1-Khái niệm hệ thống pháp luật
2-Các yếu tố của hệ thống pháp luật
3-Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam
4-Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
5-Các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật
6-Hệ thống hóa pháp luật
37 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 642 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Hệ thống pháp luật - Đặng Thị Thu Trang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỆ THỐNG PHÁP LUẬT Th.S Đặng Thị Thu TrangNội dung chính1-Khái niệm hệ thống pháp luật2-Các yếu tố của hệ thống pháp luật3-Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam4-Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật 5-Các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật6-Hệ thống hóa pháp luật1-Khái niệm hệ thống pháp luậtHệ thống: Tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng, có quan hệ hoặc liên hệ chặt chẽ, làm thành một thể thống nhất; Hay tập hợp những tư tưởng, nguyên tắc, quy tắc liên kết với nhau một cách logic, làm thành một thể thống nhất Hệ thống pháp luậtQuan điểm 1: Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành.=> Hệ thống pháp luật gồm hai bộ phận:+Hệ thống cấu trúc bên trong+Hệ thống văn bản quy phạm pháp luậtQuan điểm 2:Hệ thống pháp luật là cấu trúc bên trong của pháp luật, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại và thống nhất với nhau được phân thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được quy định bởi tính chất, cơ cấu các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh.2-Các yếu tố của hệ thống pháp luậtQuy phạm pháp luậtChế định pháp luậtNgành luậtQuy phạm pháp luậtlà đơn vị nhỏ nhất cấu thành hệ thống pháp luật. Nói cách khác, quy phạm pháp luật đóng vai trò là tế bào của hệ thống cấu trúc pháp luật. Quy phạm pháp luật vừa có tính khái quát, vừa có tính cụ thểChế định pháp luậtlà một nhóm quy phạm pháp luật có đặc điểm chung, cùng điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất. Ngành luậtlà hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ cùng loại trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội Căn cứ chủ yếu để phân định ngành luật:-Đối tượng điều chỉnh -Phương pháp điều chỉnhĐối tượng điều chỉnh: là những quan hệ xã hội cùng loại, thuộc một lĩnh vực của đời sống xã hội cần có sự điều chỉnh bằng pháp luật. Mỗi ngành luật sẽ điều chỉnh một loại quan hệ xã hội đặc thù.Phương pháp điều chỉnh: là cách thức tác động vào quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của ngành luật đó. Mỗi ngành luật cũng có phương pháp điều chỉnh đặc thù. -Phương pháp bình đẳng, thoả thuận: Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào các quan hệ pháp luật mà chỉ định ra khuôn khổ và các bên tham gia quan hệ pháp luật có thể thỏa thuận với nhau (về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ pháp luật, cách thức giải quyết khi có tranh chấp xảy ra) trong khuôn khổ đó, các bên tham gia quan hệ pháp luật bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ.-Phương pháp quyền uy - phục tùng: một bên trong quan hệ pháp luật (Nhà nước) có quyền ra mệnh lệnh, còn bên kia phải phục tùng.3-Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam Luật Hiến pháp:( Còn gọi là Luật Nhà nước)Luật Hành chínhLuật Hình sựLuật Tố tụng Hình sựLuật Dân sựLuật Tố tụng Dân sựLuật Hôn nhân - Gia đìnhLuật Lao độngLuật Kinh tếLuật Đất đaiLuật Tài chínhLuật Ngân hàng4-Hệ thống văn bản quy phạm pháp luậtKhái niệm-Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật: Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung, được nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng XHCN và được áp dụng nhiều lần trong thực tế đời sống. