Bài giảng Kế toán quản trị 1 (Phần 2)

1. Những khái niệm cơ bản thể hiện mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận

1.1. Số dư đảm phí

Số dư đảm phí hay lãi trên biến phí trong tiếng Anh là Contribution margin. Số dư

đảm phí là chênh lệch giữa giá bán (hay doanh thu) với chi phí biến đổi của nó. Số

dư đảm phí có thể được xác định cho mỗi đơn vị sản phẩm, cho từng mặt hàng

hoặc tổng hợp cho tất cả các mặt hàng tiêu thụ.

Bản chất và cách xác định số dư đảm phí

Toàn bộ chi phí được phân tích thành hai loại chi phí đó là chi phí biến đổi và chi

phí cố định. Khi đó chúng ta không tính toán, phân bổ chi phí cố định cho mỗi đơn

vị sản phẩm mà luôn ứng xử nó là tổng số và là chi phí thời kì. Tổng chi phí cố

định ở kì nào phải được bù đắp đầy đủ trong kì đó.

Nếu gọi x: số lượng, g: giá bán, a: chi phí khả biến đơn vị, b: chi phí bất biến.

pdf37 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 24/05/2022 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Kế toán quản trị 1 (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đƣợc chuyển vào kho chờ tiêu thụ. Khi thành phẩm trong kho đƣợc đem bán cho khách, giá vốn của hàng đem bán đƣợc phản ánh vào tài khoản “Giá vốn hàng bán”. 2. Định giá sản phẩm và dịch vụ 2.1. Những nhân tố chủ yếu đến quyết định giá bán 2.1.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp Mục tiêu của doanh nghiệp: đây không phải là nhân tố tác động trực tiếp song là nhân tố tác động gián tiếp tới việc hình thành giá bán khác nhau. Các mục tiêu của doanh nghiệp thƣờng thể hiện trong từng giai đoạn khác nhau, có thể mục tiêu trƣớc mắt là lợi nhuận hay cạnh tranh với đối thủ hay có thể mục tiêu cuối cùng là phi lợi nhuận hay lợi nhuận hoặc doanh nghiệp đƣợc hỗ trợ ngân sách hoạt động hay tự chủ kinh phí.. Tất cả những mục tiêu đó đều ảnh hƣởng đến giá bán sản phẩm của doanh nghiệp. 80 Chính sách marketing trong doanh nghiệp: đây là yếu tố quan trọng đến quyết định định giá sản phẩm. Thông thƣờng giá bán sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào chính sách bán hàng của doanh nghiệp. Chính sách bán hàng đƣợc thực hiện thông qua một chuỗi các công việc từ khi quảng cáo thâm nhập thị trƣờng, xây dựng hệ thống phân phối bán hàng, bảo hành sau khi bán. Chi phí sản xuất ra sản phẩm: là yếu tố có tính chất quyết định tới việc hình thành và vận động của giá bán sản phẩm. Chi phí của sản phẩm ảnh hƣởng trực tiếp tới kết quả và hiệu quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp, đó là nhân tố để doanh nghiệp tồn tại và phát triển nhƣ thế nào trên thị trƣờng. Do vậy chỉ cần sự thay đổi đáng kể của chi phí, các nhà quản tri lại có quyết định định giá mới. 2.1.2.Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp Những nhân tố bên ngoài doanh nghiệp thì các nhà quản trị thƣờng không kiểm soát và thay đổi đƣợc. Các nhân tố bên ngoài thƣờng tồn tại một cách khách quan và tác động trực tiếp tới sự hình thành các mức giá khác nhau. Do vậy các quản lý phải cân nhắc, phân tích cẩn thận các yếu tố bên ngoài để xác định mức ảnh hƣởng nhƣ thế nào trong các quyết định, định giá bán sản phẩm của mình. Nhu cầu thị trƣờng: là yếu tố quan trọng nhất của bất kỳ nhà quản trị kinh doanh nào. Trƣớc khi nhà quản trị đƣa ra quyết định sản xuất sản