2.1 CÁC KHÁI NIỆM CỦA MÔ HÌNH
QUAN HỆ
Mô hình quan hệ là một cách tổ chức dữ liệu ở
dạng bảng hay các quan hệ gồm ba thành phần
sau:
• A. Cấu trúc dữ liệu: được tổ chức dưới dạng
bảng hay quan hệ
• B. Thao tác dữ liệu: Những phép toán mạnh
(ngôn ngữ truy vần - SQL) để thực hiện các thao
tác trên dữ liệu
• C. Tích hợp dữ liệu: các qui tắc nghiệp vụ nhằm
duy trì tính toàn vẹn dữ liệu khi chúng được thao
tác.
29 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Hệ quản trị Cơ sở dữ liệu - Chương II: Mô hình quan hệ - Nguyễn Nhật Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II: MÔ HÌNH QUAN HỆ
Mô hình quan hệ được Ted Codd đưa ra đầu tiên vào năm
1970 và gây được chú ý ngay tức khắc vì tính đơn giản và
các cơ sở toán học của nó. Mô hình quan hệ sử dụng khái
niệm quan hệ toán học như là khối xây dựng cơ sở và có cơ
sở lý thuyết của nó trong lý thuyết tập hợp và logic vị từ bậc
nhất. Trong chương này chúng ta sẽ nghiên cứu các khái
niệm cơ bản về mô hình quan hệ
2.1 CÁC KHÁI NIỆM CỦA MÔ HÌNH
QUAN HỆ
Mô hình quan hệ là một cách tổ chức dữ liệu ở
dạng bảng hay các quan hệ gồm ba thành phần
sau:
• A. Cấu trúc dữ liệu: được tổ chức dưới dạng
bảng hay quan hệ
• B. Thao tác dữ liệu: Những phép toán mạnh
(ngôn ngữ truy vần - SQL) để thực hiện các thao
tác trên dữ liệu
• C. Tích hợp dữ liệu: các qui tắc nghiệp vụ nhằm
duy trì tính toàn vẹn dữ liệu khi chúng được thao
tác.
2.1.1 Quan hệ, thuộc tính, miền
• Quan hệ: là một bảng dữ liệu hai chiều. Mỗi quan hệ là
tập hợp các cột mỗi cột được đặt duy nhất một cái tên và
một số tuỳ ý các hàng không được đặt tên. Một quan hệ
là sự mô tả một tập hợp các đối tượng trong thế giới
thực ta gọi là thực thể.
• Thuộc tính:, các đối tượng được mô tả trong quan hệ
có chung những đặc trưng nào đó. Các cột trong quan
hệ nhằm mô tả các đặc trưng hay thuộc tính của các
thực thể, mỗi cột biểu thị một đặc trưng.
• Nhóm lặp là một hay một số thuộc tính có giá trị khác
nhau trên các hàng nhưng các giá trị ở các thuộc tính
khác lại trùng nhau
• Bản ghi: Mỗi hàng trong quan hệ chứa dữ liệu biểu thị
thông tin của một đối tượng cụ thể, mỗi hàng của một
quan hệ được gọi là một bộ (tube) hay cũng gọi là bản
ghi (record).
Ví dụ Quan hệ SINHVIÊN
SINHVIÊN Họtên Mã số Ngàysinh Giớitính Lớp Môn Điểm
Lê Văn Vân 4515202 12/09/84 Nữ 49 KTLN Toán 7
Phạm Thế Anh 4610503 15/05/85 Nam 51 QTKD Toán 7
Hoàng Thanh Tùng 4516802 21/03/84 Nam 50 Kế toán Tin 9
Phạm Thế Anh 4610503 15/05/85 Nam 51 QTKD CSDL 8
Đỗ Trần Cung 4521402 20/01/84 Nam 50 Kế toán Triết 8
• Lược đồ quan hệ: Khi thay đổi dữ liệu trong bảng
thì các tính chất của quan hệ không thay đổi, khi ta
loại bỏ tất cả các hàng dữ liệu ra khỏi bảng, khi đó
chúng ta có một bộ khung của quan hệ, bộ khung
này được gọi là lược đồ quan hệ.
• Để mô tả một lược đồ quan hệ ta qui ước viết tên
của quan hệ bằng chữ in hoa và sau đó là danh
sách các thuộc tính trong dấu ngoặc đơn, các
thuộc tính được viết bằng chữ thường và phân
tách bởi dấu phẩy.
