Bài giảng học phần Thể dục – Nhảy dây (Phần 1)

A. MỤC TIÊU CHUNG:

- Về kiến thức: Hiểu và nắm vững các kiến thức về kỹ thuật các nội dung đội hình đội ngũ; thể dục rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản; bài thể dục phát triển chung; bài tập nhảy dây và phương pháp dạy học các nội dung trên cho học sinh Tiểu học.

 - Về kỹ năng: Thực hành đúng kỹ thuật, động tác các bài tập đội hình đội ngũ; thể dục rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản; bài thể dục phát triển chung, bài tập nhảy dây và có kĩ năng vận dụng phương pháp vào giảng dạy các nội dung trên trong dạy học môn thể dục ở Tiểu học.

 - Về thái độ: Giáo dục sinh viên có ý thức, thái độ học tập nghiêm túc. Thường xuyên tập luyện ngoại khóa để hình thành tốt kỹ thuật động tác phục vụ cho dạy học bộ môn và rèn luyện để phát triển các tố chất thể lực cho bản thân.

B. NỘI DUNG :

 

doc11 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 655 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng học phần Thể dục – Nhảy dây (Phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI GIẢNG HỌC PHẦN THỂ DỤC – NHẢY DÂY ( Dành cho sinh viên Giáo dục tiểu học trình độ Cao đẳng) A. MỤC TIÊU CHUNG: - Về kiến thức: Hiểu và nắm vững các kiến thức về kỹ thuật các nội dung đội hình đội ngũ; thể dục rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản; bài thể dục phát triển chung; bài tập nhảy dây và phương pháp dạy học các nội dung trên cho học sinh Tiểu học. - Về kỹ năng: Thực hành đúng kỹ thuật, động tác các bài tập đội hình đội ngũ; thể dục rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản; bài thể dục phát triển chung, bài tập nhảy dây và có kĩ năng vận dụng phương pháp vào giảng dạy các nội dung trên trong dạy học môn thể dục ở Tiểu học. - Về thái độ: Giáo dục sinh viên có ý thức, thái độ học tập nghiêm túc. Thường xuyên tập luyện ngoại khóa để hình thành tốt kỹ thuật động tác phục vụ cho dạy học bộ môn và rèn luyện để phát triển các tố chất thể lực cho bản thân. B. NỘI DUNG : Chương I ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐHĐN 1. Mục tiêu : - Kiến thức: Nhằm giúp sinh viên hiểu và nắm vững nội dung, kiến thức về đội hình đội ngũ và phương pháp dạy học đội hình đội ngũ cho học sinh Tiểu học. - Kỹ năng: Giúp sinh viên có kỹ năng thực hành đúng kỹ thuật các động tác về đội hình đội ngũ, biết sử dụng khẩu lệnh và cách tổ chức điều khiển tập luyện đội hình đội ngũ ( ĐHĐN), biết vận dụng phương pháp vào giảng dạy ĐHĐN cho học sinh Tiểu học. - Thái độ: Giáo dục sinh viên có ý thức, thái độ học tập nghiêm túc. Thường xuyên tập luyện ngoại khóa để hình thành tốt kỹ thuật động tác phục vụ cho dạy học bộ môn và rèn luyện sức khỏe cho bản thân. 2. Nội dung: 2.1. Nội dung tập luyện đội hình đội ngũ. 2.1.1. Tập hợp hàng dọc, dóng hàng dọc: a) Tập hợp hàng dọc. ( xem. h1 ) - Khẩu lệnh: " Thành 1( 2, 3, 4...) hàng dọc ...tập hợp !" - Động tác: Sau khẩu lệnh, giáo viên (GV ) đứng quay người về phía định cho học sinh ( HS ) tập hợp và đưa tay phải chỉ hướng cho các em tập hợp. Tổ trưởng tổ 1 nhanh chóng chạy đến đứng đối diện và cách giáo viên khoảng một cánh tay. Các tổ trưởng tổ 2, 3, 4 lần lượt đứng bên trái tổ trưởng tổ 1, người nọ cách người kia. Các tổ viên của từng tổ lần lượt tập hợp sau tổ trưởng tổ mình theo thứ tự từ thấp đến cao dần, em nọ cách em kia một cách tay. - Chú ý: Trước khi hô khẩu lệnh, giáo viên có thể thổi 1 hồi còi hoặc hô to "Cả lớp chú ý !". Hình 1 b) Dóng hàng dọc.( xem. h 2, 3 ) - Khẩu lệnh: " Nhìn trước ...thẳng !" - Động tác: Sau khẩu lệnh, tổ trưởng tổ 1 đứng ngay ngắn, tay trái áp sát nhẹ vào đùi, tay phải giơ lên cao áp sát bên tai, lòng bàn tay khép kín và hướng vào trong. Các tổ trưởng tổ 2,3,4 lần lượt chống tay phải vào hông và chuyển dịch sao cho khuỷu tay vừa chạm vào người đứng bên phải mình, đồng thời chỉnh hàng ngang cho thẳng. Các thành viên tổ 1 đưa tay trái đầu ngón tay ( bàn tay sấp ) chạm vai bạn phía trước để giãn cho đúng khoảng cách, đồng thời nhìn vào gáy bạn phía trước để dóng hàng cho thẳng. Các thành viên tổ 2,3,4 nhìn các tổ viên của tổ 1 để dóng hàng ngang và nhìn bạn đứng trước để dóng hàng dọc. - Khẩu lệnh : " Thôi !". - Động tác : Buông xuôi tay xuống ( tổ 1 ), tất cả trở về tư thế đứng tự nhiên. Hình 2 . Dóng hàng dọc nhìn trước Hình 3. Dóng hàng dọc nhìn nghiêng 2.1.2. Tập hợp hàng ngang, dóng hàng ngang: a) Tập hợp hàng ngang. (xem.h 4 ) - Khẩu lệnh: "Thành 1( 2, 3, 4...) hàng ngang ...tập hợp !" - Động tác: Sau khẩu lệnh, chỉ huy đứng ngay ngắn, đưa tay trái sang ngang ( bàn tay sấp ). Tổ trưởng tổ 1 đứng sát vai phải vào ngón tay chỉ hướng của chỉ huy, tổ trưởng tổ 2, 3, 4...lần lượt tập hợp sau tổ trưởng tổ 1 tạo thành đội hình hàng dọc, người nọ cách người kia một cách tay. Các thành viên của từng tổ lần lượt tập hợp theo thứ tự từ thấp đến cao về phía bên trái tổ trưởng, người nọ cách người kia một khuỷu tay chống hông. Sau khi xác định được vị trí đứng của mình, học sinh bỏ tay xuống và đứng nghiêm. Hình 4 b). Dóng hàng ngang.( xem. h 5 ) - Khẩu lệnh: " Nhìn phải ...thẳng !" - Động tác: Sau khẩu lệnh, tổ trưởng tổ 1 đứng nghiêm làm chuẩn, các thành viên của tổ 1 đánh mặt sang phải ( quay đầu chếch và liếc nhìn ) để dóng hàng cho thẳng, đúng khoảng cách bằng cách chống tay phải vào hông, sau đó tiến hoặc lùi, qua phải hoặc trái sao cho khuỷu tay phải vừa chạm vào tay trái của bạn đứng bên phải là được. Thành viên của các tổ 2, 3, 4... không phải quay đầu chếch sang phải như tổ 1 mà chỉ đánh mặt nhìn về phía tổ trưởng và các bạn đứng bên phải để dóng cho thẳng hàng ngang, sau đó nhìn bạn đứng trước của tổ bạn để