Bài giảng Giáo dục học đại cương - Lê Quang Hoạt

Khoa học giáo dục với tư cách là khoa học nghiên cứu nhằm phát hiện những quy

luật và tính quy luật của các quá trình hình thành nhân cách bao gồm trong nó nhiều

chuyên ngành ứng với các góc độ khác nhau của sự phát triển cá nhân dưới ảnh hưởng

của giáo dục. Giáo dục học đại cương là một trong nhiều ngành đó, nó xem xét, tìm hiểu

quá trình giáo dục trên bình diện tổng quát nhất. Những kết quả do giáo dục học đại

cương mang lại sẽ là chỗ dựa cho các chuyên ngành giáo dục học khác cả trên phương

diện định hướng chung và những vấn đề cụ thể.

pdf89 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 569 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Giáo dục học đại cương - Lê Quang Hoạt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển 4.2. MĐGD Việt Nam hiện nay 60 4.2.1. Lược sử phát triển của quan niệm về MĐGD. a. Quan niệm con người toàn diện trong lịch sử: * Thời cổ đại: - Ở những nước có tôn giáo phát triển (Ai cập; Ấn độ): MĐGD hướng tới đào tạo con người thuộc tầng lớp tu sĩ, tăng lữ giỏi; Do vậy nội dung GD thường chú trọng các giá trị về đạo và tôn giáo. - Các nước có chế độ quân sự phát triển (Ba-tư; Hi-lạp): GD hướng tới đào tạo con người vừa giỏi võ thuật, giỏi triết lí, giỏi nghệ thuật; GD tăng cường các giá trị về: dũng cảm; trung thực, sáng suốt, danh dự (Hiệp sĩ). * Trong thời phong kiến: - Các nước Phương Tây: Đào tạo con người mạnh mẽ về thể lực, giỏi về quân sự; am hiểu nghệ thuật; Do vậy rất đề cao những giá trị: hôn nhân, gia đình, tôn giáo, chiến tranh - Những nước Phương đông: Chủ yếu hướng tới đào tạo con người giỏi về văn chương, nghệ thuật, giỏi thuyết lí chính trị- xã hội; GD đề cao những đức của người “Quân tử”. * Thời kì Phục hưng (châu Âu): Đề cao những giá trị liên quan tới vể đẹp cơ thể con người; Trong lĩnh vực tinh thần chú trọng giá trị: hội hoạ, âm nhạc, văn chương * Quan điểm của những người mac-xit. - Xác định ước vọng con người phát triển toàn diện là tư tưởng tiến bộ, nhân văn lâu đời của nhân loại; khẳng định xã hội càng tiến bộ, loài người càng có điều kiện để thực hiện ước vọng này. - Mô hình con người toàn diện của chủ nghĩa Mac là sự kết hợp hài hoà: Thể lực+ Trí tuệ + Giá trị nhân văn- xã hội+ Khả năng LĐSX. - Đã xác định được phương hướng cơ bản để thực hiện tư tưởng xây dựng con người phát triển toàn diện. 61 Tóm lại: Tư tưởng con người pt toàn diện xuất hiện rất sớm trong lịch sử xã hội loài người; tuy vậy mỗi giai đoạn có một quan niệm khác nhau về tính toàn diện. Nền GD hiện nay chủ yếu dựa vào tư tưưởng con người phát triển toàn diện của chủ nghĩa Mac-Lê nin. b. Sự phát triển của MĐGD Việt Nam trong lịc sử * Trong thời kì phong kiến: MĐ của nền GD đại chúng chủ yếu là GD lễ giáo; Nền GD chính thống là đào tạo tầng lớp trí thức phong kiến, trên cơ sở đó tuyển chọn tầng lớp quan lại cho bộ máy chính quyền phong kiến. Nội dung học tập chủ yếu là văn chương, nghệ thuật, chính trị, giáo lí; Đặc biệt giá dục lễ giáo được coi trọng hàng đầu. Việc GD lễ giáo chủ yếu dựa vào chuẩn mực “Tam tòng, tứ đức, tam cương ngũ thường” của nho giáo. +“Tam