1.1. THÔNG TIN
1.1.1. Khái niệm về thông tin
Thông tin là khái niệm cơ bản và được loài người sử dụng từ rất lâu đời. Ngày nay khái
niệm này có sự thay đổi khi được sử dụng trong các chuyên ngành khác nhau vì nó phản ánh
những nét đặc thù của từng lĩnh vực. Từ đó thực tế cho thấy có nhiều định nghĩa cụ thể về
thông tin. Tuy nhiên khái niệm thông tin được hiểu phổ biến nhất đó là “yếu tố đem lại cho
con người thêm sự hiểu biết, sự nhận thức về một đối tượng hay một chủ đề nào đó”. Điều
này còn có thể được hiểu: thông tin làm giảm độ không xác định của một đối tượng. Khi có
thêm thông tin, độ không xác định đó giảm dần.
Thông tin có vai trò rất quan trọng trong đời sống và các lĩnh vực hoạt động khác nhau
của con người. Nó là cơ sở cần thiết để quản lý, thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh
doanh.Khi xã hội ngày càng phát triển, các hoạt động của con người tạo ra và đòi hỏi nhiều
thông tin hơn, thông tin và xử lý thông tin ngày càng đóng vai trò then chốt.
1.1.2. Thông tin và dữ liệu
Thông tin và dữ liệu là hai khái niệm gần nhau, gắn liền với nhau. Thông tin
(information) được cấu tạo nên từ các thành phần riêng lẽ, đó là dữ liệu. Nói cách khác, dữ
liệu (data) là một thành tố tạo nên thông tin. Do vậy trong nhiều trường hợp, một thông tin
bao gồm nhiều dữ liệu cụ thể, trong khi một dữ liệu chưa phải là một thông tin. Ví dụ: “Thửa
đất số 14 trên tờ bản đồ số 1 có diện tích 45 m2” là một thông tin, do nó đem lại cho chúng ta
sự hiểu biết về thửa đất đang đề cập. Thông tin này được tạo nên từ 3 dữ liệu cụ thể: dữ liệu
về số thửa (14), dữ liệu về số tờ bản đồ (1) và dữ liệu về diện tích (45 m2). Rõ ràng mỗi dữ
liệu riêng lẽ này không phải là thông tin, vì nó không giúp chúng ta có thêm sự hiểu biết.
Trong việc thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin, các thông tin cần được xem xét ỏ mức
chi tiết đến các thành phần của nó, đó là dữ liệu. Do đó, việc thu thập, lưu trữ hay xử lý thông
tin chính là thu thập, lưu trữ, xử lý dữ liệu. Trong khi đó, khái niệm thông tin thường được
dùng đến khi chúng ta đề cập đến ý nghĩa, giá trị của nó.
73 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Hệ thống thông tin bất động sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việc đó, quy tắc liên quan các sự
việc khở động.
b.Nội dung
1. Lập phiếu hồ sơ: nghiên cứu các công việc được thực hiện ở tất cả các vị trí làm việc
trong tổ chức liệt kê tìm ra các hồ sơ có liên quan.
Hồ sơ liên quan có 2 dạng:
+ Hồ sơ nhập của công việc
+ Hồ sơ xuất của công việc
Lập danh sách các hồ sơ
Lập phiếu hồ sơ cho từng hồ sơ:phiếu bao gồm:
+ Tên hồ sơ
+ Mã hồ sơ (mã này do phân tích viên lập)
+ Nội dung hồ sơ:
Bao gồm các mục thông tin về đối tượng được mô tả trong hồ sơ (câu gạch
đầu dòng, ghi tóm tắt )
+ Các công việc có liên quan
+ Ý nghĩa của công việc (ghi tổng quan).
2. Lập phiếu công việc
Liệt kê các công việc (ghi tất cả các công việc của 1 tổ chức )
Lập phiếu công việc bao gồm:
41
+ Tên công việc
+ Mã số công việc (do phân tích viên lập và quản lý )
+ Hồ sơ nhập (Danh sách các hồ sơ nhập)
+ Hồ sơ xuất (Danh sách các hồ sơ xuất )
+ Nội dung cong việc (tóm tắt các bước thực hiện công việc )
+ Thời lượng thực hiện (thống kê, khối lượng)
+ Tần xuất: công việc này có tiến hành thường xuyên không
(Mỗi công việc lập một phiếu)
3. Lập lưu đồ công việc - hồ sơ
Lưu đồ công việc - hồ sơ nhằm thể hiện tất cả các hồ sơ, các công việc và mối quan hệ
giữa chúng
Ký hiệu trên lưu đồ:
Hồ sơ: Tên
hồ sơ
Công việc:
Mối quan hệ giữa công việc - hồ sơ
Tên hồ sơ Tên hồ sơ
nhập xuất
4.3.5. Hoàn thiện kết quả phân tích hiện trạng
a. Giới thiệu
Nhằm 2 mục đích:
- Kiểm tra lại tất cả các kết quả phân tích hiện trạng nhằm phát hiện các điểm để
từ đó đưa ra các câu hỏi phụ cho việc phỏng vấn kế tiếp. Đối với hồ sơ ta phải
trả lời câu hỏi: Nó dùng để làm gì? Đối với công việc phải trả lời câu hỏi: Nó
được kết quả gì ? Đối với công việc phải trả lời câu hỏi và cái gì khởi động nó?
- Chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo bằng cách xác định các ý niệm cơ bản về dữ
liệu và quy tắc quản lý.
Tên công
việc
Tên công
việc
42
b. Thể hiện các quy tắc
Trong tổ chức có mục tiêu và hạn chế hoạt động của tổ chức bị giới hạn bởi các hạn chế
để hướng tới mục tiêu xác định. Vì vậy việc thể hiện các công việc ở vị trí làm việc phải chiu
sự điều khiển quy tắc.
Do đó quy tắc thể hiện mục tiêu và hạn chế của tổ chức. Quy tắc quan hệ có nguồn gốc
từ bên ngoài tổ chức trong trường hợp này nó thể hiện các hạn chế hoặc nó có nguồn gốc từ
bên trong tổ chức.
Các quy tắc quản lý thưòng liên quan đến xử lý (quy tắc hoạt động)
Trong quá trình phân tích hiện trạng phân tích viên phải phát hiện, thu thập quy tắc quản
lý.
Quy tắc tổ chức: gắn với mức logic nó nhằm mô tả trả lời câu hỏi .”ở đâu ? ai? là mức
nào? ”
Thông thường quy tắc tổ chức là kết quả gián tiếp của các mục têu, nhờ các quy tắc tổ
chức mà mục tiêu được thể hiện cách tốt nhất.
Phân tích viên có thể đề xuất quy tác tổ chức mới khi giải quyết đến vấn đề tối đa hoá.
Thực tế bị hạn chế về tài chính, nhân lực
Quy tắc kỹ thuật: liên quan đến mức vật lý. Nó mô tả bằng cách nào? thông qua việc thể
hiện các điều kiện kỹ thuật để thực hiện.
Quy tắc kỹ thuật cũ kết quả các mục tiêu mà quy tắc kỹ thuật sẽ cung cấp các giải pháp
kỹ thuật trong phạm vi tổ chức.
Khả năng tác động của phân tích viên đến quy tắc kỹ thuật là rất lớn.
Cách thể hiện quy tắc:
Tuỳ thuộc vào tính chất, đặc điểm của quy tắc. Phân tích viên có thể chọn 1 trong các
cách sau đây:
Cách 1: Dùng ngôn ngữ thông thường
Cách 2: Dùng công thức toán học, tuy nhiên chỉ dùng cách này thể hiện
Cách 3: Dùng á mã: Là sự kết hợp giữa ngôn ngữ thông thường và ngôn ngữ lập trình.
Sử dụng cấu trúc của ngôn ngữ lập trình để thực hiện quy tắc.
Cách này thuận lợi là phân rã quy tắc phức tạp thành quy tắc đơn giản hơn
Ngoài ra: dùng á mã tạo điều kiện thuận lợi cho lập chương trình.
c .Liệt kê các công việc
Cần xác định bổ sung thêm các yếu tố sau:
- Điều kiện khởi động, thể hiện thông qua các sự kiện khởi động
- Các kết quả của công việc
- Các quy tắc liên quan
43
d. Xây dựng từ điển dữ liệu
Từ nhiều hồ sơ ta liệt kê các dữ liệu
Phiếu dữ liệu cho từng dữ liệu
+ Tên dữ liệu (Ví dụ: diện tích)
+ Định nghĩa dữ liệu (mục đích giúp người sử dụng xác định giá trị của nó )
Định nghĩa càng đơn giản, trong sáng càng tốt
+ Kiểu dữ liệu: số, chữ, hình ảnh
+ Ví dụ về giá trị
+ Định lượng (độ dài, độ rộng bao nhiêu ký tự)
+ Lĩnh vực sử dụng dữ liệu
4.4. MÔ HÌNH HÓA HỆ THỐNG THÔNG TIN BẤT ĐỘNG SẢN
4.4.1. Tổng quan về mô hình hệ thống
a.Định nghĩa
Mô hình hệ thống là sự thể hiện hệ thống ở mức ý niệm (mức mô hình) bằng ngôn ngữ
đồ hình. Đó là sự mô tả toàn diện hệ thống thông tin một cách độc lập hoàn toàn với sự lựa
chọn vật lý cụ thể.