dóng cho thẳng hàng dọc. - Khẩu lệnh : " Thôi ! " - Động tác: Các thành viên của tổ 1 quay mặt về trước và buông tay xuống, cả lớp về tư thế đứng nghiêm. Hình 5 2.1.3. Điểm số : a) Điểm số hàng dọc từ 1 đến hết ( theo tổ ) - Khẩu lệnh: " Từ 1 đến hết ... điểm số !" - Động tác: Sau khẩu lệnh, tổ trưởng của từng tổ quay mặt sang trái ra sau và hô to số của mình: 1, rồi quay mặt về tư thế ban đầu. Em số 2 quay mặt qua trái ra sau và hô to: 2, rồi quay mặt về vị trí ban đầu. Những em tiếp theo lần lượt điểm số như trên cho đến hết tổ. Riêng em cuối cùng không quay mặt ra sau, mà hô to số của mình, sau đó hô " hết !". Ví dụ " 10, hết! " b) Điểm số hàng ngang từ 1 đến hết ( theo tổ ) - Khẩu lệnh: " Từng tổ từ 1 đến hết ... điểm số !" - Động tác: Sau khẩu lệnh, từng tổ lần lượt từ tổ 1 bắt đầu điểm số từ 1 đến hết. Khi điểm số, các em quay mặt sang trái và hô to số của mình, sau đó quay mặt lại về tư thế đứng nghiêm, em cuối cùng sau khi điểm số của mình xong phải hô to " hết " c) Điểm số theo chu kì 1-2 ( theo tổ hoặc cả lớp )( xem.h 6 ) - TTCB: Đứng nghiêm. - Khẩu lệnh: " Từng tổ ( hoặc cả lớp ) theo chu kì 1-2, 1-2 ... điểm số !" - Động tác: Sau khẩu lệnh, từng tổ ( hoặc cả lớp) lần lượt điểm số từ trên xuống dưới ( hàng dọc ) hoặc từ phải sang trái ( hàng ngang hoặc vòng tròn). Em thứ nhất: điểm số 1, em thứ hai: điểm số 2, em thứ ba: điểm số 1, em thứ tư điểm số 2 và lần lượt như vậy cho đến hết. Em cuối cùng của mỗi hàng dọc hay hàng ngang hoặc vòng tròn, sau khi điểm số xong số của mình thì hô " hết !". Cách quay đầu điểm số gống như điểm số ở hàng dọc và hàng ngang. Chú ý: - Khi điểm số theo cả lớp, cần điểm số hết tổ này đến tổ khác. - Trước khi điểm số theo hàng vòng tròn, giáo viên cần chỉ định em bắt đầu điểm số. Hình 6 2.1.4. Cách chào, báo cáo khi giáo viên nhận lớp và khi kết thúc giờ học. Khi chuẩn bị vào lớp hoặc có lệnh của giáo viên, cán sự lớp tập hợp các bạn theo hàng dọc, điểm số để nhận biết sĩ số, sau đó cho lớp quay thành hàng ngang, chỉnh đốn hàng, chờ giáo viên nhận lớp. Đến giờ vào lớp, giáo viên tiến vào vị trí nhận lớp, cán sự lớp hô to" Nghiêm !" để các bạn đứng nghiêm, sau đó tiến đến cách giáo viên khoảng 1,5 - 2m, thì dừng lại ở tư thế đứng nghiêm và báo cáo sĩ số ( Báo cáo thầy ( cô) lớp...tổng số..., có mặt...., vắng....). Khi giáo viên trả lời " Được !", cán sự lớp làm động tác quay, đi về vị trí của mình và hô " chúc thầy giáo ( cô giáo )...", học sinh cả lớp đồng thanh hô " Khỏe !", giáo viên hô đáp lại " Chúc các em khỏe !". Khi kết thúc giờ học, giáo viên hô " Giải tán !", học sinh cả lớp đồng thanh hô " Khỏe !". 