Bài giảng Giáo dục dinh dưỡng

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

(6LT)

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Giúp sinh viên nắm được:

 - Một số khái niệm: dinh dưỡng; sức khỏe; chăm sóc sức khỏe ban đầu.

 - Một số kiến thức cơ bản về dinh dưỡng và sức khỏe như: Vai trò, phân loại các chất dinh dưỡng; dinh dưỡng cân đối và hợp lý; nội dung và các nguyên lý chăm sóc sức khỏe ban đầu.

 2. Kỹ năng

- Ngiên cứu tài liệu

 - Vận dụng những hiểu biết của mình vào quá trình chăm sóc trẻ

3. Thái độ

 - Có ý thức trong học tập, phát huy tính tự giác , chủ động trong học tập

-Ý thức được tầm quan trọng của bài học trong việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non.

 

doc74 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 707 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Giáo dục dinh dưỡng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hội thi. - Tổng kết, đánh giá hội thi - Công bố kết quả - Phát thưởng. - Bế mạc. 3. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ ở cộng đồng. Ðể việc tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng ở cộng đồng có hiệu quả, việc xây dựng kế hoạch dựa trên những vấn đề thực tế dinh dưỡng – sức khỏe của cộng đồng, đặc biệt là nhu cầu của cộng đồng cần giải quyết để lựa chọn và chuẩn bị thông điệp cho việc tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe được chính xác, phù hợp về nội dung và lượng thông tin cần thiết xác định thời điểm tuyên truyền giáo dục hợp lí (khi nào ?, có nên làm tại thời điểm này không?) bởi lẽ chúng ta cần cân nhắc các thời điểm mùa màng hoặc các công việc khác có thể liên quan tới đối tượng chúng ta cần tiến hành tuyên truyền giáo dục. Xác định nhóm đích để tiến hành tuyên truyền giáo dục (ai ?, bao nhiêu người ?). Người làm công tác giáo dục cần: - Xác định các hình thức hợp lí, phù hợp với đối tượng, lựa chọn và sử dụng các tài liệu, phương tiện nghe nhìn thích hợp. - Xây dựng dự trù kinh phí và nguồn cán bộ làm công tác tuyên truyền cho từng thời điểm và cả kế hoạch 1 năm, một chương trình can thiệp. - Triển khai giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong tất cả các cơ sở giáo dục mầm non dưới mọi hình thức. Hoàn thiện nội dung giáo dục dinh dưỡng bậc học mầm non cho cả 3 đối tượng: + Giáo viên + Cha mẹ trẻ: Tuyên truyền nâng cao nhận thức về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong cộng đồng. + Trẻ em tuổi Mầm non: Triển khai “Bé tập làm nôị trợ” ra diện rộng như là một hình thức để đưa kiến thức và kĩ năng thực hành dinh dưỡng đến với trẻ mầm non, hình thành ở trẻ kĩ năng sống một cách tích cực. Đưa nội dung này vào hoạt động đổi mới hình thức tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. + Việc triển khai giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong đó có nội dung “Bé tập làm nội trợ” cho những nơi không tổ chức ăn, vùng khó khăn, chủ yếu là chơi với lô tô dinh dưỡng, đồ chơi nội trợ, vật thật, các đồ chơi mô phỏng, đóng vai. - Xây dựng điểm mô hình về giáo dục dinh dưỡng và an toàn thực phẩm. - Xây dựng bộ tài liệu, công cụ giáo dục dinh dưỡng cho cả 3 đối tượng. - Xây định đảm bảo qui định trường mầm non đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. - Triển khai đại trà mô hình phòng chống suy dinh dưỡng và thực hiện các biện pháp phòng