Trong mô hình hệ thống tập hợp tất cả các thông tin chịu sự tác động bởi hệ thống bao
gồm các dữ liệu vào/ra, dữ liệu được lưu trữ, dữ liệu bị xử lý đều được mô tả cùng với các qui
tắc quản lý điều khiển các thao tác trên dữ liệu này.
b.Vai trò
Trong quá trình xây dựng hệ thống thông tin mô hình hệ thống đóng 3 vai trò sau đây:
Nó là sự mô tả hình thức đầu tiên một cách toàn vẹn hệ thống thông tin. Đây là sản
phẩm thiết kế đầu tiên của phân tích viên trong tiến trình xây dựng.
Đây là sự thoả thuận giữa phân tích viên với người sử dụng hệ thống trong tương lai.
Mô hình hệ thống thể hiện các chức năng/công cụ mà hệ thống sẽ cung cấp. Ngoài ra các qui
tắc quản lý thể hiện trong mô hình này do phân tích viên thu thập và phát hiện trong quá trình
phân tích hiện trạng đều phải được sự chấp thuận của tổ chức.
Có thể coi mô hình hệ thống là sổ điều kiện thức của phân tích viên. Do vậy dù có bấy
kỳ sự chọn về tổ chức hay kỹ thuật nào trong tương lai thì các mục tiêu được thể hiện trong
mô hình này phải được tôn trọng. Mô hình chính là một mức bất biến để các bước tiếp theo
của quá trình xây dựng hệ thống tham chiếu.
c.Thành phần
Mô hình hệ thống bao gồm 2 thành phần có quan hệ với nhau sau đây:
44
Thành phần dữ liệu:
Thành phần này mô tả kiến trúc dữ liệu của hệ thống. Nó được thể hiện ở mô hình dữ
liệu. Do mức bất biến đang xét là mức ý niệm nên dữ liệu trong mô hình này là dữ liệu ý
niệm.
Mô hình dữ liệu mô tả cụ thể hai yếu tố sau:
- Các bộ phận dữ liệu ý niệm
- Các mối quan hệ giữa các bộ phận dữ liệu này.
Cần chú ý rằng có nhiều qui tắc quản lý thể hiện trong mô hình dữ liệu. Đó là những qui
tắc qui chế hoá các bản chất của đối tương và các mối quan hệ. Những qui tắc này được thu
thập và phát hiện trong quá trình phân tích hiện trạng và được sự chấp thuận của tổ chức.
Thành phần xử lý:
Thành phần này mô tả động thái của hệ thống thông tin. Nó thể hiện tập hợp các qui tắc
điều khiển quá trình tạo lập, xoá, sửa đổi và xử lý các dữ liệu ý niệm phục vụ cho các mục
đích xác định.
4.4.2. Thực thể
a.Khái niệm
Các đối tượng cụ thể của thế giới thực như: 1 thửa đất thổ cư có diện tích 150 m2 ..vv là
mục tiêu cần mô tả và quản lý của mô hình dữ liệu.
Khái niệm thực thể được mô hình dữ liệu sử dụng để đại diện cho các đối tượng cụ thể
của thế giới thực này.
Định nghĩa: Thực thể là sự trừu tượng hoá các đối tượng cụ thể hoặc trừu tượng của thế
giới thực.
Theo định nghĩa này thực thể ngoài việc đại diện cho các đối tượng cụ thể còn đại diện
cho các đối tượng trừu tượng - không có trong thế giới thực. Các đối tượng này chỉ sẽ tồn tại
trong hệ thống mới và đương nhiên cần phải được định nghĩa. Sau đây ta gọi chung đối tượng
cụ thể hoặc trừu tượng này là trường hợp cụ thể của thực thể.
Ký hiệu:
Mô hình dữ liệu: Trong mô hình thực thể được mô tả bằng hình vẽ
Ví dụ:
Tên thực thể
THỬA ĐẤT
45
Toán học: Sử dụng tên của thực thể. Ví dụ thực thể chủ sử dụng.
Chú ý rằng tên của thực thể phải được viết chữ hoa để phân biệt với các trường hợp cụ
thể được viết chữ thường.
b.Thuộc tính của thực thể
Khái niệm
Khi mô tả thế giới thực chúng ta cần khảo sát và quản lý một số đặc tính của các đối
tượng. Đó là các đặc tính cần được quan tâm, lưu trữ trong phạm vi nghiên cứu. Như đối với
đối tượng thửa đất trong phạm vi công tác địa chính cần xét các đặc tính: số tờ, số thửa, loại
đất, chủ sử dụng đất, thời hạn sử dụng..vv.
Các đặc tính cụ thể nào của đối tượng cần được mô tả tuỳ thuộc vào phạm vi nghiên cứu
và được liệt kê khi phân tích hiện trạng.
