2. Giới thiệu chung
Lý Thường Kiệt 李常傑 (1019 – 1105) tên thật là Ngô Tuấn 吳俊, tự là
Thường Kiệt 常傑. Vì ông có công lớn nên được các vua Lý ban cho quốc tính nên
có tên là Lý Thường Kiệt.
Lý Thường Kiệt là người tinh thông thao lược, có tài văn chương, từng giữ
chức Thái Úy, là quan trọng thần phục vụ qua các đời vua Thái Tông, Thánh Tông,
Nhân Tông của triều Lý. Ông là người có công lớn trong việc kiến thiết đất nước và
bảo vệ độc lập dân tộc như đánh Tống, bình Chiêm, được các vua triều Lý tin dùng,
nhân dân kính phục.
Bài thơ Nam quốc sơn hà còn có tên khác là Thần thi, nhan đề Nam quốc sơn
hà là do nhóm biên soạn Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập 2, Nxb Văn học in năm
1976 đặt ra. Theo ghi chép của nhiều sách sử như Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt
thông sử thì bài thơ này là của Lý Thường Kiệt.
Bài thơ xuất hiện trong thời gian Lý Thường Kiệt chỉ huy quân dân Đại Việt
đánh tan mấy chục vạn quân Tống kéo sang xâm lược nước ta vào năm 1077 trước
phòng tuyến sông Như Nguyệt (sông Cầu). Đây là một bài hịch có ý nghĩa quan trọng
như một bản tuyên ngôn của một dân tộc với lời thơ đanh thép, ý thơ hào hùng, có tác
dụng to lớn trong việc động viên, khích lệ tướng sĩ lúc bấy giờ
64 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Hán Nôm II - Nguyễn Thị Mỹ Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
頭 妸素 娥
Đầu lòng hai ả tố nga.
翠 翹罗姉 罗翠 雲
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.
梅骨格雪 精神
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
每 每 分 院
Mỗi ngƣời mỗi vẻ, mƣời phân vẹn mƣời.
雲 莊 重 恪潙
Vân xem trang trọng khác vời,
囷 苔惮涅 囊
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
花唭玉説 端莊
Hoa cƣời ngọc thốt đoan trang,
輸 渃 雪 讓 牟
Mây thua nƣớc tóc, tuyết nhƣờng màu da.
45
翹強色 稍 漫
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
搊 皮才色 吏罗 分欣
So bề tài sắc lại là phần hơn.
灡秋 水 涅春 山
Làn thu thuỷ, nét xuân sơn,
花慳輸 柳 劍撑
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
沒 迎渃 迎城
Một hai nghiêng nƣớc nghiêng thành,
色 停隊沒才停和
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
2. Phân tích
金 Kim: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
雲 Vân: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
翹 Kiều: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
新 tân: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
傳 truyện: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
頭 đầu: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
46
lòng: loại B2a (心 tâm: biểu ý + 弄 lộng: biểu âm)
hai: loại B2b (二 nhị: biểu ý + 台 thai: biểu âm)
妸 ả: loại B2a (女 nữ: biểu ý +可 khả: biểu âm)
素 Tố: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
娥 Nga: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
翠 Thúy: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
罗 là: loại A4 (mƣợn âm Hán Việt đọc chệch, bỏ nghĩa. La (lƣới) => là)
姉 chị: loại B2a (女 nữ: biểu ý +市 thị: biểu âm)
em: loại B2a (女 nữ: biểu ý +奄 yêm: biểu âm)
梅 mai: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
骨 cốt: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
格 cách: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
雪 tuyết: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
精 tinh: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
神 thần: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