chống béo phì trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non. - Tăng cường truyền thông, giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, tuyên truyền, vận động sự tham gia của phụ huynh vào các hoạt động dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, phổ biến sáng kiến kinh nghiệm làm tốt của địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng và qua các tập chí. - Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để triển khai các hoạt động giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. - Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá các hoạt động giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổ chức tham qua, học tập kinh nghiệm qua các hội thi về giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Xây dựng tiêu chí thi đua, khen thưởng những đơn vị làm tốt chuyên đề. 4. Xây dựng mạng lưới tình nguyện và hổ trợ trong giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ ở cộng đồng. Người dân cần có những hiểu biết cần thiết cho việc chăm lo sức khỏe của cá nhân và gia đình. Chính vì vậy việc tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe đã được đặt lên hàng đầu. Nguyên nhân gốc rễ của nạn đói và suy dinh dưỡng là sự thiếu kiến thức và nghèo khổ. Ðể cải thiện tình trạng đó là vấn đề nâng cao dân trí, giáo dục kiến thức về dinh dưỡng, sức khỏe và kiến thức về kinh tế, sản xuất để thoát khỏi đói nghèo và nạn suy dinh dưỡng cần trở thành quốc sách. Trong quá trình giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe có nhiều yếu tố tác động tới hiệu quả. Ðó là cả một quá trình từ nhận thức vấn đề, đến hành động, tác động bởi các yếu tố tập quán, niềm tin, kinh tế, văn hóa của các thành viên trong gia đình cũng như cộng đồng. Cho nên cần có những người cộng tác là người của địa phương, hiểu biết phong tục tập quán, hằng ngày tiếp xúc trực tiếp với người dân để đưa ra những lời khuyên thiết thực cụ thể và kịp thời cho các đối tượng có nguy cơ. Trong việc lựa chọn các cộng tác viên nên lưu ý mấy điểm sau: - Là người sống ở địa phương, tích cực trong công tác xã hội và có uy tín với mọi người trong thôn xóm. - Có trình độ học vấn đủ khả năng tiếp thu và truyền đạt kiến thức đã học. - Là người gương mẫu trong nếp sống và thực hiện chương trình dinh dưỡng, sức khỏe. - Ðời sống tạm đủ ăn, có thời gian để tham gia công tác tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng. Mỗi cộng tác viên phụ trách từ 15 đến 80 hộ gia đình, tùy theo địa phương sống tập trung hay phân tán. Đây là mạng lưới hoạt động cụ thể nhất ở cơ sở, được hướng dẫn hoạt động và sinh hoạt của ban chỉ đạo dinh dưỡng và trạm y tế xã, hỗ trợ đắc lực cho ngành y tế. Mạng lưới cộng tác viên có thể gắn bó hoạt động với các hội chữ thập đỏ, hội phụ nữ làm phong phú nội dung hoạt động của các hội này đưa đến hiệu quả cao trong công tác tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng sức khỏe. Trong việc huấn luyện cán bộ làm công tác tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng, việc huấn luyện để xây dựng kĩ năng - thực hiện quá trình giáo dục dinh dưỡng là rất quan trọng. Người tổ chức hướng dẫn giáo dục dinh dưỡng cần có một số kĩ năng sau đây: - Lôi cuốn sự chú ý và quan tâm của bà mẹ hoặc các đối tượng, đặc biệt khi bà mẹ hỏi về sức khỏe của con họ là cơ hội tốt để họ chú ý nghe những