Bài giảng học phần Thể dục – Nhảy dây (Phần 2)

Chương II

THỂ DỤC RÈN LUYỆN TƯ THẾ - KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG CƠ BẢN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

1. Mục tiêu :

 - Kiến thức: Giúp sinh viên nắm vững nội dung, kiến thức về thể dục rèn luyện tư thế - kỹ năng vận động cơ bản và phương pháp dạy học thể dục rèn luyện tư thế - KNVĐCB cho học sinh Tiểu học.

 - Kỹ năng: Giúp sinh viên có kỹ năng thực hành đúng kỹ thuật các động tác về thể dục rèn luyện tư thế - kỹ năng vận động cơ bản, biết vận dụng phương pháp vào dạy học thể dục rèn luyện tư thế - KNVĐCB cho học sinh Tiểu học.

 - Thái độ: Giáo dục sinh viên có ý thức, thái độ học tập nghiêm túc, thường xuyên tập luyện ngoại khóa để hình thành tốt kỹ thuật động tác phục vụ cho dạy học bộ môn và rèn luyện sức khỏe cho bản thân.

 

docx41 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 1691 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng học phần Thể dục – Nhảy dây (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấp, mắt nhìn về trước. - Nhịp 3: Về tư thế như nhịp1. - Nhịp 4: Về TTCB. - Nhịp 5,6,7,8: Thực hiện như nhịp 1,2,3,4, nhưng ở nhịp 5 chân phải đưa ra sau lên cao. Hình 37 k) Động tác nhảy: (xem. h 38 ) - TTCB: Đứng nghiêm - Nhịp 1: Bật nhảy, đồng thời tách hai chân rộng bằng vai, tay trái đưa sang ngang, tay phải gập cẳng tay trước ngực, hai bàn tay sấp, mặt quay qua trái. - Nhịp 2: Bật nhảy, thu chân và hạ tay về TTCB. - Nhịp 3: Thực hiện như nhịp 1, nhưng đổi bên - Nhịp 4: Về TTCB. - Nhịp 5: Bật nhảy, đồng thời hai tay đưa sang ngang - lên cao và vỗ hai bàn tay vào nhau, đầu ngửa. - Nhịp 6: Bật nhảy, đồng thời hạ hai tay và thu chân về TTCB. - Nhịp 7: Thực hiện như nhịp 5. - Nhịp 8: Về TTCB Hình 38 k) Động tác điều hòa: (xem. h 39 ) - TTCB: Đứng nghiêm - Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang rộng bằng vai, hai tay đưa ra trước, bàn tay sấp và lắc hai bàn tay. - Nhịp 2: Đưa hai tay sang ngang, bàn tay sấp và lắc hai bàn tay. - Nhịp 3: Thực hiện như nhịp 1. - Nhịp 4: Về TTCB. - Nhịp 5: Bước chân phải sang ngang rộng bằng vai, hai tay giơ lên cao và lắc hai bàn tay. - Nhịp 6: Đưa hai tay ra trước, bàn tay sấp và lắc hai bàn tay. - Nhịp 7: Thực hiện như nhịp 2. - Nhịp 8: Về TTCB. Hình 39 2.2. Phương pháp dạy học bài thể dục phát triển chung cho học sinh Tiểu học. Trước khi cho học sinh tập, giáo viên cần nêu tên động tác, sau đó làm mẫu kết hợp giải thích động tác để học sinh nắm được kỹ thuật và cách thực hiện động tác, đồng thời cho học sinh bắt chước tập theo. Khi làm mẫu, giáo viên nên thực hiện phương hướng động tác cùng với học sinh để các em dễ phân biệt hướng và không bị nhầm lẫn. Những lần sau giáo viên chỉ nêu tên động tác, sau đó có thể làm mẫu động tác và hô nhịp để học sinh tập. Khi cho học sinh tập luyện giáo viên dùng các khẩu lệnh để điều hành, ví dụ: "Động tác... chuẩn bị !", sau đó hô nhịp cho học sinh tập. Một vài lần đầu, giáo viên nên hô nhịp với tốc độ chậm để học sinh thực hiện đúng yêu cầu của động tác, rồi mới tăng dần nhịp điệu, giúp các em dễ định hình động tác ngay từ những lần tập đầu tiên, nếu có học sinh làm sai, giáo viên cần sửa chữa cho các em ngay. Đối với một số động tác