Bài giảng Kế toán tài chính - Bài 5: Kế toán hàng tồn kho

Kế toán nguyên vật liệu.

 Kế toán công cụ, dụng cụ.

 Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh

dở dang.

 Kế toán thành phẩm, hàng hóa.

 Kế toán hàng gửi đi bán.

 Kế toán dự phòng giảm giá hàng

tồn kho.

pdf34 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 23/05/2022 | Lượt xem: 246 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Kế toán tài chính - Bài 5: Kế toán hàng tồn kho, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoặc có thể bán ra ngoài. Hàng hoá là những sản phẩm được trao đổi qua các đơn vị thương mại. Hạch toán nhập, xuất kho thành phẩm, hàng hoá phải được phản ánh qua giá thực tế. Giá thực tế nhập kho của thành phẩm được tính theo giá thành thực tế nhập kho còn giá thực tế xuất kho của thành phẩm và giá thực tế nhập kho và xuất kho của hàng hoá được tính như các phương pháp tính giá nhập kho và xuất kho của nguyên vật liệu và các loại hàng tồn kho khác. Hàng gửi bán gồm 2 phương thức tiêu thụ là phương thức tiêu thụ hàng qua đại lý (hàng ký gửi) và phương thức chuyển hàng qua hợp đồng. Bài 5: Kế toán hàng tồn kho 112 ACC301_Bai4_v2.0013107203 5.4.2. Chứng từ kế toán Chứng từ kế toán sử dụng trong hạch toán thành phẩm, hàng hoá bao gồm: Phiếu nhập kho (01 – VT) và phiếu xuất kho (02 - VT). Ngoài ra, còn có một số chứng từ liên quan như thẻ kho (06 - VT), biên bản kiểm kê sản phẩm, hàng hoá (mẫu 05 - VT), phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý (mẫu 04 HDL – 3LL). 5.4.3. Tài khoản kế toán Tài khoản kế toán sử dụng để hạch toán thành phẩm, hàng hoá trong phương pháp kê khai thường xuyên là tài khoản 155 - Thành phẩm và tài khoản 156 - Hàng hoá. Tài khoản 155 phải chi tiết đến từng loại thành phẩm. Tài khoản 157 sử dụng để hạch toán hàng gửi đi bán. Tài khoản 156 có 3 tài khoản cấp 2:  Tài khoản 1561: Giá mua hàng hoá  Tài khoản 1562: Chi phí thu mua hàng hoá  Tài khoản 1567: Hàng hoá bất động sản Nội dung và kết cấu của tài khoản 155 được phản ánh trong sơ đồ 5.15 như sau: Tài khoản 155 SDĐK - Giá trị thực tế của thành phẩm nhập kho - Giá trị thực tế của thành phẩm xuất kho - Giá trị của thành phẩm thiếu hụt SDCK: Giá trị thực tế của thành phẩm tồn kho cuối kỳ Sơ đồ 5.15: Kết cấu của tài khoản 155 “Thành phẩm” Nội dung và kết cấu của tài khoản156 được phản ánh trong sơ đồ 5.16 như sau: Tài khoản 156 SDĐK - Giá trị thực tế của hàng hoá nhập kho - Giá trị thực tế của hàng hoá xuất kho - Giá trị của hàng hoá thiếu hụt SDCK: Giá trị thực tế của hàng hoá tồn kho cuối kỳ Sơ đồ 5.16: Kết cấu của tài khoản 156 “Hàng hóa” Nội dung và kết cấu của tài khoản 157 được phản ánh trong sơ đồ 5.17 như sau: Tài khoản 157 SDĐK - Giá vốn của số hàng đã xuất kho chuyển cho người mua theo hợp đồng. - Giá vốn hàng hoá đã xuất kho giao cho đai lý. - Giá vốn của số hàng bán bị trả lại đã được chấp nhận nhưng chưa chuyển về nhập kho. - Giá vốn của số hàng gửi bán từ trước đã được ghi nhận doanh thu. - Giá vốn số hàng mà đại lý đã thanh toán. - Nhập kho số hàng gửi bán bị trả lại đã được chấp nhận. SDCK: Giá trị hàng gửi bán chưa được chấp nhận Sơ đồ 5.17: Kết cấu của tài khoản 157 “Hàng gửi đi bán” Bài 5: Kế toán hàng tồn kho ACC301_Bai5_Bai4_v2.0013107203 113 Tài khoản sử dụng để