tòng, tứ đức” chủ yếu dành cho phụ nữ: Tam tòng: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Tứ đức: Công→Khéo léo; Dung→Hình thức, sắc diện; Ngôn→Nói năng thanh nhã, mềm mỏng; Hạnh→Nết na, thuỳ mị. + “Tam cương, ngũ thường”, là đạo làm người; luân lí ứng xử cơ bản trong đời sống XH: Tam cương (3 giềng mối cơ bản): Vua- Tôi (vua sáng-tôi hiền); Cha-con (Dưỡng- hiếu); Vợ -chồng (Yêu thương- chung thuỷ). Ngũ thường (phẩm chất người quân tử; kẻ trượng phu): Nhân (lòng yêu người); Nghĩa(( Sống ân tình); Lễ (Cư xử phải lẽ); Trí (Sáng suốt, lanh lợi); Tín (Tôn trọng lời hứa, bảo vệ danh thanh) Tóm lại người xưa rất coi trọng đạo lí, sống khiêm tốn, thanh bạch, có trách nhiệm cá nhân Vấn đề đặt ra cần nghiên cứu: 62 Tại sao nền GD phong kiến đã đào tạo được nhiều con người sống rất trung thực, cao thượng, bất khuất, biết hi sinh vì đại nghĩa; Hiện nay làm thế nào để dung hoà 2 vấn đề: Lợi – Nghĩa. Nền GD phong kiến rất sơ sài, tại sao đào tạo được nhiều nhân tài; Vậy trách nhiệm của gia đình, thầy giáo như thế nào (?). - Trong giai đoạn hiện nay dung hoà Đức- Tài như thế nào (?), (Đặc biêt có thể GD truyền thống với phát triển KT-XH theo xu thế thời đại). * Từ Cách mạng tháng 8 đến thời kì đổi mới: - Ngay sau CM tháng 8: Tập trung xây dựng nhân cách người công dân mới, của dân tộc tự do. - 1946-1954: Xây dựng nhân cách con người vừa là: Công nhân-Nông dân-Chiến sĩ. - 1954-1975: Xây dựng con người có khả năng vừa lao động xây dựng XHCN vừa có tinh thần đấu tranh thống nhất đất nước. - 1975- thời kì đổi mới: Từng bước phấn đấu xây dựng con người phát triển toàn diện. 4.2.2. Những tiền đề xác định MĐGD hiện nay. a. Tiếp cận xu thế phát triển chung của thế giới, của thời đại. - Hội nhập kinh tế toàn cầu là xu thế tất yếu; Do vậy: + Có sự cạnh tranh về KH-CN; đào tạo đội ngũ lao động chất lượng cao. + Khoa học-công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp + Các giá trị văn hoá của các dân tộc được đề cao. + Nhiều giá trị quốc tế được khẳng định và mang tính phổ biến: Nhân văn, dân chủ, bình đẳng 63 + GD được coi là nền tảng sự phát triển mạnh mẽ các mặt KT-XH; KH-CN và đội ngũ lao động chất lượng cao quyết định trình độ phát triển của mỗi quốc gia. b. Xuất phát từ định hướng chiến lược KT- XH của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. + Đang thực hiên nền kinh tế nhiều thành phần, GD phải đáp ứng nhu cầu nhân lực các lĩnh vực đó. + Việt Nam đang đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH, phấn đấu nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân; GD phải chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học, nguồn nhân lực cao. + Căn cứ vào đặc điểm về văn hoá, kinh tế, chính trị, truyền thống của con người, xã hội Việt Nam. 4.2.3. MĐGD Việt Nam thời kì CNH- HĐH đất nước. a. MĐGD tổng quát của VN hiện nay. * Mục tiêu cả hệ thống (Đối với cả xã hội). Trong luật GD xác định: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ CNH-HĐH đất nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Cụ thể là: * Nâng cao dân trí: - Dân trí: Là trình độ hiểu biết của nhân dân (hiểu biết về thế giới khách quan hay