47
每 mỗi: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
người: loại B2a (人 nhân: biểu ý + ½ 碍 ngại: biểu âm)
vẻ: loại B2a (釆 biện (phân biệt): biểu ý + 尾 vĩ: biểu âm)
mười: loại B2b (什 thập: biểu ý + ½ 迈 mại: biểu âm)
分 phân: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
院 vẹn: loại A4 (mƣợn âm Hán Việt đọc chệch, bỏ nghĩa. Viện (sân) => vẹn)
xem: loại B2a (示 thị: biểu ý +占 chiêm: biểu âm)
莊 trang: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
重 trọng: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
恪 khác: loại A3 (mƣợn âm Hán Việt đọc chính xác, bỏ nghĩa. Khác: cung kính,
kính cẩn)
潙 vời: loại A4 (mƣợn âm Hán Việt đọc chệch, bỏ nghĩa. Vi (sông Vi) => vời)
囷 khuôn: loại A4 (mƣợn âm Hán Việt đọc chệch, bỏ nghĩa. Khuân (vựa thóc) =>
khuôn)
trăng: loại B2a (月 nguyệt: biểu ý +夌 lăng: biểu âm)
苔 đầy: loại A4 (mƣợn âm Hán Việt đọc chệch, bỏ nghĩa. Đài (rêu) => đầy)
48
惮 đặn: loại A4 (mƣợn âm Hán Việt đọc chệch, bỏ nghĩa. Đạn (sợ, e dè) => đặn)
涅 nét: loại A4 (mƣợn âm Hán Việt đọc chệch, bỏ nghĩa. Nát/niết (niết bàn) => nét)
ngài: loại B2a (虫 trùng: biểu ý + ½ 碍 ngại: biểu âm)
nở: loại B2a (艹 thảo: biểu ý +女 nữ: biểu âm)
囊 nang: loại A3 (mƣợn âm Hán Việt đọc chính xác, bỏ nghĩa. Nang: túi, bọng)
花 hoa: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
唭 nở: loại B2a (口 khẩu: biểu ý + 其 kỳ: biểu âm)
玉 ngọc: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
説 thốt: Loại A2 (mƣợn chữ Hán, đọc theo âm tiền Hán Việt: thuyết <= thốt)
端 đoan: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
mây: loại B2a (雨 vũ: biểu ý +迷 mê: biểu âm)
輸 thua: Loại A2 (mƣợn chữ Hán, đọc theo âm Hán Việt Việt hóa: thâu => thua)
渃 nước: loại B2a (氵 thủy: biểu ý +若 nhược: biểu âm)
tóc: loại B2a (髟 tiêu: biểu ý +速 tốc: biểu âm)
雪 tuyết: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
49
讓 nhường: Loại A2 (mƣợn chữ Hán, đọc theo âm Hán Việt Việt hóa: nhượng =>
nhường)
牟 màu: loại A4 (mƣợn âm Hán Việt đọc chệch, bỏ nghĩa. Mâu (kiếm lấy, cƣớp lấy)
=> màu)
da: loại B2a (月 nhục: biểu ý +多 đa: biểu âm)
強 càng: loại A4 (mƣợn âm Hán Việt đọc chệch, bỏ nghĩa. Cường (mạnh) => càng)
色 sắc: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
稍 sảo: loại A3 (mƣợn âm Hán Việt đọc chính xác, bỏ nghĩa. Sảo: hơi, khá, chút)
漫 mặn: loại A4 (mƣợn âm Hán Việt đọc chệch, bỏ nghĩa. Mạn (nƣớc tràn) => mặn)
mà: loại B2a (氵 thủy: biểu ý +麻 ma: biểu âm)
搊 so: loại A4 (mƣợn âm Hán Việt đọc chệch, bỏ nghĩa. Sâu (bắt; gảy đàn) => so)
皮 bề: loại A4 (mƣợn âm Hán Việt đọc chệch, bỏ nghĩa. Bì (da) => bề)
才 tài: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
吏 lại: loại A3 (mƣợn âm Hán Việt đọc chính xác, bỏ nghĩa)
分 phần: Loại A2 (mƣợn chữ Hán, đọc theo âm Hán Việt Việt hóa: phận => phần)
50
欣 hơn: loại A4 (mƣợn âm Hán Việt đọc chệch, bỏ nghĩa. Hân (hân hoan, vui mừng)
=> hơn)
灡 làn: loại B2a (氵 thủy: biểu ý +蘭 lan: biểu âm)
秋 thu: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
水 thủy: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
春 xuân: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
山 sơn: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
慳 ghen: loại B2a (忄 tâm: biểu ý +堅 kiên: biểu âm)
thắm: loại B2a (赤 xích: biểu ý +審 thẩm: biểu âm)
柳 liễu: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