hạch toán thành phẩm, hàng hoá trong phương pháp kiểm kê định kỳ là tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán. Nội dung và kết cấu của tài khoản 632 được thể hiện trên sơ đồ 5.18 như sau: Tài khoản 632 - Giá trị vốn hàng bán chưa tiêu thụ đầu kỳ - Tổng giá thành sản phẩm, dịch vụ sản xuất hoàn thành trong kỳ - Kết chuyển giá vốn hàng chưa tiêu thụ cuối kỳ - Kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ Sơ đồ 5.18: Kết cấu của tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán” 5.4.4. Trình tự ghi sổ kế toán một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu liên quan đến thành phẩm và hàng hoá, hàng gửi bán  Theo phương pháp kê khai thường xuyên (1) Giá trị thành phẩm nhập kho từ sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 155: Thành phẩm Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (2) Giá trị thành phẩm, hàng hoá đã bán bị khách hàng trả lại, DN nhập lại kho, kế toán ghi: Nợ TK 155, 156 Có TK 157: Hàng gửi bán Có TK 632: Giá vốn hàng bán (3) Giá trị thành phẩm, hàng hoá thừa khi kiểm kê, kế toán ghi: Nợ TK 155, 156 Có TK 632: Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 3381: Tài sản thừa chờ giải quyết (4) Giá trị thành phẩm, hàng hoá thiếu khi kiểm kê, kế toán ghi: Nợ TK 138: Phải thu khác Có TK 155, 156 (5) Đánh giá tăng giá trị thành phẩm, hàng hoá, kế toán ghi: Nợ TK 155, 156 Có TK 412: Chênh lệch đánh giá tăng tài sản (6) Đánh giá giảm thành phẩm, hàng hoá, kế toán ghi: Nợ TK 412 Có TK 155, 156 (7) Giá trị sản phẩm xuất bán , trao đổi , biếu tặng, trả lương, kế toán ghi: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán trong các trường hợp xuất bán, trao đổi trực tiếp tại kho, biếu tặng, trả lương, trả thưởng cho công nhân viên Nợ TK 157: Gửi đi trao đổi Có TK 155, 156 Bài 5: Kế toán hàng tồn kho 114 ACC301_Bai4_v2.0013107203 TK 157, 632 TK 412 TK 155, 156TK 154 TK 157, 632 TK 632, 3381 TK 412 TK 138 TK 222, 223 (1) Giá trị thành phẩm nhập kho (2) Giá trị thành phẩm (3) Giá trị thành phẩm, hàng hoá thừa khi kiểm kê (5) Đánh giá tăng thành phẩm, (7) Giá trị xuất bán, trao đổi biếu, tặng, trả lương CNV (4) Giá trị thành phẩm, hàng hóa (8) Góp vốn liên doanh bằng thành phẩm, hàng hoá (6) Đánh giá giảm thành phẩm, thiếu khi kiểm kê hàng hóa bị trả lại hàng hóa hàng hóa Sơ đồ 5.18: Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu liên quan đến thành phẩm, hàng hóa theo phương pháp kê khai thường xuyên Ví dụ (ĐVT: Nghìn đồng) (1) Doanh nghiệp H kiểm kê hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Khi kiểm kê thành phẩm trong kho, phát hiện thừa số thành phẩm với giá trị là 6.400, chưa rõ nguyên nhân (2) Công ty P nhập kho 1000 thành phẩm Q với đơn giá thực tế nhập kho là 200/ chiếc Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ sau: Các nghiệp vụ trên được phản ánh như sau: (1) Giá trị thành phẩm thừa khi kiểm kê: Nợ TK 155: 6.400 Có TK 3381: 6.400 (2) Giá trị thành phẩm nhập kho Nợ TK 155: 1000  200 = 200.000 Có TK 154: 200.000  Theo phương pháp kiểm kê định kỳ (1) Kết chuyển giá trị thành phẩm, hàng hoá đầu kỳ, kế toán ghi: Nợ TK632: Giá vốn hàng bán Có TK 155, 156: Thành phẩm, hàng hoá (2) Giá trị thành phẩm, hàng hoá hoàn thành trong kỳ nhập kho hoặc đem đi tiêu thụ ngay, kế toán ghi: Nợ TK 632 Có TK 631: Giá thành sản xuất Bài 5: Kế toán hàng tồn kho ACC301_Bai5_Bai4_v2.0013107203 115 (3) Cuối kỳ, tiến hành kiểm kê và xác định giá trị thành phẩm, hàng hoá tồn kho cuối kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 155, 156 Có TK 632 (4) Xác định giá trị thành phẩm, hàng hoá đã tiêu thụ trong kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 911: Kết quả hoạt động kinh doanh Có TK 632: Giá vốn hàng bán TK 155, 156 TK 632 TK 155, 156 (3) Kết chuyển giá trị thành phẩm hàng hóa tồn kho cuối kỳ (1) Kết chuyển giá trị thành phẩm hàng hóa tồn kho đầu kỳ (2) Giá thành sản phẩm sản xuất xong nhập kho (4) Giá trị thành phẩm hàng hóa đã tiêu thụ TK 631 TK 911 Sơ đồ 5.19: Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu liên quan đến thành phẩm, hàng hóa theo phương pháp kiểm kê định kỳ Ví dụ (ĐVT: Nghìn đồng) Doanh nghiệp M thực hiện ghi sổ kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong kỳ, doanh nghiệp có các nghiệp vụ phát sinh như sau: (1) Số dư đầu tháng của thành phẩm là 2.500. (2) Báo cáo về kết quả sản xuất trong tháng: Trong tháng, sản xuất hoàn thành nhập kho 100 sản phẩm, giá thành đơn vị thực tế là 50/sản phẩm. (3) Tài liệu kiểm kê cuối kỳ về thành phẩm có: - Cuối tháng trước: 60 sản phẩm - Cuối tháng này: 20 sản phẩm Giá trị thành phẩm tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Lời giải: Đơn giá bình quân thành phẩm 2500 5000 46,875 60 100   Giá trị thành phẩm tồn kho = 20 x 46, 875 = 937,5 Các nghiệp vụ được định khoản như sau: (1) Kết chuyển giá trị thành phẩm tồn kho đầu kỳ: Nợ TK 632: 2.500 Có TK 155: 2.500 (2) Phản ánh giá thực tế thành phẩm hoàn thành nhập kho: Nợ TK 632: 5.000 Có TK 631: 5.000 Bài 5: Kế toán hàng tồn kho 116 ACC301_Bai4_v2.0013107203 (3) Kết chuyển giá trị thành phẩm tồn kho cuối kỳ: Nợ TK 155: 937,5 Có TK 632: 937,5  Liên quan đến hàng gửi bán Kế toán tại đơn vị có hàng đem ký gửi: (1) Khi đem thành phẩm, hàng hoá gửi đi bán, kế toán ghi: Nợ TK 157: Hàng gửi đi bán Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (đối với thành phẩm, hàng hoá không qua nhập kho) Có TK 155: Thành phẩm Có TK 156: Hàng hoá (2) Khi đại lý ký gửi thanh quyết toán cho Doanh nghiệp về doanh thu của số hàng giao đại lý, ký gửi, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán chưa kể tiền hoa hồng Nợ TK 641: Chi phí bán hàng (tiền hoa hồng trả cho đại lý) Nợ TK 133: Thuế GTGT tính trên hàng hóa Có TK 511: Doanh thu bán hàng Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp (3) Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn của số hàng gửi bán, kế toán ghi: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 157: Hàng gửi đi bán. Kế toán tại đơn vị đại lý: (1) Khi nhận hàng ký gửi, kế toán ghi đơn TK 003 Nợ TK 003: Hàng hoá nhận bán hộ, ký gửi (2) Khi bán được hàng ký gửi, kế toán ghi các bút toán sau: (2a) Xoá sổ hàng ký gửi: Có TK 003 (2b) Phản ánh số tiền phải trả và hoa hồng được hưởng: Nợ TK 111, 112, 131: Toàn bộ số tiền thu được Có TK 511: Hoa hồng được hưởng Có TK 333(1): Thuế GTGT phải nộp tính trên hàng hóa Có TK 331: Số tiền phải trả (2c) Thanh toán tiền cho đơn vị gửi hàng: Nợ TK 331: Số tiền hàng đã thanh toán Có TK 111, 112: Phương thức thanh toán Ví dụ (ĐVT: Nghìn đồng) (1) Công ty A hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ gửi bán cho đại lý Q số hàng trị giá 5.600 (2) Công ty B hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Đại lý M thanh toán số hàng bán được cho B với trị giá lô hàng là 2.200 bằng tiền mặt (bao gồm cả thuế GTGT 10%) và được hưởng hoa hồng 1% trên số hàng bán được. Bài 5: Kế toán hàng tồn kho ACC301_Bai5_Bai4_v2.0013107203 117 Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Các nghiệp vụ trên được định khoản như sau: (1) Đối với công ty A: Nợ TK 157 (Q ): 5.600 Có TK 156: 5.600 Đối với đại lý Q: Nợ TK 003: 5.600 (2) Đối với công ty B: Nợ TK 111: 2.180 Nợ TK 641: 20 Có TK 511: 2.000 Có TK 3331: 200 Đối với đại lý M – Xoá sổ hàng ký gửi: Có TK 003: 2.200 – Phản ánh hoa hồng được hưởng: Nợ TK 131: 2.200 (tổng giá bán gồm cả VAT) Có TK 511: 200 (hoa hồng được hưởng 1% trên giá bán chưa thuế) Có TK 333: 20 (VAT của hoa hồng đại lý) Có TK 331: 1980 (Số tiền còn lại phải trả cho bên chủ hàng = 2.200 – 200 – 20) 5.4.5. Sổ kế toán Khi hạch toán thành phẩm, hàng hoá, kế toán sử dụng các loại sổ sau:  Sổ chi tiết tài khoản 155, 156, 157 (mẫu số S38 - DN)  Sổ chi tiết các loại thành phẩm, hàng hoá (mẫu số S10 - DN)  Bảng tổng hợp chi tiết các loại thành phẩm, hàng hoá (mẫu số S11 - DN)  Thẻ tính giá thành sản phẩm (mẫu số S37 - DN) 5.5. Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho Kế toán lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm mục đích đề phòng các loại hàng tồn kho giảm giá trị so với giá gốc khi chuyển nhượng, cho vay, thanh lý, xử lý,... Số dự phòng được lập trên số lượng của mỗi loại hàng tồn kho theo kiểm kê và thực tế diễn biến giá trong năm kết hợp với dự báo giá trong năm tiếp theo, theo công thức: 5.5.1. Chứng từ kế toán Khi hạch toán các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp mà sử dụng các chứng từ khác nhau cho phù hợp. 5.5.2. Tài khoản kế toán Để phản ánh việc trích lập, hoàn nhập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, kế toán sử dụng tài khoản 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Nội dung và kết cấu của tài khoản 159 được thể hiện trên sơ đồ 5.21 như sau: Mức dự phòng cần phải lập cho năm sau = Số lượng hàng tồn kho mỗi loại (năm nay) x Mức chênh lệch giảm giá của mỗi loại hàng tồn kho Bài 5: Kế toán hàng tồn kho 118 ACC301_Bai4_v2.0013107203 Tài khoản 159 SDĐK - Hoàn nhập số dự phòng đã trích ở cuối năm trước. - Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. SDCK Dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện có Sơ đồ 5.21: Kết cấu của tài khoản 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” 5.5.3. Trình tự ghi sổ kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho Sau đây là trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu liên quan các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho: (1) Cuối kỳ kế toán, khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho lần đầu tiên, kế toán ghi: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (2) Cuối kỳ kế toán tiếp theo, căn cứ vào khoản chênh lệch giữa khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay với khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ trước chưa sử dụng :  Nếu lớn hơn, kế toán ghi: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho  Nếu nhỏ hơn, kế toán ghi: Nợ TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Có TK 632: Giá vốn hàng bán TK 159 (1) Cuối năm, Doanh nghiệp trích lập dự phòng (2) Nếu nhỏ hơn (2) Cuối năm, ghi giảm chi phí số trích thừa (nếu số đã trích lập lớn hơn TK 632 Sơ đồ 5.22: Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho Ví dụ (ĐVT: Nghìn đồng) (1) Doanh nghiệp F có số trích lập dự phòng năm trước là 30.000. Số phải trích lập năm nay là 12.000 (2) Doanh nghiệp J trích lập dự phòng năm nay là 45.000 Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ Các nghiệp vụ trên được phản ánh được định khoản như sau: (1) Nợ TK 159: 18.000 Có TK 632: 18.000 (2) Trích lập dự phòng: Nợ TK 632: 45.000 Có TK 159: 45.000 Bài 5: Kế toán hàng tồn kho ACC301_Bai5_Bai4_v2.0013107203 119 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Bài này đã hướng dẫn các bạn về trình tự ghi sổ kế toán các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các loại hàng tồn kho như: Nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm kinh doanh dở dang, thành phẩm, hàng hoá, hàng ký gửi Trước khi tiến hành ghi sổ kế toán, các bạn cần lưu ý về việc xác định giá trị ghi sổ của các loại hàng tồn kho nhằm đảm bảo cho việc ghi sổ được chính xác. Bài 5: Kế toán hàng tồn kho 120 ACC301_Bai4_v2.0013107203 CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Kế toán các hàng tồn kho sử dụng các chứng từ gốc nào làm căn cứ ghi sổ kế toán? Sử dụng tài khoản nào để định khoản? Trình bày phương pháp kế toán nguyên vật liệu và công cụ,dụng cụ? 2. Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang sử dụng các chứng từ gốc nào làm căn cứ ghi sổ kế toán? Sử dụng tài khoản nào để định khoản? Trình bày phương pháp kế toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang? 3. Kế toán thành phẩm, hàng hoá sử dụng các chứng từ gốc nào làm căn cứ ghi sổ kế toán? Sử dụng tài khoản nào để định khoản? Trình bày phương pháp kế toán thành phẩm, hàng hoá? 4. Kế toán hàng gửi đi bán sử dụng các chứng từ gốc nào làm căn cứ ghi sổ kế toán? Sử dụng tài khoản nào để định khoản? Trình bày phương pháp kế toán hàng gửi đi bán? 5. Trình bày cách xác định các khoản lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho? Kế toán sử dụng tài khoản nào để trích lập dự phòng? BÀI TẬP Bài 1: (ĐVT: Nghìn đồng) Công ty A là doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Có số dư đầu kỳ của các tài khoản:  TK 152: 15.500, trong đó vật liệu chính: 11.200 và vật liệu phụ là 6.300  TK 153: 16.800 Trong tháng 12/2005 phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau: 1. Mua chịu vật liệu chính của công ty B với giá thanh toán theo hoá đơn GTGT là 61.600 (cả thuế GTGT 10%). Khi nhập kho, thiếu hụt 2.000, xử lý vào chi phí của doanh nghiệp. 2. Mua nhập kho một số công cụ, dụng cụ loại phân bổ 2 lần với giá mua chưa thuế GTGT 10% là 15.000. 3. Anh N là nhân viên thu mua thanh toán tạm ứng:  Mua vật liệu phụ với giá thanh toán 5.720 (bao gồm cả thuế GTGT 10%), vật liệu vẫn chưa về đến kho.  Chi phí vận chuyển là 400 ( thuế GTGT 10%) 4. Nhận được hoá đơn GTGT của công ty C về 1 lô vật tư với giá chưa thuế: Công cụ, dụng cụ là 15.000, vật liệu phụ là 18.000 (thuế GTGT 10%), vật tư chưa về nhập kho. 5. Phát hành séc bảo chi thanh toán công ty B ở nghiệp vụ 1 và được công ty chiết khấu thanh toán là 0,5%. 