xử thế trong cuộc sống), được tích luỹ bằng việc học tập có hệ thống hoặc tự học, tự chiêm nghiệm trong cuộc sống, nhờ đó thấm nhuần đạo đức và các phép lịch sự trong ứng xử. (trình độ dân trí thường hiểu là trình độ PCGD) Nâng cao dân trí là kết quả tổng hợp của nhiều lĩnh vực: GD nhà trường, GD xã hội, GD gia đình, tuy nhiên GD nhà trường giữ vai trò nòng cốt. 64 Vai trò: Dân trí và nâng cao dân trí có ý nghĩa quan trọng: Giúp cá nhân dễ thích ứng xã hội, tìm kiếm hạnh phúc; Nâng cao tiềm năng văn hóa, sức lao động xã hội; là cơ sở để cá nhân tham gia giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu: dân số, môi trường, phòng chống AIDS - Thực trạng: Nhìn chung còn thấp so với yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước (cơ bản ở trình độ GD tiểu học). - Yêu cầu GD trong giai đoạn mới: Nhìn chung phải nâng cao số lượng, chất lượng toàn hệ thống GD; đặc biệt phải thực hiện phổ cập GD đến bậc THCS nhằm: . Đủ sức tiếp nhận KH-CN tiên tiến . Tạo cơ sở xây dựng nhà nước pháp quyền. . Góp phần thực các mục tiêu KT-XH khác Tóm lại, giáo dục phải đổi mới, phát triển theo hướng: nhân văn, đa dạng hoá, xã hội hóa * Đào tạo nhân lực: - Nhân lực là sức người, bao gồm thể lực, trí tuệ (tri thức, kĩ năng nghề, đạo đức nghề). Trong thời đại lao động tri thức, nhân lực là người được GD- ĐT về một nghề nhất định. - Đặc điểm: Đào tạo nhân lực được thực hiện qua hệ thống GD quốc dân nói chung, trực tiếp là hệ thống nhà trường chuyên nghiệp- GD đại học . -Vai trò: Nguồn nhân lực là lực lượng lao động trực tiếptạo ra tính năng động, chất lượng, hiệu quả LĐSX. Hiện nay LĐSX phụ thuộc rất nhiều vào trình độ đào tạo nguồn nhân lựccủa hệ thống GD. - Thực trạng nguồn nhân lực: Lao động qua đào tạo còn ít, Trình độ còn thấp, yếu (cả trình độ; kĩ năng; đạo đức nghề); mất cân đối; thiếu nhân lực ngành mũi nhọn - Yêu cầu đối với GD: 65 . Nhìn chung cả hệ thống cần phải đổi mới toàn diện: mục tiêu, nội dung, phương pháp và đào tạo đội ngũ giáo viên . Hệ thống trường trực tiếp đào tạo nhân lực: Phải linh hoạt nhạy bén, đa dạng hoá, sáng tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động; Tập trung đào tạo nguồn nhân lực giàu tiềm năng: biết tiếp cận cái mới, hiện đại, biết làm chủ lao động và LĐ sáng tạo; Việc đào tạo cần gắn với phân công, sử dụng nhằm tránh lãng phí. * Bồi dưỡng nhân tài: - Nhân tài: Là người có tài ở một lĩnh vực nào đó, là người có khả năng ưu việt, nhờ đó hoàn thành xuất sắc công việc ở lĩnh vực nhất định (gồm 4 tầng: Năng khiếu, năng lực, tài năng, thiên tài). - Bồi dưỡng nhân tài: Là tạo mọi điều kiện để những cá nhân có năng khiếu về một lĩnh vực nào đó được phát triển đầy đủ, có cơ hội trở thành tài năng ở lĩnh vực đó. Công việc này là trách nhiệm của cả 3 lực lượng GD, trong đó gia đình, nhà trường giữ vai trò quan trọng. - Vai trò: Nhân tài là lực lượng lao động đặc biệt, có khả năng tạo đột phá, nhảy vọt trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, từ đó tạo đà cho KT-XH phát triển mạnh mẽ. - Yêu cầu GD: . Việc phát hiện nhân tài phải trên cơ sở phổ cập GD rộng rãi, từ đó sàng lọc đúng. . Mọi hoạt động GD phải hướng vào sự phát triển của trẻ. . Phải tạo mọi điều kiện (vật chất, tinh thần) để thực hiện chủ trương bồi dưỡng nhân tài của Đảng, Nhà nước. * Mục tiêu phát triển con người (phát triển nhân cách). 