Nêu được các triệu chứng và nguyên nhân của
hạ đường huyết
• Phát hiện được các yếu tố nguy cơ của hạ
đường huyết
• Thực thi được các chiến lược điều trị và phòng
ngừa hạ đường huyết
31 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 631 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Hạ đường huyết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hạ đường huyết
Mục tiêu học tập
• Nêu được các triệu chứng và nguyên nhân của
hạ đường huyết
• Phát hiện được các yếu tố nguy cơ của hạ
đường huyết
• Thực thi được các chiến lược điều trị và phòng
ngừa hạ đường huyết
Hạ đường huyết: Tầm quan trọng
lâm sàng
• Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng hạn chế kết quả kiểm
soát đường huyết của BN đái tháo đường nội trú/ngoại trú
• Nếu không được phát hiện hoặc điều trị không đúng, hạ
đường huyết có thể gây tử vong hoặc tàn phế nặng
ADA. Standards of Medical Care in Diabetes. Diabetes Care 2014;37(S1):S14-S80.
Định nghĩa hạ đường huyết
• Tam chứng Whipple:
• Có triệu chứng của hạ đường huyết
• Đường huyết thấp
• Triệu chứng giảm khi điều trị đưa được đường huyết về
bình thường
• Tuy nhiên
• Một số BN đái tháo đường có thể có triệu chứng hạ
đường huyết khi kết quả đo đường huyết lại bình thường
• Hạ đường huyết có thể không có triệu chứng ngay cả khi
kết quả đo đường huyết là thấp (hạ đường huyết không
nhận biết)
ADA. Therapy for Diabetes Mellitus and Related Disorders. 5th Ed. 2009.
ADA. Standards of Medical Care in Diabetes. Diabetes Care 2014;37(S1):S14-S80.
Định nghĩa hạ đường huyết
• Hạ đường huyết không triệu chứng = giảm
nồng độ đường huyết với giảm hoặc mất các
triệu chứng thần kinh tự động báo hiệu (BN
không nhận biết bị hạ đường huyết trong khi
những người khác lại quan sát thấy)
ADA. Therapy for Diabetes Mellitus and Related Disorders. 5th Ed. 2009.
ADA. Standards of Medical Care in Diabetes. Diabetes Care 2014;37(S1):S14-S80.
Hạ đường huyết: Tỷ lệ
• Nghiên cứu DCCT và UKPDS nhận thấy sự gia tăng các
biến cố hạ đường huyết nặng khi điều trị tích cực ở các
nhóm BN ngoại trú
• Ước tính mỗi người bệnh đái tháo đường điều trị bằng
insulin có nguy cơ bị 0,5-1,0 cơn hạ đường huyết nặng
hàng năm
• Nguy cơ này tăng lên trong một tình huống cấp tính tại
bệnh viện nơi có sự biến đổi về lượng thức ăn, mức năng
lượng tiêu hao, và các thói quen thông thường
ADA. Therapy for Diabetes Mellitus and Related Disorders. 5th Ed. 2009.
ADA. Standards of Medical Care in Diabetes. Diabetes Care 2014;37(S1):S14-S80.
DCCT = Diabetes Control and Complications Trial
UKPDS = United Kingdom Prospective Diabetes Study
Hạ đường huyết: Tỷ lệ ở khu vực
Nam Á
• Biến cố trên BN/Tỷ lệ % có
biến cố
• n = 22,415
• Tuần 24 = sau 24 tuần điều
trị insulin
• Số liệu là trung bình (SD)
trừ hạ đường huyết
• p-value cho sự khác biệt
về tỷ lệ % người bị ít nhất 1
cơn hạ đường huyết
Hạ ĐH chung
Baseline 1.47/6.6
Week 24 0.26/1.4
p <0.001
Hạ ĐH nhẹ
Baseline 1.31/6.3
Week 24 0.26/1.4
p <0.001
Hạ Đh về đêm
Baseline 0.46/2.9
Week 24 0.05/0.3
p <0.001
Hạ ĐH nặng
Baseline 0.16/1.0
Week 24 0.00/0.0
p <0.001
Home P, et al. A1chieve Study. Diabetes Res Clin Res 2011;94:352-3.