khó phức tạp hơn, GV nên cho học sinh tập trước các cử động đơn lẻ một vài lần, rồi mới kết hợp với tập toàn bộ các cử động khác theo nhịp của động tác. Ví dụ: Động tác thăng bằng, động tác nhảy, động tác toàn thân... thì nên cho các em tập các cử động đơn lẻ trước, sau đó mới phối hợp toàn bộ động tác theo nhịp. Trước khi giới thiệu dạy một động tác mới, giáo viên cần cho học sinh ôn lại một số hoặc toàn bộ động tác đã học của bài thể dục phát triển chung. Ví dụ: Trước khi dạy động tác chân, động tác vặn mình, GV nên cho học sinh ôn lại động tác vươn thở và động tác tay, sau đó hướng dẫn tập động tác mới, rồi cho tập phối hợp cả động tác cũ và mới, nhằm đảm bảo tính liên hoàn và thống nhất của bài thể dục. Xen kẽ giữa các lần học sinh tập, giáo viên cần giải thích, nhắc nhở sửa sai hoặc trực tiếp uốn nắn động tác cho những em thực hiện chưa đúng. GV có thể cho các em tự nhận xét việc thực hiện động tác chưa chính xác của mình hay của bạn để sửa chữa, rút kinh nghiệm. Quá trình tập luyện của học sinh, giáo viên nên kết hợp các hình thức tập luyện như tập luyện theo nhóm, tổ hoặc thi đua, trình diễn để kích thích các em tích cực tập luyện, ví dụ như GV cho HS thi đua giữa các tổ hoặc cá nhân trình diễn động tác đều, đẹp... GV cần hướng dẫn cho HS cách tự tập luyện ở nhà, bước đầu tạo cho các em có ý thức vận động tập luyện, dần dần hình thành thói quen tự tập luyện để bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Chú ý: Khi hô nhịp VG cần căn cứ vào tính chất, yêu cầu động tác để hô nhịp cho phù hợp như: động tác vươn thở, động tác điều hòa nên hô nhịp chậm, động tác nhảy cần hô nhanh. 3. Tóm tắt nội dung. - Bài thể dục phát triển chung lớp1: Gồm 7 động tác. - Bài thể dục phát triển chung lớp 2: Gồm 8 động tác - Bài thể dục phát triển chung lớp 3: Gồm 8 động tác - Bài thể dục phát triển chung lớp 4: Gồm 8 động tác - Bài thể dục phát triển chung lớp 5: Gồm 8 động tác - Phương pháp dạy học bài thể dục phát triển chung cho học sinh Tiểu học. 4. Câu hỏi ôn tập: Câu 1: Phân tích kỹ thuật các động tác bài thể dục phát triển chung lớp 1-5? Câu 2: Thực hành kỹ thuật các động bài thể dục phát triển chung lớp 1- 5? Câu 4: Phân tích phương pháp dạy học bài thể dục phát triển chung cho học sinh Tiểu học? 5. Hướng dẫn sinh viên tự học: a) Sinh viên nghiên cứu tài liệu: - Sách thể dục giáo viên lớp 1- 5, NXBGD năm 2005, nội dung bài thể dục phát triển chung. - Mô đun giáo dục thể chất - thể dục và phương pháp dạy học thể dục Tiểu học, NXBGD - 2006, chuyên đề 3: Thể dục phát triển chung và phương pháp dạy học. ( tr 210 - tr 223 ) - Tập bài giảng Thể dục - nhảy dây, chương III nội dung thể dục phát triển chung. *Yêu cầu: + SV nắm được kiến thức về kỹ thuật các động tác bài thể dục phát triển chung lớp 1 - 5. + Biết cách phân tích kỹ thuật các động bài thể dục phát triển chung. + Nắm được phương pháp tổ chức dạy học bài thể dục phát triển chung cho học sinh Tiểu học. - SV thảo luận nhóm: Trao đổi với nhóm về các nội dung đã nghiên cứu, để nhận được sự góp ý bổ sung của nhóm và rút kinh nghiệm cho bản thân. b) Sinh viên thực hành tập luyện : - SV tự tập trước gương soi để kiểm tra động tác của mình. - Tập theo nhóm hai người: Một người hô nhịp, một người