• Ví dụ quan hệ SINHVIEN trên ta có lược đồ quan
hệ
SINHVIEN(Họtên, Mãsố, Ngàysinh, Giớitính, Lớp, Môn, Điểm)
• Miền giá trị: Mỗi thuộc tính trong lược đồ
quan hệ có thể nhận những giá trị dữ liệu
trên một tập nào đó, tập đó gọi là miền giá
trị (nói vắn tắt là miền trị) của thuộc tính.
• Ví dụ: Trong quan hệ SINHVIEN thì thuộc
tính Họtên là tập dẫy chữ cái có độ dài
nhỏ hơn 25; Giớitính là tập hai giá trị
“nam”, “nữ”; Điểm là tập hợp các số
nguyên từ 0 đến 10.
2.1.2 Các đặc trưng của các quan hệ
• A. Giá trị đưa vào mỗi cột là đơn nhất: Giá trị dữ liệu đưa
vào một cột tương ứng với một hàng là đơn nhất thuộc
miền trị của thuộc tính.
• B. Các giá trị đưa vào một cột phải thuộc cùng một
miền dữ liệu
• Ví dụ các dữ liệu đưa vào cột điểm phải là các số nguyên
từ 0 đến 10, không thể đưa vào các chữ như ”chín” hay
”bảy”
• C. Mỗi dòng là duy nhất trong bảng
• D. Thứ tự các cột là không quan trọng: Các cột có thể
đổi chỗ cho nhau mà không làm thay đổi ý nghĩa của
chúng, cột được xác định bằng tên chứ không phải bởi thứ
tự của nó.
• E. Thứ tự các hàng không quan trọng: Các hàng đưa
vào bảng có thể có thứ tự tuỳ ý
Ví dụ về bảng không phải là một
quan hệ
SINHVIÊN Họtên Mã số Ngàysinh Giớitính Lớp Môn Điểm
Lê Văn Vân 4515202 12/09/84 Nữ 49 KTLN Toán 7
Hoàng Thanh Tùng 4516802 21/03/84 Nam 50 Kế toán Tin 9
Phạm Thế Anh 4610503 15/05/85 Nam 51 QTKD CSDL, 8, 7
Toán
Đỗ Trần Cung 4521402 20/01/84 Nam 50 Kế toán Triết 8
2.2 KHÁI NIỆM VỀ CÁC
DẠNG CHUẨN
2.2.1. Quan hệ có cấu trúc tốt
• Một quan hệ có cấu trúc tốt là quan hệ có chứa số dư thừa dữ liệu ít
nhất và cho phép người dùng thêm, xoá, hay sửa đổi những hàng
trong bảng mà không gây ra lỗi hoặc sự không nhất quán.
Một quan hệ không có cấu trúc tốt:
SINHVIÊN Họtên Mã số Ngàysinh Giớitính Lớp Môn Điểm
Lê Văn Vân 4515202 12/09/84 Nữ 49 KTLN Toán 7
Phạm Thế Anh 4610503 15/05/85 Nam 51 QTKD Toán 7
Hoàng Thanh Tùng 4516802 21/03/84 Nam 50 Kế toán Tin 9
Phạm Thế Anh 4610503 15/05/85 Nam 51 QTKD CSDL 8
Đỗ Trần Cung 4521402 20/01/84 Nam 50 Kế toán Triết 8
2.2.2. Khái niệm về các dạng chuẩn
• Một dạng chuẩn của một quan hệ là một trạng
thái của nó có thể xác định được nhờ một số qui
tắc nhất định. Các qui tắc này liên quan đến việc
kiểm tra sự phụ thuộc giữa các thuộc tính trong
một quan hệ. Sự tồn tại một số quan hệ phụ
thuộc đặc biệt là nguyên nhân gây ra các dị
thường. Chuẩn hoá là việc đưa các lược đồ
quan hệ về các dạng chuẩn có cấu trúc tốt để
tránh các dị thường. Người ta đã xác định được
một số các dạng chuẩn mà chúng ta sẽ xem xét
sau đây. Trước hết ta cần một số khái niệm liên
quan.
a. Phụ thuộc hàm
• Cho quan hệ R và hai tập con khác nhau A và B
của tập thuộc tính. Ta nói rằng tập thuộc tính B
phụ thuộc hàm vào tập thuộc tính A hay A xác
đinh B nếu với mỗi hàng của quan hệ R các giá
trị của A xác định duy nhất các giá trị của B và
được ký hiệu A B.