Phân loại hạ đường huyết
• Hạ đường huyết có triệu chứng
• ĐH <70 mg/dL và có các triệu chứng giao cảm điển hình
• Hạ đường huyết không có triệu chứng
• ĐH <70 mg/dL và không có các triệu chứng giao cảm điển hình
• Hạ đường huyết nặng
• Là trường hợp cần sự trợ giúp của người khác để cung cấp
carbohydrate, tiêm glucagon hoặc thực hiện các biện pháp hồi
sức khác
• Hạ đường huyết tương đối
• Là trường hợp người bệnh đái tháo đường thấy các triệu chứng
hạ đường huyết có cải thiện khi ăn carbohydrates, nhưng ĐH
>70 mg/dL (3.9 mmol/L).
ADA. Therapy for Diabetes Mellitus and Related Disorders. 5th Ed. 2009.
ADA. Standards of Medical Care in Diabetes. Diabetes Care 2014;37(S1):S14-S80.
Triệu chứng và các nguyên nhân
thường gặp
Thần kinh tự động
Hệ thần kinh thiếu
glucose
Đói
Tái nhợt
Vã mồ hôi
Tim đập nhanh
Lo âu
Mạch nảy mạnh
Dị cảm
Hồi hộp đánh trống ngực
Run rẩy
Yếu, mệt
Mù vỏ não
Hoa mắt, chóng mặt
Giảm thân nhiệt
Đau đầu
Co giật
Lú lẫn
Hôn mê
Thay đổi tính tình
Rối loạn nhận thức
Nhìn mờ, nhìn đôi
ADA. Therapy for Diabetes Mellitus and Related Disorders. 5th Ed. 2009.
ADA. Standards of Medical Care in Diabetes. Diabetes Care 2014;37(S1):S14-S80.
Hạ đường huyết: Dấu hiệu & Triệu
chứng
Hạ đường huyết: các nguyên nhân
do thuốc
Tăng insulin
Tăng độ nhạy
insulin a
Giảm SX
glucose tại gan
Cơ chế tự miễn
Hỗn hợp và không rõ
nguyên nhânb
Insulin (phổ biến) Ức chế β-adrenergic Rượu (phổ biến) Hydralazine Sulfonamides
Sulfonylureas (phổ
biến)
Ức chế men chuyển Quả ackee xanh Procainamide Salicylates
Disopyramide Biguanides Isoniazid Thuốc chống đông (dicumarol,
warfarin)
Quinine PPARγ agonists Interferon-α Thuốc chống viêm giảm đau
(indomethacin, colchicine,
paracetamol phenylbutazone)
Pentamidine Thuốc có nhóm Sulfhydryl-
(methimazole,
penicillamine, captopril,
gold thioglucose)
Thuốc hướng thần (haloperidol,
chlorpromazine, lithium)
Ritodrine Ketoconazole
Isoniazidc Selegiline
(thuốc chưa parkinson)
Chloroquinec Octreotide
Phenytoin
ACE, angiotensin-converting enzyme; PPARγ, peroxisome proliferator-activated receptor-γ.
aThese drugs very rarely cause hypoglycemia by themselves but may exacerbate hypoglycemia in patients treated with oral hypoglycemic agents or insulin.
bMost of these drugs are in very common use and only rarely have been reported to be associated with hypoglycemia. Furthermore, in many cases, the
direct cause-and-effect relationship was not proven.
cAppear to cause hypoglycemia by decreasing insulin clearance.
Nguy cơ tương đối gây hạ đường huyết do
Glyburide vs. Các thuốc kích thích tiết Insulin khác
Gangji AS et al. Diabetes Care 2007;30:389-94.
0
10
20
30
40
50
0 2 4 6 8 10
P
ro
p
o
rt
io
n
o
f
p
a
ti
e
n
ts
(
%
)
Years from randomisation
any episode major episodes
0
2
4
6
8
0 2 4 6 8 10
Hạ đường huyết: UKPDS
So sánh các loại thuốc
Insulin glyburide chlorpropramide X metformin Thường quy
Reference?