2.1.5. Cách xin phép khi ra, vào lớp. Khi có việc cần ra khỏi lớp, học sinh cần đứng ngay ngắn, tay phải giơ thẳng lên cao, tay trái duỗi áp nhẹ vào đùi và nói" Xin phép thầy ( cô ) cho em ra ngoài !". Khi vào lớp, học sinh tiến đến gần giáo viên, đứng nghiêm và nói " Xin phép thầy ( cô) cho em vào lớp!". Cả hai trường hợp trên, chỉ khi nào giáo viên trả lời " Được !", lúc đó học sinh mới được ra khỏi hàng hoặc vào lớp. 2.1.6. Tư thế đứng nghiêm, đứng nghỉ: a) Tư thế đứng nghiêm. (xem. h 7 ) - Khẩu lệnh: " Nghiêm !" - Động tác: Sau khẩu lệnh, người đứng, hai gót chân sát vào nhau, hai đầu bàn chân hướng sang hai bên tạo thành chữ V, hai tay duỗi thẳng, lòng bàn tay áp nhẹ vào hai bên đùi, các ngón tay khép lại, ngực hơi vươn cao, mắt nhìn thẳng, miệng ngậm. Hình 7 b) Tư thế đứng nghỉ. (xem.h 8) - Khẩu lệnh: " Nghỉ !" - Động tác: Sau khẩu lệnh, tư thể đứng dồn trọng tâm lên chân phải, chùng gối chân trái, hai tay buông tự nhiên, người thả lỏng. Khi mỏi có thể đổi chân. Hình 8 2.1.7. Động tác quay phải, quay trái, quay sau: a) Động tác quay phải. - Tư thế chuẩn bị( TTCB): Đứng nghiêm - Khẩu lệnh: "Bên phải...quay !" - Động tác: Nghe dự lệnh tập trung chú ý để chuẩn bị quay, khi có động lệnh "Quay !"dùng gót chân phải và nửa trên bàn chân trái làm trụ, đồng thời quay người sang phải, lúc này trọng tâm thân người dồn về chân phải, chân trái nhanh chóng rút về sát chân phải thành tư thế đứng nghiêm. b). Động tác quay trái. - Tư thế chuẩn bị ( TTCB ): Đứng nghiêm - Khẩu lệnh: "Bên trái...quay !" - Động tác: Nghe dự lệnh tập trung chú ý để chuẩn bị quay, khi có động lệnh "Quay !"dùng gót chân trái và nửa trên bàn chân phải làm trụ, đồng thời quay người sang trái, lúc này trọng tâm thân người dồn về chân trái, chân phải nhanh chóng rút về sát chân trái thành tư thế đứng nghiêm. c) Động tác quay đằng sau. ( xem.h 9 ) - Tư thế chuẩn bị ( TTCB): Đứng nghiêm - Khẩu lệnh: " Đằng sau...quay !" - Động tác: Nghe dự lệnh, tư thế thân người giữ nguyên, khi có động lệnh "Quay !" dùng gót chân phải và nửa trên bàn chân trái làm trụ, đồng thời quay người sang phải - ra sau, lúc này trọng tâm cơ thể dồn vào chân phải, chân trái nhanh chóng rút về sát chân phải thành tư thế đứng nghiêm. Chú ý: Khi quay, hai bàn tay giữ áp nhẹ vào đùi, không được vung tay khỏi thân người, không để mất thăng bằng. Hình 9 2.1.8. Giậm chân tại chỗ...đứng lại, đi đều ...đứng lại: a) Giậm chân tại chỗ...đứng lại. ( xem. h 10 ) - TTCB: Đứng nghiêm - Khẩu lệnh: " Giậm chân...giậm !" - Động tác: Sau khẩu lệnh, học sinh đồng loạt co gối nâng bàn chân trái lên cao cách mặt đất 10 - 15cm, đồng thời tay trái đánh thẳng ra sau, lòng bàn tay hướng vào thân người, tay phải đánh ra trước, cẳng tay co vuông góc cao ngang tầm ngực, bàn tay nắm hờ, sau đó đặt chân trái chạm đất đúng vào nhịp 1. Tiếp theo dồn trọng tâm vào chân trái, nâng gối và bàn chân phải lên cao, đồng thời đổi chiều đánh của hai tay, sau đó đặt bàn chân phải chạm đất đúng vào nhịp 2. Động tác được lặp lại như vậy một cách nhịp nhàng, khỏe mạnh nhưng không gò bó, căng thẳng, mắt nhìn thẳng, đầu không cúi. - Khẩu lệnh: " Đứng lại...