I. Giới thiệu chung
1. Tên chương trình
Tên chương trình (phần mềm): Chương trình kế toán Acsoft.
2. Chức năng
Thực hiện các phần hành kế toán trong các doanh nghiệp (từ kế toán chi tiết đến kế
toán tổng hợp).
3. Yêu cầu về máy tính
Để chương trình được sử dụng một cách tốt nhất và đáp ứng yêu cầu nhanh nhất cho
bộ phận kế toán doanh nghiệpười sử dụng, yêu cầu đòi hỏi máy tính (thiết bị phần cứng)
nên có chỗ trống trên ổ cứng từ 500MB trở nên, cấu hình máy từ Pentium III, tốc độ
500Mhz trở lên, hệ điều hành Windows 9x/2000/NT/XP. Trong trường hợp sử dụng
chương trình kế toán có nối mạng, kế toán nên đặt máy chủ có cấu hình cao nhất trong
hệ thống máy tính mà kế toán đang có.
Các phần mềm kế toán phổ biển hiện nay đều được viết trên nền Visual Fox, Visual
Basic, Dotnet cùng cơ sở dữ liệu Visual Fox, SQL server trong hệ điều hành Windows
Quá trình khởi động và bắt đầu làm việc được khái quát như sau
- Khởi động hệ điều hành Windows
- Kích chuột vào biểu tượng của phần mềm kế toán
- Nhập thông tin liên quan- Ví dụ: với phần mềm có thể minh hoạ như sau
II. Cài đặt và khởi động chương trình và màn hình
1. Cài đặt chương trình
Nhấn vào Bộ cài đặt “Setup” trong đĩa acoft, chọn Next để tiếp tục.
5 Hộp thoại User Information hiện ra, điền thông tin vào Name và Company
Hộp thoại Serial Number hiện ra, nhập Sô 1 nhấn Next để tiếp tục.
Chọn đường dẫn, nếu không cần thiết thì cứ để mặc định tại ổ C
6 Tạo Shortcut ra Desktop giữ nguyên, nếu muốn có thể đặt tên khác.
75 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 23/05/2022 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Kế toán máy Acsoft, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ả các bộ phận quản lý tài sản cố định để
bạn chọn đúng bộ phận cần báo cáo.
- Báo cáo theo loại tài sản: Bạn có thể lập được báo cáo riêng của một loại tài sản.
Sau khi bạn nhập ngày lập báo cáo, máy tính sẽ hiện lên tên của từng loại tài sản để bạn
lựa chọn loại tài sản thích hợp. Máy tính sẽ lập một bản báo cáo với đầy đủ các thông tin
như 2 loại báo cáo ở trên.
- Báo cáo tài sản theo một số tiêu thức khác
+ Bạn có thể lấy báo cáo về các tài sản cố định theo các tiêu thức như: theo
đối tượng sử dụng, nguồn hình thành.
+ Các báo cáo tài sản bạn có thể chọn báo cáo theo cả nguyên giá, giá trị
còn lại, hao mòn lũy kế, có tách nguồn hoặc không tách nguồn bằng việc chọn các phím
bấm thích hợp trước khi lập báo cáo .
- Bảng khấu hao TSCĐ: cho phép bạn lấy được chi tiết giá trị khấu hao của tài sản
56
doanh nghiệp cho từng bộ phận trong thời gian báo cáo.
V. Sổ tài khoản ngoài bảng
B. Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính được lập theo đúng chế độ quy định gồm
1. Sổ nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải được ghi vào sổ
Nhật ký mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo dõi trình tự thời gian phát sinh và theo
nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ
Nhật ký để ghi vào Sổ cái theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được ding làm căn cứ ghi sổ,
trước hết ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào ô Nhật ký chung.
2. Sổ cái
2.1. Nội dung: Sổ cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh theo tài khoản kế toán được quy định trong chế độ tài khoản kế toán áp dụng cho
doanh nghiệp
Số liệu ghi trên sổ Cái dùng để kiểm tra, đối chiếu với số liệu ghi trên Bảng tổng hợp chi
tiết hoặc các Sổ (thẻ) kế toán chi tiết và dùng để lập Bảng cân đối phát sinh và Báo cáo
tài chính
2.2. Phương pháp ghi sổ cái
- Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó Chứng từ
ghi sổ được sử dụng để ghi vào sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán liên quan;
- Hàng ngày, căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Cái ở các cột cho phù hợp;
57
- Cuối mỗi trang phải cộng tổng số tiền theo từng cột và chuyển sang đầu trang sau;
- Cuối tháng, quý, năm kế toán phải khoá sổ, cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có,
tính ra số dư và cộng luỹ kế số phát sinh từ đầu quý, đầu năm của từng tài khoản để làm
căn cứ lập Bảng cân đối phát sinh và Báo cáo tài chính.
