Bài giảng hướng dẫn thực tập khoan - Khai thác

Khơmút kẹp cần: Dùng đểgiữ,

treo cột cần, hay khi cứu sựcố

có thểlắp vào bất cứvị trí nào

của cột cần trên miệng lỗkhoan.

Kích thước của khơmut cũng

được chếtạo phù hợp với đường

kính của cần khoan

pdf126 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1476 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng hướng dẫn thực tập khoan - Khai thác, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. ƒ Lưỡi khoan xoắn: dùng để khoan đất đá mềm dẻo như thạch cao. ™ Trong khoan tay đập, có nhiều loại dùng khác nhau. ƒ Choòng hai cánh: Khoan trong đất đá trung bình và cứng, loại choòng này có hai cánh, lưỡi choòng mở rộng về hai bên sườn vì vậy nó có khả năng mở rộng thành lổ khoan tốt. 86 BM. KHOAN & KHAI THÁCHướng dẫn thực tập khoan – khai thác Khoan tay C. Lưỡi khoan dùng cho khoan xoay & xoay đập tay 87 BM. KHOAN & KHAI THÁCHướng dẫn thực tập khoan – khai thác C. Lưỡi khoan dùng cho khoan xoay & xoay đập tay ƒ Chòong chữ thập: Khoan trong đất đá cứng, nứt nẻ, không đồng nhất hoặc để phá những tầng đá gặp phải khi khoan. ƒ Choòng lệch tâm: Có tác dụng mở rộng thành lỗ khoan và để khoan khi phải tiến hành vừa khoan vừa chống ống. ƒ Choòng pích: Dùng để khoan khi cần đánh dạt những tảng đá hay cuội vào thành lỗ khoan trong đất đá mềm. ‰ Chú ý: Rãnh nước rửa ta thấy trong các lọai choòng có hai tác dụng chính sau: ™ Tăng lực động của bộ dụng cụ khoan xuống đáy lỗ khoan và khi bơm nước vào trong cột cần khoan sẽ giảm được lực đẩy thủy lực đối với bộ dụng cụ khoan; ™ Tăng khả năng tạo cho các hạt mùn khoan lơ lững dưới đáy lỗ khoan do tác động lên xuống của dòng nước rửa trong lòng cột cần khoan khi kéo lên đập xuống. 88 BM. KHOAN & KHAI THÁCHướng dẫn thực tập khoan – khai thác C. Lưỡi khoan dùng cho khoan xoay & xoay đập tay 89 BM. KHOAN & KHAI THÁCHướng dẫn thực tập khoan – khai thác D. Lưỡi khoan dùng cho khoan đập cáp ‰ Choòng dẹt: dùng để khoan đất đá mềm, góc sắc ban đầu của choòng từ 70-90o ‰ Choòng hai cách: dùng để khoan trong đất đá dinh kết và đất đá có độ cứng trung bình. Do cấu tạo phần giữa thân choòng có dạng hình nêm, hai bên rìa tạo thành hai gờ nên choòng có khả năng mở thành lỗ khoan tốt, góc sắc ban đầu của choong khoan từ 80o -100o. ‰ Choòng móng ngựa và choòng chữ thập: dùng để khoan đất đá cứng rắn, nứt nẻ, những tầng đá tảng lẫn cuội, sỏi. ‰ Choòng pích: Được sử dụng khi gặp đá tảng trong lỗ khoan hoặc để đánh dạt những tảng đá vào thành lỗ khoan. 90 BM. KHOAN & KHAI THÁCHướng dẫn thực tập khoan – khai thác D. Lưỡi khoan dùng cho khoan đập cáp 91 BM. KHOAN & KHAI THÁCHướng dẫn thực tập khoan – khai thác 4. Các đầu nối chuyển tiếp ‰ Đầu nối chuyển tiếp Perêkhôt 1. Công dụng: Pêrêkhốt là chi tiết nối ống mẫu với cần khoan, nối ống mẫu, cần khoan với ống slam khi sử dụng ống slam, nối cột cần khoan vối ống chống khi phải dùng ống chống trong lỗ khoan. 