tập, sau đó đổi cho nhau. - Tập hô nhịp cho cả nhóm hoặc lớp tập luyện. Chương IV NHẢY DÂY VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NHẢY DÂY 1. Mục tiêu : - Kiến thức: Nhằm trang bị cho sinh viên hiểu và nắm vững nội dung, kiến thức về bài tập nhảy dây và phương pháp dạy học nhảy dây cho học sinh Tiểu học. - Kỹ năng: Giúp sinh viên có kỹ năng thực hành đúng kỹ thuật các động tác cơ bản bài tập nhảy dây, biết phối hợp thực hiện bài nhảy dây liên kết, biết vận dụng phương pháp vào giảng dạy các động tác bài tập nhảy dây cho học sinh Tiểu học. - Thái độ: Giáo dục sinh viên có ý thức, thái độ học tập nghiêm túc. Thường xuyên tập luyện ngoại khóa để hình thành tốt kỹ thuật động tác phục vụ cho dạy học bộ môn và rèn luyện các tố chất thể lực cho bản thân. 2. Nội dung nhảy dây: Nhảy dây là một trong những nội dung của thể dục phát triển cơ thể toàn diện. Nhảy dây phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh Tiểu học nện được các em ưa thích. Đồng thời nhảy dây có giá trị trong giáo dục và rèn luyện thân thể và nâng cao được các tố chất cơ thể như nhanh nhẹn, khéo léo, dẻo dai... Nhảy dây không đòi hỏi dụng cụ và sân tập phức tạp, với dụng cụ thô sơ như một đoạn dây thừng và một góc sân nhỏ là có thể tiến hành tập luyện được. 2.1. Nội dung tập luyện các động tác cơ bản nhảy dây . 2.1.1. Kỹ thuật nhảy dây ngắn. a) Động tác cơ bản: - Cách so dây. ( xem. h 1 ) Hai tay cầm hai đầu dây, chân phải hoặc chân trái giẫm lên dây ( dây đặt sát đất) độ dài của dây tính từ đất lên tới ngang tầm vai là thích hợp. - Động tác trao dây. ( trước khi nhảy qua dây) + TTCB: Hai tay cầm hai đầu dây đưa về trước mặt (đoạn giữa của dây sát mặt đất) + Động tác: Trao dây sang trái, trao dây sang phải chủ yếu là xoay cổ tay, hai tay chuyển động theo hình số 8 ngang, dây được quất ra trước mặt kéo xuống dưới, sang trái, ra sau, lên cao, rồi ra trước mặt, sang phải... Nhịp 1: Trao dây sang bên trái, qua trước mặt, hai cẳng tay gần như sát nhau, tay phải trên, tay trái dưới. Nhịp 2: Trao dây sang bên phải, hai tay gần như song song. Nhịp 3: Trao dây sang bên trái, động tác thực hiện như nhịp1. Nhịp 4: Dây để ở phái trước ( sát chân) chuẩn bị nhảy qua dây. Chú ý: Không dang tay quá rộng sang hai bên, dây chạm đất phía trước mặt hơi nhún gối và hơi xoay người theo nhịp lăng của dây. - Yêu cầu về kỹ thuật: + Chỉ sử dụng sức cổ tay để quay dây, tránh " lắc" cả thân người theo nhịp trao dây khi thực hiện ( thân người thẳng, thả lỏng vai) + Không dang tay khi thực hiện động tác trao dây. + Hai tay chụm hai đầu dây, khi chuẩn bị thực hiện một kỹ thuật nhảy dây nào đó thì tách hai đầu dây ( dang tay) khoảng cách rộng bằng vai hoặc hơn vai. - Động tác nhảy dây chụm chân không có bước đệm.( xem. h 1 ) + TTCB: Đứng thẳng, hai tay cầm hai đầu dây, dây để sát đất phía sau. + Động tác: Dùng cổ tay quay dây, đưa dây từ phía sau lên cao, ra trước, xuống dưới, dây đến gần chân thì bất nhảy hai chân lên cho dây qua và cứ thế nhảy theo dây nhịp bất chân. Yêu cầu về kỹ thuật: + Thân người thẳng, cánh tay khép sát thân, cẳng tay đưa sang hai bên. + Dùng sức cổ tay để quay dây. + Một lần dây qua, một lần bật nhảy. + Bật nhảy bằng nửa bàn chân trên, thân thẳng. - Động tác nhảy chụm chân có bước đệm.