3. Bảng cân đối phát sinh
- Phản ánh tổng quát tình hình tăng, giảm và hiện có về tài sản và nguồn vốn trong kỳ
báo cáo và từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. Số liệu trên Bảng cân đối phát sinh là căn cứ
để kiểm tra việc ghi chép trên sổ kế toán tổng hợp, đồng thời đối chiếu và kiểm soát số
liệu ghi trên Báo cáo tài chính;
- Bảng cân đối số phát sinh được lập dựa trên Sổ Cái và Bảng cân đối số phát sinh kỳ
trước. Trước khi lập Bảng cân đối số phát sinh phải hoàn thành việc ghi sổ kế toán chi
tiết và sổ kế toán tổng hợp, kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các sổ có liên quan;
- Ngoài việc phản ánh các tài khoản trong Bảng cân đối tài khoản, Bảng cân đối số
phát sinh còn phản ánh số dư, số phát sinh của các TK ngoài bảng cân đối kế toán.
4. Bảng cân đối kế toán
4.1. Khái niệm: Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng
quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại
một thời điểm nhất định
4.2. Tác dụng
- Cung cấp tài liệu chủ yếu cho việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp;
- Thông qua số liệu trên Bảng cân đối kế toán cho biết được tình hình tài sản của doanh
nghiệp đến thời điểm lập Báo cáo tài chính;
- Thông qua số liệu trên Bảng cân đối kế toán cho phép đánh giá một số chỉ tiêu kinh
tế tài chính của doanh nghiệp như tình hình tài chính, khả năng thanh toán;
- Thông qua số liệu trên Bảng cân đối kế toán mà có thể kiểm tra việc chấp hành các
chính sách chế độ kế toán tài chính của Nhà nước.
4.3. Nội dung, kết cấu: Bảng CĐKT được chia làm 2 phần
Phần tài sản và phần nguồn vốn (có thể lập kiểu 1 bên hoặc 2 bên)
* Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp đến thời điểm
lập báo cáo tài chính, tồn tại dưới các hình thức khác nhau và nằm trong tất cả các khâu
của quá trình sản xuất.
* Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp tài thời điểm
lập báo cáo
4.4. Cơ sở số liệu lập Bảng cân đối kế toán
- Bảng cân đối kế toán ngày 31/12 năm trước;
- Số dư các TK loại I, II, III, IV trên các sổ chi tiết, sổ kế toán tổng hợp của kỳ lập
BCĐKT;
- Bảng cân đối số phát sinh;
58
- Số dư các TK ngoài Bảng cân đối kế toán.
4.5. Công tác chuẩn bị trước khi lập bảng cân đối kế toán
- Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các TK, sổ kế toán liên quan giữa kế toán tổng hợp
và kế toán chi tiết, giữa sổ kế toán của doanh nghiệp với các đơn vị có liên quan;
- Kiểm kê tài sản trong trường hợp cần thiết và điều chỉnh kịp thời số liệu trên các TK,
sổ kế toán đúng với kết quả kiểm kê;
- Khoá sổ kế toán tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán;
- Chuẩn bị mẫu biểu quy định.
5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
5.1 Khái niệm: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản
ánh tổng quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong một kỳ kế toán của DN chi
tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác, tình hình thực hiện nghĩa vụ
với Nhà nước về thuế và các khoản khác.
5.2. Tác dụng của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Thông qua các chỉ tiêu trên báo cáo có thể kiểm tra, phân tích và đánh giá tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
+ Phần II - Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước: gồm các chỉ tiêu phản ánh
trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước về các loại thuế và các khoản
phải nộp khác;
+ Phần III - Thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm.
6. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 6.1. Khái niệm: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo
tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo
cáo của doanh nghiệp
6.2. Nội dung kết cấuBáo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần
- Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh;- Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động
đầu tư;
- Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính
6.3. Cơ sở và phương pháp lập: Có 2 phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Phương pháp gián tiếp và phương pháp trực tiếp
Phương pháp gián tiếp: Cơ sở số liệu
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
+ Bảng cân đối kế toán;
+ Sổ cái, sổ chi tiết, báo cáo góp vốn, khấu hao, chi tiết hoàn nhập dự phòng.
Nguyên tắc chung
Theo phương pháp này, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập bằng cách điều chỉnh số
lợi nhuận trước thuế của hoạt động sản xuất kinh doanh khỏi ảnh hưởng của các nghiệp
vụ không trực tiếp thu tiền hoặc chi tiền đã làm tăng, giảm lợi nhuận. Loại trừ các khoản
59
lãi, lỗ của hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính đã tính vào lợi nhuận trước thuế, điều
chỉnh các khoản mục thuộc vốn lưu động.Phương pháp trực tiếp: Cơ sở số liệu
+ Sổ kế toán vốn bằng tiền;
+ Sổ kế toán theo dõi các khoản phải thu, phải trả;
+ Bảng cân đối kế toán.Nguyên tắc chung: Căn cứ vào sổ kế toán để phân tích,
xác định các khoản thu, chi tiền cho phù hợp với nội dung của các chỉ tiêu theo từng loại
hoạt động của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ để ghi vào các chỉ tiêu tương ứng.
7. Báo cáo tài chính
7.1. Khái niệm: Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận của hệ thống báo cáo tài
chính của doanh nghiệp, được lập để giải trình và thuyết minh bổ sung thông tin về tình
hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà chưa
được trình bầy đầy đủ và chi tiết trong các báo cáo tài chính khác. 7.2. Nội dung -
Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp; - Chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp;
- Chi tiết một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính;
- Giải thích và thuyết minh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp;
- Phương hướng sản xuất kinh doanh trong kỳ tới, các kiến nghị.
7.3. Phương pháp lập
+ Phân tích trình bày bằng lời văn phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, phân tích bằng số
liệu phải đảm bảo thống nhất với số liệu trên các báo cáo khác; + Đối với các báo cáo
quý các chỉ tiêu thuộc phần chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp phải thống nhất
trong cả niên độ kế toán;
+ Trong các biểu số liệu, cột số kế hoạch thể hiện số liệu kế hoạch của kỳ báo cáo,
cột số thực hiện kỳ trước thể hiện số liệu của kỳ ngay trước kỳ báo cáo;
+ Các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp chỉ sử dụng
trong thuyết minh của Báo cáo tài chính năm.C. Báo cáo quản trị
1. Báo cáo mua hàng
1.1. Nhật ký mua vật tư, hàng hoá: Phản ánh quá trình phát sinh nội dung nghiệp vụ
mua hàng hoá, vật tư qua các tài khoản 156, 153, 152...đối với các mặt hàng của từng
khách hàng theo từng hoá đơn. Ngoài ra có thể tổng hợp theo từng nhóm hàng hoặc từng
mặt hàng theo yêu cầu quản lý. Chương trình tự động đề xuất TK 156 và bạn có thể thay
đổi tài khoản theo yêu cầu bằng cách gõ tài khoản cần lấy báo cáo và chọn khoảng ngày
in báo cáo sau đó bấm Xác nhận.
1.2. Chi tiết mua hàng theo nhà cung cấp: Phản ánh quá trình phát sinh nội dung
nghiệp vụ nhập hàng hoá, vật tư và hàng trả lại theo từng nhà cung cấp đối với các mặt
hàng của từng nhà cung cấp theo từng hoá đơn. Ngoài ra có thể tổng hợp theo từng nhóm
nhà cung cấp hàng hoá hoặc từng nhà cung cấp hàng theo yêu cầu quản lý. Chương trình
tự động đề xuất TK 156 và bạn có thể thay đổi tài khoản theo yêu cầu bằng cách gõ tài
khoản cần lấy báo cáo và chọn khoảng ngày in báo cáo, bạn có thể lựa chọn tổng hợp
60
hoặc chi tiết từng mặt hàng cụ thể sau đó bấm Xác nhận.