lời khuyên. - Tìm những điểm có thể khuyến khích các bà mẹ để tạo nên niềm vui và sự thân mật. - Khi tiến hành tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng thông tin nên đơn giản và cố gắng chỉ bổ sung một số ý kiến vào lúc giải thích, những ý kiến nên gắn với hiểu biết của bà mẹ. - Thông tin cần dùng những từ gần gũi với cộng đồng, đơn giản dễ tiếp thu và dễ hiểu, cần phối hợp với tranh, ảnh, biểu đồ minh họa. - Lặp đi lặp lại một thông tin cho chắc chắn, trước khi chuyển sang thông tin khác. - Tạo điều kiện để bà mẹ thực hành và áp dụng những lời khuyên dinh dưỡng. - Tạo không khí thân mật giữa cán bộ tuyên truyền viên dinh dưỡng với người nghe và các bà mẹ sẽ tạo được hiệu quả cao hơn . Thực hành đóng vai tuyên truyền viên giáo dục các bậc phụ huynh: Ví dụ về một tình huống: Một gia đình có ba con gái. Cháu Hà là con gái Út trong gia đình, cháu đang học lớp cô Lan. Tháng này kiểm tra cân nặng cháu được 10 kg (kênh C), so với tháng trước cân nặng cháu kém 0,5 kg, ở lớp cháu ăn ít, không chịu ăn rau, mỡ, nhưng thích ăn kẹo, luôn cho tay vào mồm, cháu ít hoạt động Mẹ cháu Hà luôn bận rộn, ít có thời gian chăm sóc con cái, nhưng lại chiều theo ý thích của con. Bố cháu Hà rất bảo thủ, có quan niệm thích con trai, ít quan tâm đến con gái Cô giáo Lan đến nhà gặp cha mẹ cháu Hà để trao đổi với gia đình về tình hình của cháu ở lớp, kết hợp tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe. Giáo viên thực hành đóng vai, sử dụng tranh gấp, tranh lật, hoặc tranh vải, túi hướng dẫn viên, vật thật để tuyên truyền cho cha mẹ. Ngoài ra, các giáo viên căn cứ vào thực tế địa phương xây dựng các tiểu phẩm, tuyên truyền, giải quyết các tình huống. IV. Một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng 1. Bệnh béo phì. 1.1. Định nghĩa Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Béo phì là tình trạng sức khỏe có nguyên nhân dinh dưỡng. Tổ chức y tế thế giới thường dùng chỉ số khối lượng cơ thể (Body Mass Index - BMI) để nhận định tình trạng gầy béo. Nguyên nhân, cơ chế sinh bệnh béo phì. Mọi người đều biết cơ thể giữ được cân nặng ổn định là nhờ trạng thái cân bằng giữa nǎng lượng do thức ǎn cung cấp và nǎng lượng tiêu hao cho lao động và các hoạt động khác của cơ thể. Cân nặng cơ thể tǎng lên có thể do chế độ ǎn dư thừa vượt quá nhu cầu hoặc do nếp sống làm việc tĩnh tại ít tiêu hao nǎng lượng. Khi vào cơ thể, các chất protein, lipid, gluxit đều có thể chuyển thành chất béo dự trữ. Vì vậy, không nên coi ǎn nhiều thịt, nhiều mỡ mới gây béo mà ǎn quá thừa chất bột, đường, đồ ngọt đều có thể gây béo. Tóm lại có thể chia nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh của béo phì như sau: Khẩu phần ǎn và thói quen ǎn uống Nǎng lượng (calorie) đưa vào cơ thể qua thức ǎn thức uống được hấp thu và được oxy hoá để tạo thành nhiệt lượng. Nǎng lượng ǎn quá nhu cầu sẽ được dự trữ dưới dạng mỡ. Chế độ ǎn giàu chất béo (lipid) hoặc đậm độ nhiệt độ cao có liên quan chặt chẽ với gia tǎng tỉ lệ béo phì. Các thức ǎn giàu chất béo thường ngon ngên người ta ǎn quá thừa mà không biết. Vì vậy, khẩu phần nhiều mỡ, dù số lượng nhỏ cũng có thể gây thừa calorie và tǎng cân. Không chỉ ǎn nhiều mỡ, thịt mà ǎn nhiều chất bột, đường, đồ ngọt đều có thể gây béo. Việc thích ǎn nhiều đường, ǎn nhiều món sào, rán, những thức ǎn nhanh nấu sẵn và miễn cưỡng ǎn rau