hờn: loại B2a (忄 tâm: biểu ý +賢 hiền: biểu âm)
劍 kém: loại A4 (mƣợn âm Hán Việt đọc chệch, bỏ nghĩa. Kiếm (cây kiếm) => kém)
撑 xanh: loại A3 (mƣợn âm Hán Việt đọc chính xác, bỏ nghĩa. Xanh: chống đỡ)
沒 một: loại A3 (mƣợn âm Hán Việt đọc chính xác, bỏ nghĩa. Một: chìm)
迎 nghiêng: loại A4 (mƣợn âm Hán Việt đọc chệch, bỏ nghĩa. Nghênh (chào đón)
=> nghiêng)
51
城 thành: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
停 đành: loại A4 (mƣợn âm Hán Việt đọc chệch, bỏ nghĩa. Đình (dừng) => đành)
隊 đòi: loại A4 (mƣợn âm Hán Việt đọc chệch, bỏ nghĩa. Đội (đội ngũ) => đòi)
和 họa: loại A4 (mƣợn âm Hán Việt đọc chệch, bỏ nghĩa. Hòa (và, hòa bình) => họa)
52
Bài 3. CHINH PHỤ NGÂM KHÚC (trích)
1. Văn bản
征婦 吟曲
CHINH PHỤ NGÂM KHÚC
𣋾 𡗶 坦 浽 杆 𫗃 𡏧
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi
客 𦟐 紅 𡗉 餒 迍邅
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên
𣛟 箕 瀋 瀋 層 𨕭
Xanh kia thăm thẳm tầng trên
爲 埃 𨢟 𥩯 朱 𢧚 餒 尼
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này
𪔠長 城 𢲣 𢯦 𩃳 月
Trống Trƣờng Thành lung lay bóng nguyệt
塊 甘 泉 𥊚 䁾 式 𩄲
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây
𠃩 吝 鎌 宝 𢭂 拪
Chín lần gƣơm báu trao tay
53
姅 𣎀 傳 檄 定 𣈜 出 征
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh.
2. Phân tích
征 chinh: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
婦 phụ: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
吟 ngâm: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
曲 khúc: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
𣋾 thuở: loại B2a (旣 nhật: biểu ý + 課 khóa: biểu âm)
坦 đất: loại B2a (土 thổ: biểu ý + ½ 怛 đát: biểu âm)
浽 nổi: loại B2a (氵 thủy: biểu ý + ½餒 nỗi (đói): biểu âm)
杆 cơn: loại A4 (Mƣợn âm Hán Việt đọc chệch, bỏ nghĩa. Can (cột, trụ, gậy gỗ))
𫗃 gió: loại B2a (風 phong: biểu ý + 愈 dũ: biểu âm)
𡏧 bụi: loại B2a (土 thổ: biểu ý + 倍 bội: biểu âm)
客 khách: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
𦟐 má: loại B2a (月 nhục: biểu ý + 馬 mã: biểu âm)
54
𡗉 nhiều: loại B2b (多 đa: biểu ý + ½饒 nhiêu: biểu âm)
餒 nỗi: loại A3 (Mƣợn âm Hán Việt đọc chính xác, bỏ nghĩa. Nỗi (đói))
迍 truân: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
邅 chuyên/chiên: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
𣛟 xanh: loại A3 (Mƣợn âm Hán Việt đọc chính xác, bỏ nghĩa. Xanh (cây cột vẹo))
箕 kia: loại A4 (Mƣợn âm Hán Việt đọc chệch, bỏ nghĩa. Ky (sọt bằng trúc) => kia)
瀋 thăm/thẳm: loại A4 (Mƣợn âm Hán Việt đọc chệch, bỏ nghĩa. Thẩm (nƣớc) =>
thăm/thẳm)
層 tầng/tằng: A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
𨕭 trên: loại B2b (上 thượng: biểu ý + 連 liên: biểu âm)
爲 vì: loại A2 (mƣợn chữ Hán đọc âm tiền Hán Việt. Vì <= vị)
𨢟 gây/gầy: loại B2a (酉 dậu: biểu ý + 荄 cai: biểu âm)
𥩯 dựng: loại B2a (立 lập: biểu ý +孕 dựng: biểu âm)
朱 cho: loại A4 (Mƣợn âm Hán Việt đọc chệch, bỏ nghĩa. Chu (màu son) => cho)
尼 này: loại A4 (Mƣợn âm Hán Việt đọc chệch, bỏ nghĩa. Ni (ni cô, sƣ nữ) => này)
55
𪔠 trống: loại B2a (鼓 cổ: biểu ý + 弄 lộng: biểu âm)
長 trường: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
𢲣 lung: loại B2a (扌 thủ: biểu ý + 竜 long: biểu âm)
𢯦 lay: loại B2a (扌 thủ: biểu ý + 來 lai: biểu âm)
𩃳 bóng: loại B2a (雲 vân: biểu ý + 奉 : biểu âm (Hoặc ½ 棒 bổng => bóng)
月 nguyệt: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
塊 khói: loại B2a (火 hỏa: biểu ý + ½ 塊 khối: biểu âm)
