Cơ bản về mô hình hóa
Khái niệm mô hình hóa
Phân loại mô hình
Mô hình hóa môi trường
Cơ bản về Mô hình toán
Định nghĩa và các thuật ngữ mô hình toán
Các bước xây dựng mô hình toán
23 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 978 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Giới thiệu mô hình hóa và mô hình toán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài giảng 1:
Giới thiệu Mô hình hóa và Mô
hình toán
TS. Đào Nguyên Khôi
Bộ môn Tin học Môi trường
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM
Khoa Môi Trường
Nội dung
Cơ bản về mô hình hóa
Khái niệm mô hình hóa
Phân loại mô hình
Mô hình hóa môi trường
Cơ bản về Mô hình toán
Định nghĩa và các thuật ngữ mô hình toán
Các bước xây dựng mô hình toán
2
Cơ bản về Mô hình hóa
Khái niệm về mô hình hóa
Mô hình hóa là gì?
Mô hình hóa là quá trình ứng dụng các kiến thức cơ bản hoặc kinh
nghiệm để mô phỏng hoặc mô tả sự vận hành của một hệ thống
thực để đạt được mục tiêu nhất định.
Mục tiêu của mô hình hóa:
• Hiểu hệ thống;
• Phân tích quá trình hoạt động của hệ thống;
• Quản lý, vận hành, hoặc kiểm soát hệ thống để đạt được kết quả
mong muốn; để thiết kế các phương pháp để cải thiện hoặc sửa
đổi hệ thống, để kiểm tra giả thuyết về hệ thống;
• Dự đoán các sự thay đổi của hệ thống trong điều kiện khác nhau.
4
Khái niệm về mô hình hóa (tt)
Mô hình là gì?:
• Mô hình là một đại diện của một hệ thống thực tế, nó chứa đầy đủ
các đặc điểm nhưng ít thông tin hơn hệ thống thực mà mô hình làm
đại diện, tùy vào mục tiêu, mô hình sẽ phản ánh các tính năng và
đặc điểm của hệ thống đó.
• Mô hình là một phần không thể thiếu trong việc tổ chức, tổng hợp,
và hợp lý hóa các quan trắc và đo đạc từ các hệ thống thực và
trong sự hiểu biết các nguyên nhân và kết quả của các hệ thống
thực này.
5
Phân loại mô hình hóa
Mô hình hóa vật lý:
• Mô hình hóa vật lý đại diện cho các hệ thống thực sự của một mô
hình thu nhỏ về mặt hình học và động lực, và tiến hành thí nghiệm
trên đó để quan sát và đo lường.
• Phân tích không gian và các lý thuyết đồng dạng được sử dụng
trong quá trình này để đảm bảo rằng các kết quả mô hình có thể
được ngoại suy cho hệ thống thực với độ chính xác cao.
• Mô hình vật lý là phương pháp tiếp cận chủ yếu của các nhà khoa
học trong việc phát triển các lý thuyết cơ bản của khoa học tự
nhiên.
6 Mô hình của đập tràn
Phân loại mô hình hóa (tt)
Mô hình hóa thực nghiệm
• Mô hình thực nghiệm (hoặc mô hình hộp đen) được dựa trên
phương pháp tiếp cận quy nạp hoặc dựa trên dữ liệu, trong đó dữ
liệu quan trắc trong quá khứ được sử dụng để phát triển các mối
quan hệ giữa các biến được cho là quan trọng trong hệ thống đang
được nghiên cứu.
7
Mô hình tốc độ phát triển dịch vụ
theo dân số
Phân loại mô hình hóa (tt)
Mô hình hóa toán học
• Mô hình hóa toán học được dựa trên phương pháp suy diễn hay lý
thuyết điều chỉnh hệ thống cùng với các giả thiết đơn giản hóa được
sử dụng để xây dựng các mối quan hệ toán học giữa các biến với
nhau.
• Về cơ bản, mô hình toán liên quan đến việc chuyển đổi hệ thống
thực được nghiên cứu từ môi trường tự nhiên sang môi trường toán
học dưới các ký hiệu và phương trình toán.
