I.Mục đích, ý nghĩa, đặc điểm của kĩ thuật tạo hình bằng giấy bìa.
1.Mục đích:
- Giúp học sinh làm quen với việc sử dụng dụng cụ và vật liệu giấy bìa để làm một số đồ dùng, đồ chơi đơn giản.
- Việc học nội dung “kĩ thuật tạo hình bằng giấy bìa” là cơ sở tốt cho việc học nội dung khác của môn thủ công như “ kĩ thuật làm đồ chơi”.
25 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 699 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng học phần Thủ công-Kỹ thuật - Đinh Văn Tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI GIẢNG HỌC PHẦN THỦ CÔNG-KỸ THUẬTHỌC KỲ II NĂM HỌC 2017-2018LỚP K21 GDTHGV Đinh Văn Tính-Khoa Sư phạm1I.Mục đích, ý nghĩa, đặc điểm của kĩ thuật tạo hình bằng giấy bìa. 1.Mục đích: - Giúp học sinh làm quen với việc sử dụng dụng cụ và vật liệu giấy bìa để làm một số đồ dùng, đồ chơi đơn giản.- Việc học nội dung “kĩ thuật tạo hình bằng giấy bìa” là cơ sở tốt cho việc học nội dung khác của môn thủ công như “ kĩ thuật làm đồ chơi”.CHƯƠNG I: KỸ THUẬT TẠO HÌNH BẰNG GIẤY BÌA22.Ý nghĩa:- Tạo hình bằng giấy bìa là lao động thủ công nhẹ nhàng nhưng mang tính nghệ thuật, kĩ thuật.- Qua quá trình sử dụng các dụng cụ đơn giản như bút chì, thước kẻ, kéo,.. để thực hiện các kĩ thuật tạo hình bằng giấy bìa, sự phát triển vận động của bàn tay, ngón tay trẻ thêm linh hoạt, chính xác, đôi tay các em sẽ trở nên khéo léo, nhanh nhẹn hơn. tạo hình bằng giấy bìa góp phần cũng cố kiến thức các môn học khác(toán học). ví dụ: khi thực hành gấp hình, biểu tượng về trục đối xứng được hình thành, khi thực hành về cắt dán giấy, các em tạo dựng được các hình cơ bản như hình vuông, hình chữ nhật, ..- Là hoạt động nghệ thuật: từ mảnh giấy có hình dạng, kích thước như nhau, qua qui trình xé, gấp, cắt, dán, đan, các em có thể tạo ra vô số sản phẩm có hình dạng phong phú, đa dạng, hấp dẫn.- Là hoạt động kĩ thuật có ý nghĩa giáo dục tình cảm và nhân cách lao động rất lớn. Những giờ học tạo hình bằng giấy bìa sẽ hướng dẫn cho các em tính cần cù, kiên nhẫn, khả năng quan sát, tính tích cực sáng tạo, khả năng tư duy kĩ thuật, biết cảm nhận vẻ đẹp tươi sáng, hài hòa, cân đối của sản phẩm.CHƯƠNG I: KỸ THUẬT TẠO HÌNH BẰNG GIÁY BÌACHƯƠNG I: KỸ THUẬT TẠO HÌNH BẰNG GIẤY BÌA33.Đặc điểm: - Các sản phẩm của kĩ thuật tạo hình bằng giấy bìa đều làm bằng vật liệu đơn hiarn, dễ tìm kiếm. đó là các loại giấy thủ công màu có bán sẵn trên thị trường. Sản phẩm của kĩ thuật tạo hình bằng giấy bìa nhìn chung đơn giản, dễ thực hiện nhưng vẫn có yêu cầu về vật liệu kĩ thuật:- Mẫu gấp phần lớn tuân theo qui luật đối xứng. giấy dùng để gấp thường là hình vuông, hình chữ nhật. Phải gấp theo đúng qui trình, thao tác đúng kĩ thuật, nếp gấp phẳng, màu sắc đẹp, hợp lí, trang trí trình bày sản phẩm cần có sáng tạo. Mẫu phối hợp gấp, cắt, dán: các đường cắt thẳng hoặc cong phải sát với nét vẽ đã xác định, nhát cắt dứt khoát, cắt đúng hình mẫu. Hình dáng phải phẳng, nhẵn, bố cục cân đối, sản phẩm sạch sẽ, trang trí đẹp, sáng tạo.