Phân tích tổng hợp: So sánh hiệu quả và tính
an toàn của các thuốc uống hạ đường huyết
điều trị ĐTĐ typ 2
Kết quả tổng hợp về hạ đường huyết của các nghiên cứu ngẫu nhiên,
so sánh theo thuốc
SU = sulfonylurea, glyb = glyburide, tzd = thiazolidinediones, repag = repaglinide
Bolen S, et al. Ann Intern Med 2007;147
Các nguyên nhân gây hạ đường
huyết nặng
• Kiểm soát ĐH chặt
• Hạ ĐH tái phát
• Mất đáp ứng glucagon với
hạ ĐH trong vòng 5 năm
sau khi chẩn đoán ĐTĐ typ 1
• Suy giảm đáp ứng EPI, NE,
growth hormone, cortisol
• Bệnh lý thần kinh tự động
• Hạ ĐH không nhận biết
• Bệnh thận giai đoạn cuối
• Bệnh gan
• Suy dinh dưỡng
• Uống rượu mà không ăn
EPI = epinephrine
NE = norepinephrine
ESRD = End Stage Renal Disease
ADA. Therapy for Diabetes Mellitus and Related Disorders. 5th Ed. 2009.
Các nguyên nhân gây hạ đường huyết
tại bệnh viện
Phân tích nguyên nhân 50 trường hợp bởi Ủy ban nghiên cứu
18 (82%)
5 (23%)
6 (27%)
2 (9%)
4 (20%)
2 (9%)
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
Divergence in course of
care NPO status
Diabetic on EN or PN
Inappropriate
medication selection
Inadequate monitoring No ownership of
diabetes Rx
Performance Patient behavior
Chăm sóc sai
• NPO status
• BN ĐTĐ nuôi
dưỡng đường
ruột hoặc TM
Lựa chọn
thuốc không
phù hợp
Theo dõi
không đầy đủ
Không biết tự
điều trị ĐTĐ
Thực thi Hành vi
của BN
NPO = nil per os
EN = enteral nutrition
PN = parenteral nutrition
Smith WD, et al. Am J Health-Syst Pharm 2005;62:714.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ hạ
đường huyết tại bệnh viện
• Ngưng bất kỳ chế độ nào sau đây mà không thay đổi liều
insulin:
• Bữa ăn
• Nuôi dưỡng ngoài ruột toàn bộ
• Nuôi dưỡng qua đường ruột
• Điều trị thay thế thận liên tục
• Các yếu tố khác:
• Thiếu sự đồng bộ giữa chế độ ăn/chăm sóc điều dưỡng (nhầm thời
gian tiêm tương ứng với bữa ăn)
• Theo dõi đường huyết không đầy đủ
• Thiếu sự đồng bộ giữa chăm sóc điều dưỡng/ dịch vụ vận chuyển
• Y lệnh không rõ ràng
TPN = Total parenteral nutrition
ACE/ADA Task Force on Inpatient Diabetes. Endocr Pract 2006;12:458-68.
Điều trị và Phòng ngừa
Hạ đường huyết: Những cân nhắc
khi điều trị
• Hạ đường huyết là yếu tố hàng đầu hạn chế kết quả kiểm
soát đường huyết ở các BN ĐTĐ typ 1 và typ 2
• Chủ yếu có liên quan đến điều trị insulin
• Thường cần phải điều trị khẩn trương
• Nên rút máu, nếu có thể, để xét nghiệm đường huyết
trước khi cung cấp glucose
• Khi không biết rõ nguyên nhân gây hạ đường huyết, nên
làm thêm các xét nghiệm gồm đo nồng độ glucose, insulin,
C-peptide, cortisol, ethanol, và sulfonylurea
ADA. Therapy for Diabetes Mellitus and Related Disorders. 5th Ed. 2009.
ADA. Standards of Medical Care in Diabetes. Diabetes Care 2014;37(S1):S14-S80.