quả là một đặc trưng của trẻ béo phì. Thói quen ǎn nhiều vào bữa tối cũng là một điểm khác nhau giữa người béo và không béo. Hoạt động thể lực kém. Cùng với yếu tố ǎn uống, sự gia tǎng tỉ lệ béo phì đi song song với sự giảm hoạt động thể lực trong một lối sống tĩnh tại hơn, thời gian dánh cho xem tivi, đọc báo, làm việc bằng máy tính, nói chuyện qua điện thoại nhiều hơn. Kiểu sống tĩnh tại cũng giữ vai trò quan trọng trong béo phì. Những người hoạt động thể lực nhiều thường ǎn thức ǎn giàu nǎng lượng, khi họ thay đổi lối sống, hoạt động nhưng vẫn giữ thói quen ǎn nhiều cho nên bị béo. Điều này giải thích béo ở tuổi trung niên, hiện tượng béo phì ở các vận động viên sau khi giải nghệ và công nhân lao động chân tay có xu hướng béo phì khi về hưu. Yếu tố di truyền. Đáp ứng sinh nhiệt kém có thể do yếu tố di truyền. Yếu tố di truyền có vai trò nhất định đối với những trẻ béo phì thường có cha mẹ béo, tuy vậy nhìn trên đa số cộng đồng yếu tố này không lớn. Yếu tố kinh tế xã hội. Ở các nước đang phát triển, tỉ lệ người béo phì ở tầng lớp nghèo thường thấp (thiếu ǎn, lao động chân tay nặng, phương tiện đi lại khó khǎn) và béo phì thường được cọi là một đặc điểm của giàu có. Ở các nước đã phát triển khi thiếu ǎn không còn phổ biến nữa thì tỉ lệ béo phì lại thường cao ở tầng lớp nghèo, ít học so với ở các tầng lớp trên. Ở nhiều nước, tỷ lệ người béo lên tới 30-40%, nhất là ở độ tuổi trung niên và chống béo phì trở thành một mục tiêu sức khoẻ cộng đồng quan trọng. Ở Việt Nam, tỷ lệ người béo còn thấp nhưng có khuynh hướng gia tǎng nhanh nhất là ở các đô thị. Đó là điều cần được chú ý để có các can thiệp kịp thời. Thực hiện một chế độ ǎn uống hợp lý và hoạt động thể lực đúng mức để duy trì cân bặng ổn định ở người trưởng thành, đó là nguyên tắc cần thiết để tránh béo phì. Các biện pháp cụ thể là: - Chế độ ǎn nǎng lượng (calorie) thấp, cân đối, ít đói, ít đường, đủ đạm, vitamin, nhiều rau quả. - Luyện tập ở môi trường thoáng. - Xây dựng nếp sống nǎng động, tǎng cường hoạt động thể lực. 1.3. Tác hại và nguy cơ của bệnh béo phì. Các nhà khoa học  thuộc Bệnh viện  Nhi đồng ở bang Virginia (Mỹ) đã khẳng định điều này sau khi khảo sát 111 trẻ bị thừa cân, ở độ tuổi trung bình 12, theo hãng tin New Kerala. Nhóm nghiên cứu  nhận thấy trẻ béo phì bắt đầu tăng cân vượt chuẩn trong thời điểm sơ sinh. Trung bình, chúng bắt đầu quá trình tăng cân vượt chuẩn lúc 3 tháng tuổi. Hơn một nửa trong số trẻ kể trên bị thừa cân lúc 2 tuổi và 90% thừa cân lúc trẻ lên 5 tuổi. Theo các chuyên gia, cuộc khảo sát này cho thấy bệnh béo phì ở trẻ đã khởi phát từ giai đoạn rất sớm. Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, bệnh tim mạch Nghiên cứu của TS Youfa Wang và các đồng nghiệp tại trường ĐH Y tế cộng đồng  quốc tế  John  Hopkins Bloomberg (Baltimore - Mỹ) dựa trên kết quả nghiên cứu  của nhiều nước trên thế giới  được tiến hành từ 1995 trở lại đây và tổng số người tham gia vào các nghiên cứu  này là 2.534 người. Khi so sánh với những người đàn ông  có cân nặng bình thường, tác giả  nghiên cứu  nhận thấy những đấng mày râu mắc bệnh béo phì có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer (bệnh suy giảm trí nhớ) cao hơn 42%. Những đấng mày râu có vòng bụng quá cỡ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn 36%. Đối với nữ giới, bệnh béo phì đặc biệt làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Sự suy thoái của các nơron thần kinh làm tổn thương các chức năng của não không thể phục hồi. Đây là lý do  chính (chiếm 2/3) gây nên bệnh Alzheimer. Ở nam giới, bệnh béo phì là nguyên nhân  chính gây nên các bệnh tim mạch. Bệnh này gây tổn thương một phần não và sau đó là tắc mạch máu. Ở cả 2 giới, nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở những người béo phì tăng 73%. Như vậy, có thể nói phòng chống bệnh béo phì - căn bệnh thời hiện đại là điều vô cùng cần thiết. Bệnh béo phì không chỉ là nguyên nhân  của bệnh suy giảm trí nhớ, tim mạch mà còn làm chúng ta trở nên chậm chạp và lười vận động. 1.4. Nguyên tắc chung của chế độ ăn điều trị bệnh béo phì. Chế độ ăn bao gồm tránh tiêu thụ các thức ăn nghèo dinh dưỡng, giàu calorie (ví dụ: các đồ uống ngọt, hầu hết các “thức ăn nhanh” và các loại bánh snack giàu calorie), giảm ăn các chất béo bão hòa cho các trẻ lớn hơn 2 tuổi; tăng chế độ ăn có nhiều chất xơ, trái cây và rau; ăn đúng giờ, các bữa ăn thông thường, đặc biệt là bữa điểm tâm và tránh ăn liên tục (như bò gặm cỏ), nhất là sau khi tan trường. Cần thực hiện như sau: • Điều trị bằng thuốc, cùng với việc thay đổi lối sống, nên được xem xét ở những trẻ béo phì chỉ khi chương trình chính thức thay đổi lối sống không có hiệu quả và cho các trẻ thừa cân nếu các bệnh kèm theo kéo dài mặc dù thay đổi lối sống tích cực, đặc biệt đối với những trẻ có tiền sử gia đình rõ rệt đái tháo đường type 2 hoặc có bệnh tim mạch sớm. • Điều trị bằng thuốc chỉ được chỉ định bởi các bác sỹ có kinh nghiệm trong việc sử dụng các thuốc chống béo phì, hiểu rõ các nguy cơ tác dụng phụ. • Các chọn lựa sử dụng thuốc có thể bao gồm Sibutramine (hiện chưa được FDA Hoa kỳ chấp thuận) cho trẻ em nhỏ hơn 16 tuổi; Orlistat (hiện chưa được FDA Hoa kỳ chấp thuận) cho trẻ em nhỏ hơn 12 tuổi; Metformin, (hiện chứa được FDA Hoa kỳ chấp thuận điều trị béo phì nhưng đã được chấp thuận điều trị cho bệnh nhân trên 10 tuổi bị đái tháo đường Type 2); Otreotide (hiện chưa được FDA Hoa kỳ chấp thuận điều trị béo phì); Leptin (hiện chưa được FDA Hoa kỳ chấp thuận) và Hormone tăng trưởng (hiện chưa được FDA Hoa kỳ chấp thuận điều trị béo phì). • Phẫu thuật béo phì được đề nghị cho trẻ vị thành niên có BMI lớn hơn 50 kg/m2 hoặc lớn hơn 40 kg/m2 khi sự thay đổi lối sống và/hoặc điều trị bằng thuốc không thành công và ở những bệnh nhân có bệnh kèm theo nặng. • Các bệnh nhân cần phẫu thuật, cũng như gia đình, phải ổn định về tâm lý và có thể tuân theo sự thay đổi lối sống. Các bệnh nhân đang được xem xét phẫu thuật béo phì, hướng dẩn ủy nhiệm chuyển đến cho các phẫu thuật viên có kinh nghiêm và đội ngũ đa khoa chuyên nghiệp để đánh giá những lợi ích và những nguy cơ của phẫu thuật. • Phẫu thuật béo phì không được khuyến cáo cho trẻ em trước tuổi vị thành niên; cho người vị thành niên đang mang thai hoặc đang cho con bú; cho những người dự định có mang trong vòng 2 năm sau phẫu thuật; cho những bệnh nhân không thể tuân theo các nguyên tắc chế độ dinh dưỡng sức khỏe và các thói quen hoạt động; cho bất kỳ bệnh nhân nào bị rối loạn ăn uống chưa được giải quyết, rối loạn tâm thần chưa được điều trị hoặc bị hội chứng Prader-Willi. • Để giúp dự phòng béo phì, trẻ em phải được bú sữa mẹ hoàn toàn ít nhất 6 tháng và các trường học phải cho trẻ tập thể