66 - Mục tiêu phát triển con người: Thực chất là xây dựng, phát triển nhân cách con người VN mới, đáp ứng yêu cầu phát triển và tiến bộ của xã hội trong thời kì CNH- HĐH đất nước. Vấn đề phát triển con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực sự phát triển xã hội; Do vậy, luôn mang tính chiến lược của các quá trình phát triển xã hội. - Mô hình nhân cách con người Việt Nam mới: Đó là con người phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp; trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH., đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc (luật GDVN). - Thành phần cơ bản trong nhân cách con người Việt Nam mới bao gồm 3 thành phần chính: +Tri thức: Nắm vững 3 thành phần tri thức cơ bản: phổ thông- kĩ thuật tổng hợp- nghề nghiệp; đặc biệt cập nhật tri thức tiên tiến, hiện đại của KH-CN. + Kĩ năng: Có kĩ năng hoạt động trí tuệ,sáng tạo; kĩ năng vận dụng tri thức vào thực tiễn sản xuất; Thành thạo kĩ năng nghề nghiệp; Có kĩ năng tự học, nghiên cứu. + Thái độ: Có thái độ đúng đối với chế độ chính trị- xã hội; Học tập, lao động; nghề nghiệp; Có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội và môi trường; Luôn có nhu cầu hoàn thiện bản thân, nghề nghiệp Lưu ý: Mô hình này được cụ thể hoá và từng bậc học, loại hình nhà trường vv. 4.2.4. Mục tiêu GD bậc MN &TH a. Mục tiêu giáo dục MN * Theo luật GDVN Đ iều 22. Mục tiêu của giáo dục mầm non Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một. 67 * Cụ thể (1) Mục tiêu giáo dục mầm non ở cuối tuổi nhà trẻ a. Phát triển thể chất - Trẻ khỏe mạnh, cơ thể phát triển cân đối. Cân nặng và chiều cao nằm trong kênh A. - Thực hiện được các vận động cơ bản. - Thích nghi với môi trường sinh hoạt ở trường mầm non. - Có một số thói quen tự phục vụ trong ăn uống, vệ sinh cá nhân. b. Phát triển nhận thức - Thích tìm hiểu thế giới xung quanh. - Có sự nhạy cảm của ác giác quan: vị giác, khứu giác, xúc giác, thính giác, thị giác. Nhận biết được về bản thân, một số sự vật hiện tượng quen thuộc gần gũi. Có khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ, phát triển tư duy trực quan – hành động và tư duy trực quan hình ảnh. c. Phát triển ngôn ngữ. - Nghe, hiểu được các yêu cầu đơn giản bằng lời nói của người khá - Diễn đạt được các nhu cầu đơn giản bằng lời nói. - Có khả năng hỏi và trả lời một số câu hỏi đơn giản. d. Phát triển tình cảm xã hội Mạnh dạn giao tiếp với những người gần gũi Biết được một số việc được phép làm và không được phép làm. Biết thể hiện cảm xúc trước cái đẹp; Thích múa, hát, đọc thơ, nghe kể chuyện, vẽ, nặn, lắp ghép, xếp hình 68 Thích tự làm một số công việc đơn giản. (2) Mục tiêu giáo dục mầm non ở cuối tuổi mẫu giáo a. Phát triển thể chất -Trẻ khỏe mạnh, cơ thể phát triển cân đối. - Cân nặng và chiều cao nằm trong kênh A. - Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế. - Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian. - Thực hiện được một số