1.3. Chi tiết mua hàng trả lại: Phản ánh quá trình phát sinh nội dung nghiệp vụ nhập
hàng hoá, vật tư bị trả lại theo đối với các mặt hàng theo từng hoá đơn. Ngoài ra có thể
tổng hợp theo từng nhóm hàng hoá hoặc mặt hàng theo yêu cầu quản lý. Chương trình tự
động đề xuất TK 156 và bạn có thể thay đổi tài khoản theo yêu cầu bằng cách gõ tài
khoản cần lấy báo cáo và chọn khoảng ngày in báo cáo, bạn có thể lựa chọn tổng hợp
hoặc chi tiết từng mặt hàng cụ thể bạn muốn xem sau đó bấm Xác nhận.
1.4. Tổng hợp nhập theo khách hàng: Phản ánh quá trình phát sinh nội dung nghiệp vụ
nhập hàng hoá, vật tư theo 3 nội dung (hàng nhập, hàng trả lại, hàng thực nhập) đối với
các mặt hàng của từng nhà cung cấp. Có thể tổng hợp theo từng nhóm hàng hoá hoặc mặt
hàng, nhóm khách hàng hoặc chi tiết từng nhà cung cấp theo yêu cầu quản lý. Chương
trình tự động đề xuất TK 156 và bạn có thể thay đổi tài khoản theo yêu cầu bằng cách gõ
tài khoản cần lấy báo cáo và chọn khoảng ngày in báo cáo, bạn có thể lựa chọn tổng hợp
hoặc chi tiết từng mặt hàng cụ thể xem sau đó bấm Xác nhận.
1.5. Tổng hợp nhập theo mặt hàng: Phản ánh quá trình phát sinh nội dung nghiệp vụ
nhập hàng hoá, vật tư theo 3 nội dung (hàng nhập, hàng trả lại, hàng thực nhập) đối với
các mặt hàng. Ngoài ra có thể tổng hợp theo từng nhóm hàng hoá hoặc mặt hàng, theo
yêu cầu quản lý. Chương trình tự động đề xuất TK 156 và bạn có thể thay đổi tài khoản
theo yêu cầu bằng cách gõ tài khoản cần lấy báo cáo và chọn khoảng ngày in báo cáo,
bạn có thể lựa chọn tổng hợp hoặc chi tiết từng mặt hàng cụ thể bạn muốn xem sau đó
bấm Xác nhận.
2. Báo cáo bán hàng
2.1. Nhật ký bán vật tư, hàng hoá: Phản ánh quá trình phát sinh nội dung nghiệp vụ bán
hàng hoá, vật tư qua các tài khoản 156,153,152...đối với các mặt hàng của từng khách
hàng theo từng hoá đơn. Ngoài ra có thể tổng hợp theo từng nhóm hàng hoặc từng mặt
hàng theo yêu cầu quản lý. Chương trình tự động đề xuất TK 156 và bạn có thể thay đổi
tài khoản theo yêu cầu bằng cách gõ tài khoản cần lấy báo cáo và chọn khoảng ngày in
báo cáo sau đó bấm Xác nhận.
2.2. Chi tiết bán hàng theo khách hàng: Phản ánh quá trình phát sinh nghiệp vụ nhập
hàng hoá, vật tư và hàng trả lại theo từng nhà cung cấp đối với các mặt hàng của từng nhà
cung cấp theo từng hoá đơn. Ngoài ra có thể tổng hợp theo từng nhóm nhà cung cấp hàng
hoá hoặc từng nhà cung cấp hàng theo yêu cầu quản lý. Chương trình tự động đề xuất TK
156 và bạn có thể thay đổi tài khoản theo yêu cầu bằng cách gõ tài khoản cần lấy báo cáo
và chọn khoảng ngày in báo cáo, bạn có thể lựa chọn tổng hợp hoặc chi tiết từng mặt
hàng cụ thể bạn muốn xem sau đó bấm Xác nhận.
2.3. Chi tiết hàng bán trả lại: Phản ánh quá trình phát sinh nội dung nghiệp vụ xuất
hàng hoá, vật tư trả lại đối với các mặt hàng theo từng hoá đơn. Ngoài ra có thể tổng hợp
theo từng nhóm hàng hoá hoặc mặt hàng theo yêu cầu quản lý. Chương trình tự động đề
xuất TK 156 và bạn có thể thay đổi tài khoản theo yêu cầu bằng cách gõ tài khoản cần lấy
báo cáo và chọn khoảng ngày in báo cáo, bạn có thể lựa chọn tổng hợp hoặc chi tiết từng
mặt hàng cụ thể bạn muốn xem sau đó bấm Xác nhận.