2. Cấu tạo: Có 3 loại chính: pêrêkhốt phay, pêrêkhốt slam, pêrêkhốt nòng đôi a. Pêrêkhốt phay đầu dưới tiện ren thang ngoài để nối với ống mẫu tương ứng, đầu trên mặt trong phần vát côn được tiện ren tam giác để nối với giamốc cột cần khoan. • Mặt ngoài được tiện côn và phay các lưới cắt nhằm việc kéo bộ dụng cụ khoan lên dễ dàng, hoặc gặp trường hợp bị vướng đá rơi hay sập lỡ, bao bùn vẫn có thể vừa quay bộ khoan cụ cho các lưỡi cắt của pêrêkhốt phá các nút vướng, vừa kéo bộ dụng cụ lên. • Đường kính ngoài của pêrêkhốt phải bằng đường kính ngoài của ống mẫu và ống chống tương ứng. 92 BM. KHOAN & KHAI THÁCHướng dẫn thực tập khoan – khai thác 4. Các đầu nối chuyển tiếp b. Pêrêkhốt slam: dùng để nối cần khoan ống mẫu và ống slam lại với nhau. Phần mặt ngoài tiện ren thang trái để nối với ống slam nhằm chống hiện tượng ống slam tự tháo trong quá trình khoan, mặt trong phần vát côn được tiện ren tam giác để nối với giá mốc cần. c. Pêrêkhốt nòng đôi: Dùng cho ống mẫu nòng đôi. Pêrêkhốt phay, slam 40o B Raõnh ghi kí hieäu 90o β 93 BM. KHOAN & KHAI THÁCHướng dẫn thực tập khoan – khai thác 5. Ống slam ‰ Công dụng ™ Dùng để đựng các hạt mùn khoan nặng và vụn bi mà dùng dung dịch không đủ khả năng mang lên miệng lỗ khoan hoặc đất đá rơi từ thành lỗ khoan xuống trong qúa trình khoan. ‰ Cấu tạo ™ Chế tạo bằng thép có dạng hình trụ rỗng, đầu trên vát đi 1 góc 300 và uốn cong vào phía trục. ™ Chiều dài: tùy thuộc lượng mùn khoan sinh ra trong 1 hiệp khoan, nhưng không nhỏ hơn 1,5m ™ Đường kính ngoài băng đường kính ngoài của Pêrêkhốt và ống mẫu tương ứng. 94 BM. KHOAN & KHAI THÁCHướng dẫn thực tập khoan – khai thác 5. Ống slam ‰ Phương pháp sử dụng ™ Khi lắp vào ống mẫu, cần siết chặt và đảm bảo sự đồng trục. ™ Sau khi lấy bộ ống mẫu lên ở cuối hiệp khoan, mùn khoan được lấy ra bằng cách treo ngược bộ ống mẫu rồi dùng vòi nước cho bơm ngược vào hoặc vừa đập vừa xoay nhưng tránh làm móp méo ống. 45o L Do 95 BM. KHOAN & KHAI THÁCHướng dẫn thực tập khoan – khai thác 6. Cần khoan ‰ Dựa vào cách nối các cần lẻ với nhau thành cột cần khoan, người ta chia ra làm hai loại cần: Cần khoan nối bằng múpta – damốc và cần khoan nối bằng nhippen. ‰ Cần khoan nối bằng múpta – damốc ™ Được sử dụng chủ yếu trong phương pháp khoan hợp kim và khoan bi. ™ Cấu tạo: Là một ống thép hình trụ, hai đầu cần, phía ngoài được tiện ren tam giác trên đoạn vát côn để nối với múpta hoặc damốc; phía trong được chồn dầy để tăng độ cứng cho chỗ nối. Chiều dài ứng với đường kính 42mm và 50mm là 1,5; 3 và 4,5m, đường kính 63,5mm là 3; 4,5 và 6m. ™ Các cần đơn được nối với nhau thành cần dựng (gồm 2, 3 và 4 cần lẻ) bằng đầu nối mupta. ™ Các cần dựng được nối với nhau bằng damốc. 