đứng !" - Động tác: Dự lệnh " Đứng lại..." khi bàn chân phải chạm đất, HS tiếp tục giậm một nhịp chân trái. Khi có động lệnh " Đứng !" ( cùng vào thời điểm bàn chân phải chạm đất), giậm thêm một nhịp chân trái, sau đó đưa chân phải về với chân trái thành tư thế đứng nghiêm. Hình 10 b) Đi đều...đứng lại. ( xem.h 11) - TTCB: Đứng nghiêm - Khẩu lệnh: " Đi đều...bước !" - Động tác: Sau động lệnh " bước !", HS đồng loạt bước chân trái ra trướcvới độ dài khoảng 20 - 30cm, sau đó đặt bàn chân trái chạm đất ( từ gót đến cả bàn chân ) đúng vào nhịp 1, đồng thời phối hợp đánh hai tay như động tác giậm chân tại chỗ. Tiếp theo dồn trọng tâm vào chân trái, co gối bước chân phải ra trướchạm đất vào nhịp 2 và đổi chiều đánh của hai tay. Động tác lặp lại như vậy một cách nhịp nhàng và đồng đều theo nhịp hô. - Khẩu lệnh: "Đứng lại...đứng !" - Động tác: Dự lệnh " Đứng lại..." khi bàn chân phải chạm đất, học sinh tiếp tục bước chân trái về trước một bước, rồi bước tiếp chân phải về trước chạm đất đúng vào động lệnh " Đứng !", sau động lệnh HS tiếp tục bước chân trái về trước một bước rồi thu bàn chân phải về với bàn chân trái thành tư thế đứng nghiêm. Hình 11 2.1.9. Chuyển đội hình hàng ngang ( hoặc hàng dọc) thành đội hình vòng tròn và ngược lại: a, Chuyển đội hình vòng tròn.(xem. h 12 ) - TTCB: Đứng nghiêm - Khẩu lệnh: " Thành vòng tròn đi thường ( chạy thường )...bước (chạy) !". - Động tác: Sau khẩu lệnh, học sinh lần lượt ( bắt đầu từ tổ trưởng tổ 1) đi ( hoặc chạy) thường theo chiều ngược kim đồng hồ tạo thành vòng tròn ( theo chỉ dẫn của GV hoặc người chỉ huy ). Cũng có thể vừa đi vừa nắm tay nhau ( em trước đưa bàn tay trái nắm lấy bàn tay phải em phía sau ). Khi đã tạo thành vòng tròn, HS vẫn tiếp tục đi thường để chỉnh vòng tròn cho phù hợp với địa hình cụ thể. Khi có lệnh mới được dừng lại, mặt hướng theo chiều vòng tròn. Khi có lệnh quay mặt vào tâm, mới được quay. Hình 12 b, Chuyểnv đội hình vòng tròn thành đội hình hàng dọc ( ngang). (xem h.35) - Khẩu lệnh: " Thành 1 (2,3.4...) hàng dọc (hoặc hàng ngang) đi thường ( chạy thường )...bước (chạy) !". - Động tác: Sau khẩu lệnh, học sinh đi hoặc chạy theo chiều vòng tròn ( trước đó GV dùng khẩu lệnh cho học sinh quay theo vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ ), sau đó bắt đầu từ tổ trưởng tổ 1, lần lượt tách khỏi vòng tròn chuyển thành hàng dọc hoặc hàng ngang theo vị trí GV quy định. 2.1.10. Dàn hàng ngang, dồn hàng : a, Dàn hàng ngang.