Insulinoma
Hạ đường
huyết phản ứng
Tiêm insulin
(ngoại sinh)
Hạ đường huyết do
ung thư
Nhịn đói 48-72 h
Insulin ↑
C-peptide ↑
Insulin ↑
C-peptide↓
Insulin ↓
C-peptide ↓
Loại trừ thiếu
cortisol và/hoặc GH
IGF-II “to” ↑
GH, IGF-1,
IGFBP-3
↓
Đo nồng độ insulin và C-peptide khi bị hạ ĐH
thực sự
Hạ đường
huyếtafter meals
only
Không hạ đường
huyết
Không dùng thuốc kích
thích tiết insulin
Cường insulin máu
Hạ đường huyết
Sơ đồ tìm nguyên nhân gây hạ đường
huyết ở các BN không bị bệnh cấp tính
Khuyến cáo điều trị
Ăn uống glucose (15-20 g) là điều trị được khuyến cáo
cho những BN bị hạ đường huyết còn tỉnh
• Có thể sử dụng bất kỳ loại carbohydrate nào có glucose,
NHƯNG đường huyết đáp ứng nhanh và tốt nhất với glucose
hơn là với carbohydrate (lưu ý: thêm chất béo có thể làm chậm và kéo dài
đáp ứng đường huyết cấp tính)
• Điều trị nhắc lại nếu đường huyết mao mạch đo sau 15 phút
vẫn thấp
• Khi đường huyết mao mạch đã trở về bình thường, nên cho
BN ăn thêm bữa để phòng tái phát hạ đường huyết
SMBG = Self-monitoring blood glucose
ADA. Standards of Medical Care in Diabetes. Diabetes Care 2014;37(S1):S14-S80.
Khuyến cáo điều trị (tiếp)
• Những BN bị hạ đường huyết không nhận biết (≥1 cơn):
• Đánh giá lại chế độ điều trị
• Nâng mục tiêu đường huyết để tránh bị hạ đường huyết tiếp
(lưu ý: giữ mục tiêu mới này trong ít nhất vài tuần để bảo tồn
một phần hạ đường huyết không nhận biết và làm giảm nguy cơ
bị các cơn tiếp theo)
• Nên kê toa Glucagon (nếu có) cho những người có nguy
cơ cao bị hạ đường huyết nặng
• Người chăm sóc hoặc thành viên trong gia đình BN nên được
hướng dẫn cách tiêm
ADA. Standards of Medical Care in Diabetes. Diabetes Care 2014;37(S1):S14-S80.
Khuyến cáo điều trị (tiếp)
• Mỗi lần khám cho những người có nguy cơ, phải
tìm hiểu xem bệnh nhân có bị hạ đường huyết
có triệu chứng hoặc không triệu chứng
• Nên tiếp tục đánh giá về chức năng tri thức, đặc
biệt nếu phát hiện BN có tri thức kém hoặc suy
giảm tri thức
ADA. Standards of Medical Care in Diabetes. Diabetes Care 2014;37(S1):S14-S80.
Điều trị tùy theo bệnh cảnh hạ
đường huyết
Bệnh cảnh hạ đường huyết Điều trị
Không giải thích được
Ví dụ do giảm ăn, tăng hoạt động thể lực hoặc quá
liều insulin
Giảm 10-20% liều insulin nếu định thực hiện thay
đổi lần sau
Xảy ra vào thời điểm cố định trong ngày Giảm liều insulin gây hạ đường huyết
Giải thích được
Ví dụ giảm ăn, hoặc tăng hoạt động thể lực tạm
thời, không tái phát
Không điều chỉnh liều insulin nếu chỉ bị hạ ĐH 1 lần.
Nếu tái phát hạ ĐH, cân nhắc điều chỉnh liều insulin
phòng ngừa như bên dưới
Phòng trước
Nếu có kế hoạch tăng hoạt động thể lực hoặc giảm
ăn
Điều chỉnh giảm liều insulin có tác dụng trong thời
gian này để ngăn ngừa hạ đường huyết
Không giải thích được
ví dụ giảm ăn, tăng hoạt động thể lực hoặc quá liều
insulin
Giảm 10-20% liều insulin nếu định thực hiện thay
đổi lần sau
Xảy ra vào thời điểm cố định trong ngày Giảm liều insulin gây hạ đường huyết
Điều trị cấp cứu
• Nếu có triệu chứng thần kinh do thiếu glucose không cho phép ăn
đường miệng, thì phải nuôi dưỡng đường tĩnh mạch.