61
2.4. Tổng hợp bán theo khách hàng: Phản ánh quá trình phát sinh nội dung nghiệp vụ
xuất hàng hoá, vật tư theo các nội dung (doanh thu, hàng trả lại, các khoản giảm trừ,
doanh thu thuần) đối với các mặt hàng của từng káhch hàng. Ngoài ra có thể tổng hợp
theo từng nhóm hàng hoá hoặc mặt hàng, nhóm khách hàng hoặc chi tiết từng người mua
theo yêu cầu quản lý. Chương trình tự động đề xuất TK 156 và bạn có thể thay đổi tài
khoản theo yêu cầu bằng cách gõ tài khoản cần lấy báo cáo và chọn khoảng ngày in báo
cáo, bạn có thể lựa chọn tổng hợp hoặc chi tiết từng mặt hàng cụ thể bạn muốn xem sau
đó bấm Xác nhận.
2.5. Tổng hợp bán theo mặt hàng: Phản ánh quá trình phát sinh nội dung nghiệp vụ
xuất hàng hoá, vật tư theo các nội dung (doanh thu, hàng trả lại, các khoản giảm trừ,
doanh thu thuần) đối với các mặt hàng. Ngoài ra có thể tổng hợp theo từng nhóm hàng
hoá hoặc mặt hàng theo yêu cầu quản lý. Chương trình tự động đề xuất TK 156 và bạn có
thể thay đổi tài khoản theo yêu cầu bằng cách gõ tài khoản cần lấy báo cáo và chọn
khoảng ngày in báo cáo, bạn có thể lựa chọn tổng hợp hoặc chi tiết từng mặt hàng cụ thể
bạn muốn xem sau đó bấm Xác nhận.
3. Báo cáo công nợ
3.1. Đối chiếu công nợ phải thu: Phản ánh quan hệ thanh toán (số nợ và số đã thanh
toán) của từng khách hàng theo từng chứng từ (thu - chi; nhập - xuất) đối với từng mặt
hàng, nhóm hàng hoá. Ngoài ra bạn có thể xem báo cáo theo tiền VNĐ hoặc ngoại tệ.
Bạn chọn khoảng ngày in báo cáo và đồng thời có thể lựa chọn chi tiết 1 khách hàng theo
yêu cầu đối chiêu công nợ giữa đơn vị và từng khách hàng -> bấm Xác nhận.
3.2. Đối chiếu công nợ phải trả: Phản ánh quan hệ thanh toán (số nợ và số đã thanh
toán) của từng khách hàng theo từng chứng từ (thu - chi; nhập - xuất) đối với từng mặt
hàng, nhóm hàng hoá. Ngoài ra bạn có thể xem báo cáo theo tiền VNĐ hoặc ngoại tệ.
Bạn chọn khoảng ngày in báo cáo và đồng thời có thể lựa chọn chi tiết 1 khách hàng theo
yêu cầu đối chiêu công nợ giữa đơn vị và từng khách hàng -> bấm Xác nhận.
3.3. Biên bản đối chiếu công nợ: Mục đích dùng làm giấy thông báo nợ phản ánh quá
trình quan hệ kinh doanh giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp hoặc với khách mua. Bạn
có thề điền các nội dung mà chương trình đã đề xuất sau đó lựa chọn khách hàng hoặc
nhà cung cấp theo nội dung bạn đã chọn ban đầu khi vào phom nhập (công nợ phải thu -
phải trả). Ngoài ra các chỉ tiêu đề xuất sẵn có bạn cũng có thể thay đổi tuỳ theo nhu cầu.
Chọn khoản ngày cần đối chiếu theo nhu cầu quản lý -> bấm Xác nhận.
4. Báo cáo đại lý
4.1. Báo cáo xuất hàng gửi đại lý: Phản ánh nội dung nghiệp vụ xuất hàng gửi đại lý đối
với từng chứng từ xuất theo giá vốn và giá bán đối với mỗi mặt hàng xuất gửi của đơn vị.
Ngoài ra bạn có thể lựa chọn chi tiết từng nhóm hàng, mặt hàng theo từng nhà cung cấp
hoặc toàn bộ và theo từng loại tiền tệ và tài khoản đối ứng với tài khoản 157 (Hàng gửi
đại lý) sau đó bấm Xác nhận.