( xem.h 1) + TTCB: Như động tác nhảy dây chụm chân không có bước đệm. + Động tác: Cơ bản như động tác nhảy dây chụm chân không có bước đệm. Khi dây quay đến gần chân thì cả hai chân chụm lại nhảy qua dây và sau đó hai chân tiếp tục nhảy bước đệm một nhịp không có dây, đến nhịp sau mới nhảy qua dây. Như vậy hai chân phải nhảy liên tục ( nhịp nhảy qua dây, nhịp nhảy không qua dây ) Yêu cầu về kỹ thuật: + Thân người thẳng, cánh tay khép sát thân, cẳng tay đưa sang hai bên. + Dùng sức cổ tay để quay dây. + Một lần dây qua chân, hai lần bật nhảy. Hình 1 - Nhảy dây qua từng chân: + TTCB: Như động tác nhảy dây chụm chân không có bước đệm. + Động tác: Khi lăng dây sắp qua chân thì nhảy co một chân lên trước ( chân trái hoặc chân phải nhảy qua dây trước) cho dây qua, rồi mới hạ chân xuống, chân sau tiếp tục co lên ra sau để qua dây nốt. Yêu cầu về kỹ thuật: + Qua dây từng chân, chân thẳng. + Các yêu cầu về tư thế thân người như hai động tác trên. - Nhảy dây bắt chéo tay ( phía trước) theo kiểu chụm chân nhảy không có bước đệm ( hoặc có bước đệm). + TTCB: Như động tác trên. + Động tác: Quay dây nhảy chân chụm 3 nhịp, đến nhịp thứ 4 thì tay phải và tay trái bắt chéo nhau phía trước ngực ( tay phải ngoài, tay trái trong), dùng lực cổ tay tiếp tục quay dây, đồng thời hai chân chụm nhảy qua dây không có bước đệm ( hoặc có bước đệm ). Chú ý: Khi nhảy dây, người thẳng, khuỷu tay co ( khoảng hơn 90độ ) dùng cổ tay quay dây là chính, nhún nhảy nhịp nhàng, tốc độ theo tính chất của từng động tác. Dùng cổ chân bật nhảy rơi xuống bằng nửa bàn chân trên, gối hơi khuỵu, bật cao khoảng 15 -20cm. Yêu cầu về kỹ thuật: + Thả lỏng vai, hai tay bắt chéo tích cực. + Lặp lại theo chu kì một lần nhảy không bắt chéo tay và một lần nhảy bắt chéo tay. b) Bài nhảy dây liên kết: - TTCB: Đứng thẳng hai tay cầm hai đầu dây đưa ra trước mặt, đặt đoạn giữa của dây sát đất . - Động tác: Trao dây 4 nhịp về hai bên rồi chuyển vào dây nhảy chụm chân không bước đệm liền 4 nhịp, chuyển nhảy chụm chân có bước đệm 4 nhịp, chuyển nhảy qua dây từng chân 4 nhịp, đổi chân ra trước qua dây từng chân một 4 nhịp, chuyển nhảy bắt chéo tay phía trước chụm chân không bước đệm 4 lần và có bước đệm 4 lần rồi thu dây về kết thúc. 2.1.2. Kỹ thuật nhảy dây dài. a) Động tác cơ bản: - Dây và cách quay dây hai người: + Dây nhảy: Dài từ 3,50 – 4m có độ bền tốt, chất liệu như dây ngắn. + Cách quay dây hai người: Động tác: Hai người đứng đối diện nhau, cầm hai đầu dây ( cầm dây tay phải )quay dây về cùng một phía. Khi quay, dây phải chạm đất và có độ cao quá đầu người để khi vào dây nhảy không bị chạm đầu hoặc vướng tay. Nhịp độ của dây quay vừa phải, nhịp nhàng theo chiều của kim đồng hồ. - Chạy qua dây ( khi dây đang quay) thuận chiều. + TTCB: Người chạy đứng về một bên người quay cách dây khoảng 1m. + Động tác: Khi dây quay đến đỉnh cao nhất và bắt đầu chuyển xuống thì chạy theo đường chéo qua dây sang bên kia ( không để người vướng vào dây ) - Vào dây thuận chiều, nhảy chụm chân không bước đệm rồi ra thuận chiều. Động tác: Khi dây quay đến đỉnh cao nhất và bắt đầu chuyển xuống thì người nhảy chạy vào giữa dây quay, chờ cho dây sắp qua chân thì bật nhảy hai chân cho dây qua chân ( như động tác nhảy dây