vận động của đôi tay một cách khéo léo - Có một số thói quen, kỷ năng tốt về giữ gìn sức khỏe, vệ sinhcá nhân, vệ sinh môi trường và biết cách đảm bảo sự an toàn. b. Phát triển nhận thức - Ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi những sự vật hiện tượng xung quanh - Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý vá ghi nhớ có chủ định. - Nhận ra một số mối liên hệ đơn giản của các sự vật, hiện tượng xung quanh. - Có một số hiểu biết ban đầu về bản thân, môi trường tự nhiên và xã hôi. c. Phát triển ngôn ngữ - Nghe và hiểu được lời nói trong giao tiếp. - Có khả năng diễn đạt bằng lời nói rõ ràng để thể hiện ý muốn, cảm xúc, tình cảm của mình và của người khác. - Có một số biểu tượng về việc đọc và việc viết để vào học lớp 1. d. Phát triển tình cảm – xã hội - Mạnh dạn, hồn nhiên, tự tin, lễ phép trong giao tiếp 69 - Nhận ra một số trạng thái cảm xúc và thể hiện tình cảm phù hợp với các đối tượng và hoàn cảnh cụ thể. - Thực hiện một số quy định đơn giản trong sinh hoạt. Có ý thức tự phục vụ, kiên trì thực hiện công việc được giao. - Yêu quý gia đình, trường lớp mầm non và nơi sinh sống. - Quan tâm, chia sẻ, hợp tác với những người gần gũi. - Quan tâm chăm sóc vật nuôi, cây trồng và bảo vệ môi trường. . e. Phát triển thẩm mĩ - Cảm nhận được vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật. - Có nhu cầu, hứng thú khi tham gia vào các hoạt động hát, múa, vận động theo nhạc, đọc thơ, kể chuyện, đóng kịchvà biết thể hiện cảm xúc sáng tạo thông qua các hoạt động đó. b. Mục tiêu giáo dục TH * Theo luật GDVN Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. - Cụ thể: + Về đặc điểm nhân cách: Giữ được vẻ hồn nhiên, sống có tình cảm và có cá tính; Cư xử có văn hóa, vừa có tính dân tộc vừa có tính hiện đại (hòa nhập tốt, biết quan tâm tới mọi người, trung thực, kỉ luật, tiết kiệm) + Về kĩ năng: Xây dựng cơ sở ban đầu của tư duy và phương pháp làm việc khoa học; Tinh thông tiếng Việt (nghe, đọc, nói, viết); Có cơ sở chắc chắn về kĩ năng tính toán; Có kĩ năng học tập thích hợp với cá nhân. 70 + Vể lao động: Biết tổ chức việc học tập của cá nhân; Biết lao động tự phục vụ; Có ý thức bảo vệ và xây dựng môi trường và học tập. Lưu ý: Mục tiêu GDTH có nhiếu cách trình bầy khác nhau; Bậc TH: Tập trung dạy cách học song song với dạy cách sống. 4.2.5. Những nhiệm vụ cơ bản của nền GDVN a. GD trí tuệ - Võ trang cho học sinh vốn tri thức phổ thông cơ bản, hiện đại, phù hợp với yêu cầu của tiến bộ KHKT và sự tiến bộ của XH, phản ánh thực tiễn của đất nước. - Phát triển năng lực nhận thức thức, sức mạnh hoạt động trí tuệ và các phẩm chất của tư duy (đặc biệt là phẩm chất mềm dẻo của tư duy) cho học sinh. - Xây dựng cho học sinh những cơ sở để hình thành thế giới quan, nhân sinh quan khoa học. - Rèn luyện kĩ năng vận dụng, thói quen thực hành, áp dụng tri thức để giải quuyết các vấn đề trong cuộc sống. - Phát triển nhu cầu về học vấn, hình thành thói quen tìm tòi để bổ sung tri thức, phát triển trí tuệ. b. Đức dục - Phát triển thế giới quan khoa học, hiểu rõ các qui luật phát triển của XH, từ đó tin tưởng vào lí tưởng XHCN ở VN. - Làm cho học sinh nắm