Đối với từng đối tượng cụ thể thì các đặc tính có các giá trị cụ thể. Ví dụ xét 1 thửa đất
cụ thể thì giá trị của đặc tính số thửa: 20, giá trị của đặc tính chủ sử dụng đất: Nguyễn Văn
Minh.
Trong mô hình dữ liệu các trường hợp cụ thể (bao gồm đối tượng cụ thể và đối tượng
trừu tượng) được mô tả bởi thực thể và tiếp theo các đặc tính của nó được mô tả bởi các thuộc
tính của thực thể.
Định nghĩa: Thuộc tính của thực thể là tập hợp các giá trị cụ thể của các trường hợp cụ
thể của thực thể về một đặc tính nào đó.
Ký hiệu:
Mô hình dữ liệu: Trong mô hình thuộc tính được ghi kèm với thực thể như sau:
Tên thuộc tính 1
Tên thuộc tính 2
Toán học:
Ví dụ:
Thực thể Các trường hợp cụ thể của thực thể
THỬA ĐẤT
Tên thực thể
46
Phân loại:
Thuộc tính nhận dạng (Thuộc tính khoá): là thuộc tính mà khi biết ở một giá trị cụ thể
của nó thì ta sẽ xác định được đối tượng cụ thể của thực thể
Ví dụ:
Trong ký hiệu toán học tên thuộc tính nhận dạng cũng gạch chân.
Thuộc tính sơ cấp/lặp .
Là thuộc tính mà nó có duy nhất 1giá trị đối với mỗi trường hợp cụ thể.
Thuộc tính lặp thì ghi số lần lặp sau thuộc tính
Ví dụ: Họ và tên con (3)
Vì vậy: Thuộc tính nhận dạng phải là thuộc tính sơ cấp
Thuộc tính tổng hợp: Là thuộc tính được tổng hợp từ các thuộc tinhsow cấp thành phần
ví dụ cấp xã:
4.4.3. Kết hợp
a.Khái niệm
Kết hợp là 1 khái niệm trừu tượng dùng để đại diện quản lý các mối quan hệ cụ thể
giữa các đối tượng .
Do vậy kết hợp là thể hiện liên kết giữa các thực thể.
Ký hiệu:
Thực thể Thực thể Kết hợp
THUA ĐAT
SO TƠ
SÔ THUA
DIÊN TICH
THƯA ĐÂT
MA THUA
DIÊN TICH
SO TO
SO THUA
47
Ví dụ: Kết hợp giữa sinh viên với môn học .
Ký hiệu toán học R(A1, A2, A3 An)
R là tên kết hợp
A1, A2, A3An là tên thực thể
Số thực thể tham gia vào kết hợp thì gọi là số chiều kết hợp(n là số chiều kết hợp)
Sau đây xét trường hợp của:
n≥ 3 thì đó là kết hợp nhiều chiều, phức tạp và ít gặp trong mô hình dữ liệu.
n=2 thì đó là kết hợp nhị nguyên thường gặp trong mô hình dữ liệu.
n=1 đó là kết hợp đặc biệt 1 chiều rất ít gặp trong mô hình dữ liệu.
Thông thường nếu có kết hợp 1 chiều trong mô hình dữ liệu thì được thay thế bổ sung
thêm thuộc tính vào thực thể.
Ví dụ:
_
_
b.Thuộc tính của kết hợp
Kết hợp có thể có thuộc tính của mình tuy nhiên đối với thực thể thuộc tính là nơi để lưu
trữ các thông tin của đối tượng (nếu các thực thể đều có thuộc tính).
Còn đối với kết hợp thông tin chính nằm ở các quan hệ cụ thể còn ở thuộc tính chứa
thông tin phụ. Vì vậy ở nhiều trường hợp kết hợp không có thuộc tính.
Ví dụ:
(0,1)
_ HO TEN _ HO TEN CON (3)
_ TAI SAN CHUNG
_ DIA CHI
SINH VIÊN MÔN HỌC ĐÀO TẠO
NGƯỜI HON NHAN
NGƯỜI HÔN NHÂN
48
c.Bản số của thực thể trong kết hợp
Khái niệm bản số
Bản số của một thực thể trong kết hợp là cặp số (i, j) trong đó i là số lần bé nhất mà một
trường hợp cụ thể của thực thể tham gia vào kết hợp, j là số lần lớn nhất mà một trường hợp
cụ thể của thực thể tham gia vào kết hợp.
Chú ý: j rất lớn chưa xác định(j→∞) ta viết j là N, (j = N)
Ví dụ:
Mô tả
Thửa đất Chủ sử dụng
Tính chất của bản số
Bản số thể hiện và phụ thuộc vào qui tắc quản lí, khi qui tắac quản lí thay đổi bản số
thay đổi.
Bản số của thực thể trong kết hợp thể hiện 1 trong 4 trường hợp sau:
Bản số (0, 1), (1, 1), (0, N), (1, N).