phẩm gì, cần phải tính toán ngay sản phẩm đó tiêu thụ ở thị trƣờng nào và phục vụ cho ai, nắm bắt thông tin về số lƣợng khách hàng có nhu cầu, mức thu nhập của khách hàng, số lƣợng các sản phẩm cùng loại trên thị trƣờng và khối lƣợng các sản phẩm của từng nhà cung cấp ra thị trƣờng. Các nhà quản trị cũng cần dự đoán xu hƣớng vận động nhu cầu của thị trƣờng để đƣa ra các quyết định định giá sản phẩm đúng thời điểm nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Tính cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại trên thị trƣờng: đây là nhân tố rất quan trọng trong các quyết định định giá bán sản phẩm. Đối với các sản phẩm độc quyền bán, nhà quản trị có thể định giá bán sản phẩm cao nhằm thu tối đa lợi nhuận. Đối với các sản phẩm cạnh tranh nhà quản trị đƣa ra giá bán phù hợp vì nếu 81 giá bán cao quá sẽ không tiêu thụ đƣợc, hoặc giá bán thấp quá, doanh nghiệp sẽ mất đi một mức lợi nhuận. Do vậy các nhà quản trị cần nghiên cứu yếu tố cạnh tranh trên thị trƣờng thông qua những điểm nhƣ : Uy tín và vị thế của doanh nghiệp, Chiến lƣợc dài hạn của doanh nghiệp nhƣ thế nào, Các chỉ tiêu tài chính đã minh bạch trên thị trƣờng chứng khoán ra sao Các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ: các chính sách kinh tế này đƣợc thể hiện từ những văn bản có giá trị pháp lý cao nhất nhƣ Hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nƣớc-quy định những điều mà doanh nghiệp phải chấp hành trong việc định giá sản phẩm nhƣ không lũng đoạn thị trƣờng. Đối với các sản phẩm đặc biệt có tính chất thiết yếu hay quốc phòng, nhà nƣớc can thiệp vào các quyết định giá. Nhà nƣớc có thể đƣa ra các khung giá quy định, trên cơ sở đó doanh nghiệp đƣa đƣa ra các mức giá phù hợp. Các quy định của các Bộ, Tỉnh về quy hoạch tổng thể hay chiến lƣợc phát triển dài hạn đều ảnh hƣởng đến các quyết định định giá bán sản phẩm cụ thể của doanh nghiệp. Sự ổn định về chế độ chính trị là nhân tố quyết định đến quá trình thu hút đầu tƣ và định giá bán sản phẩm của các doanh nghiệp. Do vậy các nhà quản trị cần nghiên cứu, phân tích các chính sách kinh tế vĩ mô tại địa phƣơng mình kinh doanh để đƣa ra các quyết định, định giá bán sản phẩm cho phù hợp. Các nhân tố tổng thể trong môi trƣờng kinh doanh: đó là những yếu tố nhà quản trị cần thu thập, phân tích để đƣa ra các quyết định định giá bán sản phẩm phù hợp. Các yếu tố này bao gồm số lƣợng dân số, điều kiện tự nhiên của các vùng miền, trình độ kỹ thuật, công nghệ của từng nơi. Các yếu tố này thông thƣờng có mối quan hệ với nhau trong quá trình phân tích để đƣa ra quyết định. 2.2. Xác định giá bán sản phẩm sản xuất hàng loạt 2.2.1 Định giá bán sản phẩm trong dài hạn Định giá bán sản phẩm trong dài hạn là chiến lƣợc phát triển của doanh nghiệp trong tƣơng lai nhằm đạt các mục tiêu tối ƣu khi đã xây dựng ngay từ ban đầu. Cơ sở khoa học để xây dựng các giá bán trong dài hạn chủ yếu dựa vào các chi phí tiêu 82 hao cho sản phẩm đó hoặc mức lợi nhuận mà nhà quản trị mong muốn đạt đƣợc. Các chi phí đầy đủ liên quan đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thƣờng bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí hoạt động hỗ trợ cho bán hàng và quản lý. Bất kỳ các thông tin lợi về chi phí đều là cơ sở khoa học để nhà quản trị đƣa ra quyết định, định