ngắn ). Khi ra dây, thì khi vừa bật nhảy hai chân cho dây qua chân xong lập tức chạy ra người theo hướng chếch về người quay, không nên chạy ra hướng giữa dây. - Vào dây thuận chiều, nhảy chụm chân có bước đệm. Động tác: Như động tác trên, nhưng khi nhảy có bước đệm. - Vào dây thuận chiều, nhảy qua dây từng chân một, đổi chân và ra dây thuận chiều. Động tác: Khi dây quay đến đỉnh cao nhất và bắt đầu chuyển xuống thì người nhảy chạy vào giữa dây quay, mặt quay vào phía người quay dây, chờ dây sắp qua chân thì bật nhảy co một chân cho dây qua, hạ chân xuống rồi co nốt chân kia cho dây qua, cứ như vậy tiếp tục nhảy. Khi đổi chân chỉ cần lò cò quay người 180độ, tiếp tục đón dây thay chân sau ra đón. Khi ra thì nhanh chóng chạy ra thuận chiều khi dây vừa qua chân thứ 2. - Nhảy hai người: ( Cầm tay nhau ) + TTCB: Hai người ( tay phải) cầm tay nhau đứng cách dây quay 1m. + Động tác: Theo nhịp hô 1, 2, 3 cả hai cùng vào dây nhảy chụm chân có bước đệm, sau đó hai người nhảy đổi chỗ cho nhau theo hình số 8, tiếp tục nhảy qua 3 nhịp rồi lại hô 1, 2, 3 cả hai cùng ra dây thuận chiều. b) Bài tập liên kết nhảy dây dài: - TTCB: Đứng cách dây 1m . - Động tác: Chạy qua dây rồi vào dây nhảy chụm chân không có bước đệm 4 nhịp, chuyển nhảy chụm chân có bước đệm 4 nhịp, chuyển nhảy qua dây từng chân một 4 nhịp, đổi chân để nhảy tiếp 4 nhịp rồi ra dây thuận chiều. Chú ý: - Tất cả những động tác nhảy dây dài giống như nhảy dây ngắn ( có bước đệm và không có bước đệm, nhảy qua từng chân ... ) - Yêu cầu khi nhảy, bật nhẹ nhàng bằng nửa bàn chân trước, không co cao gối khi nhảy qua dây. 2.2. Phương pháp tổ chức dạy học nhảy dây cho học sinh Tiểu học: Muốn hướng dẫn nội dung nhảy dây cho học sinh Tiểu học có kết quả, đồng thời thu hút được tất cả học sinh hào hứng tập luyện, trước hết đòi hỏi giáo viên phải biết cách tổ chức giảng dạy. Thông qua tập luyện giúp cho học sinh nắm được cách tập động tác, đồng thời phát triển các tố chất cơ thể, bảo đảm được tính tổ chức kỉ luật và an toàn trong tập luyện. a) Dạy nhảy dây ngắn : - Trước hết, giáo viên nêu tên động tác, nêu ý nghĩa, tác dụng của tập luyện nhảy dây ngắn. - Giáo viên giới thiệu cách so dây để học sinh biết cách so dây cho phù hợp với tầm vóc của mình. - GV làm mẫu kết hợp phân tích từng cử động của động tác đơn lẻ trước, sau đó làm mẫu toàn bộ động tác cho học sinh xem. - Cho học sinh nhảy tự do để GV nắm được trình độ chung của các em. - Tập nhảy tại chỗ rơi xuống đất bằng nửa bàn chân trước, người giữ thẳng, không co gối quá cao ( bật cao khoảng 10 - 15cm ) - Tập động tác đơn lẻ trước, động tác dễ học trước, động tác khó học sau, sau đó tập phối hợp các động tác lẻ với nhau. Đối với động tác khó nên hướng dẫn tập không dây trước, sau đó mới tập nhảy với dây. - Khi tập nhảy có dây, nên cho từng tốp học sinh nhảy một, để các em quan sát động tác của nhau và thay phiên nhau tập. - Trong quá trình HS tập, giáo viên bao quát chung để phát hiện những học sinh còn mắc sai sót, qua đó để giúp các em sửa sai. b) Dạy nhảy dây dài: - GV nêu tên động tác, nêu ý nghĩa tác dụng của tập nhảy dây dài. - GV làm mẫu kết hợp hướng dẫn cách quay dây và cách vào và ra dây thuận chiều, cách chạy qua dây khi dây đang quay. - Cho học sinh