Bài giảng Hệ thống thông tin đất đai - Phạm Thanh Quế

- Thuật ngữ hệ thống đã được sử dụng rất rộng rãi và không còn mới. Trên

thực tế từ lâu người ta đã nói đến các hệ thống: Hệ thống pháp luật, hệ thống

tuần hoàn, hệ thống thông tin, hệ thống canh tác, hệ thống nông nghiệp, hệ

thống thuỷ lợi, hệ thống giao thông, hệ thống cơ sở hạ tầng, .

 Hệ thống: là một tập hợp các phần tử có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau

và cùng hoạt động nhằm đạt được những mục đích chung nhất định nào đó.

- Các phần tử trong một hệ thống có thể rất đa dạng, nó có thể là các thực thể

hiện tại, hoặc trừu tượng như một phương pháp hay một nguyên tắc. Như vậy,

các phần tử trong các hệ thống hay có khi trong cùng một hệ thống cũng có

thể khác nhau về cả tính chất lẫn bản chất, nhưng chúng lại hỗ trợ nhau, bổ

trợ cho nhau.

Sự hoạt động của hệ thống được thể hiện qua các thành phần của hệ thống có

phát triển hay bị suy thoái

pdf62 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 747 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Hệ thống thông tin đất đai - Phạm Thanh Quế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng: Các cung hoặc đường nối lần lượt với nhau thành vòng khép kín, bao quanh một vùng, tạo thành một polygon. 43 Polygon là một chuỗi các cặp toạ độ x, y nối liên tiếp với nhau để khép kín thành một vùng. Máy tính lưu trữ danh sách các vùng cùng với các cung tạo lên mỗi vùng, bên cạnh danh sách toạ độ các cung. 44 Trong ví dụ hình dưới thì polygon số 2 được xác định bởi các cung số 4, 6, 7, 10 và 8 tạo thành. Vì cung 8 tạo nên đa giác 6 là đa giác đảo nằm trong polygon 2 nên trong danh sách phải mã hoá thêm số 0 trước số 8. Mặc dù chỉ số của cung có thể xuất hiện nhiều lần trong danh sách Đa giác – Cung (ở ví dụ trên, tên cung số 6 có cả trong hàng cho vùng 2 và vùng 5) nhưng dữ liệu về cung đó chỉ được lưu trữ một lần duy nhất ở danh sách toạ độ. Việc lưu trữ thành 2 bảng riêng biệt như vậy sẽ tránh được sự lưu trữ lặp toạ độ các cung tạo nên đa giác và đồng thời bảo đảm được các đường biên chung của 2 đa giác kề cận bao giờ cũng trùng khít lên nhau. * Tính tiếp giáp: Các cung đều có hướng và được gán chỉ số biểu thị cho các polygon ở bên phải và bên trái nó (gọi là danh sách trái - phải). Như vậy ta có thể nhận ra các polygon nào kề cận nhau nếu chúng có chung ít nhất một cung Ví dụ: Hình dưới ta thấy polygon số 2 ở bên trái và polygon số 5 ở bên phải của cung số 6. Qua đó máy tính sẽ nhận ra ngay polygon số 2 và số 5 liền kề nhau (tiếp giáp nhau). d. So sánh mô hình dữ liệu raster và mô hình dữ liệu vector 45 Do cấu trúc dữ liệu khác nhau nên việc lưu trữ hai loại dữ liệu này là hoàn toàn khác nhau nhưng việc so sánh sẽ giải thích được phần nào cho các khả năng ứng dụng của 2 loại dữ liệu này. Các chỉ số so sánh cơ bản dựa trên khối lượng bộ nhớ để lưu trữ (hiệu suất lưu trữ dữ liệu), tốc độ truy cập, độ ổn định, hiệu suất xử lý và phân tích dữ liệu, độ chính xác khi hiển thị dữ liệu.... Mô hìn raster có ưu điểm là có cấu trúc dữ liệu đơn giản, dễ dàng chồng xếp các dữ liệu, cho nhiều khả năng biến động không gian ở mức cao, có hiệu quả trong việc tăng dày và thể hiện các dạng ảnh số. Nhưng nhược điểm của nó là lưu trữ và nén dữ liệu gặp