4.2. Báo cáo hàng xuất gửi bán: Phản ánh nội dung nghiệp vụ xuất hàng gửi đại lý đối
với từng chứng từ xuất theo giá vốn và giá bán đối với mỗi mặt hàng xuất gửi của đơn vị,
là cơ sở xác định tổng giá trị hàng gửi bán và tổng số doanh thu dự kiến thu được trên
62
từng đại lý theo từng mặt hàng trên từng đại lý. Ngoài ra bạn có thể lựa chọn chi tiết từng
nhóm hàng, mặt hàng theo từng nhà cung cấp hoặc toàn bộ và theo từng loại tiền tệ và tài
khoản đối ứng với tài khoản 157 (Hàng gửi đại lý) -> bấm Xác nhận.
4.3. Báo cáo nhập xuất theo giá bán: Theo dõi tổng hợp nhập, xuất, tồn của từng mặt
hàng theo từng đại lý tiêu thụ theo giá bán ấn định cho từng đại lý. Bạn có thể lựa chọn
linh hoạt các chi tiêu để in báo cáo đầu ra: toàn bộ các đại lý, chi tiết từng đại lý, chi tiết
từng mặt hàng, toàn bộ các mặt hàng.
4.4. Báo cáo hàng đại lý trả lại: Phản ánh nội dung nghiệp vụ xuất hàng gửi đại lý trả lại
đối với từng chứng từ xuất theo giá vốn và giá bán đối với mỗi mặt hàng xuất gửi của
đơn vị. Ngoài ra bạn có thể lựa chọn chi tiết từng nhóm hàng, mặt hàng theo từng nhà
cung cấp hoặc toàn bộ và theo từng loại tiền tệ và tài khoản đối ứng với tài khoản 157
(Hàng gửi đại lý) -> bấm Xác nhận.
5. Báo cáo doanh thu
5.1. Báo cáo chi tiết doanh thu: Báo cáo này cung cấp thông tin đầy đủ và chi tiết về
toàn bộ tình hình doanh thu của đơn vị, tức là toàn bộ doanh thu phát sinh ở các tài khoản
511, 512. Ngoài ra báo cáo còn cung cấp các thông tin về doanh thu, các khoản giảm trừ,
thuế VAT, tổng tiền trên hóa đơn. Các nghiệp vụ được liệt kê theo ngày và số chứng từ
phát sinh. Ngoài ra thông qua báo cáo chi tiết này có thể kiểm tra tình hình sử dụng hóa
đơn tài chính trong kỳ của đơn vị. Để lập được báo cáo chi tiết doanh thu phải nhập
khoảng ngày lập báo cáo và chọn "Xác nhận" máy sẽ đưa ra một bảng Preview, tuỳ theo
yêu cầu nếu cần in bạn bấm vào biểu tượng để In .
5.2. Báo cáo tổng hợp doanh thu: Báo cáo tổng hợp doanh thu cho biết tổng doanh thu,
các khoản giảm trừ, doanh thu thuần của từng mặt hàng, dịch vụ kinh doanh theo như
khai báo, mở sổ chi tiết.
6. Báo cáo giá thành
6.1. Báo cáo giá thành phân xưởng: Báo cáo cho biết thông tin về giá thành của toàn bộ
quá trình công nghệ theo các tiêu đề đã định, bạn có thể xem chi tiết giá thành toàn bộ
của một sản phẩm hoặc giá thành của toàn bộ quy trình sản xuất.
6.2. Báo cáo giá thành đơn vị: Báo cáo cho biết thông tin về giá thành đơn vị của một
sản phẩm sản xuất hoàn thành theo các chỉ tiêu đề lựa chọn, có thể xem chi tiết giá thành
đơn vị của một sản phẩm hoặc giá thành đơn vị của toàn bộ quy trình sản xuất.
7. Báo cáo chi phí
7.1. Báo cáo chi phí bán hàng: Phản ánh các chi phí liên quan đến việc bán hàng theo
từng nội dung chi phí theo từng chứng từ và từng tài khoản đối ứng theo phát sinh Nợ -
Có đối với từng nghiệp vụ kế toán. Bạn có thể chọn chi tiết từng khoản mục phí hoặc
toàn bộ và khoảng ngày lấy báo cáo theo nhu cầu -> bấm Xem.