HO TEN VO
THUA DAT SU DUNG DAT CHU SD
(0, N)
(0, N)
SO THUA
DIÊN TICH
SO CMT
HO TEN
Người HON NHAN (0, 1)
49
d.Phụ thuộc hàm
Khái niệm phụ thuộc hàm
Giả sử T1, T2 là hai thực thể hoặc hai thuộc tính (có thể là thuộc tính của thực thể hoặc
thuộc tính của kết hợp ).
Nếu khi biết một trường hợp cụ thể của T1 thì ta xác định được trường hợp cụ thể của
T2.
Khi đó ta kết luận T2 phụ thuộc hàm vào T1 và ta kí hiệu T1 → T2.
Ví dụ: Cho thực thể thửa đất có các thuộc tính mã đất và diện tích
_ MA THUA (T1)
_ DIEN TICH (T2)
_
MA THUA → DIEN TICH
Tính chất của phụ thuộc hàm
Phụ thuộc hàm có tính chất bắc cầu:
Nếu T1 →T2
T2 →T3 T1 →T3
Phụ thuộc hàm thể hiện và phụ thuộc vào qui tắc quản lý.
Trong một thực thể các thuộc tính còn lại phụ thuộc hàm vào thuộc tính nhận dạng.
Mở rộng khái niệm phụ thuộc hàm sẽ được khái niệm phụ thuộc hàm mở rộng.
(T11, T12, . T1 ) → T2
e.Ràng buộc toàn vẹn hàm
Khái niệm ràng buộc toàn vẹn hàm
Giả sử ta có kết hợp R(A1, A2, An )
Nếu tồn tại một thực thể Ai mà có phụ thuộc hàm mở rộng là (Ai, A2, Ai, Ai-1, Ai+1, ,
An ) → Ai thì ta nói kết hợp R có ràng buộc toàn vẹn hàm hướng về thực thể Ai.
THUA DAT
50
Tính chất của ràng buộc toàn vẹn hàm
Ràng buộc toàn vẹn hàm thể hiện và phụ thuộc vào quy tắc quản lí.Tuy nhiên ràng buộc
toàn vẹn hàm chỉ được phát hện sau quá trình phân tích kỹ lưỡng.
Một kết hợp có bản số (0, 1) hoặc (1, 1) ở một thực thể (kết hợp nhị nguyên) thì kết hợp
này có ràng buộc toàn vẹn hàm hướng về phía thực thể còn lại.
Ví dụ:
(0, N) (0, 1)
_SO THUA _SO GCN _SO CM
_DIEN TICH _NC _HO TEN
_UBND
Kết luận: GIAYCN có ràng buộc toàn vẹn hàm hướng về thực thể CHUSD. Đây là mô
hình dữ liệu cơ sở kiểu cha - con.
4.4.4. Mô hình dữ liệu cơ sở
a.Giới thiệu
Mỗi mô hình dữ liệu đều mang tính đặc thù của hệ thống thông tin mà nó thể hiện. Tuy
nhiên mỗi mô hình dữ liệu thông thường là sự kết hợp của mô hình dữ liệu cơ sở mà được tìm
thấy trong đa số các mô hình.Vì vậy khi xây dựng mô hình dữ liệu ta có thể thiết lập các mô
hình dữ liệu cơ sở và tổ hợp chúng lại để tạo nên các mô hình dữ liệu đặc thù cho hệ thống.
Dữ liệu trực quan: Đây là dữ liệu thấy được khi phân tích hiện trạng và rà soát mô hình dữ
liệu.
b.Mô hình dữ liệu cơ sở kiểu phiếu
Đối với mô hình dữ liệu kiểu phiếu thì dữ liệu trực quan có dạng phiếu mô tả thông tin
về một đối tượng bao gồm các mục thông tin.
Ví dụ:
THUADAT gồm các thông tin
Trích lục
Số tờ, số thửa
Loại đất
Mô hình dữ liệu là một thực thể có các thuộc tính tương ứng với các mục thông tin của
phiếu.
THUA DAT SUDUNG CHU SD
51
Ví dụ:
_SO DO
_SO TO
Lưu ý: Thực thể cần có thuộc tính nhận dạng.
Có 3 khả năng xảy ra:
Khả năng thứ nhất: Có mục thông tin của phiếu có thể làm nhận dạng.
Khả năng thứ hai: Tạo thuộc tính nhận dạng bằng cách tổng hợp các thuộc tính thành
phần.
Khả năng thứ ba: Tạo thuộc tính mới làm thuộc tính nhận dạng.