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội. (khoản 1Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật)- Khái niệm hệ thống văn bản quy phạm pháp luật: là tổng thể các văn bản quy phạm pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ về nội dung và hiệu lực pháp lý.Các loại văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống văn bản pháp luật ở Việt Nam hiện nay: SttCơ quan ban hànhVăn bản1Quốc hộiHiến pháp, Luật, Nghị quyết2Ủy ban Thường vụ Quốc hộiPháp lệnh, Nghị quyết3 Chủ tịch nướcLệnh, Quyết định4Chính phủNghị định5Thủ tướng Chính phủQuyết định6Hội đồng Thẩm phán toà án nhân dân tối caoNghị quyết7Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang BộThông tư 8Chánh án TAND tối caoThông tư9 Viện trưởng Viện Kiểm sát tối caoThông tư 10Tổng Kiểm toán Nhà nướcQuyết định 11Ủy Ban thường vụ Quốc Hội hoặc Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội Nghị quyết liên tịch 12Giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Thông tư liên tịch13Hội đồng Nhân dânNghị quyết14Ủy ban Nhân dânQuyết định, Chỉ thịPhân loại Căn cứ vào hiệu lực pháp lýVăn bản dưới luật (gồm Pháp lệnh, nghị định, nghị quyết)Văn bản luật: (gồm Hiến pháp, Bộ luật, Luật)Mối liên hệ giữa các văn bản quy phạm pháp luật: các văn bản quy phạm pháp luật tồn tại trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Một là, mối liên hệ về hiệu lực pháp lýHai là, mối liên hệ về nội dungHiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện trên 3 mặt: Theo thời gian;Theo không gian;Theo đối tượng tác động. Hiệu lực về thời gian: là giá trị thi hành của văn bản quy phạm pháp luật trong một khoảng thời gian nhất địnhThời điểm phát sinh hiệu lực: văn bản quy phạm pháp luật đó bắt đầu có hiệu lực từ ngày nào. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong văn bản nhưng không sớm hơn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành. Thời điểm chấm dứt hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật:“Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:1. Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;2. Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;3. Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”(Điều 81 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật)Hiệu lực về không gian: là giá trị thi hành của văn bản quy phạm pháp luật trong một khoảng không gian địa lý Hiệu lực về không gian phụ thuộc vào thẩm quyền của cơ quan ban hành ra văn bản đó Hiệu lực về đối tượng tác động: là giá trị thi hành của văn bản đối với những đối tượng nhất định. Hiệu lực về đối tượng không tách rời hiệu lực về không gian Văn bản do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành thì có hiệu lực đối với mọi đối tượng ( mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân)Văn bản do cơ quan nhà nước ở địa phương ban hành thì có hiệu lực với đối tượng ở địa phương.Hiệu lực hồi tố: một văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực đối với một quan hệ xã hội trước thời điểm nó phát sinh thì gọi là hiệu lực hồi tố. (hiệu lực hồi tố không nên áp dụng tràn lan, tùy tiện vì sẽ gây tình trạng xáo trộn các quan hệ xã hội)Bất hồi tố: các văn bản quy phạm pháp luật chỉ có hiệu lực điều chỉnh đối với những quan hệ xã hội phát sinh từ khi văn bản đó có hiệu lực.Điều 79 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2009 quy định Hiệu lực trở về trước (hiệu lực hồi tố) của văn bản quy phạm pháp luật“1. Chỉ trong những trường hợp thật cần thiết, văn bản quy phạm pháp luật mới được quy định hiệu lực trở về trước.2. Không được quy định hiệu lực trở về trước đối với các trường hợp sau đây:a) Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý;b) Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.”Một số lưu ý:“1. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp văn bản có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.4. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.” (Điều 83 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2009)Sơ đồ Hệ thống pháp luật (quan điểm 1)HỆ THỐNG PHÁP LUẬTHỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬTHỆ THỐNG CẤU TRÚCNGÀNH LUẬTNGÀNH LUẬTCHẾ ĐỊNH PHÁP LUẬTCHẾ ĐỊNH PHÁP LUẬTQUY PHẠM PHÁP LUẬTQUY PHẠM PHÁP LUẬTHIẾN PHÁPBỘ LUẬT, LUẬTVĂN BẢN QPPL DUỚI LUẬT.5-Các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luậtTính toàn diệnTính đồng bộTính phù hợpTrình độ kỹ thuật lập phápTính toàn diện:( toàn diện là đầy đủ các mặt, các bộ phận) tính toàn diện thể hiện ở 2 mức độỞ mức độ chung: đó là sự đầy đủ các ngành luật, các chế định pháp luật Ở mức độ cụ thể: đầy đủ các quy phạm pháp luật. Tính đồng bộHệ thống pháp luật phải có tính thống nhất, không chồng chéo, mâu thuẫn.Hệ thống pháp luật đồng bộ nghĩa là phải có sự thống nhất giữa các ngành luật, giữa các chế định pháp luật, giữa các quy phạm pháp luật. ( sự đồng bộ thể hiện ở nội dung, hình thức, hiệu lực, thẩm quyền ban hành văn bản)Tính phù hợp Pháp luật phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế-xã hội. Một hệ thống pháp luật được coi là phù hợp nếu nó phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế xã hội. Trình độ kỹ thuật lập pháp pháp luật được xây dựng với trình độ kỹ thuật pháp lý cao. Thể hiện qua việc xác định các nguyên tắc, cách sử dụng ngôn ngữ pháp lý trong hoạt động xây dựng pháp luật.6-Hệ thống hóa pháp luậtHệ thống hoá pháp luật là hoạt động sắp xếp, chỉnh lý, bổ sung nội dung các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tăng cường tính hệ thống của hệ thống pháp luật.Các hình thức hệ thống hoá pháp luật :Tập hợp hóaPháp điển hóaTập hợp hóa là sắp xếp các văn bản quy phạm pháp luật hoặc các quy phạm pháp luật riêng biệt theo một trình tự nhất định. Hoạt động này không làm thay đổi nội dung văn bản, không bổ sung những quy định mới mà chỉ nhằm loại bỏ những quy phạm pháp luật rõ ràng là đã hết hiệu lực.Pháp điển hoá: là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trong đó, không những tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật đã có theo một trình tự nhất định, loại bỏ những quy phạm lỗi thời, mâu thuẫn, mà còn bổ sung thêm các quy phạm mới để thay thế cho các quy phạm pháp luật đã bị loại bỏ, khắc phục các chỗ trống được phát hiện, nâng cao hiệu lực pháp lý của chúng. Hình thứcTiêu chí Tập hợp hóa pháp luậtPháp điển hóa pháp luậtChủ thể Mọi chủ thể (tổ chức, cá nhân) Chỉ có thể thực hiện bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật Tính chất của hoạt động Đơn giản, không làm thay đổi nội dung của văn bản quy phạm pháp luật Phức tạp, đòi hỏi phải có sự đầu tư nghiên cứu, đánh giá, thẩm địnhcủa cơ quan nhà nước có thẩm quyền Kết quả Là một tập văn bản quy phạm pháp luật được sắp xếp theo một trình tự nhất định Là một văn bản quy phạm pháp luật có sự thay đổi về nội dung và hiệu lực pháp lý.Theo Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật số 03/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 4 năm 2012:Pháp điển là việc cơ quan nhà nước rà soát, tập hợp, sắp xếp các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành, trừ Hiến pháp, để xây dựng Bộ pháp điển. (khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh)Nguyên tắc thực hiện pháp điển:1. Không làm thay đổi nội dung của quy phạm pháp luật được pháp điển.2. Theo thứ bậc hiệu lực pháp lý của quy phạm pháp luật từ cao xuống thấp.3. Cập nhật quy phạm pháp luật mới được ban hành vào Bộ pháp điển và loại bỏ quy phạm pháp luật hết hiệu lực khỏi Bộ pháp điển.4. Tuân thủ thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện pháp điển. (Điều 3 Pháp lệnh)Sử dụng Bộ pháp điểnBộ pháp điển được xây dựng theo quy định tại Pháp lệnh là Bộ pháp điển chính thức của Nhà nước, được sử dụng để tra cứu trong áp dụng và thực hiện pháp luật. (Điều 5 Pháp lệnh)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_he_thong_phap_luat_dang_thi_thu_trang.ppt