甘 Cam: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
泉 Tuyền: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
𥊚 mờ: loại B2a ( 目 mục: biểu ý + 麻 ma: biểu âm)
䁾 mịt: loại B2a (目 mục: biểu ý + 蔑 miệt: biểu âm)
式 thức: loại A3 (Mƣợn âm Hán Việt đọc chính xác, bỏ nghĩa. Thức (dáng, kiểu))
𠃩 chín: loại B2b (九 cửu: biểu ý + ½診 chẩn: biểu âm)
吝 lần: loại A4 (Mƣợn âm Hán Việt đọc chệch, bỏ nghĩa. Lận (bủn xỉn) => lần)
56
鎌 gươm: loại B2a (金 kim: biểu ý + 兼 kiêm: biểu âm)
宝 báu: loại A2 (mƣợn chữ Hán đọc âm tiền Hán Việt. Bảo <= báu)
𢭂 trao: loại B2a (扌 thủ: biểu ý + 牢 lao: biểu âm)
姅 nửa: loại B2b (半 bán: biểu ý + 女 nữ: biểu âm)
𣎀 đêm: loại B2a (月 nguyệt: biểu ý + 店 điếm: biểu âm)
傳 truyền: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
檄 hịch: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
定 định: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
𣈜ngày: loại B2a (旣 nhật: biểu ý + ½ 碍 ngại: biểu âm)
出 xuất: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa
57
Bài 4. LỤC VÂN TIÊN (trích)
(Nguyễn Đình Chiểu)
1. Văn bản
陸 雲 仙
LỤC VÂN TIÊN
畧 畑 䀡 傳 西 銘
Trƣớc đèn xem truyện Tây Minh,
吟唭 𠄩 字 人 情 要 離
Ngẫm cƣời hai chữ nhân tình éo le.
唉埃㖫 浪 麻𦖑
Hỡi ai lẳng lặng mà nghe,
與噒 役 畧 苓咦身 𡢐
Dữ răn việc trƣớc, lành dè thân sau
𤳆 時 忠孝濫頭
Trai thời trung hiếu làm đầu,
𡛔 時 節 行 罗 句𢭂𨉟
Gái thời tiết hạnh là câu trau mình.
58
2. Phân tích
陸 Lục: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
雲 Vân: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
仙 Tiên: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
畧 trước: loại A4 (Mƣợn âm Hán Việt đọc chệch, bỏ nghĩa. Lược (sơ lƣợc, qua loa)
=> trước)
畑 đèn: loại B2a (火 hỏa: biểu ý + 田 điền: biểu âm)
西 Tây: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
銘 Minh: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
吟 ngẫm: loại A4 (Mƣợn âm Hán Việt đọc chệch, bỏ nghĩa. Ngâm (ngâm vịnh) =>
ngẫm)
字 chữ: loại A5 (mƣợn chữ Hán, đọc nghĩa)
人 nhân: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
情 tình: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
要 éo: loại A4 (Mƣợn âm Hán Việt đọc chệch, bỏ nghĩa. Yếu (quan trọng) => éo)
離 le: loại A4 (Mƣợn âm Hán Việt đọc chệch, bỏ nghĩa. Li (chia lìa) => le)
59
唉 hỡi: loại B2a (口 khẩu: biểu ý + 矣 hĩ: biểu âm)
㖫 lẳng: loại B2a (口 khẩu: biểu ý + 夌 lăng: biểu âm
浪 lặng: loại A4 ((Mƣợn âm Hán Việt đọc chệch, bỏ nghĩa. Lãng (sóng) => lặng)
麻 mà: loại A4 (Mƣợn âm Hán Việt đọc chệch, bỏ nghĩa. Ma (đay, gai) => mà)
𦖑 nghe: loại B2a (耳 nhĩ: biểu ý + 宜 nghi: biểu âm)
與 dữ: loại A3 (Mƣợn âm Hán Việt đọc chính xác, bỏ nghĩa. Dữ (và, cùng với)
噒 răn: loại B2a (口 khẩu: biểu ý + ½ 憐 lân: biểu âm)
役 việc: loại A5 (mƣợn chữ Hán, đọc nghĩa)
苓 lành: loại A4 (Mƣợn âm Hán Việt đọc chệch, bỏ nghĩa. Linh (phục linh) => lành)
咦 dè: loại A4 (Mƣợn âm Hán Việt đọc chệch, bỏ nghĩa. Di (Ồ!, Ôi dào!) => dè)
身 thân: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
𡢐 sau: loại B2b (后 hậu: biểu ý + 娄 lâu: biểu âm)
𤳆 trai: loại B2b (男 nam: biểu ý + 來 lai: biểu âm)
時 thời: loại A3 (Mƣợn âm Hán Việt đọc chính xác, bỏ nghĩa. Thời(thời gian)
60
忠 trung: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
孝 hiếu: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
濫 làm: loại A4 (Mƣợn âm Hán Việt đọc chệch, bỏ nghĩa. Lạm (Quá mức, bừa bãi)
=> làm)