dục hàng ngày từ vừa phải đến tích cực. • Giáo viên nên giáo dục trẻ em và tuyên truyền với bố mẹ về dinh dưỡng khỏe mạnh và các thói quen hoạt động; chủ trương hạn chế tính sẵn có của việc chọn thức ăn không khỏe mạnh ở trường học; cấm quảng cáo khuyến mãi sự chọn lựa thức ăn không khỏe mạnh cho trẻ em và thiết kế những cộng đồng giúp tối đa các cơ hội để đi bộ và đi xe đạp an toàn đến trường, các hoạt động thể lực và mua sắm ở các vùng lân cận. Chế độ ăn kiêng với lối ăn uống truyền thống  gồm nhiều rau xanh, ăn ba bữa cá một tuần, uống nước ép rau củ quả nguyên chất là biện pháp số một. Để giải phóng khối mỡ thừa các chuyên gia  đều thống nhất  phải vận động. Chỉ cần đi bộ thong thả, khi làm việc  tìm cơ hội để đứng lên  thư giãn. Nếu nước hồ bơi không quá nhiều ozavel thì nhớ đi bơi mỗi ngày. Trẻ nhỏ hạn chế  uống nước ngọt, không ăn các thực phẩm  chế biến sẵn vừa làm hại răng vừa làm gia tăng béo phì. Đàn ông không bia bọt tối ngày, không hút thuốc lá sẽ giảm ung thu phổi, ung thư gan. Ánh nắng mặt trời là nhân tố gây ung thư da, làm da mau lên lão, ra đường đành bịt kín mọi chỗ lại. Môi sinh cũng là vấn đề rất đáng báo động mà chúng ta đang phải sống chung. Vệ sinh thực phẩm  lại càng kinh khủng. Mỗi người đành hô khẩu hiệu "tự cứu" bằng cách lựa chọn thực phẩm  thông minh khi ra chợ. Chỉ có như thế mới mong phòng chống béo phì và ung thư hiệu quả. 2. Bệnh suy dinh dưỡng: 2.1. Định nghĩa: Bệnh suy dinh dưỡng là tình trạng bệnh lý xảy ra khi làm lượng dinh dưỡng trong cơ thể thấp hơn bình thường, một trong các chất sinh năng lượng không đáp ứng theo nhu cầu của cơ thể. 2.2. Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị, cách phòng: *Nguyên nhân, biểu hiện: Nguyên nhân của bệnh suy dinh dưỡng là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý, nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể thấp. Vì thế, cơ thể con người không thể thiếu một trong các chất sinh năng lượng như P, L, G, nếu thiếu một trong các chất này có thể chậm phát triển và gây ra nhiều bệnh tật, như bệnh scobut do thiếu vitamin C, viêm da pellagre hay gặp ở các vùng ăn toàn bắp do thiếu vitamin PP, bệnh tê phù do thiếu vitamin B1... Người ta gọi đó là các bệnh thiếu dinh dưỡng đặc hiệu, nghĩa là nguyên nhân  chủ yếu là do thiếu một thành phần dinh dưỡng nào đó. Bệnh thiếu dinh dưỡng quan trọng nhất hiện nay là thiếu protein năng lượng, thiếu vitamin A và bệnh khô mắt, thiếu máu dinh dưỡng, thiếu iod và bệnh bướu cổ. Các đặc điểm về tình trạng dinh dưỡng là những chỉ tiêu quan trọng  để đánh giá  tình trạng sức khỏe  và phát triển của một cộng đồng. Dinh dưỡng là một trong những nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến các dạng  rối loạn thường gặp. Thiếu dinh dưỡng protein năng lượng Thiếu dinh dưỡng protein năng lượng là loại thiếu dinh dưỡng quan trọng  nhất ở trẻ em, với biểu hiện lâm sàng là tình trạng chậm lớn và hay đi kèm với các bệnh  nhiễm khuẩn. Vấn đề này thường xảy ra do: - Chế độ ăn thiếu về số lượng  và chất lượng. - Tình trạng nhiễm khuẩn, đặc biệt là các bệnh đường ruột, sởi và viêm đường hô hấp cấp dẫn đến giảm ngon miệng và giảm hấp thu. Suy dinh dưỡng thể còm Marasmus là thể thiếu dinh dưỡng nặng hay gặp nhất. Đó là hậu quả của chế độ ăn thiếu cả nhiệt lượng lẫn protein do cai sữa sớm hoặc ăn bổ sung không hợp lý. Tình trạng