vững các chủ trương, đường lối của Đảng, nhà nước trong từng giai đoạn Cách mạng. - Làm cho hoc sinh thấm nhuần các nguyên tắc, chuẩn mực VH xã hội nói chung, đạo đức nói riêng, từ đó hình thành thái độ ứng xử đúng đắn. - Hình thành tính tích cực XH, học sinh luôn có nhu cầu tham gia các hoạt động chính trị- XH, tham gia chống các hiện tượng tiêu cực trong đời sống. 71 c. Thể dục - Bảo vệ sức khoẻ cho học sinh, làm cho cơ thể phát triển đúng đắn. - Phát triển các phẩm chất vận động của cơ thể. - Hình thành và hoàn thiện các kĩ năng vận động. - Có thói quen và hứng thú vận động cơ thể. - Có kiến thức, kĩ năng cơ bản về an ninh, quốc phòng. - Hình thành nhu cầu, thói quen vệ sinh cá nhân, môi trường. d. Mĩ dục: - Phát triển năng lực cảm thụ cái đẹp trong thế giới xung quanh - Hình thành thị hiếu và lí tưởng thẩm mĩ đúng đắn. - Hình thành tính tích cực thẩm mĩ, có thói quen bảo vệ, sáng tạo cái đẹp. e. GD lao động: - Có thái độ đúng đắn đối với các loại hình LĐ, người LĐ chân chính trong xã hội - Có học vấn kĩ thuật tổng hợp, định hướng nghề nghiệp đúng đắn. - Hình thành kĩ năng LĐ phổ thông, kĩ năng tổ chức LĐ - Hình thành những phẩm chất của người LĐ hiện đại. Lưu ý: Năm mặt GD luôn tác động qua lại, cùng ảnh hưởng tới sự hình thành nhân cách con người phát triển toàn diện; Trong thực tế, còn có sự phân biệt, coi trọng mặt này hay mặt khá. Do vậy, chất lượng GD chưa đạt so với yêu cầu. 4.2.6. Những biện pháp cơ bản để thực hiện MĐGD 1. Qua các môn học: Tri thức; kĩ năng; kĩ xảo và góp phần GD nhâncách 2. Qua hoạt động trong và ngoài lớp: Tích luỹ kinh nghiệm, kĩ năng sống đa dạng 72 3. Qua nội qui, qui chế và chế độ sinh hoạt tập thể: Rèn kỉ luật và thói quen hoạt động 4. Thống nhất GD: Tạo môi trường tích cực; huy động sức mạnh tổng hợp. 5. Qua sự gương mẫu của GV: Có ảnh hưởng trực tiếp nhiều mặt trong học tập và rèn luyện của học sinh. 3.3. Nguyên lý giáo dục 3.3.1. Khái niệm nguyên lý giáo dục  Khái niệm: * Nguyên lí gì? - Theo triết học: Nguyên lí là những luận điểm xuất phát ban đầu của một học thuyết, một KH. Nguyên lí là cơ sở đầu tiên, tư tưởng chỉ đạo, qui tắc chủ yếu để điều khiển quá trình hoạt động. - Theo lo-gic học: Nguyên lí là khái niệm trung tâm, là cơ sở của hệ thống; Đó là sự khái quát hoá và vận dụng một luận điểm nào đó vào tất cả những hiện tượng mà từ đó nguyên lí được hình thành. Như vậy, nguyên lí xuất phát từ cái cụ thể đã được trừu tượng, khái quát hoá, và từ đó chỉ đạo cái cụ thể của hệ thống. Tóm lại nguyên lí là những lí luận mang tính khái quát cao, là cơ sở của hệ thống, có tác dụng chỉ đạo hệ thốn. * Nguyên lí giáo dục. - Nguyên lí giáo dục là những luận điểm, tư tưởng thể hiện nguyên tắc cơ bản nhất của giáo dục học, chỉ đạo sâu sắc toàn bộ hệ thống giáo dục, nhằm thực hiện mục đích, mục tiêu giáo dục có chất lượng, hiệu quả. - Đặc trưng của nguyên lí giáo dục: + Phản ánh những nguyên tắc cơ bản nhất của nền giáo dục XHCN. 73 + Chỉ đạo chiều hướng xác định các yếu tố và sự vận động của cả hệ thống giáo dục. + Thể hiện tập trung tư tưởng, quan điểm về phương thức đào tạo con người; nguyên lí là yếu tố cốt lõi, cơ bản nhất của phương pháp GD-ĐT và các con đường để thực hiện mục đích giáo dục đã định. Lưu ý: Nguyên lí giáo dục và nguyên tắc giáo dục có mối quan hệ chặt chẽ nhưng không đồng nhất: - Nguyên lí mang tính khái quát cao đối với cả hệ thống, gần với triết học; chủ yếu định hướng về mặt nhận thức. - Nguyên tắc giáo dục là những luận điểm cụ thể, gắn với hoạt động thực tiễn, thường mang tính pháp lí đối với hoạt động.  