96 BM. KHOAN & KHAI THÁCHướng dẫn thực tập khoan – khai thác ™Mupta: là chi tiết để nối các cần lẻ thành cột cần dựng, hai đầu được tiện ren tam giác, có độ côn và bước ren tương ứng với cần khoan. ™ Bộ damốc: dùng để nối các cần dựng thành cột cần khoan có cấu tạo gồm có damốc dương và damốc âm. Damốc dương được nối vào đầu dưới, damốc âm được nối vào đầu trên của cột cần khoan. 6. Cần khoan 97 BM. KHOAN & KHAI THÁCHướng dẫn thực tập khoan – khai thác ‰ Cần khoan nối bằng nhippen ™ Phạm vi sử dụng: Thường dùng để khoan những lỗ khoan nông, các lỗ khoan đường kính nhỏ. ™ Cấu tạo: Là một ống thép hình trụ được chế tạo theo ba cỡ đường kính ngoài: 33,5; 42 và 50mm, gồm có hai loại. ™ Loại A có một rãnh khấc để nối các đoạn cần lẻ thành cần dựng. ™ Loại B có hai rãnh khấc dùng để nối các cần dựng thành cột cần khoan với nhippen loại A. Nhippen loại B có rãnh khấc dưới dùng để treo cột cần khoan trên miệng lỗ khoan bằng vinca đỡ cần, rãnh khấc trên dùng để nâng, hạ cột cột cần khoan bằng elevatơ. 6. Cần khoan 98 BM. KHOAN & KHAI THÁCHướng dẫn thực tập khoan – khai thác Ưu nhược điểm của hai loại cần khoan 1. Cần khoan nối bằng mupta – damốc ‰ Ưu điểm ™ Đường kính ngoài của đầu nối mupta-damốc lớn hơn. Đường kính ngoài của cần khoan, vì vậy mối nối phải đảm bảo chắc, kín, giảm được độ mòn của cột cần khoan. ™ Do tiết diện lỗ bên trong cần lớn nên tổn thất thủy lực ít. ™ Tháo ráp nhanh, quá trình nâng, hạ bộ dụng cụ chỉ sử dụng ren của damốc nên bảo vệ được ren của cần. ™ Cho phép sử dụng elevatrơ bán tự động trong quá trình nâng hạ bộ dụng cụ. ‰ Nhược điểm ™ Vì đường kính ngoài của mupta-damốc và cần khoan chênh lệch nhau nên tạo ra các gờ, do đó khi kéo, tháo bộ dụng cụ có thể gây ra hiện tượng vướng mắc vào miệng hoặc chân ống chống. 99 BM. KHOAN & KHAI THÁCHướng dẫn thực tập khoan – khai thác Ưu nhược điểm của hai loại cần khoan ™ Sự lưu thông dung dịch ở khoảng hở giữa cột cần khoan và thành lỗ khoan bị cản trở, không thích hợp khi phải khoan các lỗ có đường kính nhỏ. 2. Cần khoan nối bằng nhippen ‰ Ưu điểm ™ Đường kính ngoài không thay đổi trên toàn bộ cột cần khoan, nên cho phép khoan với số vòng quay lớn và có thể dùng lưỡi khoan có đường kính ngoài gần bằng đường kính cần khoan. ™ Khoảng hở giữa cột cần khoan và thành lỗ khoan. Có thể giảm xuống nhỏ nhất. Do đó giảm được ứng suất uốn và sử dụng của cột cần trong khi khoan. ™ Khi cần thiết, có thể kéo cột cần khoan qua lỗ trục Spinden của đầu máy một đoạn dài. 100 BM. KHOAN & KHAI THÁCHướng dẫn thực tập khoan – khai thác Ưu nhược điểm của hai loại cần khoan ‰ Nhược điểm ™ Tiết diện bên trong của các đầu nối nhỏ hơn nhiều