- Tùy theo yêu cầu của sản phẩm mà giấy dùng để gấp, cắt, dán, đan có độ dày, mỏng khác nhau. Giấy dùng để xé cần mềm, mỏng vừa phải. giấy dùng để gấp, cắt có độ dày trung bình. Giay để đan hơi cứng thì đan sẽ nhanh hơn.- Mẫu xé, gấp, cắt, dán, đan càng nhỏ thì kĩ thuật càng phải cao.CHƯƠNG I: KỸ THUẬT TẠO HÌNH BẰNG GIẤY BÌA4II.Kĩ thuật gấp hình và các nếp gấp hình cơ bản thường được sử dụng. Kĩ thuật gấp hình: các tờ giấy hoặc bìa mỏng đều thích hợp với việc gấp giấy, nếu giấy có màu ở cả 2 mặt thì sản phẩm sẽ đẹp hơn. Nên để giấy ở trên bàn phẳng vì khi gấp giấy cần phải miết mạnh tay xuống đường gấp để sản phẩm vuông vắn, cứng cáp. - - Phần lớn mẫu được thực hiện bằng giấy vuông, một số trường hợp cần đến nhiều tờ giấy hoặc giấy hình chữ nhật. Một số mẫu gấp cần dùng đến kéo để sửa cho phù hợp với yêu cầu của mẫu.lưu ý: - Tìm giấy màu phù hợp để mẫu được đẹp nhất.- Chọn giấy gấp đúng kích cỡ.- Đặt giấy trên mặt phẳng để gấp.- Trước khi gấp cần nhìn kĩ sơ đồ, đọc lời hướng dẫn, xem hết các minh họa, không bỏ sót một từ quan trọng hoặc kí hiệu nào.- Sau khi gấp cần miết kĩ cho nếp gấp phẳng, thẳng và chính xác.CHƯƠNG I: KỸ THUẬT TẠO HÌNH BẰNG GIẤY BÌA5Tên các nếp gấp cơ bản:- Nếp gấp song song trái chiều.- Nếp gấp lộn trái chiều.- Nếp gấp hình vuông kép.- Nếp gấp hình tam giác kép.- Nếp gấp chụm 4 góc.III. Kĩ thuật xé giấy. - Trước hết, phải xem hình cần xé có mấy bộ phận, yêu cầu về màu sắc như thế nào.- Khi khái quát hóa các bộ phận, chi tiết để quy về hình cơ bản cần chú ý đến tỷ lệ của từng bộ phận với nhau.- Muốn xé bất kì hình gì cũng phải quy nó về một hình cơ bản như hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật sau đó dung bút chì vẽ hình ở mặt sau, vẽ phác từng bộ phận cần xé, sau đó tiến hành xé.- Một tay cầm giấy màu, tay còn lại dung để xé, ta sử dụng các ngón cái và ngón trỏ, các ngón khác có tác dụng đỡ giấy, 2 ngón cái dặt sát nhau ở mặt trên của tờ giấy, ở mặt dưới tờ giấy, các ngón trỏ cũng đặt sát nhau.CHƯƠNG I: KỸ THUẬT TẠO HÌNH BẰNG GIẤY BÌA6Khi xé đường thẳng, vẽ rõ các đường có thể gấp mép hình vẽ theo từng cạnh, miết kĩ, khi xé dùng 2 tay kéo giấy sang 2 bên đến khi hết nét vẽ thì dừng lại.Xé đường cong: Xé từng nhát: một tay xé trở vào phía người xé, một tay xé trở ra. Xé ít một, xé từ mép giấy phía trên xuống mép giấy phía dưới. Không nên cầm giấy chặt quá, nếu cầm quá chặt, giấy dễ bị nhăn, cầm lỏng quá dễ bị rách. Khi xé cần phải xé tỉ mỉ, từ từ, không được xé mạnh dễ bị xoạc rách giấy. Khi xé phải xé riêng từng bộ phận. Ví dụ: như xé cái cây, phải xé tán cây riêng, than cây riêng mới xếp thành cái câyGhép hình và dán hình: khi có đầy đủ các chi tiết của từng bộ phận ta phải tiến hành xếp hình ướm thử lên nền giấy trước để có một bố cục hợp lý, sau đó đánh dấu vị trí các chi tiết rồi mới tiến hành chấm hồ để dán chính thức.CHƯƠNG I: KỸ THUẬT TẠO HÌNH BẰNG GIẤY BÌA7THỰC HÀNH: Gấp một số con vật (SKK trang 28-42) Xé, ghép, dán tranh chủ đề tự chọn Đan 1 tấm nong mốt, 1 tấm nong đôi, 1 tấm đan cài hoa thập đơnCHƯƠNG I: KỸ THUẬT TẠO HÌNH BẰNG GIẤY BÌA8I.Mục đích, ý nghĩa của kĩ thuật làm đồ chơi.Việc tự làm đồ chơi có tác dụng góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh:- Giáo dục trí tuệ: để làm các loại đồ chơi mang những đặc điểm đặc trưng các em cần phải quan sát để phân tích, nhận xét, so sánh các vật với nhau; các hoạt động trí tuệ như: khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp, ghi nhớ, tưởng tượng, tư duy kĩ thuậtcủa các em được hình thành và phát triển.- Giáo dục thẩm mĩ: giúp cho các em biết yêu cái đẹp, biết tự mình tạo nên vẻ đẹp của sản phẩm, tự hào về sản phẩm do mình làm ra.- Giáo dục đạo đức: bản thân giờ học kĩ thuật làm đồ chơi có nhiều khả năng cực chủ động, sáng tạo, kiên trì, biết khắc phục khó khăn, biết quan tâm giúp đỡ bạn bè.- Giáo dục lao động: Hoạt động làm đồ chơi cũng là hình thức lao động, trong đó cần phải dùng đến phương tiện lao động, vận dụng kĩ năng sử dụng công cụ lao động. Hoạt động này mang tính lao động nghệ thuật có sự kết hợp giữa hoạt động tích cực của trí tuệ và vận dụng thao tác lao động để tạo ra sản phẩm. Do đó, việc tự làm đồ chơi có tác dụng giáo dục ý thức lao động và long yêu lao động của các em CHƯƠNG II: KỸ THUẬT LÀM ĐỒ CHƠI9II.Các bước của quy trình làm đồ chơi. Quy trình làm đồ chơi gồm 4 bước chính:B1: Chuẩn bị các vật liệu và dụng cụ có thể sử dụng làm đồ chơi.B2 : Tiến hành làm các chi tiết.B3 : Lắp ghép các chi tiết.B4 : Trang trí hoàn thiện sản phẩm.Ví dụ 1 sản phẩm ứng dụng:có thể làm lồng đèn, con bướm, quạt tròn, bình hoa gắn tường, con mèo hay vịt bằng hộp diêm hoặc kết hợp tạo thành một chủ đề cụ thể như vườn cổ tích, nông trại, vườn hoa của em, sưu tập các con vật nuôi, con vật sống trên cạn, on vật cdưới nước.CHƯƠNG II: KỸ THUẬT LÀM ĐỒ CHƠI10CHƯƠNG II: KỸ THUẬT LÀM ĐỒ CHƠITHỰC HÀNH: Hãy thực hiện quy trình làm một số đồ chơi đơn giản (thực hiện cá nhân) Hãy thực hiện làm đồ chơi theo chủ đề (thực hiện theo nhóm) Chất liệu: vận dụng vật liệu bỏ đi, dễ tìm Chủ đề: Tự chọn Kích thước, màu sắc phù hợp với HSTH và tiện sử dụng. 11CHƯƠNG III: KỸ THUẬT TỰ PHỤC VỤI.Kỹ thuật phục