Cơ sở hình thành nguyên lí giáo dục: - Xuất phát từ lí luận của chủ nghĩa Mac-lê nin về bản chất con người và qui luật hình thành bản chất, nhân cách con người: Bản chất con người là tổng hoà các quan hệ xã hội; Bản chất con người được hình thành trên cơ sở cá nhân chiếm lĩnh hệ thống kinh nghiệm của loài, biến thành kinh nghiệm cá nhân, thông qua các hoạt động, các quan hệ xã hội đa dạng của cá nhân. - Xuất phát từ thực tiễn xây dựng xã hội mới ở Việt Nam: Cần có con người mới, năng động, có tri thức nghề nghiệp vv, đáp ứng công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. - Nguyên lí giáo dục là sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn quá trình GD-ĐT của nền giáo dục XHCN ở Việt nam từ 1945 đến nay. Nguyên lí giáo dục thể hiện quá trình phát triển lí luận giáo dục học ở Việt Nam, chúng ngày càng hoàn thiện về lí luận và được kiểm nghiệm trong thực tiễn.  Ý nghĩa của nguyên lý giáo dục: - Nguyên lý giáo dục chi phối toàn bộ tổ chức và hành động giáo dục, là phương thức đào tạo con người mới của nhà trường xã hội chủ nghĩa. 74 - Nguyên lý giáo dục là sự vận dụng quy luật hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa vào công tác giáo dục nhà trường. - Mục đích giáo dục và nguyên lý giáo dục là những luận điểm cơ bản thuộc về lập trường giai cấp trong giáo dục, nói rõ bản chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: gắn liền học với hành, với lao động sản xuất... 3.3.2. Nội dung nguyên lý giáo dục “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” (Khoản 2 điều 3, Luật Giáo dục 2005). Nội dung nguyên lý gồm bốn điểm quan trọng cần lưu ý: - Học đi đôi với hành; - Giáo dục kết hợp với lao động sản xuất; - Lý luận gắn liền với thực tiễn; - Giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.  Học đi đôi với hành: Học đi đôi với hành là một tư tưởng giáo dục vừa truyền thống vừa hiện đại, vừa có tính khoa học vừa có giá trị thực tiễn. Quá trình học tập bao gồm học và hành. Học là quá trình nhận thức chân lý. Hành là quá trình biến những kiến thức đã tiếp thu được thành kỹ năng, kỹ xảo. Học là để hành; Hành là để có kỹ năng, kỹ xảo, để áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Học đi đôi với hành là phương pháp học tập hữu hiệu, tránh được lý thuyết suông, làm tăng hiệu quả nhận thức: giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, nhớ lâu và vận dụng tốt, là cách mở rộng, khắc sâu tri thức, phát triển trí tuệ. 75 “ Các cháu học sinh không nên học gạo, không nên học vẹt Học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành. Học với hành phải kết hợp với nhau” (Hồ Chí Minh, nói chuyện tại ĐHSP HN ngày 21. 