( xem.h 13 ) - Khẩu lệnh: " Em A làm chuẩn, cách một cánh tay ( sải tay)...dàn hàng !" - Động tác: Khi giáo viên hô " Em A làm chuẩn", học sinh A phải đứng ngay ngắn, hô " có " rồi giơ tay phải lên cao, các ngón tay khép lại, sau đó buông tay xuống. Tiếp theo, tùy theo vị trí đứng ở đầu hàng bên nào hoặc ở giữa hàng mà đưa một cánh tay hoặc hai cánh tay để dàn hàng. Các thành viên trong hàng đưa một ( hoặc hai ) cánh tay dang ngang và di chuyển để giãn cách sao cho hai đầu bàn tay vừa chạm vào đầu bàn tay bạn bên cạnh, đồng thời chỉnh hàng ngang cho thẳng ( bước chân di chuyển bằng bước ngang ) Ghi chú: Trong hình 13, HS A làm chuẩn là em số 1, như vậy em số 1 đưa tay trái sang ngang. Nếu HS làm chuẩn là em số 6 thì đưa tay phải sang ngang. Nếu HS làm chuẩn là em số 2 hoặc 3,4,5 thì đưa cả hai tay dang ngang ( hoặc đứng yên, nếu giãn cánh một cánh tay ) - Khẩu lệnh: " Thôi !" - Động tác: Tất cả học sinh bỏ tay xuống về tư thế đứng nghiêm Hướng dàn hàng Hình 13 b, Dồn hàng ngang. - Khẩu lệnh: " Em A làm chuẩn...dồn hàng !" - Động tác: Cũng như khẩu lệnh khi dàn hàng, HS được gọi làm chuẩn phải hô " có !" và giơ tay phải lên cao. Khi GV hô tiếp khẩu lệnh " dồn hàng !", thì tất cả các em bên cạnh em làm chuẩn dồn hàng về theo khoảng cách một khuỷu tay. 2.1.11. Đi đều vòng phải ( vòng trái)...đứng lại: ( xem. h 14 ) - Khẩu lệnh: "Vòng bên phải (bên trái )...bước !". - Động tác: Động lệnh " Bước !"bao giờ cũng rơi vào chân phía bên sẽ vòng của đội hình hàng dọc. HS đang đi ở đội hình hàng dọc nghe thấy tiếng hô " Vòng bên phải ( hoặc bên trái )...bước !" thì em ở đầu hàng bước chân phải (hoặc chân trái ) thêm một bước nữa, dùng mũi bàn chân vừa bước lên vừa làm động tác đẩy xoay người về phía bên phải ( hoặc bên trái ) rồi tiếp tục đi. Các em đi sau đến chỗ vòng cũng thực hiện động tác như trên. Nếu ở đội hình 2 - 4 hàng dọc hoặc nhiều hàng cùng một lúc, thì những em ở chỗ vòng của hàng phía bên " vòng " làm động tác giậm chân tại chỗ hoặc bước ngắn, các em ở các hàng phía ngoài bước dài hơn để giữ khoảng cách của hàng khi đi vào chỗ vòng cho đều hàng. Trong khẩu lệnh : Đứng lại....đứng !", thì động lệnh " Đứng !" rơi vào chân phải, lúc này chân trái tiếp tục bước lên một bước nữa, tiếp theo chân phải thu về với chân trái thành tư thế đứng nghiêm. Hình 14 2.1.12. Đổi chân khi đi đều sai nhịp: - Khi đi đều sai nhịp chân ( nếu bước chân trái chạm đất phía trước rơi vào nhịp 2 ) thì chỉ cần bước thêm một bước đệm rồi đổi chân cho đúng nhịp hô 1 vào chân trái và nhịp hô 2 vào chân phải là được. - Học sinh đi sai nhịp thường do bước chậm hoặc nhanh hơn nhịp đếm khi đi đều, do đó chỉ cần dạy để HS biết cách bước đúng nhịp là được. - Động tác: Nhịp 1 chân trái bước lên, chân phải nhanh chóng bước tiếp, mũi chân đặt sát gót chân trái, đồng thời chân trái bước nhanh lên phía trước một bước nhỏ, tiếp theo chân phải bước lên vào nhịp hô 2. Chú ý : Động tác bước đệm cần thực hiện nhanh mới khớp với nhịp hô. 2.1.13. Đi theo đội hình xoáy trôn ốc, rắn bò, chữ chi. a) Đi theo đội hình xoáy