so với tiết diện trong của cần, nên tổn thất thủy lực của dòng nước rữa lớn. ™ Các mối nối không đảm bảo độ cứng vững vi chiều dài đoạn ống nối cắt ren mỏng. ™ Ren nối của cần là ren thang, nên không bảo đảm được độ kín khít tuyệt đối, thời gian thao lắp lâu. ™ Cần chóng bị mòn do va chạm trực tiếp với thành lỗ khoan, đặc biệt khi khoan những lỗ khoan xiên. 101 BM. KHOAN & KHAI THÁCHướng dẫn thực tập khoan – khai thác Phương pháp sử dụng và bảo dưỡng cần khoan 1. Phương pháp sử dụng ™ Để tránh xảy ra sự cố đứt, gãy khi cần khoan, yêu cầu cần khoan phải đạt các chỉ tiêu sau: ™ Mặt trong và ngoài cần phải nhẵn: không rạn nứt và rỉ sét. ™ Cần không được cong quá 1mm/1m. ™ Độ mòn của cần khoan phải trong giới hạn cho phép. ™ Mupta, damốc không được mòn quá 3,5mm so với đường kính ngoài. ™ Trong quá trình khoan phải phân nhóm cần ra để sử dụng, số cần trong một nhóm yêu cầu chất lượng phải như nhau, cần càng tốt thì sử dụng ở chiều sâu càng lớn của lỗ khoan. ™ Mỗi cần dựng nên lắp từ 2 đến 3 vòng cao su bảo vệ. 102 BM. KHOAN & KHAI THÁCHướng dẫn thực tập khoan – khai thác Phương pháp sử dụng và bảo dưỡng cần khoan ™ Để giảm độ rung cần khoan nên bôi mỡ chống rung. ™ Nếu có thể nên sử dụng cần nặng thay thế cần thường ở phần sát lỗ khoan. ™ Các ren nối của damốc phải đảm bảo tốt. Nếu vặn còn từ 1,2 đến 2 ren để chặt là ren đó quá mòn, Các damốc đó phải loại bỏ. 103 BM. KHOAN & KHAI THÁCHướng dẫn thực tập khoan – khai thác Phương pháp sử dụng và bảo dưỡng cần khoan 2. Bão dưỡng cần khoan ™ Để tăng khả năng, thời hạn làm việc của cột cần khoan phải chú ý bảo dưỡng, cụ thể là: ™ Khi di chuyển không được quăng, quật làm cong cần khan và hỏng ren. ™ Các cần khoan chưa dùng phải bôi mỡ vào ren nối, các đầu ren phải được lắp vòng bảo vệ ren. ™ Không được để lẫn lộn các cần khoan có chất lượng khác nhau. ™ Khi cần bảo quản lâu dài, phải tháo cần ra khỏi cần dựng, sắp xếp chúng trên đà kê có 3 đà trở lên. Để cần khoan không bị võng sinh ra cong cần. 104 BM. KHOAN & KHAI THÁCHướng dẫn thực tập khoan – khai thác 7. Cần nặng ‰ Sử dụng cần nặng để tạo ra áp lực cần thiết lên đáy lỗ khoan và tăng độ cứng vững của phần cuối cốt cần khoan, giảm khả năng làm cong cần khoan, giảm độ mòn của cột cần khoan. ‰ Kinh nghiệm cho thấy đa số các trường hợp gãy cần đều nằm ở gần đoạn ống mẫu. ‰ Phần cột cần khoan hay bị gãy sẽ được thay bằng cần nặng. 105 BM. KHOAN & KHAI THÁCHướng dẫn thực tập khoan – khai thác Cần nặng ‰ Do đặc điểm cấu tạo của cần nặng, cách nối các cần với nhau có thể thực hiện theo hai cách: bằng damốc hoặc nối trực tiếp với cần, giữa cần nặng và cần thường được nối với nhau bằng damốc chuyển tiếp. ‰ Khi sử dụng cần nặng cần chú ý tới những yêu cầu cơ bản sau: ™ Cột cần nặng được nối ngay