khó khăn, khó thể hiện các mối quan hệ vị trí không gian, chất lượng ảnh không cao. Muốn khắc phục thường phải tăng độ phân giải, giảm kích thước của các ô vuông cơ sở, nhưng điều đó lại làm tăng khối lượng lưu trữ dữ liệu và tất nhiên sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu suất quản lý lưu trữ và các công tác phân tích sau này. Mô hình vector có ưu điểm hơn hẳn mô hình raster trong việc lưu trữ dữ liệu. Có hiệu quả cao khi phân tích dữ liệu với mô hình topo như trong phân tích mô hình mạng. Hình ảnh bản đồ có chất lượng cao khi in ấn và thể hiện trên màn hình. Tuy vậy mô hình vector có câu trúc dữ liệu phức tạp gây trở ngại cho các phân tích dữ liệu như chồng xếp và xử lý cắt bản đồ. Bảng tóm tắt các ưu, nhược điểm của 2 mô hình dữ liệu STT Chỉ tiêu Raster Vector 1 Nhập dữ liệu Nhanh Chậm 2 Khối lượng dữ liệu Lớn Nhỏ 3 Chất lượng đồ hoạ Trung bình Tốt 4 Cấu trúc dữ liệu Đơn giản Phức tạp 5 Độ chính xác hình học Thấp Cao 6 Khả năng phân tích vùng Tốt Kém 7 Khả năng phối hợp các dữ liệu Tốt Kém 8 Khả năng tạo lập bản đồ Đơn giản Phức tạp 9 Lưu trữ Phức tạp Đơn giản 10 Tốc độ truy cập Chậm Nhanh 3.3.2.3. CSDL thuộc tính Dữ liệu thuộc tính là các thông tin đi kèm với các dữ liệu không gian, chỉ ra các tính chất đặc trưng cho mỗi đối tượng điểm, đường, vùng trên bản 46 đồ. Phần lớn dữ liệu thuộc tính được lưu trữ trong các tệp tin riêng biệt. Có thể dưới các dạng: + Dạng số: thể hiện dưới dạng bảng đi kèm với bản đồ số + Dạng sổ sách lưu trữ như sổ mục kê, sổ địa chính.... + Dạng text: Các loại hồ sơ, văn bản lưu trữ bằng các phần mềm thông dụng trên máy tính (word, excel...) CSDL thuộc tính gồm các nhóm chủ yếu sau: - Thông tin cơ sở hạ tầng: gồm các thông tin bổ trợ cho các lớp dữ liệu không gian như thông tin về các lớp đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi, thuỷ văn, về mạng lưới điện, mạng lưới cấp thoát nước, các công trình cơ sở hạ tầng.... - Thông tin kinh tế, văn hóa, xã hội: Các thông tin về mạng lưới hành chính, dân số, lao động, việc làm, phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế, giáo dục, y tế.... - Thông tin môi trường: Các thông tin về ô nhiễm môi trường, về hạn hán, ngập lụt, sâu bệnh, các thảm hoạ, rủi ro do thiên tai gây ra... - Thông tin đất đai, địa chính: Các thông tin về tài nguyên đất, hệ thống thửa đất, đăng ký đất đai, thuế đất, giá đất, hệ thống pháp luật... 3.3.3. Liên kết dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính Thể hiện sự kết nối giữa 2 tệp dữ liệu có cùng một hay nhiều thuộc tính chung theo các mối quan hệ 1 – 1, 1 – N, N – M. Ví dụ: quan hệ giữa thửa đất và mã thửa là quan hệ 1-1, giữa tờ bản đồ và thửa đất là quan hệ 1-N, giữa thửa đất và mục đích sử dụng là quan hệ N-M. Để thể hiện các quan hệ đó người ta sử dụng các trường khoá chung trong các tệp tin quan hệ. Gọi là khoá quan hệ Ví dụ: Trường khoá chung giữa dữ liệu không gian và thuộc tính là trường Số thửa Số thửa Chủ sử dụng Loại đất Diện tích 1 Nguyễn Văn Anh ONT 200 2 Trần Văn Hùng LUA 700 3 Lê Trọng Thành LUA 600 47 1 2 3 3.3.4. Phân lớp thông tin trong CSDL - Thông tin trong CSDL được phân thành các lớp, nhằm phục vụ cho công tác xây dựng và quản lý dữ liệu. - Nguyên tắc phân lớp + Lớp đối tượng: trong một lớp chứa nhiều nhóm