6. Nhập kho vật tư theo hoá đơn GTGT về tháng trước của công ty D:  Vật liệu phụ: 16.000  Vật liệu chính: 44.000  Thuế VAT: 6.000 Bài 5: Kế toán hàng tồn kho ACC301_Bai5_Bai4_v2.0013107203 121 Tình hình xuất vật tư trong tháng như sau: 1. Ngày 2/12/2005, xuất kho vật liệu chính cho sản xuất sản phẩm A là 18.000, sản phẩm B là 12.000. 2. Ngày 10/12/2005, xuất kho vật liệu phụ cho sản xuất sản phẩm A là 8.000, sản phẩm B là 5.000. 3. Ngày 12/12/2005, xuất kho vật liệu phụ cho quản lý phân xưởng là 2.300, quản lý doanh nghiệp 4.500. 4. Ngày 15/12/2005, xuất kho vật liệu chính cho sản xuất sản phẩm A là 30.000, sản phẩm B là 16.000. 5. Ngày 17/12/2005, xuất kho vật liệu phụ cho quản lý phân xưởng là 3.500, cho bán hàng là 500. 6. Ngày 25/12/2005, xuất kho vật liệu chính cho quản lý phân xưởng là 14.000, cho quản lý doanh nghiệp là 10.000. 7. Ngày 27/12/2005, xuất dùng dụng cụ loại phân bổ 2 lần đã nhập kho kỳ này vào sản xuất sản phẩm, mỗi sản phẩm xuất dùng với tỷ lệ giá trị xuất dùng là sản phẩm A : sản phẩm B = 3 : 1 8. Tổng giá trị công cụ dụng cụ đã xuất dùng trong tháng là 10.000, trong đó:  Xuất cho quản lý phân xưởng là 5.000  Xuất cho quản lý doanh nghiệp là 3.000  Chi phí trả trước là 2.000 Yêu cầu: 1. Định khoản các nghiệp vụ nhập kho trong tháng. 2. Định khoản các nghiệp vụ xuất kho trong tháng. Bài 2 (ĐVT: Nghìn đồng) Tháng 12/2007, doanh nghiệp K xuất một số thành phẩm trực tiếp tại bộ phận sản xuất chuyển đến cho đại lý L theo giá vốn là 120.000, tổng giá thanh toán là 275.000 (bao gồm cả thuế GTGT 10%). Đại lý đã bán được 60% số hàng (thu bằng tiền mặt), 40% còn lại không bán được, đại lý trả lại, doanh nghiệp K đã kiểm nhận, nhập kho. Sau khi trừ phần hoa hồng được hưởng 5%, đại lý đã thanh toán cho doanh nghiệp toàn bộ tiền hàng bằng tiền mặt. Hãy định khoản nghiệp vụ gửi bán trên tại doanh nghiệp K và đại lý L. Đến cuối tháng 12/2007, doanh nghiệp K có phát sinh nghiệp vụ hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho của năm 2005 là 65.000 và lập dự phòng dựa trên các thông tin thu thập được về biến động thị trường năm 2008 là 98.000. Hãy định khoản nghiệp vụ trên. Bài 3 Doanh nghiệp H tiến hành sản xuất sản phẩm Z. Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ như sau: (ĐVT: Nghìn đồng) 1. Xuất kho vật liệu chính để chế tạo sản phẩm Z là 50.000 2. Xuất kho vật liệu phụ cho sản xuất sản phẩm Z: 12.000 và cho nhu cầu chung của phân xưởng là 1.500. Bài 5: Kế toán hàng tồn kho 122 ACC301_Bai4_v2.0013107203 3. Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm D: 32.000, nhân viên phân xưởng: 5.400. 4. Trích KPCĐ, BHXH, BHYT theo tỷ lệ quy định. 5. Chi phí về điện mua ngoài phục vụ cho sản xuất ở phân xưởng là 6.050 (cả thuế VAT 10%). 6. Khấu hao TSCĐ ở phân xưởng: 12.500. 7. Nhập kho 430 sản phẩm D hoàn thành, còn dở dang 70 sản phẩm. Cho biết: Đầu kỳ không có sản phẩm dở dang Yêu cầu: Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, biết tính giá trị sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ theo chi phí vật liệu chính.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_ke_toan_tai_chinh_bai_5_ke_toan_hang_ton_kho.pdf