vào phần cuối cột cần khoan và phải kiểm tra thật kỹ khi lắp ghép vì đây là đoạn dễ đứt gãy. ™ Đường kính cần nặng phải phù hợp với đường kính lỗ khoan (thường chọn lớn hơn từ 1 đến 2 cấp đường kính) 106 BM. KHOAN & KHAI THÁCHướng dẫn thực tập khoan – khai thác ‰ Chiều dài cột cần nặng được tính theo công thức trong đó: L: Chiều dài cột cân nặng, (m) C: Tải trọng chiều trục yêu cầu lên đáy lỗ khoan, (kg) K: Hệ số, thường lấy từ 1,25 đến 1,5 Q: Trọng lượng 1m cần nặng )(. m q CKL = Cần nặng 107 BM. KHOAN & KHAI THÁCHướng dẫn thực tập khoan – khai thác 2.3. Các dụng cụ trong bộ kéo thả 1. Đầu xa nhích 2. Quang treo 3. Xirêga 4. Móc treo giảm xóc 108 BM. KHOAN & KHAI THÁCHướng dẫn thực tập khoan – khai thác 1. Đầu xa nhích 1. Công dụng ™ Đầu xanhích là 1 chi tiết dùng để nối giữa bộ phận quay (cột cần khoan) với bộ không quay (ống dẫn dung dịch từ máy bơm lên). ™ Ngoài ra còn là nơi để thả hạt chèn khi bẻ mẫu, hoặc tiếp bi vào lỗ khoan bi. 109 BM. KHOAN & KHAI THÁCHướng dẫn thực tập khoan – khai thác 2. Cấu tạo ‰ Trong khoan xoay sử dụng phổ biến hai loại xanhích không có quang treo (đơn giản) và có quang treo. a. Loại xanhích đơn giản: ƒ Thường được dùng cho các lỗ khoan nông, chiều sâu dưới 300m. Vỏ của xanhích được nối với cột cần khoan nên các chi tiết nối hoặc lắp chặt với vỏ đều quay trong khi khoan, riêng ty xanhích nối với đầu nối ba ngả rồi với nối với ống dẫn nước là các chi tiết không quay. ƒ Để làm kín giữa phần quay và không quay của đầu xanhích có bố trí các vòng đệm kín và chúng được siết chặt lại bằng vòng êcu hãm. Phốt đệm kín có tác dụng chắn giữ dầu bôi trơn trong các ổ bi của đầu xanhích. Đầu xa nhích 110 BM. KHOAN & KHAI THÁCHướng dẫn thực tập khoan – khai thác b. Loại xanhích có quang treo: ƒ Thường dùng khi khoan các lỗ khoan sâu, ngoài nhiệm vụ làm chi tiết nối giữa bộ phận quay và không quay, loại có quang treo được móc với móc của ròng rọc động để tời điều chỉnh áp lực chiều trục và dao động của bộ dụng cụ khoan lên xuống khi cần thiết. ƒ Tùy theo phạm vi sử dụng mà loại Xanhích có quang treo được chọn với các tải trọng nâng của quang treo là 2,5; 5; 10 và 25 tấn. Đầu xa nhích 111 BM. KHOAN & KHAI THÁCHướng dẫn thực tập khoan – khai thác 3. Cách sử dụng ™ Chọn loại phù hợp với tải trọng nâng cho phép và chiều sâu của lỗ khoan. ™ Thường xuyên phải chăm sóc để thay dầu, bơm mỡ đúng định kỳ theo dõi các bộ phận làm kín chống rò rĩ. Trường hợp các vòng đệm kín, ty xanhích quá mòn phải thay mới để bảo đảm độ kín chắc. ™ Đề phòng trong quá trình làm việc đầu xanhích có thể bị tuột ra. Đầu xa nhích 112 BM. KHOAN & KHAI THÁCHướng dẫn thực tập khoan – khai thác Xa nhích có quang treo 1-Đầu nối; 2-Trục Spinden; 3- Vòng phớt chắn dầu; 4-Nắp dưới; 5-Ổ bi đíp; 6-Ổ bi chặn; 7-Vỏ; 8-Ổ bi đỡ; 9-Nắp an toàn; 10-Quang treo; 11-Vòng đệm kín; 12-Nút để đổ hạt chèn; 13-Khơ mát kẹp; 14- Ty xa nhích; 15-Ống dẫn nước 113 BM. KHOAN & KHAI THÁCHướng dẫn thực tập khoan – khai thác 2. Elevatơ ‰ Elêvatơ dùng để móc rãnh đầu trên của damốc âm (hay nhippen loại B) ở đầu cột cần dựng trong quá trình kéo, thả bộ dụng cụ khoan, nhằm giúp cho việc lắp vào và tháo ra cột cần được nhanh chóng. Vòng chốt của elêvatơ có chốt giữ có thể trượt lên, trượt xuống theo thân của nó. ‰ Do đó khi móc elêvatơ vào cột cần khoan phải nâng nó lên trên cùng để “mở cửa” cho cột cần bắt vào, còn khi đã móc xong phải bật vòng chốt xuống, xoay cho chốt vào vị trí rãnh khóa giữ không cho cột cần khoan tuột ra trong quá trình kéo thả. 114 BM. KHOAN & KHAI THÁCHướng dẫn thực tập khoan – khai thác Elevatơ ‰ Khi sử dụng elêvatơ, cần chú ý tới quy định về tải trọng nâng, kích thước loại đầu nối của cột cần khoan để chọn cho phù hợp, tránh nhầm lẫn, ví dụ trên mặt ngoài của elêvatơ ghi ký hiệu 2,5H – 42, nghĩa là tải trọng nâng 2,5tấn, dùng cho đầu nối nhippen đường kính 42mm. 115 BM. KHOAN & KHAI THÁCHướng dẫn thực tập khoan – khai thác 3. Quang treo ‰ Dùng để móc vào dưới xanhích đơn giản khi khoan, hoặc móc vào dưới mupta khi kéo, thả bộ dụng cụ khoan ở những lỗ khoan nông. 116 BM. KHOAN & KHAI THÁCHướng dẫn thực tập khoan – khai thác 4. Xirêga ‰ Dùng để nối giữa ròng rọc động với tải trọng nâng thông qua elêvatơ hoặc quang treo. Các xirêga ( quai treo nâng) thường có sức nâng 4, 5,10 tấn. 117 BM. KHOAN & KHAI THÁCHướng dẫn thực tập khoan – khai thác 5. Móc treo giảm xóc ‰ Móc treo giảm xóc là chi tiết nối giữa ròng rọc động với xanhích. ‰ Có quang treo khi khoan, hoặc giữa ròng rọc động với elêvatơ khi nâng, hạ bộ dụng cụ khoan. 118 BM. KHOAN & KHAI THÁCHướng dẫn thực tập khoan – khai thác Móc treo giảm xóc ‰ Tác dụng của mốc treo giảm xóc; ™ Giảm chấn động trong quá trình nâng bộ dụng cụ khoan ra khỏi lỗ khoan ™ Đảm bảo cho mẫu không bị tụt ra khỏi ống mẫu ™ Mặt khác nhờ có cơ cấu lò xo và bạc quay nên móc treo giảm xóc loại trừ được khả năng xoắn cáp trong quá trình kéo thả dụng cụ khoan. 119 BM. KHOAN & KHAI THÁCHướng dẫn thực tập khoan – khai thác 2.4. Các dụng cụ cứu sự cố và tháo mở cần ống 1. Các dụng cụ tháo, lắp, kẹp, cần ống khoan 2. Một số dụng cụ cứu chữa sự cố khác 120 BM. KHOAN & KHAI THÁCHướng dẫn thực tập khoan – khai thác 1. Các dụng cụ tháo, lắp, kẹp, cần ống khoan ‰ Dụng cụ để tháo, lắp cần khoan 1. Vinca chạc đỡ cần: dùng để đỡ vào khấc của nhippen trong damốc treo cột cần khoan ngay trên miệng lỗ khoan khi kéo thả bộ khoan cụ. Vinca được chế tạo theo kích thước phù hợp với từng loại cần khoan nối bằng đầu nối nhippen hay mupta-damốc. 