7.2. Báo cáo chi phí quản lý: Phát sinh trong qua trình kinh doanh do một lý do nào đó
hàng hoá gửi đại lý bị trả lại, khi đó kế toán kho hàng làm phiếu nhập kho nhập trả lại
tương tự như nhập hàng chỉ khác ghi giảm toàn bộ chi phí gía vốn, công nợ. chương trình
tự động đề xuất sẵn các cặp bút toán và bạn chỉ cần lựa chọn khi đi qua các ô tài khoản
sao cho đúng đối tượng nhập lại.
63
7.3. Tổng hợp khoản mục phí: Để giúp cho công tác quản lý chi phí, bạn có thể khai
báo các khoản mục chi phí và như vậy khi nhập số liệu trong kỳ, bạn sẽ phải chọn khoản
mục chi phí thích hợp để ghi nợ cho các TK tập hợp chi phí. Và bạn có thể lấy báo cáo
các chi phí phát sinh ở các TK này theo khoản mục chi phí mà bạn đã khai báo. Trong
báo cáo này bạn có thể xem được cả báo cáo tổng hợp và báo cáo chi tiết khoản mục phí.
Nếu bạn chọn báo cáo Tổng hợp khoản mục phí thì sau khi nhập khoảng ngày cần báo
cáo, máy tính sẽ đưa ra một bảng chi tiết chi phí vừa theo các khoản mục, vừa theo tài
khoản phát sinh. Bạn có được cả số liệu phát sinh trong kỳ và số liệu lũy kế từ đầu năm.
Nếu chọn Báo cáo chi tiết khoản mục phí, máy tính sẽ đưa ra một báo cáo chi tiết các
chứng từ phát sinh của khoản mục phí nào đó.
8. Báo cáo lợi nhuận
8.1. Báo cáo lợi nhuận gộp: Phản ánh nội dung nghiệp vụ xuất hàng gửi đại lý đối với
từng chứng từ xuất theo giá vốn và giá bán đối với mỗi mặt hàng xuất gửi của đơn vị, là
cơ sở xác định tổng giá trị hàng gửi bán và tổng số doanh thu dự kiến thu được trên từng
đại lý theo từng mặt hàng trên từng đại lý. Ngoài ra có thể lựa chọn chi tiết từng nhóm
hàng, mặt hàng theo từng nhà cung cấp hoặc toàn bộ và theo từng loại tiền tệ và tài khoản
đối ứng với tài khoản 157 (Hàng gửi đại lý) -> bấm Xác nhận.
8.2. Báo cáo chi tiết lãi - lỗ: Báo cáo chi tiết lãi - lỗ là Báo cáo quản trị cho biết hiệu quả
kinh doanh của chi tiết từng hoạt động, dịch vụ kinh doanh, của từng mặt hàng của đơn vị
(nếu đơn vị có khai báo chi tiết trong phần khai báo chi tiết TK 9111). Báo cáo chi tiết lãi
- lỗ chỉ có thể lấy được khi người sử dụng làm phần kế toán tổng hợp xác định kết quả
kinh doanh.
64
BÀI TẬP THỰC HÀNH KẾ TOÁN MÁY
Mô phỏng tài liệu kế toán :
Công ty Cổ phần Cao su Hoà Bình
1. Lĩnh vực kinh doanh
- Sản xuất lốp xe máy
2. Chế độ, hình thức và các chính sách kế toán được áp dụng
- Chế độ kế toán : Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC
- Hình thức : Nhật ký chung
- Các chính sách :
+ Hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên
+ Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
+ Tính giá xuất theo phương pháp bình quân gia quyền
+ Tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng
3. Các yêu cầu quản lý chủ yếu :
- Theo dõi doanh thu, giá vốn, lãi lỗ chi tiết theo :
+ Sản xuất : chi tiết cho từng nhóm, thành phẩm
- Lương trả công nhân trực tiếp chi tiết theo từng sản phẩm
- TSCĐ phát sinh mua mới trong tháng thì sẽ tính khấu hao luôn trong tháng đó.