đối tượng + Nhóm đối tượng: Trong nhóm có chứa các loại đối tượng có cùng bản chất, có tính chất tương đồng + Loại đối tượng: Là mức độ chi tiết nhất của đối tượng được lưu trữ trong hệ thống, thể hiện cho từng nhóm đối tượng. Ví dụ: Lớp đối tượng Nhóm đối tượng Loại đối tượng Địa chính Thửa đất Đất ở Đất trồng lúa Đất rừng sản xuất Đất chuyên dùng Giao thông Đường Quốc lộ Đường liên huyện Đường liên xã Thuỷ văn Sông Suối Kênh mương Địa hình Đường đồng mức Đường ĐM cái Đường ĐM phụ Điểm độ cao Điểm độ cao chính Điểm độ cao phụ 3.3.5. Các biện pháp tổ chức Là các biện pháp điều hành sự hoạt động của cả hệ thống gồm các quá trình thu thập, tập hợp dữ liệu, nhập dữ liệu, xử lý, lưu trữ, quản lý, phân tích dữ liệu và thông báo kết quả. Công dụng của hệ thống phụ thuộc vào tính cập nhật, sự chính xác, khả năng khai thác và sử dụng của người sử dụng. 48 Thu thập dữ liệu Nhập dữ liệu Phân tích, xử lý, quản lý Thông báo kết quả Sử dụng 3.4. Mục đích và nội dung của HTTTĐĐ 3.4.1. Mục đích - Phục vụ quản lý nhà nước về đất đai - Cung cấp các thông tin về đất đai nhằm quản lý, khai thác, cập nhật các thông tin về đất đai - Phục vụ cho việc trao đổi thông tin với các lĩnh vực khác - Phục vụ cho công tác dự báo, đưa ra các chính sách phát triển - Phục vụ cho việc xem xét sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đối với đất đai cho phù hợp - Phục vụ cho các hoạt động an ninh quốc phòng, phòng chống tội phạm, phòng cháy, chữa cháy... - Cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng 3.4.2. Nội dung của HTTTĐĐ - Điều tra xây dựng dữ liệu chung: + Hệ thống lưới chiếu + Hệ thống toạ độ + Hệ thống độ cao - Xây dựng bản đồ + Bản đồ địa chính + Bản đồ hiện trạng sử dụng đất + Bản đồ quy hoạch sử dụng đất + Bản đồ địa hình + Các loại bản đồ chuyên đề (bản đồ đất, độ phì, mùn, độ chua....) - Xây dựng hệ thống thông tin đăng ký đất đai (các loại sổ sách, giấy tờ có liên quan) - Xây dựng hệ thống thông tin liên quan: thông tin môi trường, thông tin kinh tế, xã hội, thông tin cơ sở hạ tầng, ..... 3.5. Đặc trưng của HTTTĐĐ - Là hệ thống có một CSDL chuẩn thống nhất, có công cụ và phương pháp xử lý thông tin phục vụ cho các hoạt động của hệ thống và các hệ thống khác có liên quan - Dữ liệu không gian được thể hiện theo 3 kiểu quan hệ + Mối quan hệ số: các dữ liệu được trình bày trong một hệ toạ độ + Mối quan hệ hình họa: các dữ liệu được thể hiện bằng hệ thống ký hiệu 49 + Mối quan hệ topo: thể hiện mối quan hệ không gian giữa các dữ liệu điểm, đường, vùng - Dữ liệu thuộc tính và số liệu có thể mô tả một đối tượng - Về cơ bản nó có cấu trúc và tính chất của một hệ thống thông tin địa lý nhưng mang những nội dung và thông tin về đất đai + Thông tin về hình học thửa đất: hình dạng, kích thước (được thể hiện dưới dạng không gian) + Thông tin về quan hệ xã hội trong quá trình sử dụng đất: chủ sử dụng, mục đích sử dụng, quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng, chuyển quyền sử dụng đất, giá trị đầu tư trên đất... + Các thông tin về quan hệ kinh tế của thửa đất bao gồm: chất lượng thửa đất, quá trình đầu tư, các loại thuế... + Các thông tin bổ trợ và các thông tin về kinh tế, xã hội, ở dạng thuộc tính (các bảng biểu, văn bản). 