121 BM. KHOAN & KHAI THÁCHướng dẫn thực tập khoan – khai thác Các dụng cụ tháo, lắp, kẹp, cần ống khoan 2. Khóa bản lề 2 cột: Dùng để thả hoặc lắp cần khoan. Kích thước của khóa cũng được chế tạo phù hợp với đường kính của cần khoan. 122 BM. KHOAN & KHAI THÁCHướng dẫn thực tập khoan – khai thác Các dụng cụ tháo, lắp, kẹp, cần ống khoan 3. Khóa gọng ô: • Để trực tiếp vào rãnh khấc của nhippen hoặc damốc rồi vặn chặt lại bằng cách đập mạnh vài cái sau khi đã dùng khóa bản lề vặn, hoặc trước khi tháo cần khoan bằng khóa bản lề, phải dùng khóa này để “công” đầu nối ra trước. • Kích thước của khóa được chế tạo phù hợp với kích thước của từng loại nhippen hay damốc nối cột cần. 123 BM. KHOAN & KHAI THÁCHướng dẫn thực tập khoan – khai thác 4. Khơmút kẹp cần: Dùng để giữ, treo cột cần, hay khi cứu sự cố có thể lắp vào bất cứ vị trí nào của cột cần trên miệng lỗ khoan. Kích thước của khơmut cũng được chế tạo phù hợp với đường kính của cần khoan. Các dụng cụ tháo, lắp, kẹp, cần ống khoan 124 BM. KHOAN & KHAI THÁCHướng dẫn thực tập khoan – khai thác ‰ Dụng cụ để tháo lấp ống mẫu, ống chống Pêrêkhốt, ống đựng mùn khoan ™ Khóa bản lề: khóa này có thể lắp ở bất cứ vị trí nào trên thân ống. Mỗi loại khóa dùng để tháo lắp được cho hai loại ống chống, ống đựng mùn khoan, perekhốt, ống mẫu có đường kính tương ứng nối tiếp nhau. Khi tháo lắp bao giờ cũng phải dùng 2 khóa, một giữ và một để vặn. ™ Khơmút kẹp ống: khơ mút kẹp ống dùng để kẹp chặt theo cột ống chống trên miệng lỗ khoan, đôi khi cũng dùng trong công tác kéo hoặc thả cột ống. Kích thước của khơmút phụ thuộc vào đường kính ống chống. ™ Khóa xích: loại khóa này có khả năng dùng treo bất cứ cần ống nào cũng được. Các dụng cụ tháo, lắp, kẹp, cần ống khoan 125 BM. KHOAN & KHAI THÁCHướng dẫn thực tập khoan – khai thác 2. Một số dụng cụ cứu chữa sự cố khác ‰ Gồm có các loại ta rô để câu ống và cần khoan rơi trong giếng: ™ Loại không có chuông gọi là met trích ™ Loại có chuông còn gọi là ta rô chuông hay colocon. ™ Ngoài ra toàn bộ các ta rô còn phân loại ra ta rô trái (có răng trái) và ta rô phải (có răng phải). ™ Các kích thước của ta rô được cho trong sổ tay của tổ trưởng khoan. ‰ Ngoài các ta rô còn có các dụng cụ cứu sự cố khác như: búa rung, tạ đập, kích thủy lực, kích cơ khí... 126 BM. KHOAN & KHAI THÁCHướng dẫn thực tập khoan – khai thác III. ĐIỀU KIỆN THỰC TẬP VÀ CÁCH THỨC TỔ CHỨC ‰ Điều kiện thực tập ƒ Trang thiết bị hiện có tại xưởng thí nghiệm khoan – khai thác. ƒ Máy khoan tay và máy khoan XJ tại xưởng ƒ Hiện trường tại các công trình khoan – khai thác ƒ Xem video hướng dẫn thực tập khoan – khai thác ‰ Cách thức tổ chức ƒ Tổ chức theo nhóm tại xưởng ƒ Tổ chức theo nhóm tại hiện trường

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflevnu0017_7714.pdf