tập nhảy không dây theo nhịp hô của GV. - Cho học sinh tập nhảy qua dây từng chân một ( không dây và có dây) - Tập nhảy qua dây khi dây đang quay ( từng tốp nhảy theo kiểu nước chảy hình số 8 ) - Sau khi hướng dẫn xong, GV chia lớp thành từng tổ tập luyện, GV bao quát các tổ tập luyện và giúp đỡ sửa sai cho các tổ thực hiện chưa đúng. 3. Tóm tắt nội dung. - Các động tác cơ bản nhảy dây ngắn : Cách so dây; động tác trao dây. ( trước khi nhảy qua dây); động tác nhảy dây chụm chân không có bước đệm; động tác nhảy chụm chân có bước đệm; nhảy dây qua từng chân; nhảy dây bắt chéo tay ( phía trước) theo kiểu chụm chân nhảy không có bước đệm ( hoặc có bước đệm). - Bài nhảy dây liên kết: - Các động tác cơ bản nhảy dây dài: Dây và cách quay dây hai người; chạy qua dây ( khi dây đang quay) thuận chiều; vào dây thuận chiều, nhảy chụm chân không bước đệm rồi ra thuận chiều; vào dây thuận chiều, nhảy chụm chân có bước đệm rồi ra thuận chiều; vào dây thuận chiều, nhảy qua dây từng chân một, đổi chân và ra dây thuận chiều; nhảy hai người. ( Cầm tay nhau ) - Bài tập liên kết nhảy dây dài. - Phương pháp dạy học nhảy dây cho học sinh Tiểu học. 4. Câu hỏi ôn tập: Câu 1: Phân tích kỹ thuật các động tác cơ bản nhảy dây ngắn, dây dài ? Câu 2: Thực hành kỹ thuật các động cơ bản và bài tập liên kết của nhảy dây ngắn, dây dài ? Câu 3: Phân tích phương pháp tổ chức dạy học nhảy dây cho học sinh Tiểu học? 5. Hướng dẫn sinh viên tự học. a) Sinh viên tự nghiên cứu tài liệu: - Tập bài giảng Thể dục - nhảy dây, chương IV nội dung nhảy dây. - Giáo trình thể dục cơ bản và thể dục thực dụng, NXBGD - 1998 (trang 106- tr 115 ) Yêu cầu: - SV nắm được kiến thức về kỹ thuật các động tác cơ bản và bài liên kết nhảy dây ngắn, dây dài. - SV nắm được phương pháp và cách tổ chức dạy học nhảy dây cho HS Tiểu học. b) Sinh viên thực hành tập luyện: - Tập luyện các động tác cơ bản nhảy dây ngắn: Động tác trao dây, động tác nhảy dây chụm chân không có bước đệm, động tác nhảy chụm chân có bước đệm, động tác nhảy dây qua từng chân, động tác nhảy dây bắt chéo tay ( phía trước) theo kiểu chụm chân nhảy không có bước đệm ( hoặc có bước đệm). - Tập phối hợp các động tác cơ bản thành bài nhảy dây liên kết. - Tập theo nhóm, tổ các động tác nhảy dây dài. Tài liệu tham khảo - Bộ GD&ĐT, chương trình khung CĐSP chuyên ngành GDTH số 17/QĐ- BGD &ĐT ngày 10/06/2004. - Bộ GD&ĐT, dự án đào tạo giáo viên Tiểu học môn thể dục. Mô đun đào tạo giáo viên Tiểu học có trình độ THSP lên CĐSP, Hà Nội - 2005. - Bộ GD&ĐT, dự án phát triển giáo viên Tiểu học. Mô đun giáo dục thể chất - thể dục và phương pháp dạy học thể dục ở Tiểu học, NXBGD năm 2006. - Dự án phát triển giáo viên Tiểu học. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn thể dục Tiểu học, năm 2000 - 2005. - Đặng Đức Thao- Phạm Nguyên Hùng . Giáo trình thể dục cơ bản và thể dục thực dụng, hệ CĐSP, NXBGD năm 1998 - Trần Đồng Lâm -Trần Đình Thuận - Đặng Đức Thao - Vũ Thị Thư. Sách thể dục giáo viên lớp 1- 5, NXBGD năm 2005 - TS Vũ Đào Hùng - PTS Nguyễn Mậu Loan. Giáo trình lí luận và phương pháp giáo dục thể chất, hệ CĐSP, NXBGD – 1998

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxbai_giang_hoc_phan_the_duc_nhay_day_phan_2.docx
Tài liệu liên quan