giá bán sản phẩm của mình trên thị trƣờng. Định giá bán sản phẩm dựa trên chi phí là phƣơng pháp phổ biến nhất trong tất cả các doanh nghiệp và có nguồn gốc lịch sử lâu đời. Theo quan điểm này các mức giá bán thƣờng tỷ lệ với các khoản chi phí tiêu hao cho sản phẩm sản xuất. Phƣơng pháp này tính toán đơn giản và có thể xác định lợi nhuận dự kiến dễ dàng. Song phƣơng pháp này cũng có những hạn chế nhƣ không phù hợp với các sản phẩm có nhiều lợi thế hoặc cạnh tranh cao khi đó mất đi một mức lợi nhuận hoặc không tiêu thụ đƣợc. Sau đây ta sẽ nghiên cứu những tình huống định giá bán sản phẩm trong dài hạn cụ thể. 2.2.2 Định giá bán sản phẩm sản xuất hàng loạt Quá trình định giá sản phẩm của các doanh nghiệp thƣờng đƣợc tiến hành theo nhiều phƣơng pháp khác nhau. Mỗi phƣơng pháp thƣờng phù hợp với những sản phẩm cụ thể và chiến lƣợc mà doanh nghiệp lựa chọn. Có những sản phẩm sản xuất hàng loạt sau đó mới đƣợc xác định tiêu thụ, có những sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng, có những sản phẩm tiêu thụ ngay nội bộ doanh nghiệp, có những sản phẩm mang tính độc quyền, có những sản phẩm mang tính cạnh tranh Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hàng loạt thƣờng bao gồm các công ty sản xuất đồ điện tử, hàng gia dụng, vật liệu xây dựng, hàng may mặc Nhƣ vậy trong cơ chế thị trƣờng, sản phẩm của các doanh nghiệp vô cùng phong phú và đa dạng, song việc đƣa ra quyết định, định giá bán sản phẩm trong dài hạn cần dựa trên những nguyên tắc sau:  Giá bán sản phẩm phải bù đắp đƣợc tất cả các khoản chi phí từ khâu sản xuất, tiêu thụ và hoàn một lƣợng vốn nhất định cho nhà đầu tƣ. Đây chính là nguyên tắc cơ bản trong tất cả mọi quyết định định giá. 83  Phƣơng pháp định giá các sản phẩm sản xuất hàng loạt thƣờng thực hiện theo phƣơng trình sau: Giá bán sản phẩm = Chi phí nền sản phẩm + Chi phí tăng thêm Chi phí nền và chi phí tăng thêm của sản phẩm phụ thuộc vào từng phƣơng pháp định giá cụ thể sau: Định giá theo phƣơng pháp chi phí trực tiếp: Theo phƣơng pháp này chi phí nền bao gồm toàn bộ biến phí sản phẩm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, biến phí sản xuất chung, biến phí bán hàng, biến phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí tăng thêm đó là phần bù đắp định phí: định phí sản xuất, định phí bán hàng, định phí quản lý doanh nghiệp và phần dôi ra để thu hồi vốn đầu tƣ theo mong muốn của các nhà quản trị. Chi phí tăng thêm đƣợc xác định theo một tỷ lệ phần trăm của chi phí nền. Chi phí tăng thêm = Chi phí nền  Tỷ lệ % tăng thêm so với chi phí nền Tỷ lệ % tăng thêm so với chi phí nền = Mức hoàn vốn đầu tƣ mong muốn + Định phí Sản lƣợng sản phẩm x Biến phí đơn vị Tỷ lệ % tăng thêm so với chi phí nền = (Vốn đầu tƣ * Tỷ lệ % hoàn vốn) + Định phí (Sản lƣợng sản phẩm x Biến phí đơn vị) Ví dụ 1: Công ty FPT chuyên sản xuất chíp điện tử máy tính phục vụ cho quá trình lắp ráp hàng loạt máy tính tại Việt Nam. Tổng vốn đầu tƣ của công ty là 2,2 tỷ đồng cho việc sản xuất mỗi năm với sản lƣợng 20.000 sản phẩm chíp điện tử. Tỷ lệ hoàn vốn đầu tƣ mong muốn là 20% mỗi năm. Tổng định phí sản xuất chung 360 triệu đồng, định phí bán hàng và định phí quản lý doanh nghiệp 40 triệu đồng. Kế toán quản trị xây dựng các chỉ tiêu về định mức chi phí nhƣ sau: o Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho đơn vị sản phẩm: 20.000 đồng o Chi phí nhân công trực tiếp cho đơn vị sản phẩm: 8.000 đồng o Chi phí sản xuất chung cho đơn vị sản phẩm: 28.000 đồng (trong đó định phí sản xuất là 18.000 đồng) o Biến phí bán hàng và 84 quản lý doanh nghiệp đơn vị sản phẩm: 4.000 đồng o Định phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đơn vị sản phẩm: 2.000 đồng Yêu cầu: Hãy định giá bán sản phẩm theo phƣơng pháp chi phí trực tiếp và phƣơng pháp toàn bộ? Bài giải: Theo phƣơng pháp xác định chi phí trực tiếp, chi phí nền cho 1 đơn vị sản phẩm đƣợc tính nhƣ sau: Chi phí nền: 20.000 + 8.000 + 10.000 + 4.000 = 42.000 Tỷ lệ % tăng thêm so với chi phí nền = 2.200.000 *20% + (360.000.000 + 40.000.000) 42.000 * 20.000 = 100% Chi phí tăng thêm = 42.000 * 100% = 42.000 Vậy giá bán đơn vị sản phẩm là: 42.000 + 42.000 = 84.000 đồng Định giá theo phƣơng pháp chi phí toàn bộ: Theo phƣơng pháp này chi phí nền bao gồm toàn bộ chi phí để sản xuất ra sản phẩm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Chi phí tăng thêm đó là phần bù đắp chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và phần dôi ra để thu hồi vốn đầu tƣ theo mong muốn của các nhà quản trị. Chi phí tăng thêm đƣợc xác định theo một tỷ lệ phần trăm của chi phí nền. Chi phí tăng thêm = Chi phí nền  Tỷ lệ % tăng thêm so với chi phí nền Tỷ lệ % tăng thêm so với chi phí nền = Mức vốn đầu tƣ mong muốn + Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Sản lƣợng sản phẩm x Chi phí sản xuất đơn vị Tỷ lệ % tăng thêm so với chi phí nền = Mức đầu tƣ * Tỷ lệ % hoàn vốn + Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Sản lƣợng sản phẩm x Chi phí sản xuất đơn vị 2.3. Xác định giá bán dịch vụ Ngày 17 tháng 2 năm 2014, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tƣ số 25/2014/TT- BTC quy định phƣơng pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ; áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ quan sản xuất, cung ứng i) hàng hóa, dịch vụ do 85 Nhà nƣớc định giá; ii) hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục thực hiện bình ổn giá trong thời gian Nhà nƣớc áp dụng các biện pháp để bình ổn giá; iii) hàng hóa, dịch vụ khi thực hiện hiệp thƣơng giá, kiểm tra yếu tố hình thành giá và thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về giá. Nguyên tắc chung khi định giá hàng hóa, dịch vụ: 1) bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh thực tế hợp lý, có lợi nhuận phù hợp với mặt bằng giá thị trƣờng và chủ trƣơng, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nƣớc trong từng thời kỳ có tác động đến giá hàng hóa, dịch vụ và 2) kịp thời điều chỉnh giá khi các yếu tố hình thành giá thay đổi. Thông tƣ quy định 2 phƣơng pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ: 1, Phƣơng pháp so sánh (thực hiện qua 3 bƣớc): là phƣơng pháp căn cứ vào kết quả phân tích, so sánh giữa mức giá và các đặc điểm kinh tế, kỹ thuật ảnh hƣởng lớn đến mức giá của hàng hóa, dịch vụ cần định giá với hàng hóa, dịch vụ tƣơng tự đƣợc giao dịch trên thị trƣờng trong nƣớc; có tham khảo giá cả trên thị trƣờng khu vực và thế giới (nếu có). Các yếu tố so sánh bao gồm: i) mức giá giao dịch, mua bán trên thị trƣờng trong điều kiện bình thƣờng của hàng hóa, dịch vụ tƣơng tự