trôn ốc. + Khẩu lệnh: " Theo đội hình xoáy trôn ốc đi đều ( đi thường) ....bước!" + Động tác: Có hai cách đi sau: Cách thứ nhất: Đi theo hình xoáy trôn ốc kín miệng. Khi đi người dẫn đầu dẫn hàng đi vòng theo hướng GV đã quy định. Cách thứ hai: Đi theo hình xoáy trôn ốc hở miệng.Tức là đi trở ra, tất cả đều quay đằng sau đi đều hoặc đi thường ( người cuối hàng trở thành người dẫn đầu ). b) Đi theo đội hình rắn bò, chữ chi. + Khẩu lệnh: " Theo đội hình rắn bò ( chữ chi ) đi đều ( đi thường )...bước!" + Động tác: Đi theo hình rắn bò ( chữ chi ) gấp khúc 2 hay 3, 4...lần, hoặc đi vòng về bên trái đến cự quy định lại tiếp tục vòng về bên phải một số lần như vậy. Người dẫn đầu hàng dẫn hàng đi theo đường GV quy định. 2.1.14. Đội hình 9 - 6 - 3 - 0 ( 4 - 2 - 0 ): - Chuẩn bị: Trước khi hạ khẩu lệnh cho học sinh điểm số 9 - 6 - 3 - 0 hoặc 4 - 2 - 0 cho đến hết. -Khẩu lệnh: " Thành đội hình 9 - 6 - 3 - 0 ( 4 - 2 - 0 ) bước!" - Động tác: Vừa dứt khẩu lệnh, em số 0 đứng nguyên tại chỗ, em số 3 bước lên trước 3 bước, em số 6 bước lên trước 6 bước, em số 9 bước lên trước 9 bước. Cách biến đổi đội hình 4 - 2 - 0 cũng thực hiện như trên. 2.2. Phương pháp tổ chức dạy học đội hình đội ngũ cho học sinh Tiểu học: - Phương pháp hướng dẫn của GV. Khi dạy nội dung ĐHĐN, GV nên giới thiệu nội dung, chương trình học tập, nêu ý nghĩa, tác dụng tập luyện ĐHĐN. Qua đó để HS có nhận thức đúng trong học tập. + Khi dạy động tác mới ( động tác tác nhân ), GV cần nêu tên động tác, khẩu lệnh thực hiện động tác, sau đó GV làm mẫu kết hợp phân tích từng cử động của động tác cho HS xem 1-2 lần, tùy theo độ khó động tác. Khi làm mẫu động tác, GV nên làm mẫu từng cử động riêng lẻ trước, sau đó làm mẫu toàn bộ động tác với tốc độ chậm phù hợp với yêu cầu của từng động tác. + Khi dạy động tác mới ( động tác phối hợp tập thể ), GV nên cử 1 nhóm ( hoặc 1 tổ ) lên làm mẫu kết hợp với lời nói của mình để hướng dẫn, giải thích cho cả lớp xem. Đối với nhóm ( tổ ) HS được cử lên làm mẫu, GV nên chọn những HS có năng khiếu TDTT hoặc được GV đã bồi dưỡng trước đó. + Sau khi hướng dẫn xong, GV nên gọi 1- 2 HS hoặc 1 nhóm HS lên tập thử, GV quan sát chỉnh sửa ( nếu có sai sót), sau đó tổ chức cho HS tập luyện. - Tổ chức cho HS luyện tập. GV nên căn cứ vào nội dung, tính chất, yêu cầu của từng động tác mà sử dụng các hình thức tập luyện cho phù hợp như : tập đồng loạt, tập lần lượt, tập theo nhóm ( tổ).... Nếu vận dụng hình thức tập theo nhóm ( tổ ), GV cần giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm ( tổ ) như : nội dung tập, thời gian tập, số lần tập, vị trí tập và người điều khiển nhóm tập...Trong quá trình HS luyện tập, GV bao quát chung các nhóm (tổ ) và nhắc nhở, giúp đỡ, sửa sai ( nếu có ) cho các nhóm tập luyện. - Tổ chức kiểm tra, nhận xét, đánh giá kết quả luyện