- Hệ thống các kiến thức và củng cố lại các từ loại : danh từ , động từ , tính từ.
-Ôn lại nghĩa của các từ theo chủ đề : ý chí và nghị lực và biết viết một đoạn văn ngắn về một người có ý chí ,nghị lực
-Ôn tập về câu hỏi, các từ nghi vấn. và đặt câu.
8 trang |
Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1036 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài giảng Kể chuyện: ( tiết 15 ) kể chuyện đã nghe đã đọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỂ CHUYỆN: ( TIẾT 15 ) KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC.
I- Mục tiêu:
-Kể bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe , đã đọc về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với em.
-Hiểu ý nghĩa truyện tính cách của nhân vật trong mỗi câu chuyện bạn kể ,lời kể chân thật ,sinh động ,giàu hình ảnh và sáng tạo..
-Biết nhận xét , đánh giá lờì kể cảu bạn[ftheo các tiêu chí đã nêu.
II- Đồ dùng dạy học:
Tranh : Chú lính chì dũng cảm,Võ sĩ bọ ngựa, Chú Đất Nung.
Một số truyện viết về đồ chơi cảu trẻ em: Truyện Tấm Cám , truyện ngụ ngôn…..
III- Hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
1- Bài cũ:
-Gọi 3 hs nối tiếp nhau kể lại truyện : Búp bê của ai? bằng lời của Búp bê..
-Nhận xét và cho điểm hs .
2- Bài mới:
2.1 -Giới thiệu:
-Gv nêu mục đích y/c của tiết học
-Kiểm tra hs đã tìm đọc truyện ở nhà như thế nào ?
( Gv xem lướt , y/c hs giới thiệu những truyện mà các em mang đến lớp).
2.2 Hướng dẫn kể chuyện:
a- Tìm hiểu đề bài:
-Y/c 1 hs đọc đề bài.
-Phân tích đề bài .Dùng phấn màu gạch chân dưới những từ ngữ : đồ chơi của trẻ
em , con vật gần gũi.
-Y/c hs quan sát tranh minh hoạ và đọc
tên truyện
+Em còn biết những truyện nào có nhân
vật là đồ chơi của trẻ em hoặc là con vật gần gũi với các em.?
-Em hãy giới thiệu câu chuyện mìnhkể cho các bạn nghe.
b- Kể trong nhóm:
-Y/c hs kể chuyện và trao đổi với bạn về tính cách nhân vật , ý nghĩa truyện.
+Gv gợi ý:
-Nên kể những câu chuyện ngoài sgk sẽ được cộng điểm thêm.
-Kể câu chuyện phải có đầu , có kết thúc ,
kết truyện theo lối mở rộng.
-Nói với các bạn về tính cách nhân vật, ý nghĩa truyện.
c- Kể trước lớp:
-Tổ chức cho hs thi kể .
- Khuyến khích hs hỏi lại bạn về tính cách nhân vật và ý nghĩa truyện.
--Gọi hs nhận xét bạn kể.
-Nhận xét và cho điểm hs.
3- Củng cố và dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn hs về nhà kể lại truyện đã nghe , đã đọc cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
-3 hs nối tiếp nhau kể lại truyện.
-Tổ tửởng kiểm tra và báo cáo lại cho gv
biết.
-1 hs đọc đề bài.
-Lớp lắng nghe.
-Lớp quan sát tranh minh hoạ. Và trả lời
câu hỏi.
+Tên truyện :
-Chú lính chì dũng cảm.
-Võ sĩ bọ ngựa .
-Chú đất Nung.
+Những truyện mà em biết có nhân vật là
đồ chơi là trẻ em:Chú lính chì dũng cảm
và Chú đất Nung.
+Truyện :Võ sĩ bọ ngựa có nhân vật là con vật gần gũi với các em.
+Truyện ; Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Chú mèo đi hia, Con thỏ thông minh….
- 2-3 hs giới thiệu mẫu.
- 5 -7 hs thi kể chuyện .
-Hs nhận xét bạn kể theo tiêu chí đã nêu.
TIẾNG VIỆT (TC) ÔN LUYỆN TẬP ĐỌC. ( TIẾT 29 )
I- Mục tiêu:
-Hệ thống lại các câu hỏi , ý mỗi đoạn và nội dung chính của bài .
+Đối với hs giỏi :
-Luyện hs đọc lưu loát toàn bài .
-Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui tha thiết , thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ khi chơi thả diều.
+Đối với hs trung bình:
-Luyện đọc đúng từ ngữ,ngắt câu đúng ,nghỉ đúng .
II- hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
1-Giáo viên giới thiệu và nêu mục tiêu
bài học.
-Hs mở sgk: Bài:Cánh diều tuổi thơ.
-1hs đọc mẫu toàn bài , cả lớp theo dõi
đọc thầm theo và trả lời câu hỏi.
+Bài văn chia làm mấy đoạn ?
-Y/c 2 hs đọc nối tiếp 2 đoạn ., lớp đọc thầm theo và trả lời câu hỏi.
-Đoạn 1 cho em biết điều gì?
-Đoạn 2 nói lên điều gì?
-Y/c 1 hs đọc toàn bài ,lớp đọc thầm
theo và trả lời câu hỏi.
+Bài văn nói lên điều gì?
2- Luyện hs đọc diễn cảm:
-Gọi 2 hs đọc nối tiếp 2 đoạn.( 3, 4lượt )
-Gv nhận xét và ghi điểm.
+Tổ chức thi đọc diễn cảm., hình thức
thi theo nhóm.
-Cho hoạt động nhóm 6, thảo luận luyện đọc trong nhóm., cử 2 bạn đại diện đọc 2 đoạn thi với nhóm khác.
-Nhận xét và tuyên dương., nhóm nào
đọc hay nhất , đúng nhất.
+ Gv giới thiệu đoạn văn cần đọc diễn
cảm.( treo pa-nô)
-Gv đọc mẫu đoạn văn , lớp lắng nghe.
“Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều .
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ
mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi.Cánh diều mềm mại như cánh bướm.
Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời.Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng .Sáo
đơn rồi sáo kép , sáo bè …như gọi thấp xuống những vì sao sớm”.
-Nhận xét hs đọc , bình chon những hs đọc hay.
Nhận xét tiưết học và dặn dò bài sau.
-Hs lắng nghe.
- Hs mở sgk.
-1 hs đọc,lớp đọc thầm theo.
-Lơp trả lời câu hỏi.
+2 đoạn.
+Tả vẻ đẹp của cánh diều.
+Trò chơi thả diều đem lại niền vui và những ước mơ đẹp.
+Bài văn nói lên niềm vui sướng và
những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng.
-Hs thi đọc nối tiếp.( 8 hs đọc )
-Lớp nhận xét
-Hs thi đọc diễn cảm theo nhóm.
- Nhóm hoạt động nhóm 6.
-Nhóm nhận xét và bình chọn nhóm nào đọc hay nhất
-Hs thi đọc diễn cảm đoạn văn trên bảng.
TIẾNG VIỆT : (TC) ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU. ( TIẾT 30 )
I- Mục tiêu:
- Hệ thống các kiến thức và củng cố lại các từ loại : danh từ , động từ , tính từ.
-Ôn lại nghĩa của các từ theo chủ đề : ý chí và nghị lực và biết viết một đoạn văn ngắn về một người có ý chí ,nghị lực
-Ôn tập về câu hỏi, các từ nghi vấn. và đặt câu.
II- Hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
1- Giới thiệu :
-Gv nêu mục tiêu và ghi đề lên bảng.
2- Hướng dẫn hs ôn luyện dưới các dạng bài tập sau:
Bài tập 1:
Tìm danh từ , động từ , tính từ trong khổ thơ sau:
Thuyền ta chầm chậm vào Ba Bể.
Núi dựng cheo leo hồ lặng im.
Lá rừng với gió ngân se sẽ
Hoạ tiếng lòng ta với tiếng chim.
-Y/c hs đọc y/c đề.
Hỏi : -Danh từ là gì?
-Động từ là gì?
-Tính từ là gì?
-Cho hs hoạt động nhóm 4, thảo luận và tìm các từ loại theo từng cột.
-Dán kết quả lên bảng, đại diện nhóm lên
đọc kết quả.
-Lớp nhận xét – gv nhận xét , hgi điểm.
Danh từ
Động từ
Tính từ
Thuyền , Ba Bể, núi , hồ,
lá ,rừng , gió, tiếng , lòng,tiếng chim.
dựng , ngân,hoạ.
chầm chậm , cheo leo, lặng im, se sẽ.
Bài tập 2:Hoạt động nhóm 6 .
-Tìm các từ nói lên ý chí , nghị lực của con người.
- Đặt 3 câu với 3 từ vừa tìm được.
-Dán bài làm của nhóm lên bảng và đại diện nhóm lên trình bày.
-Gv nhận xét , ghi điểm.
Bài tập 3:
Em hãy viết một đọan văn ngắn nói về người có ý chí , nghị lực nên đã vượt qua
nhiều thử thách, đạt được thành công.
-Y/c hs xác định đề , làm bài vào vở .
-Gv thu một số vở chấm và nhận xét.
-Đọc những đoạn văn hay cho lớp nghe
Bài tập 4: Hs làm miệng .