Ta có thể định nghĩa sự phụ thuộc hàm một cách
hình thức như sau:
• Nếu X là tập con của tập thuộc tính, ta ký
hiệu ti[X] là các giá trị ở hàng ti trên tập thuộc
tính X, khi đó A B nếu t1 và t2 là hai hàng bất
kỳ của R mà có t1[A]=t2[A] kéo theo t1[B]=t2[B]
Hệ tiên đề Armstrong (Tham khảo)
Gọi R(U) là lược đồ quan hệ với U ={A1, A2, ,An} là tập thuộc
tính. X, Y, Z,WU. Hệ tiên đề Armstrong phát biểu như sau:
• 1. Phản xạ: Nếu Y X thì X Y (A1)
• 2. Tăng trưởng: Nếu Z U và X Y thì X Z Y Z (A2)
• 3. Bắc cầu: Nếu X Y và Y Z thì X Z (A3)
Từ hệ tiên đề Armstrong có thể suy ra một số luật sau:
• 4. Luật hợp: nếu X Y và X Z thì X YZ
• 5. Luật tựa bắc cầu: nếu X Y và WY Z thì XW Z
• 6. Luật tách: Nếu X Y và Z Y thì X Z
b. Khoá dự tuyển, khoá chính và khoá ngoại
Khoá dự tuyển – Candidate key
Khoá dự tuyển của một quan hệ là một hay một tập con
các thuộc tính mà giá trị của nó xác định duy nhất mỗi
hàng của quan hệ. Các thuộc tính này được gọi là thuộc
tính khoá
Khoá dự tuyển có hai tính chất sau:
• Tính xác định duy nhất: Với mỗi hàng giá trị trên khoá
dự tuyển là duy nhất (không có hai hàng có giá trị trên
các thuộc tính khoá trùng nhau), trong khi đó các các
thuộc tính không phải là khoá phụ thuộc hàm vào các
thuộc tính khoá.
• Tính không dư thừa: Nếu bỏ đi bất kỳ thuộc tính khoá
nào của khoá dự tuyển thì sẽ phá huỷ tính duy nhất của
nó.
• Khoá chính - primary key: Là khoá dự tuyển được chọn làm khoá
của quan hệ.
Trong số khoá dự tuyển nêu trên của quan hệ SINHVIEN, rõ ràng
nếu ta chọn (Mãsv) làm khoá thì tốt hơn.
Để chọn một khoá chính ta nên theo nguyên tắc sau:
• Khoá nên có số ít nhất các thuộc tính. Nếu tốt nhất là chỉ gồm một
thuộc tính
• Nếu khoá có nhiều thuộc tính, nên tạo ra thuộc tính thay chúng làm
kháo cho quan hệ.
• Nếu khoá cấu tạo từ nhiều thuộc tính, nên tránh sử dụng các thuộc
tính dễ thay đổi theo thời gian như tên địa danh chẳng hạn.
Như vậy khoá chính dùng để tính nhận dạng duy nhất bản ghi trong
quan hệ.
Khoá ngoại - foreign key:
Một khoá được dùng trong một quan hệ (bảng)
để làm đại diện cho giá trị của khoá chính trong
một bảng có liên hệ.
Trong khi khoá chính thì chỉ chứa các giá trị duy
nhất thì khoá ngoại có thể chứa các giá trị giống
nhau.
Ví dụ, mã sinh viên (MãSV) là khoá chính trong
bảng SINHVIEN (mỗi sinh viên có một mã duy
nhất), còn MãSV trong bảng SINHVIEN_MON
được xem như là khoá ngoại, mỗi sinh viên có
thể tham gia nhiều môn, vì vậy giá trị MASV
trong bảng SINHVIEN_MON có thể trùng lặp.
Các dạng chuẩn cơ bản
Người ta đã xác định có ba dạng chuẩn cơ bản gồm:
• Dạng chuẩn thứ nhất (1NF): Không có nhóm lặp
trong bảng
• Dạng chuẩn thứ hai (2NF):
+ Là chuẩn 1
+ Không có trường không khoá có thể phụ thuộc vào
một phần của khoá chính.
• Dạng chuẩn thứ ba (3FN):
+ Là chuẩn 2.
+ Không có thuộc tính không khoá nào có thể phụ
thuộc vào các thuộc tính không khoá khác. Nói cách
khác, mỗi thuộc tính trong một bản ghi sẽ chứa thông
tin về thực thể được xác định bởi khoá chính.