3.6. So sánh hệ thống thông tin thủ công và hệ thống thông tin được tin học hoá * Hệ thống thông tin thủ công - Phải trải qua thời gian dài mới có thể hình thành và hoạt động được - Nguồn kỹ thuật: không yêu cầu cao, chủ yếu là máy tính tay, giấy, bút, màu .... - Nguồn nhân sự: đơn giản, trình độ không cao, chủ yếu là lao động thủ công - Dễ sử dụng, không đòi hỏi người sử dụng phải có trình độ chuyên môn cao - Xử lý dữ liệu chậm, cồng kềnh, tốn kém - Lưu trữ dữ liệu: đơn giản, chủ yếu là trên giấy nên tốn diện tích lưu trữ và không an toàn - Thông tin không được cập nhật thường xuyên nên thường bị lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. * Hệ thống thông tin được tin học hoá - Hình thành và hoạt động một cách nhanh chóng - Nguồn kỹ thuật: Chủ yếu là các máy móc thiết bị hiện đại (máy vi tính, máy quét, bàn số hoá, máy toàn đạc....) - Nguồn nhân sự: phải có trình độ chuyên môn, được đào tạo chính quy - Dữ liệu được cập nhật, xử lý nhanh chóng, chính xác, không tốn kém 50 - Việc lưu trữ: dễ dàng, không tốn bộ nhớ và độ an toàn cao (có thể lưu trên nhiều thiết bị (trong máy tính, đĩa CD...) có khả năng lưu trữ khối lượng dữ liệu lớn và không tốn diện tích lưu trữ - Cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung thông tin một cách dễ dàng đáp ứng được mọi nhu cầu của sự phát triển - Cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác, độ tin cậy cao. 3.7. Sự phát triển của hệ thống thông tin đất đai trên thế giới HTTTĐĐ của các nước trên thế giới hiện nay đã có sự phát triển vượt bậc phục vụ đắc lực cho công tác quản lý đất đai - Ở các nước phát triển: HTTTĐĐ rất hiện đại, phần lớn đã được tin học hoá ở trình độ cao, được đầu tư rất lớn. Mỹ, Anh, Úc...đã tạo ra được các phần mềm nhằm xây dựng HTTTĐĐ ngày càng hoàn thiện và giúp việc quản lý đất đai ngày càng tốt. - Ở các nước đang phát triển: HTTTĐĐ ngày càng hoàn thiện và giúp cho việc quản lý đất đai đi vào ổn định, ngăn chặn việc sử dụng lãng phí tài nguyên đất đai. Ở các nước này, để phát triển hệ thống còn gặp rất nhiều khó khăn + Thiếu kinh phí + Đội ngũ kỹ thuật viên còn thiếu kinh nghiệm, trình độ chưa cao + Thiếu các cán bộ được đào tạo về chuyên môn + Các quy định, quy chế còn chưa đồng bộ 3.8. Hệ thống thông tin địa chính Là hệ thống mà các thông tin phục vụ cho công tác địa chính. Các thông tin được mô tả chi tiết đến từng thửa đất, lấy thửa đất làm đối tượng chính. - Thửa đất là đơn vị cơ sở của thông tin địa chính. Nó là đối tượng phản ánh chủ yếu của bản đồ địa chính, là một khoanh đất khép kín, không phân chia, được đánh số, có ranh giới, có chủ sử dụng, có mục đích sử dụng. - Các vấn đề thường gặp trong việc xác định thửa đất là: + Các vùng không liên tục + Sự thay đổi các đặc tính tự nhiên + Sự khác nhau giữa sử hữu và sử dụng + Sự xâm phạm các quyền lợi đã được giới hạn + Sự lấn chiếm 51 - Ở các nước kém phát triển, sự không đầy đủ về thông tin đất đai dẫn đến nhưng hậu quả nghiêm trọng, do vậy các quyền về đất đai cần được xác định rõ ràng, phải được nhà nước công nhận và ghi thành chế định. Quá trình này thể hiện bằng công tác đăng ký đất đai – là phần không thể thiếu của hệ thống thông tin địa chính. - Mô tả thửa đất + Thể hiện trên bản đồ: hình dạng, số thửa, diện tích, loại đất. Thửa đất phải có ranh giới rõ ràng sẽ cung