MỤC LỤC 2
QUY TẮC LÀM VIỆC TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM HÓA SINH 3
BÀI 1: SACCHARIDE (GLUXIT) 6
BÀI 2: LIPIT 10
BÀI 3: PROTEIN 13
BÀI 4: VITAMIN 15
BÀI 5: ENZYM 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
20 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 991 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài giảng Hóa sinh (Phần thực hành), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
- Cho từ từ từng giọt CuSO4 bão hòa vào ống nghiệm thứ nhất; chì axetat vào ống nghiệm thứ hai; vài tinh thể phenol vào ống nghiệm thứ ba; 1ml fomalin vào ống nghiệm thứ 4. Lắc nhẹ ống nghiệm. Quan sát sự xuất hiện kết tủa và màu sắc của kết tủa của cả 4 ống nghiệm.
- Tiếp tục nhỏ thêm một lượng dư muối CuSO4 bão hòa và chì axetat vào ống nghiệm 1 và 2. Nhận xét sự biến đổi lượng kết tủa protein trong cả 2 ống nghiệm.
Thí nghiệm 7: Phản ứng phân hủy protein bằng kiềm
Cho vào ống nghiệm 1-2ml protein, 2-4ml NaOH. Đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn. Để trên miệng ống nghiệm một mẫu giấy quì tím đã tẩm ướt. Nhận xét sự biến đổi màu của giấy quì.
Thí nghiệm 8: Sự đông tụ protein bằng nhiệt
Cho 2ml dung dịch lòng trắng trứng gà vào ống nghiệm, đun nóng trên ngọn lửa đến sôi trong một phút. Quan sát sự xuất hiện protein đông tụ. Làm lạnh hỗn hợp, chia hỗn hợp ra 2 phần:
Phần 1: cho 1-2 giọt axit axetic.
Phần 2: cho 1-4 giọt (NH4)2SO4.
Lắc và đun sôi cả hai phần. Nhận xét sự thay đổi lượng protein kết tủa ở hai ống nghiệm. Làm lạnh cả hai ống nghiệm, cho thêm một thể tích nước tương đương, lắc nhẹ hỗn hợp và quan sát lượng kết tủa. Sau đó lại thêm mỗi ống nghiệm 1ml dung dịch NaOH 10%. Lắc và quan sát lượng kết tủa protein.
Thí nghiệm 9: Sự đông tụ protein bằng axit
Cho vào ống nghiệm thứ nhất 1ml HNO3, ống thứ hai 1ml HNO3, ống thứ ba 1ml H2SO4. Rót vào từng ống nghiệm 1-1,5ml dung dịch lòng trắng trứng gà (không cho protein trộn lẫn với axit). Đặt cả ba ống nghiệm trên giá và theo dõi sự xuất hiện kết tủa của protein trên bề mặt phân chia hai chất lỏng. Sau đó lắc nhẹ cả ba ống nghiệm và nhận xét sự thay đổi lượng kết tủa protein trong dung dịch.
Thí nghiệm 10: Phát hiện protein trong thịt
Cho 50ml nước với 10g thịt xay vào trong cốc, trộn kĩ, sau 15 phút lọc lấy nước lọc. Cho vào ba ống nghiệm, mỗi ống 5ml nước lọc. Ống thứ nhất đun đến sôi, ống thứ hai thử bằng phản ứng biure, ống thứ ba bằng phản ứng xantoprotein. Quan sát và giải thích các hiện tượng xảy ra.
Thí nghiệm 11: Phát hiện protein trong khoai tây
Cho 30g khoai tây nguyên chất đã được nghiền kĩ vào cốc chứa 60ml nước, trộn và ngâm trong 5 phút. Đem lọc thu lấy nước lọc, lấy 5ml nước lọc để thử phản ứng biure, 5ml nước lọc để thử phản ứng xantoprotein để xem có protein trong khoai tây hay không? Quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra.
BÀI 4: VITAMIN (5T)
1. Dụng cụ và hóa chất
- Dụng cụ: ống nghiệm, cốc thủy tinh các loại, buret, bình tam giác,
- Hóa chất: dầu ăn, antimon (II) clorua, triclometan, hồ tinh bột 10%, nước ép trái cây, HCl 3M, I2/KI, AgNO3 1%, NH3 đặc, antimon (III) clorua, triclometan, dekristol, viên con nhộng vitamin E, etanol khan, HNO3 đặc,
2. Các thí nghiệm
Thí nghiệm 1: Sự phát hiện vitamin A trong dầu
Cho 5g antimon (II) clorua và 4ml triclometan vào ống nghiệm, lắc cho tan. Lấy 3ml dung dịch này cho vào ống nghiệm khác chứa 4 giọt dầu ăn. Lắc mạnh, quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra.