Chú ý: Lựa chọn từ trên xuống dưới nhưng cần xem xét tính phức tạp của thuộc tính
nhận dạng.
c.Mô hình dữ liệu cơ sở kiểu cha - con
Dữ liệu trực quan: Mô tả hai lớp đối tượng:
Đối tượng cha, đối tượng con. Trong đó một đối tượng cha bao gồm một hay nhiều đối
tượng con. Đối tượng con phụ thuộc vào đối tượng cha.
Ví dụ: PHIEU THUA
_SO TO
_SO THUA
_XU DONG
_DIEN TICH
_LOAI DAT
_SO THUA PHU
Đối tượng cha là thửa đất, đối tượng con là từng thửa phụ.
Mô hình dữ liệu: Bao gồm 1 kết hợp và 2 thực thể tham gia kết hợp. Một thực thể là
thực thể cha(đại diện các đối tượng cha) một thực thể đại diện cho đối tượng con.
Bản số của thực thể con trong kết hợp là (0, 1) hoặc (1, 1)
Bản số của thực thể cha trong kết hợp là (0, N) hoặc (1, N)
Kết hợp này có ràng buộc toàn vẹn hàm hướng về thực thể cha.
THUA DAT
52
Ví dụ:
(1, N) (1, 1)
_MA THUA _SO TP
_DIEN TICH _CSD
_SO DO
Đối tượng cha Đối tượng con
d.Mô hình dữ liệu cơ sở kiểu bảng
Dữ liệu trực quan
Mô tả hai lớp đối tượng và một bảng dữ liệu có hàng và các cột tương ứng với hai lớp
đối tượng này.
Ví dụ: SO MUC KE
SO THUA CHU SU DUNG DIEN TICH LOAI DAT GHI CHU
Mô hình dữ liệu
Đặc điểm của mô hình dữ liệu kiểu bảng:
+ Bản số của thựcthể trong kết hợp là (0, N) hoặc (1, N).
+ Có sự phụ thuộc hàm mở rộng giữa thuộc tính của kết hợp với tập hợp các thuộc tính
nhận dạng của các thực thể, có nghĩa là DTTP sẽ phụ thuộc vào MA THUA và MA DAT
+ Có thể mở rộng hai chiều thành bảng nhiều chiều.
SU DUNG THUA DAT THUA PHU
LOAI DAT
KY HIEU
THUA DAT LOAI DAT PHAN LOAI (1, N) (1, N)
DTTP
MA DAT MA THUA
DIÊN TICH
CHU S D
TP TKE
GHI CHU
53
4.4.5. Xây dựng mô hình dữ liệu
a.Phương pháp
Xây dựng bao gồm các thực thể và kết hợp đó là mô hình dữ liệu thực thể - kết hợp. Có
hai phương pháp xây dựng:
Phương pháp trực tiếp
Chuyển trực tiếp từ kết quả phân tích hiện trạng thành mô hình dữ liệu sau đó tiến hành
chuẩn hoá mô hình này.
Phương pháp gián tiếp
Liệt kê các dữ liệu để xácđịnh các phụ thuộc hàm giữa chúng sau đó trên cơ sở phân tích
để tạo ra các thực thể - kết hợp và tạo thành mô hình dữ liệu.
b.Tìm kiếm các mô hình dữ liệu cơ sở
Từ kết quả phân tích hiện trạng phân tích viên xác định các bộ phận của dữ liệu. Dựa
vào đặc điểm các bộ phận dữ liệu phân tích viên chuyển nó thành mô hình dữ liệu cơ sở tương
ứng.
c.Thiết kế các thực thể và kết hợp
Thiết kế chi tiết các thuộc tính của các thực thể – kết hợp trong các mô hình dữ liệu cơ
sở đã tìm thấy.
Thiết lập bổ sung các thực thể và kết hợp (nếu cần) để lưu trữ dữ liệu cần thiết. Trong
quá trình thiết kế cần tuân thủ các quy tắc sau:
Quy tắc 1: Không có thuộc tính lặp lại (hoặc không có nghĩa), nếu thuộc tính lặp lại thì
nó tăng dung lượng lưu trữ không cần thiết, làmgiảm tốc độ tìm kiếm và xử lý thông tin,
đồng thời dẫn đến thông tin không đồng bộ làm cho hệ thống không xử lý được.
Quy tắc 2: Mỗi thựcthể đều có thuộc tính nhận dạng. đối với thựcthể chưa có thuộc tính
nhận dạng cần phải xây dựng thuộc tính nhận dạng cho nó.
Quy tắc 3: Trong kết hợp có phụ thuộc hàm giữa các thuộc tính của kết hợp với tập hợp
các thuộc tính nhận dạng của tham gia kết hợp.
Ví dụ:
Phụ thuộc hàm (MATHUA, MA DAT → DTTP)
SU DỤNG ĐÂT THUA ĐÂT LOAI ĐÂT
SO CMT SO GCN MA THUA
(0, 1) (0, N)
54
(1, N) (1, 1)
_SO CMT _SO GCN _MA THUA
Phụ thuộc hàm (SOCMT, MA THUA→SO GCN)
Quy tắc 4: Tuân thủ các quy tắc quản lí, các quy tắc quản líđược phát hiện khi phân tích
hiện trạng cần được thể hiện trong mô hình dữ liệu, đặc biệt là cần kiểm tra bản số phù hợp
với quy tắc quản lí.
d.Tổ hợp mô hình dữ liệu
Các mô hình dữ liệu cơ sở và các thực thể của kết hợp được thiết kế bổ sung được tổ
hợp lại thành mô hình dữ liệu.
e.Chuẩn hoá mô hình dữ liệu
Chuẩn hoá thực thể
Theo các quy tắc sau:
Quy tắc 1: Các thuộc tính của thựcthể hay kết hợp phải là thuộc tính sơ cấp và chỉ đặc
trưng cho một thực thể hoặc một kết hợp
Quy tắc 2: Các thuộc tính của thực thể phụ thuộc hàm vào thuộc tính nhận dạng
Quy tắc 3: Các phụ thuộc hàm vào thuộc tính nhận dạng không có phụ thuộc hàm bắc
cầu.
Ví dụ:
-MA CONG CHUC
-LUONG CB
-LUONG
Quy tắc 4: Trong một thực thể có thuộc tính nhận dạng là thuộc tính tổng hợp thì không
được tồn tại phụ thuộc hàm giữa một thành phần của thuộc tính nhận dạng với một thuộc tính
khác.
CHU SD THUA DAT GCN
CONG CHUC
55
Ví dụ:
_MA THUA
_DIEN TICH
_L DAT
_TPKT
Chuẩn hoá kết hợp
Các kết hợp có số chiều lớn không trực quan và gây ra khó khăn rất lớn khi chuyển sang
mức logic và cuối cùng là mức vật lý. Đối với các kết hợp nhiều chiều thì cần giảm số chiều
của kết hợp.
Việc giảm số chiều của kết hợp sẽ được tiến hành từng bước mỗi bước giảm một chiều
của kết hợp. Để thực hiện phân tích viên phải xuất phát từ các phụ thuộc hàm giữa một thực
thể với tập hợp các thực thể khác trong kết hợp. Sau đó tiến hành tách thực thể đích ra khỏi
kết hợp và bổ sung thêm một kết hợp mới.
T1→T2 (T2 là thực thể đích)
Quá trình này làm từng bước cho đến khi có kết hợp 2 chiều.
Ví dụ:
Có phụ thuộc hàm: MÔN HOC GIAO VIÊN
Tách GIAO VIEN ra ta có:
(1, 1) (1, N)
Ngoài ra kết hợp một chiều sẽ được loại bỏ bằng cách thêm thuộc tính vào thực thể.
THUA DAT
MON HOC GIAO VIEN GIANG DAY
MON HOC DAO TAO SINH VIEN
GIAO VIEN GIANG DAY
(1, 1)
(1, N)
(0, N) (1, N)
(1, N)
56
f.Hợp thức hoá mô hình dữ liệu
Mô hình dữ liệu sau khi được chuyển hoá cần phải kiểm tra tính phù hợp của chúng
bằng các quy tắc sau:
Quy tắc 1: Cần phải tạo ra một thực thể nếu có các quan hệ quy chiếu đến các đối tượng
của nó.
Quy tắc 2: Việc tạo ra một thực thể là hợp lí khi các thuộc tính sơ cấp được chọn là tự
nhiên và thông dụng trong thực tiễn của tổ chức.
Quy tắc 3: Một kết hợp phải được chuyển thành thực thể khi kết hợp này có thuộc tính
nhận dạng độc lập và khái niệm thực thể phản ánh thực tế chính xác hơn khái niệm kết hợp.
4.4.6. Mô hình xử lý
Mô hình chức năng
Chức năng cập nhật
(1) Đăng ký ban đầu: Chức năng đăng ký ban đầu bảo đảm cho hệ thống khả năng hỗ
trợ công tác đăng ký thiết lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nói
cách khác là khi hệ thống thông tin đã được thiết lập thì các đăng ký ban đầu tiếp theo được
thực hiện trực tiếp bởi hệ thống; Thu thập thông tin ban đầu là công tác chuyển dữ liệu trên
các loại sổ sách hiện tại vào hệ thống dưới dạng số. Công tác thu thập dữ liệu này sẽ được
thực hiện đồng loạt, khi hệ thống được đưa vào vận hành.