cấp thông tin một cách nhanh chóng và chính xác hơn. + Mô tả bằng phương pháp số: Bằng các hệ thống xử lý của hệ thống thông tin sẽ mô tả thửa đất dưới dạng số thể hiện bằng toạ độ của các điểm và được lưu trữ trên máy tính - việc này sẽ cung cấp thông tin một các dễ dàng, nhanh chóng và chính xác. - Hệ thống tra cứu thửa đất: Mỗi thửa đất phải được đánh số kèm theo các thuộc tính mô tả chi tiết gồm: + Chủ sử dụng + Số đăng ký như số thứ tự, mã + Sô trang trong hồ sơ địa chính + Số thửa + Xứ đồng - Tiêu chuẩn các thông tin về thửa đất + Dễ sử dụng, tránh nhầm lẫn + Dễ tìm kiếm thông tin khi cần thiết + Dễ xử lý trên máy tính + Các dữ liệu được sử dụng lâu dài, không thay đổi khi có sự chuyển nhượng quyền sử dụng đất + Các thông tin đại diện nên có tính duy nhất, không có sự trùng lặp giữa các thửa đất + Có khả năng cập nhật (có thể điều chỉnh và bổ sung thông tin khi cần thiết) + Có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau - Các thông tin về thửa đất trong hệ thống thông tin địa chính + Thông tin không gian: các loại bản đồ + Thông tin thuộc tính: Các loại bảng biểu cần thiết thể hiện các thông tin liên quan đến thửa đất. 52 CHƯƠNG 4: CHUẨN DỮ LIỆU VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI 4.1. Phân lớp thông tin và chuẩn hoá dữ liệu 4.1.1. Các thông tin không gian Các thông tin đầu vào của HTTTĐĐ sẽ được tiến hành phân lớp và chuẩn hoá theo các nội dung: - Lớp hành chính các cấp + Hệ thống hành chính quốc gia được phân thành các cấp - Quốc gia - Tỉnh - Huyện - Xã + Trong bản đồ hành chính chúng ta phân thành các lớp đối tượng: Lớp dạng điểm: các cột mốc, UBND các cấp. Thuộc tính thể hiện là loại mốc, toạ độ mốc, mã đơn vị hành chính, tên đơn vị hành chính. Lớp đối tượng dạng đường: Đường ranh giới các cấp, được thể hiện theo thứ tự ưu tiên từ ranh giới quốc gia, ranh giới tỉnh, ranh giới huyện, ranh giới xã. Các thông tin thuộc tính gồm: loại đường ranh giới, mã đường, chiều dài Lớp đối tượng dạng vùng: Các đơn vị hành chính (tỉnh, huyện, xã) Các thông tin thuộc tính gồm: Mã đơn vị hành chính, địa danh, diện tích,... Lớp đối tượng dạng chữ: Tên các đơn vị hành chính, địa danh trong vùng lãnh thổ của đơn vị hành chính - Lớp địa hình tự nhiên Lớp này thể hiện và quản lý các đối tượng sau: + Đối tượng đường: đường bình độ + Đối tượng điểm: điểm độ cao - Lớp thuỷ hệ Lớp này thể hiện các đối tượng sau: + Đối tượng đường: sông, suối, kênh mương.... + Đối tượng vùng: ao, hồ, đầm... + Đối tượng chữ: tên các địa danh Các đối tượng thể hiện với các thuộc tính: mã đối tượng, tên đối tượng, chiều dài..... 53 - Lớp giao thông Thể hiện và quản lý các đối tượng: + Đối tượng đường: Quốc lộ, tỉnh lộ, liên huyện, liên xã, liên thôn.... + Đối tượng điểm: cầu, cống... + Đối tượng chữ: Tên đường, tên nhà ga, bến cảng... Các đối tượng thể hiện với các thuộc tính: mã đối tượng, tên đối tượng, chiều dài..... - Lớp thổ nhưỡng Thể hiện và quản lý các đối tượng: + Đối tượng điểm: vị trí phẫu diện + Đối tượng vùng: Các khoanh đất theo phân loại đất đã quy định Các đối tượng thể hiện với các thuộc tính: mã loại đất, Loại đất, thành phần cơ giới, diện tích ..... - Lớp loại hình sử dụng đất Thể hiện và quản lý các đối tượng là các loại hình sử dụng đất theo phân loại: + Đối tượng