Thí nghiệm 2: Phân tích định lượng vitamin C trong thực phẩm
Cho 60ml nước ép trái cây vào cốc 100ml. Nước trái cây phải có màu sáng như táo, cam, bưởi, không có màu tối như nho. Nếu nước có chứa các hạt huyền phù thì thêm celit và lọc trên phễu lọc.
Lấy 10ml nước vừa lọc cho vào bình tam giác 50ml, thêm 20ml nước, 5 giọt axit HCl 3M (như là xúc tác) và 10 giọt dung dịch hồ tinh bột 10%. Tiến hành chuẩn độ dung dịch trong bình tam giác bằng dung dịch iot trong KI 0,01% cho đến khi xuất hiện màu xanh. Ghi lấy thể tích dung dịch iot và tính hàm lượng vitamin C trong nước hoa quả.
Thí nghiệm 3: Khử bạc nitrat bằng axit ascorbic
Cho 1ml dung dịch bạc nitrat trong môi trường amoniac và 1 ml dung dịch axit ascorbic vào ống nghiệm, lắc và quan sát sự hình thành kết tủa. Giải thích hiện tượng phản ứng.
Thí nghiệm 4: Phát hiện vitamin D
Cho 0,5g antimon (III) clorua với 4ml triclometan vào ống nghiệm, lắc. Lấy 2-3ml dung dịch này cho tác dụng với 5 giọt dekristol hay sản phẩm chứa vitamin D. Quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra.
Thí nghiệm 5: Phát hiện vitamin E
Cho 1ml sản phẩm có vitamin E (viên con nhộng vitamin E) và 10ml etanol khan vào ống nghiệm. Cho thêm từng giọt 2ml axit HNO3 đặc vào rồi đun nóng, lắc liên tục cho đến khi sôi. Quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra.
BÀI 5: ENZYM (4T)
1. Dụng cụ và hóa chất
- Dụng cụ: cối chày sứ, ống nghiệm, đũa thủy tinh,
- Hóa chất: hạt lúa nảy mầm (dung dịch enzym), hồ tinh bột 1%, dung dịch đệm pH=5, dung dịch iod 1%, CuSO4 1% , NaCl 1%, nước đá, thuốc thử luigol, Na2HPO4 0,2M và axit citric 1M,
2. Các thí nghiệm
Thí nghiệm 1: khảo sát hoạt tính tương đối của amylase mầm lúa
a. Chuẩn bị dung dịch amylase mầm lúa
Lấy 3g hạt lúa nảy mầm cho vào cối sứ, nghiền nhuyễn với 5 ml nước. Tiếp tục nghiền và thêm dần đến hết 50ml nước cất để hòa tan enzym. Lọc dung dịch bằng giấy lọc. Thu dịch lọc có chứa enzym amylase. Giữ lại để tiến hành các thí nghiệm sau.
b. Khảo sát hoạt tính tương đối của dịch chiết amylase mầm lúa
Chuẩn bị 8 ống nghiệm pha hóa chất như trong bảng dưới đây, sau khi pha xong dung dịch, ổn định nhiệt độ ở bể nước nóng ở 50C, sau đó cho các ống nghiệm từ 1 đến 4 vào ổn định 5 phút. Sau khi kết thúc ống nghiêm 1, lấy ra khỏi bể nước nóng ta đưa ống 5 vào.
Hút 1,6 ml dịch enzyme cho vào ống 1, đồng thời ghi nhận thời điểm đó. Dùng pipet loại 1 ml khuấy nhẹ dung dịch và lấy ra 1 giọt để thử màu với iod. Khi màu của dung dịch iod không thay đổi thì sự thủy phân tinh bột được coi là kết thúc. Ghi lại thời điểm kết thúc. Quan sát và giải thích các hiện tượng xảy ra.
Ống nghiệm
Dung dịch
cho vào
1
2
3
4
5
6
7
8
Hồ tinh bột 1% (ml)
1
1
1
1
1
1
1
1
Nước cất ( ml)
0.4
0.6
0.8
1
1.2
1.4
1.6
1.8
Dung dịch đệm pH 5 (ml)
2
2
2
2
2
2
2
2
Để ổn định ở 50oC
Thể tích dịch Enzyme (ml)
1.6
1.4
1.2
1.0
0.8
0.6
0.4
0.2
Thời gian kết thúc thủy phân (s)
Thí nhiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên tốc độ thủy giải của amylase.
- Chuẩn bị dung dịch thí nghiệm theo bảng dưới, tiến hành tương tự thí nghiệm 1.
- Kết quả các lần đo được ghi ở bảng sau: Quan sát và giải thích các hiện tượng xảy ra.