tập. Sau thời gian luyện tập, GV tập trung lớp kiểm tra kết quả tập luyện của HS. Gồm 2 cách kiểm tra sau: Cách1: Khi kiểm tra, GV gọi một số cá nhân hoặc nhóm ( tổ ) lên thực hiện, sau đó gọi những HS ngồi phía dưới lên nhận xét, đánh giá và đưa ra cách sửa sai ( nếu bạn thực hiện chưa đúng ). Cách 2 : Khi kiểm tra, GV gọi đại diện cá nhân của các tổ lên trình diễn thi đua, hoặc mời các nhóm ( tổ ) lần lượt lên trình diễn thi đua, sau đó mời HS ngồi phía dưới quan sát bình chọn. Sau khi HS nhận xét đánh giá xong, GV tổng hợp ý kiến nhận xét của HS và đưa ý kiến nhận xét bổ sung. 3. Tóm tắt nội dung: - Tập hợp hàng dọc, dóng hàng dọc; tập hợp hàng ngang, dóng hàng ngang; điểm số; cách chào, báo cáo khi GV nhận lớp và khi kết thúc giờ học; cách xin phép khi ra, vào lớp; tư thế đứng nghiêm, đứng nghỉ; động tác quay phải, quay trái, quay sau; giậm chân tại chỗ...đứng lại; đi đều ...đứng lại; chuyển đội hình hàng ngang ( hoặc hàng dọc ) thành đội hình vòng tròn và ngược lại; dàn hàng, dồn hàng ngang; đi đều vòng phải ( vòng trái )...đứng lại; đổi chân khi đi sai nhịp; đi chuyển đội hình xoáy trôn ốc, rắn bò, chữ chi; đội hình 9 - 6 - 3 - 0 hoặc 4 - 2 – 0. - Phương pháp tổ chức dạy học đội hình đội ngũ cho học Tiểu học. 4. Câu hỏi ôn tập: Câu 1: Phân tích kỹ thuật các động tác đội hình đội ngũ? Câu 2: Thực hành kỹ thuật các động tác đội hình đội ngũ? Câu 3: Phân tích phương pháp tổ chức dạy học đội hình đội ngũ cho học sinh Tiểu học? 5. Hướng dẫn sinh viên tự học: a, Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu tài liệu: - Giáo trình thể dục cơ bản và thể dục thực dụng, NXBGD - 1998 ( tr 31- tr 41) - Giáo trình lí luận và phương pháp giáo dục thể chất, NXBGD - 1998 (tr 101 - tr 117 ) - Tập bài giảng Thể dục - nhảy dây, chương I nội dung ĐHĐN . Yêu cầu: + SV hiểu và nắm được kiến thức về kỹ thuật các động tác ĐHĐN trong chương trình dạy học thể dục ở Tiểu học. + Thuộc tất cả các khẩu lệnh, biết cách hô nhịp, biết phân tích kỹ thuật các động tác ĐHĐN. + Nắm được phương pháp tổ chức dạy học ĐHĐN cho học sinh Tiểu học. - SV thảo luận nhóm: Trao đổi với nhóm về các nội dung đã nghiên cứu, để nhận được sự góp ý bổ sung của nhóm và rút kinh nghiệm cho bản thân. b, Hướng dẫn sinh viên thực hành tập luyện các nội dung đã nghiên cứu: - SV tập luyện các động tác cá nhân: + Tập hô khẩu lệnh (dự lệnh, động lệnh, nhịp hô ) + SV tự hô khẩu lệnh và tập trước gương soi để kiểm tra động tác của mình. - Tập các động tác phối hợp tập thể: + Tập theo nhóm 2 người: Một người tập động tác, người kia kiểm tra hoặc một người hô khẩu lệnh, một người tập, sau đó đổi lại. + Tập theo nhóm, tổ hoặc cả lớp: Tập chỉ huy điều khiển nhóm hoặc cả lớp tập luyện.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_giang_hoc_phan_the_duc_nhay_day_phan_1.doc
Tài liệu liên quan