- Theo dõi chi phí chi tiết cho từng loại chi phí : điện, điện thoại, văn phòng
phẩm,
- Quản lý nhập xuất tồn NVL, hàng hoá theo từng kho và chi tiết cho từng nhóm
hàng, mặt hàng
- Quản lý công nợ chi tiết cho từng khách hàng
- Tính giá thành cho từng sản phẩm
- Khai thác báo cáo tài chính
- Khai thác các sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp
- Khai thác các báo cáo nhật ký mua hàng, bán hàng và các báo cáo quản trị khác
65
I. Tổ chức Hệ Thống
1. Xây dựng tài khoản đồng cấp cho phù hợp với yêu cầu hạch toán
Nhóm I: Nhóm tổng hợp
TK 154 : Chí phí sản xuất kinh doanh dở dang
TK 155 : Thành phẩm
TK 3341 : Phải trả lương người lao động trực tiếp
TK 5112 : Doanh thu bán các thành phẩm
TK 5212 : Chiết khấu bán thành phẩm
TK 531 : Hàng bán bị trả lại
TK 532 : Giảm giá hàng bán
TK 6211 : Chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp
TK 6212 : Chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp
TK 622 : Chi phí nhân công trực tiếp
TK 632 : Giá vốn hàng bán
TK 9111 : Xác định kết quả kinh doanh
Nhóm II: Nhóm chi phí
TK 6271 -> 6278 : Chi phí sản xuất chung
TK 3342 : Phải trả lương người lao động phân xưởng
2. Khai báo kho hàng
Chi tiết cho từng kho và lựa chọn tài khoản sử dụng kho
Mã kho Tên kho TK kho
01 Kho NVL 1521, 1522
02 Kho Thành phẩm 155
3. Khai báo tài sản cố định
Chi tiết theo loại tài sản, bộ phận sử dụng
Lưu ý: tài sản không theo dõi theo nguồn hình thành
Loại tài sản Bộ phận quản lý Tách nguồn
- Máy móc thiết bị
- Phương tiện vận tải, truyền dẫn
- Tài sản cố định khác
- XN Luyện
- XNCS 2
- Văn phòng
Không
Không
Không
66
4. Khai báo chi tiết tài khoản
II. Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 1 năm 2012 tại Công ty
Cổ phần cao su Hoà Bình
(Đơn vị tính :Đồng)
Nghiệp vụ 1: Phiếu thu
Ngày 03/01/2012, Công ty TNHH Tuấn Thành thanh toán khoản nợ bằng tiền mặt :
25.000.000
Nợ TK 1111: 25.000.000
Có TK 131: 25.000.000
(131-01: Công ty TNHH Tuấn Thành)
Nghiệp vụ 2: Phiếu chi
Ngày 04/01/2012, thanh toán tiền vận chuyển hoá chất về XNCS 2 cho Công ty Hùng
Cường (địa chỉ: 231 Giải Phóng - Hà Nội, MST: 0101505261) bằng tiền mặt 8.000.000
(VAT 10%). Ngày hoá đơn 02/01/2012, số hoá đơn: 1257, số seri: AB/2012
Nợ TK 6277: 8.000.000
(6277-02: XNCS 2)
Nợ TK 1331: 800.000
Có TK 1111: 8.800.000
Nghiệp vụ 3: Phiếu chi
Ngày 18/01/2012, mua Máy nén khí (nước sản xuất: Trung Quốc) cho XN Luyện
bằng tiền mặt, trị giá 45.000.000, VAT 10%. Ngày hoá đơn 18/01/2012, số HĐ: 4312, số
seri: PQ/2012, MST người bán 0100967400, người bán Cty TNHH Phú Đức, địa chỉ: 16
Nguyễn Du - Hà Nội. Ngày tính khấu hao là 18/01/2012, khấu hao năm 4.500.000/năm,
khấu hao trong 10 năm.
Nợ TK 2112 : 45.000.000
(2112-02: Máy nén khí)
Nợ TK 1331 : 4.500.000
Có TK 1111: 49.500.000
Nghiệp vụ 4: Phiếu chi
Ngày 28/01/2012, trả lương cán bộ công nhân viên bằng tiền mặt:
Nợ TK 3341: 75.000.000
(3341-0102 Cao su BTP 2: 45.000.000)
(3341-0202 Lốp xe máy dream: 30.000.000)
Nợ TK 3342: 30.000.000
67
(3342-02 XNCS 2: 30.000.000)
Nợ TK 3343: 15.000.000
Nợ TK 3344: 21.000.000
Có TK 1111: 141.000.000
Nghiệp vụ 5: Vay tiền
Ngày 22/01/2012, vay ngắn hạn ngân hàng MHB về nhập quỹ tiền mặt 60.000.000
Nợ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_ke_toan_may_acsoft.pdf