(2) Cập nhật biến động. Các biến động về đất đai sẽ được cập nhật định kỳ, có thể là
hàng ngày, hàng tuần hoặc tháng tại cấp quản lý cơ sở dữ liệu trên cơ sở các hồ sơ biến động
từ các cấp khác gửi đến. Việc cập nhật bao gồm các thông tin về thuộc tính và hình học. Một
yêu cầu đặt ra là với một chu kỳ cập nhật như vậy thì các thông tin về quá trình diễn biến của
một sự vụ phải được ghi nhận để đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu. Bảo đảm cho thông tin
của hệ thống có độ tin cậy pháp lý và phản ánh tình trạng biến động thực tế.
(3) Thông tin bổ sung cho từng địa phương. Thực tế cho thấy một số thông tin quan
trọng đối với địa phương này song lại không quan trọng đối với địa phương khác. Do đó hệ
thống phải dự kiến chức năng bổ sung thông tin theo yêu cầu của từng địa phương mà không
phá vỡ cấu trúc chung.
Chức năng tìm kiếm
(1) Tìm kiếm thửa đất: Để bảo đảm nhất quán dữ liệu trên toàn bộ hệ thống cần có quy
định về mã số để mỗi thửa đất được xác định duy nhất. Giải pháp đề nghị là coi mã số xác
định một thửa đất bao gồm: Mã đơn vị hành chính từ tỉnh đến xã, Mã mảnh bản đồ, Số thửa
đất trên mảnh bản đồ; Giải pháp này dựa trên cơ sở hệ thống đánh số tờ bản đồ địa chính hiện
tại;
(2) Tìm kiếm chủ sử dụng đất: Đối tượng quản lý quan trọng trong LIS là các chủ sử
dụng đất. Mỗi chủ sử dụng đất có thể sử dụng nhiều thửa đất đồng thời và thậm chí tại nhiều
địa phương khác nhau.Trên quy mô toàn quốc việc xác định mã số đối với chủ sử dụng đất
không thể thực hiện được dẫn tới một số khó khăn trong quản lý.
57
Chức năng bảo mật. Phụ thuộc vào phương án triển khai hệ thống mà thẩm quyền cập nhật
dữ liệu được quy định thích hợp cho các cấp hành chính.
Chức năng định giá bất động sản
Chức năng thống kê bất động sản
Thông tin đầu ra (output)
(1) Cung cấp biểu thống kê đất đai theo hiện trạng sử dụng đất.
(2) Cung cấp biểu thống kê theo dõi biến động sử dụng đất.;
(3) Báo cáo thống kê phục vụ yêu cầu của Nhà nước và các tổ chức;
(4) Cung cấp các báo cáo do khách hàng yêu cầu;
(5) Chức năng tính toán của hệ thống phục vụ cho một số yêu cầu phân tích;
(6) In Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trích lục
(7) Cung cấp các tài liệu hỗ trợ cho công tác đo đạc địa chính, thẩm tra, giải quyết
tranh chấp đất đai.
Định nghiã
Mô hình xử lý thể hiện hệ thống thông tin ý niệm xử lý là một thành phần của hệ thống
thông tin ý niệm nó có mục tiêu xác định động thái của hệ thống thông tin. Nó mô tả tập hợp
các quy tắc điều khiển quá trình tạo lập, sửa đổi, xoá mỗi đối tượng, mỗi thuộc tính đến các
thực thể các kết hợp, đối tượng xử lý của mô hình xử lý cơ sở dữ liệu ý niệm bao gồm: dữ
liệu được lưu trữ trong mô hình dữ liệu và các dữ liệu nhập đi kèm với sự kiện nhập.
Một số khái niệm
1. Hệ thống xử lý
Là một cấu trúc mà dưới tác động của môi trường thực hiện các phép biến đổi dữ liệu ý
niệmđể tạo ra cho môi trường nhứngự kiện mới.
2. Sự kiện
Là sự ghi nhận việc thay đổi trạng thái của hệ thống, ký hiệu sự kiện là:
Tên sự
kiện
HE THONG
SK1 SK2
SK4 SK3
58
+ Sự kiện được đặc trưng bởi các yếu tố sau:
Nội dung mô tả:
Thông báo: thông báo là thể hiện vật lý của sự kiện. Nhờ thông báo mà ta biết sự kiện
xảy ra
+ Phân loại sự kiện thành các loại sau:
Sự kiện nhập: đó là sự kiện xuất phát từ môi trường tác động vào bộ phận của hệ thống.
Sự kiện xuất: đó là sự kiện xuất phát từ trong hệ thống tác động ra môi trường.
Ví dụ: Trong GCN cho người sử dụng
Sự kiện nội: là một sự kiện phát ra từ một bộ phận của hệ thống và tác động đến 1 bộ
phận khác cũng của hệ thống đó.
Sự kiện tính chu kỳ: đây là sự kiện diễn ra theo một chu kỳ nhất định.
3. Hệ thống xử lý cơ sở
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_htttbds_lt_247.pdf