• Với sự phát triển gần đây của công nghệ thông tin, các mô hình
toán có thể mô phỏng được các hệ thống phức tạp hơn.
8
Mô hình đập tràn được mô tả
bằng mô hình toán
Mô hình hóa toán học
• Mô hình hóa toán học là một thế mạnh cần được đánh giá cao. một
công thức toán học đơn giản có thể mô phỏng cho rất nhiều hệ thống
thực tế với các biểu tượng thể hiện các ý nghĩa khác nhau tùy thuộc
vào hệ thống.
• Ví dụ xem xét phương trình tuyến tính: Y = aX + b. Phương trình này
thể hiện vận tốc rơi của hạt dưới gia tốc trọng trường, hoặc tốc độ
phát triển dân số.
• Ví dụ xét phương trình vi phân từng phần
𝜕𝜑
𝜕𝑡
= 𝛼
𝜕2𝜑
𝜕𝑥2
: mô phỏng bài
toán truyền nhiệt hoặc nồng độ chất ô nhiễm trong bài toán khuếch
tán một chiều
9
10
Phân loại mô hình hóa toán học
Hệ thống thực
Các mô hình toán
Tất định Ngẫu nhiên
Liên tục Rời rạc
Tĩnh Động
N=1 N>1 Tập trung Phân bố
Phương
trình đại số
Hệ các
phương
trình đại số
Phương
trình vi
phân
thường
Phương
trình vi
phân từng
phần
Phương
trình vi
phân từng
phần
Tuyến tính Phi tuyến tính
Giải tích Số
Thống kê
Markov
Monte Carlo
Mô hình hóa môi trường
11
Mô hình hóa môi trường (tt)
• Nghiên cứu mô hình toán trong lĩnh vực môi trường được bắt đầu
vào những năm thập niên 1900, công trình nghiên cứu tiên phong
của Streeter và Phelps về oxy hòa tan.
• Ngày nay, các nghiên cứu về môi trường có tính chất đa ngành, đối
phó với một loạt các chất gây ô nhiễm trải qua các quá trình biến đổi
sinh học và phi sinh học trong đất, nước mặt, nước ngầm, nước biển
và không khí.
12
Mô hình hóa môi trường (tt)
Các động lực phát triển mô hình hóa môi trường:
Để đạt được một sự hiểu biết tốt hơn về các quá trình diễn ra trong
môi trường và các ảnh hưởng của chúng về lan truyền và chuyển
tải các chất ô nhiễm trong môi trường.
Để xác định nồng độ hóa học các chất ô nhiễm ngắn hạn và dài hạn
trong các thành phần của sinh quyển để sử dụng trong thực thi các
quy định và trong việc đánh giá phơi nhiễm, tác động, và rủi ro của
sự tồn tại các chất này cũng như các đề xuất giảm thiểu.
Để dự đoán nồng độ các chất ô nhiễm dưới các kịch bản xả thải và
biện pháp quản lý khác nhau cũng như liên quan đến các biện pháp
thay thế trong kiểm soát ô nhiễm.
Để đáp ứng yêu cầu về các quy định liên quan đến phát thải môi
trường, xả thải, chuyển nhượng, và phát thải các chất ô nhiễm
được kiểm soát.