vụ:1.Nguyên liệu và dụng cụ:-Thước gỗ: Dùng để đo vải, vạch đường cong khi thiết kế mẫu quần áoThước dây: Dùng để đo kích thước trên người Kéo: Dùng cắt vải Phấn vẽ: Dùng để vạch, vẽ trên vải Kim cài: Dùng để ghim các mép vải Kim khâu có cỡ nhỏ phù hợp với từng loại vải2. Vật liệu:Vải, nút áo Chỉ may các loại12CHƯƠNG III: KỸ THUẬT TỰ PHỤC VỤ2. Kỹ thuật cắt, khâu, thêu cơ bản:2.1 Quy trình kỹ thuật cắt vải: - Dùng thước đo chu vi muốn cắt, dùng phấn đánh dấu các điểm trên mảnh vải. Dùng phấn và thước nối các điểm lạiDùng kéo cắt ngoài đường phấn từ 0,5 đến 0,7 cm để chừa đường may, khi cắt tay phải cầm kéo, ngón trỏ đỡ lưỡi kéo cho đường cắt được thẳng, tay trái giữ vải không cho vải chạy lệch2.2 Quy trình kỹ thuật cắt vải: (nghiên cứu tài liệu)2.3 Quy trình kỹ thuật khâu:(nghiên cứu tài liệu)2.4 Quy trình kỹ thuật thêu:(nghiên cứu tài liệu)13CHƯƠNG III: KỸ THUẬT TỰ PHỤC VỤTHỰC HÀNH: Thực hành ứng dụng khâu, thêu cơ bản SGK trang 109-11214I. yêu cầu cơ bản của việc sơ chế nguyên liệu và kĩ thuật làm chín thực phẩm. Yêu cầu cơ bản của việc sơ chế gồm 4 yêu cầu :( Sơ chế nguyên liệu là công việc được tiến hành từ lúc nguyên liệu còn ở trạng thái tự nhiên tươi sống đến khi nguyên liệu đã được làm sạch để chuyển sang khâu cắt thái, phối hợp, và làm chín. Có nhiều loại nguyên liệu khác nhau, mỗi loại có cách sơ chế riêng. Nếu sơ chế đúng kỹ thuật sẽ tiết kiệm được nguyên liệu, vừa không làm mất các chất dinh dưỡng trong nguyên liệu vừa đảm bảo vệ sinh.)Đảm bảo vệ sinh: nghĩa là không sử dụng thực phẩm đã ươn, ôi, thối hay nghi có bệnh.+ Đối với các loại nguyên liệu là động vật cần loại bỏ những phần không ăn được và khử mùi hôi tanh và tẩy nhớt.+ Đối với các loại nguyên liệu là thực vật cần loại bỏ gốc, rễ, phần già không ăn được và tẩy, rửa sạch sẽ. CHƯƠNG IV: KỸ THUẬT NẤU ĂN15+ Hợp khẩu vị người ăn.Giữ được giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu.Bằng cách rửa sạch nguyên liệu trước khi cắt thái. Không nên ngâm trong nước lâu. Đối với củ, quả nên rửa sạch đất, cắt trước lúc gọt vỏ, cắt, thái xong rửa nhanh trong nước muối hay nước pha chanh trước lúc xào nấu.Sử dụng hợp lí nguyên liệu.Yêu cầu cơ bản của kĩ thuật làm chín thực phẩm gồm 3 yêu cầu.( Làm chín thực phẩm là khâu cuối cùng của quá trình chế biến nhằm tạo ra các món ăn khác nhau.Sử dụng các kĩ thuật làm chín nhằm làm biến đổi những thực phẩm tươi sống, chưa tiệt trùng thành những món ăn hợp vệ sinh, nhiều chất bổ với nhiều mùi vị thơm ngon khác nhau và tạo điều kiện cho cơ thể tiêu hóa dễ dàng.)Có độ chín thích hợp: độ chín của món ăn phải đảm bảo được hai yêu cầu:+ Làm cho cơ thể hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng.+ Hợp khẩu vị người ăn. CHƯƠNG IV: KỸ THUẬT NẤU ĂN16II.Yêu cầu cơ bản và nguyên tắc xây dựng thực đơn. Xây dựng thực đơn cho bữa ăn chính trong gia đình.Những yêu cầu cơ bản để xây dựng thực đơn.Thực đơn phải phù hợp với thời tiết và người ăn.Nước ta có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa có điều kiệnthời tiết, khí hậu khác nhau. Vì vậy, việc xây dựng thực đơn phải phù hợp với từng mùa.Ví dụ: Mùa hè cần nấu những món có nhiềunước, vị ngọt mát, dễ tiêu, ít chất béo,ít gia vị kích thích. Còn mùa đông thì chọn nấu những món ăn đậm đà, ít nước, nhiều chất béo.Thực đơn còn phải phù hợp với từng lọai đối tượng: Thực đơn cho người già khác thực đơn cho trẻ em. Thực đơn cho những người lao động nặng khác với thực đơn cho người lao động nhẹ.Phải cân đối về số lượng và chất lượngViệc xây dựng thực đơn phải đảm bảo cân đối về số lượng các món ăn, tránh trùng lặp món ăn hoặc có món quá nhiều, món quá ít, đồng thời phải đảm bảo cân đối về chất dinh dưỡng, tránh tập trung vào một vài loại thực phẩm có tỉ lệ chất béo, chất đạm quá cao.Phải theo đúng tính chất bữa ăn và thói quen ăn uống ở từng gia đình, điạ phươngCHƯƠNG IV: KỸ THUẬT NẤU ĂN17Thực đơn cho bữa ăn hằng ngày khác với thực đơn cho bữa cỗ, bữa tiệc. Thực đơn cho bữa điểm tâm các thực đơn của các bữa chínhThực đơn phải thể hiện được sự hấp dẫn về mọi mặtCác món ăn trong thực đơn phải đa dạng, màu sắc hài hòa, mùi vị thơm ngon, hấp dẫn.III.Nguyên tắc xây dựng thực đơn.Tránh cho ăn những món ăn trùng nhau, chế biến cùng một lọai nguyên liệu hoặc cùng một phương pháp làm chính (VD món rau muống luộc và món canh cua rau muống).Các món ăn được chế biến bằng nhiều loại nguyên liệu và phương pháp làm chín khác nhau để tạo nên mùi vị hấp dẫn người ăn. Trong một bữa ăn nên có món mặn (xào, kho), món rau nấu canh hoặc luộc, món thức ăn làm chín bằng chất chua hoặc muối (dưa, cà muối) Có thể thêm món rán.Thực đơn xây dựng phải phù hợp với điều kiện khí hậu trong từng mùa vụ.Thực đơn phải phù hợp với nhu cầu của người ăn.CHƯƠNG IV: KỸ THUẬT NẤU ĂN18IV.Các phương pháp làm chín thực phẩm có sử dụng nhiệt. -Phương pháp làm chín thực phẩm trong môi trường nước là phương pháp dùng môi trường nước làm chín thực phẩm và chuyển hóa các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.-Làm chín thực phẩm bằng nước gồm các phương pháp như luộc, chần, nhúng, dội, nấu canh, ninh, hầm, kho, rim, om.CHƯƠNG IV: KỸ THUẬT NẤU ĂN19MỘT SỐ SẢN PHẨM GẤP GIẤY TẠO HÌNH20Đan cài hoa thập đơnĐan nong mốtĐan nong đôiCÁC SẢN PHẨM ĐAN21MỘT SỐ SẢN PHẨM XÉ DÁN22MỘT SỐ SẢN PHẨM XÉ DÁN23MỘT SỐ SẢN PHẨM LÀM ĐỒ CHƠI24MỘT SỐ SẢN PHẨM KHÂU, THÊU25
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_hoc_phan_thu_cong_ky_thuat_dinh_van_tinh.ppt