2.2.3. Chuẩn hoá các lược đồ quan hệ
Chuẩn hoá là quá trình chuyển một quan
hệ có cấu trúc phức hợp thành các quan
hệ có cấu trúc đơn giản hơn. Thc hiện quá
trình chuẩn hoá, ta bắt đầu việc kiểm tra
dạng chuẩn từ thấp đến cao và thực hiện
việc tách quan hệ phức hợp thành các
quan hệ đơn giản hơn
Nếu quan hệ không là chuẩn 1
Có nghĩa là QH có chứa các thuộc tính
lặp. Khi đó ta tách thành hai quan hệ :
• Quan hệ thứ nhất : Gồm các thuộc tính
lặp và phần khoá xác định chúng.
• Quan hệ thứ hai : gồm các thuộc tính
còn lại và toàn bộ khoá nhưng không
chứa thuộc tính lặp.
Ví dụ, cho lược đồ quan hệ:
DONHANG(sốđơn, mãkhách, tênkh, địachỉkh, ngàyđặt, mãhàng*,
tênhàng*, đơnvịtính*, môtả*, sốlượng*)
Trong quan hệ ta đánh dấu * các thuộc tính lặp.
Để xác định khoá ta xác định các phụ thuộc hàm :
• (mãkhách) ( tênkh, địachỉkh)
• ( mãhàng) ( tênhàng, đơnvịtính, môtả)
• (sốđơn, mãhàng) ( sốlượng)
• (sốđơn) (mãkhách, ngàyđặt, mãhàng)
Từ đó ta suy ra khoá gồm các thuộc tính bên trái của các phụ thuộc
hàm : (sốđơn, mãkhách,mãhàng)
Quan hệ DONHANG được tách thành hai quan hệ sau :
• Quan hệ 1: gồm các thuộc tính các thuộc tính lặp và phần khoá xác
định chúng
HÀNGĐẶT(sốđơn, mãhàng, tênhàng, đơnvịtính, môtả, sốlượng)
• Quan hệ 2: Gồm các thuộc tính còn lại và phần khoá xác định
chúng:
DONHANG(sốđơn, mãkhách, tênkh, địachỉkh, ngàyđặt)
Nếu quan hệ không là chuẩn 2,
Có nghĩa là QH có chứa các thuộc tính
không khoá phụ thuộc vào một phần của
khoá. Khi đó ta tách thành hai quan hệ :
• Quan hệ thứ nhất: Gồm các thuộc tính
không khoá phụ thuộc vào một phần khoá
và phần khoá xác định chúng.
• Quan hệ thứ hai: Gồm các thuộc tính còn
lại và toàn bộ khoá chính.
Ví dụ: Quan hệ DONHANG(sốđơn, mãkhách, tênkh,
địachỉkh, ngàyđặt) là quan hệ ở dạng chuẩn 1 nhưng
chưa là chuẩn 2.
Các phụ thuộc hàm:
• (sốđơn) (mãkhách, ngàyđặt) ; (mãkhách) (tênkh,
địachỉkh). Kéo theo khoá quan hệ này là (sốđơn,
mãkhách).
• Phụ thuộc hàm (mãkhách) (tênkh, địachỉkh) này cho
thấy hai thuộc tính không khoá phụ thuộc vào một
phần khoá.
Vậy quan hệ DONHANG(sốđơn, mãkhách, tênkh, địachỉkh,
ngàyđặt) được tách thành hai quan hệ:
(1) KHÁCH(mãkhách, tênkh, địachỉkh)
(2) DONHANG(sốđơn, mãkhách, ngàyđặt)
Nếu quan hệ không là chuẩn 3,
Khi quan hệ ở dạng chuẩn 2 nhưng chưa ở dạng
chuẩn 3, có nghĩa là trong quan hệ tồn tại các
thuộc tính không khoá phụ thuộc vào các thuộc
tính không khoá khác. Để đưa về dạng chuẩn 3
ta tách quan hệ như sau:
• Quan hệ thứ nhất: Gồm các thuộc tính không
khoá và các thuộc tính không khoá khác (gọi là
thuộc tính cầu) xác định chúng.
• Quan hệ thứ hai: Gồm các thuộc tính còn lại và
thuộc tính gọi là thuộc tính cầu nói trên.
Ví dụ: cho lược đồ VẬNCHUYỂN(sốvậnđơn,
khohàng, nơiđến, khoảngcách)
• Các phụ thuộc hàm: (sốvậnđơn) ( khohàng,
nơiđến, khoảngcách) ;
( khohàng, nơiđến) ( khoảngcách).
Xác định được khoá là (vậnđơn).