Đặt câu hỏi với mỗi từ sau:
-Ai,cái gì, làm gì, thế nào, vì sao, bao giờ , ở ở đâu.
-Nhận xét tiết học.
- Hs lắng nghe.
-1 Hs đọc y/c bài tập 1, lớp đọc thầm theo và trả lời câu hỏi.
-Hs hoạt động nhóm 4 .
-Đại diện nhóm lên trình bày.
-Lớp nhận xét.
-Hs hoạt động nhóm
-Đại diện nhóm lên trình bày.
-Lớp lắng nghe và nhận xét nhóm nào tìm nhiều từ nhất , đặt câu hay nhất và đúng nhất.
-Hs làm bài vào vở.
-Hs lắng nghe đoạn văn hay.
-Hs đặt câu, lớp theo dói lắng nghe và nhận
xét.
ÂM NHẠC ( TC) HỌC BÀI HÁT TỰ CHỌN. ( tiết 15 )
I-Mục tiêu:
-Hs hát thuộc lời, đúng giai điệu bài hát tự chọn..Các em có thêm hiểu biết về những bài hát địa phương.
-Trình bày bài hát theo nhóm kết hợp gõ đệm hoặc vận động theo nhạc.
II- Hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
1- Giới thiệu bài hát. và nêu mục tiêu.
-Gv đọc cho hs chép lời ca: Khăn quàng thắp sáng bình minh.
2-Hướng dẫn hs hát:
-Gv hát mẫu lần 1.
-Tập hs hát từng câu trong bài hát.
-Y/c hs gộp 2 câu hát lại.
-y/c hs hát lời 1.
-Ch hs hát theo tổ.
-Nhận xét và sửa sai tại chỗ.
-Hs hát theo nhóm.
-Nhận xét và sửa sai tại chỗ.
-Hướng dẫn hs vừa hát vừa gõ theo tiết tấu.
-Hs vừa hát vừa gõ theo nhạc.
3- Củng cố:
-Lớp vừa hát vừa gõ theo nhạc 1 lần., theo tiết tấu 1 lần.
-Trò chơi:
Thi hát theo nhóm.: 1nhóm hát , 1 nhóm gõ theo nhạc ,và đổi nhau hát, lớp theo dõi bình chon nhóm nào hát hay nhất.
-Nhận xét tiét học.
-Hs lắng nghe.
-Hs ghi bài hát.
-Hs lắng nghe giáo viên hát mẫu.
-Hs tập hát từng câu. 2 câu , 3 câu
-Hs hát gộp cả lời 1.
-hát theo tổ.
- lớp nhận xét
-Hs hát theo nhóm .
-Nhóm khác nhận xét.
-Hs hát và tập gõ theo tiết tấu., theo nhạc.
-Cả lớp hát và kết hợp gõ theo nhạc , tiết tấu.
-Hs thi hát., bình chọn nhóm hát hay nhất.
MÔN: SHTT SINH HOẠT LỚP ( tiết 15 )
I/ SƠ KẾT TUẦN :
+Nhận xét tuần qua :hs đi học chuyên cần.Trong giờ học tham gia phát biểu xây dựng bài tốt như:Dung, Thục , Thảo , Nhi , Trường, Thảo Vy. Thành ,Toàn .
+ Tham gia công tác Đội tốt.
+Thực hiện hồi trống vệ sinh tốt.
+Truy bài đầu giờ tương đối tốt
II/ NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ TỒN TẠI
ƯU ĐIỂM:
+Thực hiện tốt việc truy bài đầu giờ.
+Ghi chép bài đầy đủ.
+Tham gia mọi hoạt động tốt.
TỒN TẠI:
+ Giờ tự quản chưa tốt.
+Học tập không tập trung trong lớp.( Cường , Viễn, Sơn, Thịnh , Na, Như)
+Còn nói chuyện như: Thành. , Hưng Nam., Yến.
+Chưa, tham gia tích cực vệ sinh sân trường.(Thành, Hưng, Thuc.,Nga,Thiên).
III/ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC :
+Tập lớp tự quản, gv theo dõi , nhận xét cụ thể.
+ Điểm danh sau khi vệ sinh sân trường,xếp loại thi đua .
IV PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN ĐẾN :
-Tổ 1 trực lớp.
- Theo dõi các HS tham gia bồi dưỡng HS giỏi,thu tiền học phí.
- Kiểm tra sách vở của Sơn, Trí, Viễn, Cường, Bảo.
-Kiểm tra vệ sinh cá nhân ,móng tay, áo quần cả lớp.
-Thăm phụ huynh em C ư ơ ờng , Duy,Tr í lúc 17 giờ ngày 30 / 12 / 2005)
V /BÀI HÁT: Hát các bài hát Đội .
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- T(TC )-1515lop4.doc