẽ trừ vào số tiền nhận ký cược, ký quỹ của đối tác. Căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi: Nợ TK 338 (3386): Giảm số tiền nhận ký cược, ký quỹ ngắn hạn Nợ TK 344: Giảm số tiền nhận ký cược, ký quỹ dài hạn Có TK 711: Tăng thu nhập khác. (4) Khi kết thúc hợp đồng, số tiền nhận ký cược, ký quỹ còn lại sẽ được hoàn trả cho phía đối tác. Khi trả tiền nhận ký cược, ký quỹ cho đối tác, ghi: Nợ TK 338 (3386): Giảm số tiền nhận ký cược, ký quỹ ngắn hạn Nợ TK 344: Giảm số tiền nhận ký cược, ký quỹ dài hạn Có TK liên quan (111, 112, ): Số tiền đã trả. (5) Khi trả lại tài sản nhận ký quỹ, ký cược dài hạn, kế toán ghi đơn bên có tài khoản 003 “Hàng hoá nhận bán hộ, ký gửi, ký cược”. TK 711 TK 344, 338 (3) Đơn vị ký cược, ký quỹ vi phạm hợp đồng đị phạt tiền, khấu trừ vào tiền ký quỹ, kỹ cược (1) Nhận ký cược, ký quỹ dài hạn, ngắn hạn (4) Khi hoàn trả tiền ký cược, ký quỹ Cho khách hàng sau khi trừ tiền phạt TK 111, 112 TK 003 (2) Nhận ký cược, ký quỹ bằng hiện vật (5) Khi trả lại TS nhận ký cược, kỹ quỹ Sơ đồ 8.14: Trình tự kế toán nhận ký cược, ký quỹ (ngắn hạn, dài hạn) Ví dụ: Tại công ty A trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: (Đơn vị tính: nghìn đồng) 1. Cầm cố ngắn hạn một khu nhà kho để vay ngắn hạn một ngân hàng 500.000. Tiền vay đã chuyển trả cho công ty Z (người bán vật liệu). Nguyên gía khu nhà 1.500.000, Giá trị hao mòn lũy kế 200.000. 2. Nhận tiền ký quỹ ký cược ngắn hạn bằng tiền mặt là 30.000. 3. Ngày 15/3/2007, Công ty nhận tiền ký quỹ, ký cược dài hạn của công ty B với số tiền 200.000 bằng tiền mặt 4. Công ty hoàn trả tiền ký quỹ, ký cược dài hạn cho công ty Z với số tiền 300.000 bằng chuyển khoản vào ngày 15/3/2009. Ký quỷ tại ngân hàng Bài 8: Kế toán các khoản nợ phải trả ACC301_Bai8_v2.0013107203 203 Giải: 1) Cầm cố ngắn hạn: Nợ TK 331 (Z): 500.000 Có TK 311: 500.000 1b) Nợ TK 144: 1.300.000 Nợ TK 214: 200.000 Có TK 211 (2111): 1.500.000 2) Nhận tiền ký quỹ ký cược ngắn hạn: Nợ TK 111: 30.000 Có TK 338: 30.000 3) Khi nhận tiền ký quỹ, ký cược dài hạn: Nợ TK 111: 200.000 Có TK 344: 200.000 4) Khi hoàn trả tiền ký quỹ, ký cược dài hạn: Nợ TK 344: 300.000 Có TK 112: 300.000 Bài 8: Kế toán các khoản nợ phải trả 204 ACC301_Bai8_v2.0013107203 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Bài này đã hướng dẫn các bạn về kế toán Nợ phải trả . Trong đó, nội dung đầu tiên các bạn cần nắm vững đó là khái niệm, nội dung và phân loại các khoản nợ phải trả trong doanh nghiệp. Các khoản nợ phải trả chủ yếu như các khoản nợ phải trả nhà cung cấp, các khoản thanh toán với Nhà nước, các khoản phải trả nội bộ, các khoản vay ngắn hạn và dài hạn, nợ dài hạn đến hạn trả, trái phiếu phát hành và chi phí đi vay. Các bạn cần nắm vững sổ sách, báo cáo kế toán, hệ thống tài khoản kế toán theo dõi và trình tự ghi sổ kế toán của từng loại nợ phải trả này. Bài 8: Kế toán các khoản nợ phải trả ACC301_Bai8_v2.0013107203 205 CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày khái niệm và nội dung của nợ phải trả, nguyên tắc kế toán nợ phải trả? 2. Trình bày các quy định chung trong hệ thống thuế hiện hành tại Việt Nam hiện nay? Các loại chứng từ sổ sách được quy định với từng loại thuế? 3. Trình bày tài khoản kế toán, nội dung và trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu liên quan đến các phải trả nhà cung cấp, phải trả nội bộ, các khoản nợ dài hạn đến hạn trả, chi phí đi vay, các khoản vay ngắn hạn và dài hạn? 4. Trình bày tài khoản kế toán và trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu liên quan tới các khoản thanh toán với Nhà nước? BÀI TẬP THỰC HÀNH Bài 1 Tài liệu tại công ty M trong kỳ (ĐVT: Nghìn đồng) Tình hình đầu kỳ: 1. Giá trị bất động sản đang cầm cố dài hạn: 500.000. 2. Số tiền ký quỹ dài hạn tại ngân hàng: 200.000. 