10.1964). “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy” (Hồ Chí Minh Tuyển tập, T5). Để thực hiện học đi đôi với hành, cần thực hiện tốt các yêu cầu sau: - Coi trọng học và hành, phải tiến hành song song học và hành, từ chứng minh, vận dụng đến hành động cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân. - Nhà trường phải tổ chức nhiều hoạt động thực tiễn để học sinh thực hành, phù hợp trình độ và tạo thói quen hành. - Tri thức phải phù hợp thực tiễn Việt Nam để học sinh vận dụng thực hành.  Giáo dục kết hợp với lao động sản xuất: Giáo dục kết hợp với lao động sản xuất là dạng quan trọng nhất của thực hành, học tập kết hợp lao động sản xuất là hạt nhân của nguyên lý giáo dục. Giáo dục lao động là một nội dung của giáo dục toàn diện, học sinh hôm nay là những người lao động trong tương lai, vì vậy phải chuẩn bị cho các em sẵn sàng bước vào lao động. Giáo dục trong lao động và bằng lao động là một nguyên tắc giáo dục hết sức quan trọng. Lao động vừa là môi trường, vừa là phương tiện giáo dục con người. C.Mac khẳng định: đây là phương pháp tổng quát của sản xuất xã hội và là phương pháp duy nhất để hình thành con người toàn diện. Mục đích giáo dục cũng hướng đến việc cung cấp nguồn nhân lực (người lao động) để phát triển kinh tế xã hội. - Yêu cầu: + Về nội dung: nắm chắc hệ thống tri thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, sát thực tiễn Việt Nam và gắn liền với lao động sản xuất. 76 + Về phương pháp: thực hiện lý luận gắn liền với thực tiễn, học đi đôi với hành. + Về hình thức: phải tạo ra cơ sở vật chất để học sinh tham gia lao động sản xuất; tổ chức nhiều hình thức hoạt động phù hợp với trình độ và tâm sinh lý học sinh.  Lý luận gắn liền với thực tiễn: Lý luận gắn liền với thực tiễn là một yêu cầu quan trọng đối với quá trình giáo dục và đào tạo trong nhà trường Việt Nam: Lý luận chính là nội dung các môn học. Lý luận là tổng kết, khái quát về thực tiễn và có tác dụng chỉ đạo thực tiễn. Thực tiễn là sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất và hoạt động của con người. Giữa thực tiễn và lý luận có mối quan hệ luôn mật thiết với nhau. Thực tiễn là cơ sở của lý luận và là căn cứ để kiểm tra tính khách quan, khoa học của lý luận. Lý luận không có thực tiễn trở thành lý thuyết suông, thực tiễn không có lý luận trở thành thực tiễn mù quáng. Vì vậy lý luận gắn với thực tiễn là quy luật khách quan. - Yêu cầu: + Nội dung các môn học phải lấy thực tiễn làm ví dụ, minh họa, chứng minh cho sự đúng đắn của lý luận. + Tổ chức các hoạt động giáo dục để học sinh thấy được mối quan hệ giữa tri thức, giữa các môn học và thực tiễn khách quan.  Giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội - Giáo dục là một quá trình có nhiều lực lượng tham gia, trong đó 3 lực lượng quan trọng nhất là: gia đình, nhà trường, xã hội. Mỗi lực lượng có vai trò khác nhau trong sự phát triển nhân cách. + Giáo dục nhà trường: giữ vai trò chủ đạo, có chức năng chuyên trách về giáo dục, có mục đích và nội dung giáo dục toàn diện. 77 + Giáo dục gia đình: giữ vị trí đặc biệt trong sự phát triển nhân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_giao_duc_hoc_dai_cuong_le_quang_hoat.pdf
Tài liệu liên quan