vùng: các khoanh đất theo loại hình sử dụng + Đối tượng chữ: xứ đồng, loại đất, số thửa, diện tích. Các thuộc tính thể hiện: Mã đất, diện tích, địa danh... - Lớp giá đất, thuế đất Thể hiện và quản lý các đối tượng + Đối tượng vùng: các khoanh đất theo giá đất, thuế đất + Đối tượng chữ: Mức giá đất, mức thuế đất Các thuộc tính thể hiện: Số thửa, mã giá đất, mã thuế, mức giá, mức thuế, diện tích,.... - Ngoài các lớp thông tin trên thì tuỳ theo mức độ chi tiết và yêu cầu của hệ thống thông tin đất đai mà có thể thành lập thêm các lớp thông tin cần thiết khác. 4.1.2. Các lớp thông tin CSDL phi không gian - Nhóm thông tin về điều kiện tự nhiên + Thông tin về tài nguyên: Vị trí, ký hiệu, thành phần cơ giới, tính chất đất, diện tích.... + Thông tin về khí hậu: thể hiện các đặc trưng của khí hậu: vùng khí hậu, tiểu vùng khí hậu, lượng mưa, độ ẩm, nhiệt độ bình quân.... - Nhóm thông tin về xã hội: 54 + Lớp thông tin về dân số: Mã, quy mô, mật độ, cơ cấu... + Lớp thông tin về lao động: Mã, số lao động, số người trong, ngoài độ tuổi lao động.... + Lớp thông tin về việc làm: Mã, cơ cấu việc làm, tỷ lệ thất nghiệp.... - Nhóm thông tin về kinh tế + Lớp thông tin về phát triển kinh tế: mã, tổng thu nhập quốc nội, giá cố định, tốc độ tăng trưởng... + Lớp dữ liệu về yếu tố kinh tế: Giá đất, thuế đất, lợi nhuận do đất mang lại, .... - Nhóm thông tin về yếu tố pháp lý: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, mục đích sử dụng đất 4.2. Xây dựng CSDL không gian 4.2.1. Các thông tin đầu vào Toàn bộ các thông tin thu thập được: Bản đồ giấy, số liệu đo đạc bằng các thiết bị đo đạc mặt đất, các loại ảnh viễn thám.... 4.2.2. Bản đồ số Là phương pháp thành lập bản đồ từ các dữ liệu không gian - Quá trình thành lập bản đồ số bao gồm các bước: + Nhập dữ liệu: toàn bộ các thông tin đầu vào sẽ được chuyển về dạng số + Trình bày dữ liệu: Sử dụng kỹ thuật đồ hoạ vi tính để hiển thị và chuyển giao cho người sử dụng - Các bước thành lập bản đồ số + Thu thập dữ liệu: thu thập toàn bộ những dữ liệu cần thiết cho quá trình thành lập bản đồ + Phân loại dự liệu: Phân thành các lớp dữ liệu theo mục đích của việc thành lập bản đồ + Cấu trúc dữ liệu: là quá trình raster hoá và vector hoá dữ liệu và chuyển đổi giữa 2 loại dữ liệu + Biên tập và chỉnh lý dữ liệu: chỉnh sửa các lỗi, vị trí, tính diện tích... + Chọn lọc dữ liệu: là quá trình chồng xếp các lớp thông tin theo yêu cầu của người sử dụng. + Tạo lập dữ liệu: Biên tập, thiết kế chung, chú giải, trình bày, hiển thị .... 55 4.2.3. Các phương pháp nhập dữ liệu bản đồ số Nhập dữ liệu là quá trình gán mã cho các đối tượng và ghi nhận chúng vào CSDL. Có 2 loại dữ liệu cần được nhập là dữ liệu không gian chỉ ra vị trí địa lý của đối tượng và dữ liệu thuộc tính mô tả các dữ liệu không gian. Đây là một quá trình rất quan trọng của hệ thống ảnh hưởng đến độ chính xác và tính logic của dữ liệu trong CSDL, đo đó các thiết bị nhập dữ liệu cũng như các phần mềm được sử dụng phải đảm bảo độ chính xác và thông thường có chi phí tương đối cao. 4.2.3.1. Nhập dữ liệu không gian a. Nhập dữ liệu vector - Nhập bằng tay: dữ liệu là điểm, đường hay vùng được nhập từ bàn phím theo các toạ độ chính xác. - Sử dụng bàn số hoá Phương pháp này thường được sử dụng để số hoá các bản đồ nguồn tỷ lệ lớn. Số hoá bằng bàn số hoá là quá trình đưa dữ liệu trên bản đồ giấy vào máy tính nhờ sự hỗ trợ của bàn số hoá. Bàn số hoá này cho biết toạ độ (x,y) của một điểm bất kỳ trên bàn số hoá. Toạ độ này sẽ được chuyển đổi thành toạ độ tương ứng trên thực tế khi biết toạ độ các điểm khống chế. Bàn số hoá gồm 2 phần: + Bàn từ tính + Con chuột cảm ứng Để nhập dữ liệu người ta đặt bản đồ giấy lên bàn số hoá, khai báo các mốc toạ độ khống chế và kích chuột vào các đối tượng trên bản đồ để nhận được toạ độ. Bàn số hoá cho phép nhập 3 dạng dữ liệu cơ bản: + Điểm + Đường + Chữ Các đặc tính địa lý trên bản đồ được số hoá theo 2 kiểu: + Point mode: mỗi cặp toạ độ được ghi lại sai mỗi lần nhấn chuột + Stream mode: các cặp toạ độ được ghi lại liên tục dọc theo các cung đường mà không cần nhấn chuột. Trong một khoảng cách nào đó một điểm được ghi lại bất cứ lúc nào khi co chuột chuyển động theo hướng x hoặc y hoặc trong một khoảng thời gian số cặp toạ độ đã định trước được tạo ra theo từng giây. Kiểu số hoá này 56 thường được sử dụng để số hoá các đường cong như sông suối hoặc đường bình độ. Bằng cách này nếu người số hoá di chuyển con chuột càng nhanh thì năng suất công việc càng lớn, nhưng độ chính xác sẽ không cao. Ngược lại nếu di con chuột chậm sẽ có một số lượng điểm lớn các toạ độ được tạo ra không cần thiết và sẽ mất công loại bỏ chúng trong quá trình chỉnh sửa dữ liệu, nếu không sẽ làm tăng độ lớn của file dữ liệu không cần thiết. Số hoá bằng bàn số hoá là phương pháp rẻ tiền mà vẫn đảm bảo được độ chính xác, nhưng nó phụ thuộc chủ yếu vào người số hoá. Sử dụng bàn số hoá là công việc tốn sức lực, đòi hỏi sự kiên trì, kỹ năng, sự tập trung cao độ và quá trình làm việc liên tục. - Chuyển từ dữ liệu raster sang vector (quá trình vector hoá) Các dữ liệu vector có thể được nhập bằng các số hoá từ dữ liệu raster thông qua các phần mềm thành lập bản đồ. Bằng cách này sẽ tạo được các bản đồ sát với thực tế, độ chính xác cao và đỡ tốn kém Các phần mềm có thể sử dụng: MicrStation, Mapinfo... - Nhập dữ liệu từ các thiết bị đo đạc tự động mặt đất Dữ liệu vector có thể được nhập trực tiếp từ các số liệu đo đạc ngoài thực địa, công việc này được thực hiện nhờ sự trợ giúp của các chương trình máy tính. Ở Việt Nam hiện nay, đang sử dụng một số phần mềm kèm theo các thiết bị đo đạc tự động để tạo thành bản đồ dạng vector từ số liệu đo đạc. + Phần mềm SDR (là phần mềm của công ty Datacom Software Reseach Limited – New Zealand) SDR kết hợp với máy toàn đạc điện tử và sổ đo điện tử tạo ra một hệ thống làm việc đồng bộ cho phép khép kín dây chuyền tự động hoá quá trình đo đạc thành lập bản đồ. SDR được tổ chức thành các modul sử dụng vào 2 mục đích chính: + Thành lập bản đồ + Thiết kế Ưu điểm của SDR: làm việc đồng bộ với các thiết bị ngoại nghiệp, cho phép nhập tự động kết quả đo, khép kín quá trình từ đo thực địa đến xử lý số liệu ngoại nghiệp. Nhược điểm của SDR: - Không có font tiếng Việt nên khó sử dụng 57 - Không tự động đánh số thửa, tính diện tích - Không tạo được bảng thuộc tính, hồ sơ kỹ thuật thửa đất. + Phần mềm FAMIS: là phần mềm có khả năng xử lý số liệu đo ngoại nghiệp, xây dựng, quản lý bản đồ và hồ sơ địa chính. Ưu điểm: - Sử dụng dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau (CSDL trị đo, từ các hệ thống khác: CAD, Mapinfo, MicroStation) - Quản lý đối tượng theo phân lớp - Tạo vùng, tự động tính diện tích - Tạo hồ sơ kỹ thuật thửa đất - Hiển thị nhãn, tính diện tích - Sử dụng font tiếng Việt Nhược điểm: Chỉ thành lập được bản đồ địa chính b. Nhập dữ liệu raster - Nhập dữ liệu bằng tay: Mọi điểm, đường, vùng đều được biến thành các cell. Phương pháp thông dụng được thực hiện như sau: Đầu tiên chọn kích cỡ lưới ô vuông, sau đó chồng lên bản đồ. Quá trình phân loại các ô vuông sẽ được thực hiện bằng tay. Giá trị tại từng ô nhận được từ bản đồ sẽ được ghi lại vào máy tính. Giả sử một lưới raster là 100x100, như vậy sẽ có 10.000 giá trị sẽ được nhập đây là một công việc hết sức phức tạp và mất nhiều thời gian, công sức. Hình sau mô tả quá trình chuyển dữ liệu bản đồ giấy thành dữ liệu raster. - Nhập dữ liệu bằng phương pháp quét ảnh 58 Sử dụng máy Scaner để chuyển hình ảnh từ các tài liệu thành dạng raster. Máy Scaner là dụng cụ để đo độ phản xạ ánh sánh của mỗi pixel và ghi chúng lại theo một khuôn dạng nhất định . Kích cỡ của các pixel có thể thay đổi tuỳ theo yêu cầu. Nếu Scan với độ phân giải thấp, kích cỡ các pixel sẽ lớn, tốc độ scan nhanh, khối lượng dữ liệu giảm nhưng độ chính xác không cao, hình ảnh không rõ nét. Nếu scan với độ phân giải cao, kích cỡ pixel sẽ nhỏ, độ chính xác cao, hình ảnh rõ nét nhưng quá trình scan rất chậm và dung lượng dữ liệu lớn. c. Phân lớp thông tin và nội dung của bản đồ số Với mỗi loại bản đồ khác nhau thì các lớp thông tin sẽ được phân lớp khác nhau và nội dung thể hiện cũng khác nhau - Bản đồ địa chính: có thể chia thành các nhóm + Điểm khống chế đo đạc + Công trình dân dụng + Đối tượng kinh tế, văn hoá, xã hội + Đường giao thông + Thuỷ hệ + Loại đất + Địa giới, ranh giới Bảng phân lớp thông tin bản đồ địa chính STT Tên đối tượng Lớp đối tượng Kiểu Mã Tên I Điểm khống chế đo đạc 1 Điểm thiên văn 01 DTV Điểm 2 Điểm toạ độ nhà nước 02 DNN Điểm 3 Điểm độ cao 03 ĐĐC Điểm II Công trình dân dụng 1 Ranh giới 04 RGT Đường 59 thửa 2 Tường nhà 05 TN Đường - Bản đồ địa hình Có thể chia thành các nhóm + Yếu tố về cơ sở toán học + Dân cư + Hệ thống giao thông + Hệ thống thuỷ hệ + Các công trình + Lớp phủ thực vật, loại đất + Dáng đất, địa hình (thể hiện dưới dạng đường bình độ, ở đồng bằng thì có các đường bình độ phụ có các ghi chú độ cao). + Ranh giới hành chính + Khung bản đồ - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất Có thể chia thành các nhóm theo như thống kê đất + Nhóm đất nông nghiệp + Nhóm đất phi nông nghiệp + Đất chưa sử dụng 4.3. Xây dựng CSDL thuộc tính Dữ liệu thuộc tính là những tính chất đặc điểm riêng mà thực thể không gian cần đến để thể hiện trong HTTTĐĐ, chúng không phải là các dữ liệu không gian. Là các dữ liệu đi kèm và được gán cho thực thể, các dữ liệu này sẽ có một trường khóa chung với thực thể mà nó gắn với. Khi cần thì lần theo trường khoá chung này sẽ tìm được những dữ liệu có liên quan đến thực thể. - Đầu vào của CSDL thuộc tính Là loàn bộ các loại giấy tờ, sổ sách có liên quan đến quản lý và sử dụng - Xây dựng các trường dữ liệu Bảng dữ liệu thuộc tính gồm các trường sau: + Mã đối tượng + Diện tích (đối với c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfpdf_8993.pdf