Để mô phỏng các hệ thống phức tạp có thể là quá nguy hiểm, quá
đắt, hoặc quá phức tạp để nghiên cứu trong điều kiện thực tế
13
Môi trường Vấn đề Tính năng của mô hình
Không khí Khí ô nhiễm nguy hại;
phát thải khí; mưa axit;
khói; khí nhà kính; sức
khỏe; sự ấm lên toàn cầu
Trường nồng độ; phơi nhiễm; thiết kế và phân tích
quy trình kiểm soát và thiết bị; đánh giá các biện
pháp quản lý; đánh giá tác động môi trường của các
dự án mới; tuân thủ các quy định
Nước mặt Xả thải từ các nhà máy;
nước thải công nghiệp;
nước chảy tràn từ nông
nghiệp/đô thị; nguồn
nước uống;
Lan truyền và chuyển tải chất ô nhiễm; nồng độ; thiết
kế và phân tích quy trình kiểm soát và thiết bị; phân
bổ tải lượng nước thải; đánh giá các biện pháp quản
lý
Nước ngầm Nước rò rĩ từ tầng nước
ngầm; nước rĩ rác từ các
bãi chôn lấp và nông
nghiệp; bơm/hút;
Lan truyền và chuyển tải chất ô nhiễm; thiết kế và
phân tích các giải pháp điều trị; giảm nhẹ; tuân thủ
các quy định
Lớp dưới bề
mặt
Chôn lấp chất thải rắn và
nguy hại; chảy tràn; nước
rĩ từ các bãi chôn lấp;
nhiễm bẫn tầng nước
Lan truyền và chuyển tải chất ô nhiễm; nồng độ; thiết
kế và phân tích quy trình kiểm soát; đánh giá các
biện pháp quản lý
Biển Thải bỏ bùn; chảy tràn;
cửa sông; chuỗi thức ăn
Lan truyền và chuyển tải chất ô nhiễm; nồng độ; thiết
kế và phân tích quy trình kiểm soát; đánh giá các
biện pháp quản lý
14
Các ứng dụng của mô hình toán trong lĩnh vực môi trường
Cơ bản về Mô hình toán
Các định nghĩa và thuật ngữ
Hệ thống và biên
• Một “hệ thống” (system) là tập hợp một hoặc nhiều “đối tượng”
(object) liên quan, các đối tượng có thể là một thực thể vật lý với
các thuộc tính hoặc đặc điểm cụ thể. Hệ thống này được cô lập với
môi trường xung quanh bởi các “biên” (boundary), các biên (ranh
giới) này có thể là thực thể hoặc tưởng tưởng.
Hệ thống mở/đóng, dòng chảy/phi dòng chảy
• Một hệ thống được gọi là một hệ thống đóng (closed system) khi
nó không tương tác với môi trường xung quanh. Nếu nó tương tác
với môi trường xung quanh, hệ thống đó gọi là hệ thống mở (open
system).
• Khi dòng vật chất thể không vượt qua biên (nhưng năng lượng có
thể) thì hệ thống đó gọi là hệ thống phi dòng chảy (nonflow
system). Nếu dòng vật chất có thể vượt qua biên, hệ thống được
gọi là một hệ thống dòng chảy (flow system).
16
Các định nghĩa và thuật ngữ (tt)
Biến, tham số, đầu vào/đầu ra
• Các thuộc tính của hệ thống và của môi trường xung quanh có tác
động đáng kể lên hệ thống được gọi là "biến" (variable). Thuật ngữ
“biến” bao gồm những thuộc tính có giá trị thay đổi trong khoảng
thời gian mô phỏng và những thuộc tính có giá trị không thay đổi
trong thời gian đó. Biến có các giá trị của thuộc tính không thay đổi
trong thời gian mô phỏng được gọi là các tham số (parameter).
• Các biến được tạo ra bởi môi trường xung quanh và ảnh hưởng
đến quá trình vận hành của hệ thống được gọi là "đầu vào" (input),
và các biến được tạo ra bởi hệ thống và ảnh hưởng đến môi
trường xung quanh được gọi là "đầu ra“ (output).
17
Các bước xây dựng mô hình toán
Các bước xây dựng mô hình sẽ bắt đầu từ một mô hình đơn giản và
phát triển nó sang các mô hình với mực độ phức tạp ngày càng
tăng cho đến khi nó có khả năng sao chép được hệ thống thực.
18
Xác định vấn đề
Mô tả toán học
Phân tích toán học
Diễn giải và đánh giá
kết quả
Phương pháp tiếp cận tổng quát để mô
hình hóa toán học
Các bước xây dựng mô hình toán (tt)
Bước 1: Xác định vấn đề
• Nhiệm vụ 1: xác định mục tiêu và phạm vi của bài toán mô hình
hóa.
• Nhiệm vụ 2: mô tả hệ thống. Có nghĩa là nhận dạng và xác định hệ
thống, ranh giới của hệ thống, các biến và tham số quan trọng và có
liên quan.