𡛔 gái: loại B2a (女 nữ: biểu ý + 丐 cái: biểu âm)
節 tiết: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
行 hạnh: loại A1 (mƣợn cả âm, hình, nghĩa)
句 câu: loại A2 (Mƣợn chữ Hán đọc âm Hán Việt Việt hóa. Cú => câu)
𢭂 trau: loại B2a (扌 thủ: biểu ý + 牢 lao: biểu âm)
𨉟 mình : loại B2a (身 thân: biểu ý + 命 mệnh: biểu âm)
BÀI TẬP
1. Đọc và phân tích chữ Nôm bài Thủ vĩ ngâm (Nguyễn Trãi).
2. Đọc và phân tích chữ Nôm đoạn trích Chị em Thúy Kiều (Nguyễn Du).
3. Đọc và phân tích chữ Nôm trích trong Chinh phụ ngâm khúc (Đoàn Thị Điểm).
4. Đọc và phân tích chữ Nôm trích trong Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu).
61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Khuê, Những vấn đề cơ bản của chữ Nôm, Nxb TP. Hồ Chí Minh, 1999.
[2]. Vũ Văn Kính, Học chữ Nôm, Nxb Văn hóa Thông tin, 2011.
[3]. Đặng Đức Siêu, Nguyễn Ngọc San, Giáo trình Ngữ văn Hán Nôm – tập 2, Sách dự
án đào tạo giáo viên THCS, Nxb Đại học Sƣ Phạm, 2007.
62
MỤC LỤC
CHƢƠNG 1. HÁN VĂN VIỆT NAM ................................................................................ 1
Bài 1. NAM QUỐC SƠN HÀ ................................................................................................ 1
Bài 2. CÁO TẬT THỊ CHÚNG ............................................................................................. 5
Bài 4. BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO (Trích) .................................................................................. 13
Bài 5. MỘ ............................................................................................................................. 19
CHƢƠNG 2. LÝ THUYẾT VỀ CHỮ NÔM ................................................................... 21
2.1. Thời kỳ xuất hiện chữ Nôm ........................................................................................... 22
2.2. Phƣơng thức cấu tạo chữ Nôm ...................................................................................... 24
2.3. Một số quy luật biến đổi ở chữ Nôm ............................................................................. 29
CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH VĂN BẢN CHỮ NÔM ....................................................... 39
Bài 1. THỦ VĨ NGÂM ......................................................................................................... 39
(Nguyễn Trãi) ....................................................................................................................... 39
Bài 2. CHỊ EM THÚY KIỀU (trích) .................................................................................... 44
(Nguyễn Du) ......................................................................................................................... 44
Bài 3. CHINH PHỤ NGÂM KHÚC (trích) ......................................................................... 52
Bài 4. LỤC VÂN TIÊN (trích) ............................................................................................. 57
(Nguyễn Đình Chiểu) ........................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 61
MỤC LỤC .......................................................................................................................... 62
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_han_nom_ii_nguyen_thi_my_thuan.pdf