vệ sinh kém gây tiêu chảy, trẻ ăn càng kém và vòng lẩn quẩn bệnh lý  bắt đầu. Kwashiorkor ít gặp hơn Marasmus, thường là do chế độ ăn quá nghèo về protein nhưng carbohydrat tạm đủ (chế độ ăn chủ yếu dựa vào khoai sắn). Ngoài ra còn có thể phối hợp Marasmus - Kwashiorkor. Suy dinh dưỡng bắt đầu từ biểu hiện chậm lớn cho đến các thể nặng là  Marasmusvà Kwashiorkor. Trong hoạt động  chăm sóc sức khỏe  ban đầu, việc nhận biết các thể nhẹ và vừa có ý nghĩa quan trọng  đặc biệt. Trong điều kiện thực hành, người ta chủ yếu dựa vào các chỉ tiêu nhân trắc (cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi, cân nặng theo chiều cao, vòng cánh tay) để phân loại tình trạng suy dinh dưỡng. Khi đo vòng cánh tay cần sờ nắn để đánh giá  tình trạng lớp mỡ dưới da. Ở cộng đồng, cách phân loại thông dụng nhất trước đây do Gomez F. đưa ra từ năm 1956, dựa vào cân nặng theo tuổi quy ra phần trăm của cân nặng chuẩn. Thiếu dinh dưỡng độ 1 tương ứng 75 - 90% của cân nặng chuẩn. Thiếu dinh dưỡng độ 2 tương ứng 60 - 75%. Cách phân loại của Gomez F.đơn giản nhưng không phân biệt được thiếu dinh dưỡng mới xảy ra hay đã lâu. Để khắc phục nhược điểm đó, Waterlow J.C. đề nghị cách phân loại như sau: thiếu dinh dưỡng thể gầy còm (tức là hiện đang thiếu dinh dưỡng) biểu hiện bằng cân  nặng theo chiều cao, thấp so với chuẩn, thiếu dinh dưỡng thể còi cọc (tức là thiếu dinh dưỡng trường diễn) dựa vào chiều cao theo tuổi thấp so với chuẩn. Theo khuyến nghị của Tổ chức y tế thế giới, các chỉ tiêu thường dùng để đánh giá  tình trạng dinh dưỡng là cân nặng theo tuổi và cân nặng theo chiều cao. Tỷ lệ trẻ sơ sinh có cân nặng thấp (dưới 2.500 g) là chỉ tiêu có ý nghĩa về tình trạng dinh dưỡng của người mẹ, sự chăm sóc của người mẹ trong thời kỳ mang thai. Những trẻ sơ sinh có cân nặng thấp thường có nguy cơ tử vong cao, dễ bị bệnh và suy dinh dưỡng. Thiếu vitamin A và bệnh khô mắt Các chỉ tiêu sau được Tổ chức y tế thế giới  (1981) khuyến nghị sử dụng để nhận định sức khỏe cộng đồng  khi thiếu vitaminA: - Quáng gà (trẻ 24 - 71 tháng): trên 1%. - Vệt bitot: trên 0,5%. - Khô, loét, nhũn giác mạc: trên 0,01%. - Sẹo giác mạc: trên 0,05%. - Hàm lượng vitamin A trong huyết thanh dưới 10 mcg/ml: trên 5%. Hầu hết các trường hợp khô nhuyễn giác mạc hoạt tính thấy ở nhóm tuổi từ 12- 36 tháng. Nhóm tuổi 25 - 36 tháng mắc bệnh nhiều nhất với các biểu hiện lâm sàng nặng nhất. Thiếu vitamin A liên quan chặt chẽ với suy dinh dưỡng, các tổn thương hoạt tính ở mắt thường gặp ở trẻ suy dinh dưỡng nặng. Thiếu máu dinh dưỡng: Thiếu máu dinh dưỡng là một vấn đề sức khỏe cộng đồng  quan trọng  ở Việt Nam, nhưng các số liệu về tỷ lệ mắc bệnh và các nhân tố nguy cơ vẫn chưa đầy đủ. Các kết quả nghiên cứu  cho thấy tỷ lệ thiếu máu cao nhất ở trẻ em  6 - 24 tháng và phụ nữ  có thai. Thiếu iod và bệnh bướu cổ: Khi thiếu iod trong khẩu phần, sự tạo thành hormon tyrosin bị giảm sút. Để bù trừ vào thiếu hụt đó, tuyến giáp trạng dưới sự kích thích của hormon tuyến yên phải sử dụng có hiệu quả hơn nguồn iod đang có và phì to dần. Trong phần lớn trường hợp, sự phì to tuyến giáp trạng biểu hiện một cơ chế bù trừ nên chức phận của nó vẫn duy trì được bình thường. Tuy vậy nếu tình trạng thiếu iod quá trầm trọng thì có thể xuất hiện thiểu năng tuyến giáp. Vấn đề nghiêm trọng nhất của thiếu iod là ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Nếu chế độ ăn thời kỳ có thai nghèo iod có thể ảnh hưởng đến năng lực  trí tuệ của đứa trẻ sau này. Để đánh giá tình trạng thiếu iod, người ta dựa vào hai chỉ số cơ bản theo khuyến nghị của Tổ chức y tế thế giới  và Tổ chức phòng chống các rối loạn do thiếu iod là: Tỷ lệ bướu cổ ở lứa tuổi học sinh  6 - 12 tuổi trên 5% theo các mức như sau: - Thiếu nhẹ: từ 5 - 19,9%. - Thiếu vừa: 20 - 29,9%.Mức iod trong nước tiểu dưới 10 mcg/dl. Nồng độ iod trong nước tiểu rất quan trọng, thể hiện lượng iod thải ra hàngngày. Qua đó có thể đánh giá  được cơ thể đủ, thiếu hay thừa iod theo các mức sau: - Trên 10 mcg/dl: đủ iod. - 5 - 9,9 mcg/dl: thiếu iod nhẹ. - 2 - 4,9 mcg/dl: thiếu iod trung bình. - Dưới 2 mcg/dl: thiếu iod nặng. Các điều tra ở các nước cho thấy tỷ lệ mắc bệnh bướu cổ trung bình trong dân cư miền núi là 34,7%, mức iod trong nước tiểu thấp hơn 5 mcg/dl. Đặc biệt ở những vùng giao thông khó khăn, tỷ lệ bướu cổ lên tới 50 -80%, tỷ lệ mắc bệnh đần độn 1 - 8%. Tình hình thiếu iod ở nước ta là khá phổ biến, vì vậy chương trình  sử dụng muối iod đã được thực hiện từtháng 1/1995. Chất đạm (protein): nguồn cung cấp là thịt, cá, trứng, các loại đậu (đậu nành, đậu phộng)... Nó có chức năng giúp cơ thể phát triển tốt, cần thiết cho việc tái tạo các tế bào đã chết: mọc tóc, răng, sự lành vết thương... Nó còn góp phần tăng khả năng đề kháng và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Chất đường bột (glucid): nguồn cung cấp là gạo, khoai tây, các loại củ, quả (tinh bột là thành phần chính)..., hoặc có trong mía, mật ong (đường là thành phần chính)... Nó là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho mọi hoạt động  cơ thể, đồng thời chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng khác. Chất béo (lipid): nguồn cung cấp từ động vật (mỡ): gà, heo, cá, sữa... Nguồn cung cấp từ thực vật (dầu): đậu nành, mè, các loại đậu... Chất béo cung cấp năng lượng, tích trữ dưới da ở dạng một lớp mỡ và giúp bảo vệ cơ thể, chuyển hóa một số vitamin cần thiết cho cơ thể. Sinh tố (vitamin): sinh tố A: dầu cá, gan, trứng, sữa... Sinh tố B: cám gạo, hạt ngũ cốc...Sinh tố C: rau quả tươi... Chúng giúp hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, xương, da... hoạt động  tốt, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp cơ thể phát triển tốt, khỏe mạnh. Chất khoáng: gồm có phosphor, calci (cá mòi hộp, sữa, đậu...), iod (rong biển, cá, tôm...), sắt (gan, trứng, rau quả...)... Chất khoáng giúp cho sự phát triển của xương, hoạt động  của cơ bắp, tổ chức thần kinh, cấu tạo hồng cầu và sự chuyển hóa của cơ thể. Không cho trẻ ăn kiêng      Bạn cần tránh bắt trẻ ăn theo bất cứ chế độ ăn kiêng kham khổ nào cả vì nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ có khuynh hướng khác hẳn so với người lớn. Khi bạn bắt trẻ ăn kiêng có nghĩa là gián tiếp hạn chế nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cũng như ngăn chặn sự phát triển về thể chất và sức khoẻ của trẻ. Bạn cần chuẩn bị phần ăn nhẹ cung cấp nhiều calori vừa phải, ít chất béo khi trẻ có nhu cầu ăn vặt vào các bữa chính. Bạn cũng cần tìm hiểu bữa ăn trưa ở trường của trẻ, nếu không an tâm bạn có thể chuẩn bị một bữa trưa cho trẻ mang theo. Như thế, b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_giang_giao_duc_dinh_duong.doc
Tài liệu liên quan