ống nghiệm
Dung dịch cho vào
1
2
3
4
5
6
7
Nồng độ tinh bột tương ứng (mg/ml)
2
3
4
5
6
7
8
Hồ tinh bột 1% (ml)
0.4
0.6
0.8
1.0
1.2
1.4
1.6
Nước cất (ml)
1.6
1.4
1.2
1.0
0.8
0.6
0.4
Dung dịch đệm pH 5 (ml)
2
2
2
2
2
2
2
Để ổn định ở 500 C
Thể tích enzyme (ml)
Thể tích đã chọn ở thí nghiệm 1 (V=1ml)
Thời gian kết thúc thủy phân (s)
Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt tính của enzim amilaza (trong nước bọt)
Lấy 4 ống nghiệm, cho vào ống 1, 2, 3 mỗi ống 2ml dd tinh bột 0,5% (pha trong NaCl 0,1%).
- Ống nghiệm 1: đặt vào nước đá (00)
- Ống nghiệm 2: đặt vào tủ ấm (450)
- Ống nghiệm 3: để ở nhiệt độ phòng
Sau 15 phút lấy ra, cho vào mỗi ống 1ml nước bọt 1/8. Rồi đặt trở lại nhiệt độ cũ trong 15 phút nữa. Sau đó cho vào mỗi ống 2 giọt thuốc thử luigol.
- Ống nghiệm 4: cho vào 1ml nước bọt 1/8, đun sôi 2 phút, rồi cho vào 2ml dd tinh bột 0,5% (pha trong NaCl 0,1%). Đun sôi, để nguội thêm vào 2 giọt thuốc thử luigol.
Quan sát và giải thích các hiện tượng xảy ra.
Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của pH môi trường lên hoạt tính của enzim
Lấy 7 ống nghiệm, cho vào mỗi ống một lượng Na2HPO4 0,2M và axit citric 1M theo số liệu sau:
STT
Na2HPO4 0,2M (ml)
axit citric 0,1M (ml)
Độ pH của hỗn hợp
DD tinh bột 0,5% (ml)
DD nước bọt 1/8 (ml)
1
0,58
0,42
5,6
2
1
2
0,63
0,37
6,0
2
1
3
0,69
0,31
6,1
2
1
4
0,77
0,23
6,8
2
1
5
0,87
0,13
7,4
2
1
6
0,94
0,06
7,6
2
1
7
0,97
0,03
8,0
2
1
Lắc đều. Đặt vào tủ ấm ở 450C trong 10 phút. Sau đó lấy 1-2 giọt dd ở ống nghiệm 4 cho sang một ống nghiệm khác thử với 1 giọt luigol nếu thấy có màu xanh thì đặt trở lại tủ ấm 5 phút nữa. Cho đến khi thu được màu vàng thì cho ngay vào mỗi ống 3 giọt thuốc thử luigol, lắc đều. Quan sát và giải thích các hiện tượng xảy ra.
Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của chất kích thích và chất kìm hãm lên hoạt tính của enzim amilaza
Cho vào 3 ống nghiệm:
- Ống nghiệm 1: 10 giọt nước cất
- Ống nghiệm 2: 5 giọt nước cất + 5 giọt NaCl 1%
- Ống nghiệm 3: 5 giọt nước cất + 5 giọt CuSO4 1%
Sau đó, cho vào mỗi ống 10 giọt nước bọt 1/5, lắc đều. Thêm vào mỗi ống 10 giọt dd tinh bột 1% (trong nước). Lắc 5-6 cái. Để yên 5 phút. Rồi cho vào mỗi ống 1 giọt thuốc thử luigol. Quan sát và giải thích các hiện tượng xảy ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thị Ân (chủ biên) (1979), Hóa sinh đại cương (tập I, II). NxB KH&KT, Hà Nội.
2. Phạm Thị Trân Châu, Trần Thị Áng (2000), Hóa sinh học. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Đỗ Quý Hai (chủ biên) - Nguyễn Bá Lộc - Trần Thanh Phong - Cao đăng Nguyên (2010), Giáo trình hóa sinh, NXB Đại học Huế.
4. Lê Thị Anh Đào – Đặng Văn Liếu (2005), Thực hành hóa học hữu cơ, NXB Đại học Sư phạm.
5. Nguyễn Bá Lộc (1997), Hóa sinh. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6. Trần Quốc Sơn – Đặng Văn Liếu (2007), Giáo trình cơ sở hóa học hữu cơ tập 3, NXB Đại học Sư phạm.
7. Lê Xuân Trọng – Nguyễn Hữu Đĩnh – Từ Vọng Nghi – Đỗ Đình Rãng – Cao Thị Thặng (2008), Hóa học lớp 12 nâng cao, NXB Giáo dục.
8. Thái Doãn Tĩnh - Vũ Quốc Trung (2012), Thực nghiệm hóa học hữu cơ, NXBGD Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_hoa_sinh_phan_thuc_hanh.docx