• Nhiệm vụ 3: đơn giản hóa và lý tưởng hóa hệ thống. Dựa trên các
mục tiêu của bài toán mô hình hóa, các đặc điểm của hệ thống, và
tài nguyên sẵn có, các giả định phù hợp để đơn giản hóa hệ thống.
19
Các bước xây dựng mô hình toán (tt)
Bước 2: Mô tả toán học
• Nhiệm vụ 1: xác định các lý thuyết cơ bản. Các lý thuyết và nguyên
tắc cơ bản được biết đến là có thể áp dụng đối với hệ thống và có
thể giúp đạt được mục tiêu đã được xác định.
• Nhiệm vụ 2: thiết lập các mối quan hệ toán học. Bước này là áp
dụng và tích hợp các lý thuyết và nguyên tắc để thiết lập các mối
quan hệ giữa các biến quan trọng và có liên quan.
• Nhiệm vụ 3: chuẩn hóa các mối quan hệ. Bước này là để giảm bớt
các mối quan hệ toán học thiết lập ở trước và đưa về các hình thức
toán học chuẩn để tận dụng lợi thế của các phân tích toán học hiện
có cho các công thức toán học chuẩn.
20
Các bước xây dựng mô hình toán (tt)
Bước 3: Phân tích toán học
• Liên quan đến việc ứng dụng các kỹ thuật toán học chuẩn và các
trình tự để "giải" các mô hình để có được những kết quả mong
muốn. Các kỹ thuật giải thường là phương pháp đại số, phương
pháp vi phân, và phương pháp số.
21
Các bước xây dựng mô hình toán (tt)
Bước 4: Diễn giải và đánh giá kết quả
Bước này là một quá trình lặp đi lặp lại và hoàn thiện mô hình. Quá
trình này bao gồm hai nhiệm vụ chính: hiệu chỉnh (calibration) và
kiểm định (validation).
• Nhiệm vụ 1: hiệu chỉnh mô hình. Trong quá trình này, số liệu quan
trắc từ hệ thống thực sự được sử dụng như chuỗi số liệu “huấn
luyện” (“training” data set). Mô hình được chạy lặp đi lặp lại, điều
chỉnh các thông số mô hình bằng cách thử và sai (trong phạm vi
hợp lý) cho đến khi kết quả mô phỏng của mô hình gần sát với
chuỗi số liệu quan trắc dùng trong quá trình hiệu chỉnh này.
• Nhiệm vụ 2: kiểm định mô hình. Để kiểm định mô hình, một chuỗi
dữ liệu "thử nghiệm" (a “testing” data set) thu thập từ kết quả quan
trắc của hệ thống thực được sử dụng. Mô hình đã được hiệu chỉnh
được sử dụng dưới các điều kiện tương tự như các thiết lập thử
nghiệm, và kết quả được so sánh với chuỗi số liệu thử nghiệm.
22
23
Không
Không
Bắt đầu
Các mục tiêu
Mô tả hệ thống và xác định: hệ thống, ranh
giới và môi trường xung quanh
Xem xét và đánh giá các giả thiết để đơn
giản hóa hệ thống
Thiết lập các biến: đầu vào và tham số
Thiết lập mô hình
Giảm thiểu các công thức toán học
Phân tích mô hình toán
Thực thi trên máy tính
Hiệu chỉnh mô hình
Kiểm định mô hình
Áp dụng
Chấp nhận?
Chấp nhận?
Nhận
Nhận
Các mô hình
khác
Kiến thức
Nguyên tắc, lý
thuyết, định lý,
định luât
Phép toán
Phép toán
Phần mềm
P
h
â
n
t
íc
h
l
ý
t
h
u
yế
t
Dữ liệu hiện
trường
Mô hình vật lý
Mối quan hệ
thực nghiệm
Dữ liệu hiện
trường: “tập
huấn”
Dữ liệu hiện
trường: “thử
nghiệm”
Tổng quan các
bước xây dựng
mô hình toán
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lec_1_gioi_thieu_mo_hinh_hoa_va_mo_hinh_toan_5727.pdf