3. Số tiền nhận ký cược ngắn hạn của Công ty A: 150.000, của Công ty B: 230.000. Tình hình trong kì: 1. Cầm cố ngắn hạn một khu nhà kho để vay ngắn hạn một ngân hàng 400.000. Tiền vay đã chuyển trả cho Công ty Y (người bán vật liệu). Nguyên giá khu nhà 1.300.000, Giá trị hao mòn lũy kế 100.000. 2. Dùng tiền gửi ngân hàng thuộc nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản để mua sắm một thiết bị sản suất, giá mua (cả thuế GTGT đầu vào được khấu trừ 5%) l.525.000. TSCĐ đã bàn giao đưa vào sử dụng. 3. Trích bổ sung quỹ đầu tư phát triển theo kế hoạch từ lợi nhuận 45.000. 4. Nhận lại TSCĐ cho thu ngắn hạn từ Công ty B. Sau khi trừ tiền thu (cả thuế GTGT 10%) l.165.000, còn lại Công ty M đã trả cho Công ty B bằng tiền mặt. 5. Số tiền mặt Công ty M đã kí quỹ dài hạn tại ngân hàng (trích từ tiền gửi ngân hàng) theo yêu cầu của Hãng Q để làm đại lý phân phối hàng của Hãng Q là 250.000. 6. Do những khó khăn trong việc khai thác nguồn hàng, Công ty M phải hủy bỏ hợp đồng với Công ty P. Vì thế phải chấp nhận đền bù cho Công ty P 5% giá trị hợp đồng, tính thành tiền l80.000. Số tiền này được trừ vào số tiền ký quỹ dài hạn. Phần còn lại (120.000), ngân hàng đã trả lại Công ty M bằng tiền mặt. 7. Tiến hành cho Công ty X thu ngắn hạn một xe vận tải, nguyên giá 650.000, hao mòn lũy kế 250.000. Công ty X đặt cược một số đá quý, trị giá 500.000. 8. Đánh giá vật liệu tồn kho, giá gốc 680.000, giá đánh lại 800.000. 9. Khoản chênh lệch về tỷ giá ngoại tệ cuối kỳ 150.000 được ghi tăng doanh thu hoạt động tài chính. 10. Kết chuyển khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản trong kì vào vốn kinh doanh. Bài 8: Kế toán các khoản nợ phải trả 206 ACC301_Bai8_v2.0013107203 Yêu cầu 1. Định khoản nghiệp vụ phát sinh và phản ánh vào tài khoản. 2. Cho biết các chỉ tiêu sau:  Giá trị BĐS đang cầm cố dài hạn, ngắn hạn cuối kì.  Số tiền ký quỹ dài hạn, ngắn hạn cuối kỳ.  Số tiền nhận ký cược ngắn hạn, dài hạn cuối kỳ. Bài 2 Công ty U sản xuất 3 mặt hàng: mặt hàng A và B chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế suất thuế GTGT 10%; mặt hàng C chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với thuế suất 25% và thuế GTGT với thuế suất 10% Có Tài liệu trong tháng 1/N như sau (ĐVT: Nghìn đồng): 1. Mua một số vật liệu Z dùng để sản xuất hàng A theo giá thanh toán 220.000, trong đó thuế GTGT 20.000. Hàng đã kiểm nhận, nhập kho đủ. Tiền hàng chưa thanh toán cho Công ty Q. 2. Mua của Công ty P (Công ty P tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp) một số vật liệu Y theo giá thanh toán 170.000 (đã trả bằng chuyển khoản). Vật liệu Y dùng để chế tạo hàng B. 3. Mua một thiết bị sản xuất để phục vụ sản xuất hàng B theo giá thanh toán 550.000 (gồm cả thuế GTGT 50.000). Công ty U đã thanh toán toàn bộ bằng tiền vay dài hạn. 4. Mua một số vật liệu X của Công ty D, hàng đã nhập kho theo gía mua chưa Có thuế GTGT 360.000, thuế GTGT 36.000. Được biết vật liệu X vừa để sản xuất hàng A, vừa để sản xuất hàng C. 5. Xuất kho bán một số thành phẩm cho Công ty F theo tổng giá thanh toán, gồm:  Sản phẩm A: giá vốn: 340.000; giá bán: 440.000.  Sản phẩm B: giá vốn: 245.000; giá bán: 330.000.  Sản phẩm C: giá vốn: 400.000; giá bán: 660.000. 6. Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho quản lý doanh nghiệp gồm cả thuế GTGT 10% (đã trả bằng tiền mặt) l.19.800. 7. Xuất bán trả góp một lô hàng B cho Công ty Q theo giá vốn: 50.000; giá bán trả góp (cả thuế GTGT 10%); 82.000. Công ty Q trả tiền hàng lần đầu bằng tiền mặt 30.000. Được biết giá bán thu tiền 1 lần chưa Có thuế GTGT của lô hàng trên l.70.000, thuế GTGT 7.000. Yêu cầu: 1. Xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và không được khấu trừ phát sinh trong kỳ, biết Tài khoản 133 đầu kỳ dư 5.100 và Tài khoản 3331 đầu kỳ không Có số dư. 2. Định khoản và phản ánh tình hình trên vào Tài khoản. 3. Cho biết số thuế GTGT còn được khấu trừ hay còn phải nộp cuối kỳ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_ke_toan_tai_chinh_bai_8_ke_toan_cac_khoan_no_phai.pdf
Tài liệu liên quan