• Rõ ràng trong quan hệ này (khoảngcách) là
thuộc tính không khoá nhưng lại phụ thuộc vào
các thuộc tính không khoá khác là (khohàng,
nơiđến). Do đó, lược đồ được tách thành hai
lược đồ:
(1) HÀNHTRÌNH(khohàng, nơiđến, khoảngcách)
(2) VẬNCHUYỂN(sốvậnđơn, khohàng, nơiđến)
2.3 CÁC RÀNG BUỘC QUAN
HỆ, LƯỢC ĐỒ CSDL QUAN HỆ
Trong phần này chúng ta thảo luận về các
hạn chế trên các dữ liệu trong một lược đồ
cơ sở dữ liệu quan hệ. Các hạn chế đó
được gọi là các ràng buộc. Có các loại ràng
buộc : ràng buộc miền, ràng buộc khoá, ràng
buộc toàn vẹn thực thể và ràng buộc toàn
vẹn tham chiếu.
2.3.1 Các ràng buộc miền
• Các ràng buộc miền chỉ ra rằng giá trị của mỗi thuộc tính
A phải là một giá trị nguyên tử thuộc miền giá trị thuộc
kiểu dữ liệu nào đó.
Các kiểu dữ liệu liên kết với các miền bao gồm:
• các kiểu dữ liệu số chuẩn cho các số nguyên ( short
integer, integer, long integer),
• các số thực ( float, double precision float ).
• Ngoài ra còn các kiểu dữ liệu ký tự (dãy ký tự với độ dài
cố định, dãy ký tự với độ dài thay đổi ),
• ngày, thời gian (Date, Time)
• tiền tệ. (currency)
• Các loại miền khác có thể là các miền con của một kiểu
dữ liệu hoặc một kiểu dữ liệu đếm được trong đó mọi giá
trị có thể được liệt kê rõ ràng
2.3.2 Ràng buộc khoá
Thông thường, có tồn tại các tập con của các thuộc tính của một
lược đồ quan hệ có tính chất là không có hai bộ nào ở trong
mọi trạng thái quan hệ r của R có cùng một tổ hợp giá trị cho
các thuộc tính của nó.
Giả sử chúng ta ký hiệu một tập con như vậy là SK; khi đó với hai
bộ khác nhau bất kỳ t1 và t2 trong một trạng thái quan hệ r của
R chúng ta có ràng buộc là t1[SK] t2[SK] . Tập hợp thuộc
tính SK như vậy được gọi là một siêu khoá (superkey) của
lược đồ quan hệ R. Một siêu khoá SK xác định rõ một ràng
buộc về tính duy nhất , phát biểu rằng không có hai bộ khác
nhau trong một trạng thái r của R có cùng một giá trị cho SK.
Mỗi quan hệ có it nhất là một siêu khoá mặc định, đó là tập
hợp tất cả các thuộc tính của nó
Một khoá K của một lược đồ quan hệ R là một siêu khoá của R
với tính chất là nếu bỏ đi bất kỳ thuộc tính A nào ra khỏi K thì
sẽ còn lại một tập K không phải là siêu khoá của R
2.3.4 Toàn vẹn thực thể, toàn vẹn
tham chiếu và khoá ngoài
• Ràng buộc toàn vẹn thực thể được phát biểu là:
khoá chính phải luôn luôn có giá trị xác định,
nghĩa là không được phép có giá trị null.
Các ràng buộc khoá và ràng buộc toàn vẹn thực
thể được chỉ ra trên các quan hệ riêng rẽ.
• Ràng buộc toàn vẹn tham chiếu được chỉ ra
giữa hai quan hệ để duy trì sự tương ứng giữa
các bộ của hai quan hệ.
Lược đồ và sơ đồ tham chiếu
NHÂNVIÊN( Họđệm,Tên, MãsốNV, Ngàysinh, Địachỉ, Giớitính,Lương, MãsôNGS, MãsốĐV)
ĐƠNVỊ ( TênĐV, MãsốĐV, MãsốNQL, Ngàybắtđầu)
ĐƠNVỊ_ĐỊAĐIỂM( MãsốĐV, ĐịađiểmĐV)
DỰÁN( TênDA, MãsốDA, ĐịađiểmDA, Mã sốĐV)
NHÂNVIÊN_DỰÁN( MãsốNV, MãsốDA, Sốgiờ)
PHỤTHUỘC( MãsốNV, TênCon, Giớitính, Ngàysinh)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_he_quan_tri_co_so_du_lieu_chuong_ii_mo_hinh_quan_h.pdf