gắn với thời gian, điều kiện giao dịch và chính sách của Nhà nƣớc có tác động đến giá hàng hóa, dịch vụ; ii) các đặc tính cơ bản của hàng hóa, dịch vụ. 2, Phƣơng pháp chi phí: là phƣơng pháp định giá hàng hóa, dịch vụ căn cứ vào chi phí sản xuất, kinh doanh thực tế hợp lý, hợp lệ và mức lợi nhuận dự kiến (nếu có) phù hợp với mặt bằng giá thị trƣờng và chính sách của Nhà nƣớc có tác động đến giá hàng hóa, dịch vụ. Giá hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nƣớc xác định theo công thức sau: Giá hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nƣớc = Giá thành toàn bộ (Z) + Lợi nhuận dự kiến (nếu có) + Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) + Thuế giá trị gia tăng, thuế khác (nếu có) 86 Giá hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu xác định theo công thức sau: Giá hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu = Giá vốn nhập khẩu (GV) + Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính (nếu có) + Lợi nhuận dự kiến (nếu có) + Thuế giá trị gia tăng, thuế khác (nếu có) Chi phí sản xuất, kinh doanh và giá thành toàn bộ hàng hóa, dịch vụ (sau đây gọi chung là sản phẩm) làm cơ sở định giá đƣợc xác định theo yếu tố chi phí hoặc theo khoản mục chi phí, bao gồm: - Sản lƣợng tính giá - Chi phí sản xuất, kinh doanh: chi phí nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, nhiên liệu, năng lƣợng trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp; chi phí khấu hao máy móc thiết bị trực tiếp (trƣờng hợp đƣợc trích khấu hao); chi phí sản xuất, kinh doanh (chƣa tính ở trên) theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực; chi phí sản xuất chung (đối với doanh nghiệp); chi phí tài chính (nếu có); chi phí bán hàng; và chi phí quản lý - Chi phí phân bổ cho sản phẩm phụ (nếu có) - Giá thành toàn bộ - Giá thành toàn bộ 01 đơn vị sản phẩm Căn cứ theo nguyên tắc chung khi định giá hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ dự kiến tỷ suất lợi nhuận hoặc mức lợi nhuận hợp lý (nếu có) đảm bảo giá bán hàng hóa, dịch vụ đƣợc xác định không vƣợt giá bán trên thị trƣờng (đối với hàng hóa, dịch vụ có giá thị trƣờng). Ban hành kèm theo Thông tƣ là mẫu Phiếu Khảo sát giá. Thông tƣ này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 04 năm 2014 và thay thế Thông tƣ số 154/2010/TT-BTC ngày 01 tháng 10 năm 2010 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính ban hành Quy chế tính giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ. 2.4. Định giá sản phẩm mới 87 Khi công ty tung ra một sản phẩm mới có thể lựa chọn cách định giá thăm dò thị trƣờng. Hoặc là định giá cao- giá hớt kem hay giá chắt với thị trƣờng.. hoặc là định giá thấp nhằm thâm nhập thị trƣờng. Định giá chắt với thị trƣờng Nhiều công ty có phát minh đƣợc sản phẩm mới đã định giá cao ban đầu để thu đƣợc tỷ suất lợi nhuận lớn trên mỗi đơn vị sản phẩm. Vì giá cao nên số ngƣời mua không nhiều, công ty dần dần giảm giá xuống đẻ có thêm khách hàng mới. Việc định giá chắt vớt thị trƣờng chỉ có ý nghĩa trong những điều kiện nhƣ số lƣợng ngƣời mua đủ để có mức cầu hiện hành cao, phí tổn trên mỗi đơn vị sản phẩm khi sản xuất với khối lƣợng nhỏ, không quá cao đến độ làm triệt tiêu lợi thế của việc đề ra mức giá mà khách sẽ chấp nhận. Gia ban đầu cao sẽ không thu