• Tiêm tĩnh mạch 25 g glucose, bằng dung dịch 50%, tiếp theo là truyền liên
tục dung dịch dextrose 5 hoặc 10%
• Nếu không tìm được tĩnh mạch, có thể tiêm bắp hoặc tiêm dưới da
glucagon
• BN hạ đường huyết nặng nên được điều trị bằng bộ glucagon cấp
cứu
• Những người ở gần, hoặc người chăm sóc BN, hoặc BN dễ bị hạ đường
huyết nên được hướng dẫn cách sử dụng bộ kit này (nếu có)
• Glucagon sẽ không có hiệu quả ở những người giảm glycogen và
cũng có thể kích thích tiết insulin kém hữu ích ở BN đái tháo đường
typ 2
ADA. Therapy for Diabetes Mellitus and Related Disorders. 5th Ed. 2009.
ADA. Standards of Medical Care in Diabetes. Diabetes Care 2014;37(S1):S14-S80.
Phòng ngừa hạ đường huyết
• Ngừng hoặc giảm liều thuốc gây hạ đường huyết
• Điều trị bệnh đi chung.
• Tăng cường nhận biết về hạ đường huyết cho BN
điều trị insulin hoặc thuốc kích thích tiết insulin
• Những BN có ≥1 cơn hạ đường huyết nặng có
thể nới lỏng chút ít mục tiêu đường huyết trong
thời gian ngắn
ADA. Therapy for Diabetes Mellitus and Related Disorders. 5th Ed. 2009.
ADA. Standards of Medical Care in Diabetes. Diabetes Care 2014;37(S1):S14-S80.
Phòng ngừa hạ đường huyết
• Cá nhân hóa việc giáo dục BN là then chốt. Giáo
dục những điểm sau cho BN cũng như những
người ở gần họ (người thân trong gia đình, bạn
cùng trường, người chăm sóc BN)
• Triệu chứng
• Điều trị
• Thời gian tác dụng đỉnh của insulin (hoặc tác dụng của
thuốc uống)
• Theo dõi đường huyết tại nhà
ADA. Therapy for Diabetes Mellitus and Related Disorders. 5th Ed. 2009.
ADA. Standards of Medical Care in Diabetes. Diabetes Care 2014;37(S1):S14-S80.
Phòng ngừa hạ đường huyết
• Điều chỉnh chế độ ăn hoặc hoạt động thể lực:
• BN điều trị tiêm Insulin: Giảm 1-2 đvị insulin tiêm cho
các bữa ăn trước/sau khi tập
• BN điều trị bơm insulin: Đặt chương trình giảm tạm
thời 25-50% lượng insulin nền trong khi tập
• BN điều trị sulfonylurea: giảm liều, tập vào buổi sáng
và uống thuốc sau khi tập HOẶC ăn nhẹ trước khi tập
ADA. Therapy for Diabetes Mellitus and Related Disorders. 5th Ed. 2009.
ADA. Standards of Medical Care in Diabetes. Diabetes Care 2014;37(S1):S14-S80.
Kết luận
Những điểm chính
• Hạ đường huyết nhẹ là một biến chứng thường gặp
của điều trị đái tháo đường
• Hạ đường huyết nặng là một biến chứng tiềm tàng
có thể phòng ngừa được của điều trị đái tháo đường
• Điều chỉnh chế độ điều trị theo nồng độ đường huyết, chế
độ ăn và chế độ luyện tập
• Giáo dục BN về các triệu chứng của hạ ĐH
• Khuyến khích BN luôn mang theo đồ ăn có đường glucose
• Cung cấp và hướng dẫn cách sử dụng bộ kít glucagon
(nếu có)
Cảm ơn sự chú ý của quý bác sĩ
Bác sĩ vui lòng nhận xét vào phiếu góp
ý đánh giá nội dung lớp học
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vn_may_001_deck_9_hypoglycemia_7456.pdf