hút thêm các đối thủ cạnh tranh hay giá cao hỗ trợ đƣợc hình ảnh về một sản phẩm hảo Định giá nhằm thâm nhập thị trƣờng Một số công ty khác định giá sản phẩm tƣơng đối thấp, hi vọng rằng sẽ thu hút đƣợc một lƣợng khách mua lớn và đạt đƣợc một thị phần lớn. Dần dần do cải tiến, tích lũy kinh nghiệm, chi phí sản xuất sẽ hạ thấp hơn nữa và lợi nhuận sẽ tăng lên Những điều kiện sau đây thuận lợi cho lối định giá thấp - Thị trƣờng rất nhạy cảm với giá cả và giá thấp sẽ kích thích sức tăng trƣởng của thị trƣờng nhiều hơn nữa. - Chi phí sản xuất và phân phối ngày càng giảm do cải tiến và tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm. - Do giá thấp, giảm bớt đƣợc cạnh tranh thực tế và tiềm tàng vì đối thủ không thấy hấp dẫn khi lợi nhuận ít 2.5. Xác định giá bán sản phẩm trong các trƣờng hợp đặc biệt Trong thực tế kinh doanh của các doanh nghiệp, các nhà quản trị cần đƣa ra một giá bán đặc biệt với các trƣờng hợp nhƣ: 88  Khách hàng tiêu thụ ở thị trƣờng mới.  Khối lƣợng đơn đặt hàng nhiều.  Công suất sản xuất, tiêu thụ còn dƣ thừa trong khả năng hiện tại.  Khách hàng nƣớc ngoài  Khi công ty hoạt động trong điều kiện cạnh tranh đấu thầu. Trong các trƣờng hợp trên doanh nghiệp đƣa ra giá bán cần căn cứ vào: Năng lực sản xuất kinh doanh hiện tại, công suất của máy móc thiết bị, khả năng tiêu thụ của thị trƣờng truyền thống, tính cạnh tranh của sản phẩm. Khi doanh nghiệp đƣa ra giá bán trong các trƣờng hợp này cần dựa trên mức chi phí tối thiểu của sản phẩm để bù đắp các biến phí. Đồng thời xây dựng mức giá linh hoạt trong phạm vi nào đó để thu đƣợc mức lợi nhuận mong muốn. Khi đó giá bán đƣợc xác định nhƣ sau: Giá bán linh hoạt = Biến phí + Phần tiền cộng thêm Khi xây dựng giá bán trong các trƣờng hợp đặc biệt, doanh nghiệp cần chú ý những điểm sau:  Công suất của máy móc, thiết bị chƣa khai thác hết thì doanh nghiệp có thể chấp nhận giá bán thấp vì khi đó phần định phí sản xuất đƣợc coi là chi phí chìm.  Trƣờng hợp doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình sản xuất, tiêu thụ làm cho khối lƣợng sản phẩm giảm nhanh khi đó doanh nghiệp có thể chấp nhận phƣơng án giảm giá bán cho các đơn đặt hàng.  Trong trƣờng hợp công ty hoạt động trong điều kiện cạnh tranh đấu thầu. Trong trƣờng hợp này công ty biết đƣợc phạm vi mức linh hoạt của giá bán để đƣa ra giá trúng thầu đảm bảo việc tăng lợi nhuận. Công ty có thể linh hoạt hạ bớt giá trong các tình huống cạnh tranh và chỉ cần thu đƣợc một mức lợi nhuận góp nhằm tạo ra lợi nhuận và hiệu quả của quá trình kinh doanh. Trong các tình huống đặc biệt khi định phí cao mà lợi nhuận góp không đủ bù đắp định phí, nhà quản trị vẫn cứ chấp nhận hơn là phải bù đắp toàn bộ định phí và biến phí khi không thu đƣợc đồng lợi nhuận góp nào. 89 Tài liệu tham khảo - Kế toán quản trị, NXB tài chính năm, 1999. . - Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh, NXB Thống kê - Bài tập kế toán quản trị, NXB Thống kê, 2002. - Kế toán quản trị, NXB Lao động xã hôi, 2006. - Kế toán quản trị, NXB Tài chính năm, 2002. TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI TRUNG ƯƠNG I  : Thụy An, Ba Vì, Hà Nội : (024) 33.863.050 : http:// gtvttw1.edu.vn : info@gtvttw1.edu.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_ke_toan_quan_tri_1_phan_2.pdf