Bài giảng Giải phẫu học - Chương 2: Chi trên - Cẳng tay

Mục tiêu bài giảng:

1. Kểtên, nêu được nguyên ủy, bám tận của các cơ ởcẳng tay, giải thích chức năng của các nhóm cơcùng chung một nhiệm vụ ởvùng cẳng tay trước và sau.

2. Mô tả được các thần kinh ởcẳng tay.

3. Mô tảnguyên ủy, đường đi, liên quan, tận cùng và nhánh bên của động mạch quay và động mạch trụ.

pdf14 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 4334 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Bài giảng Giải phẫu học - Chương 2: Chi trên - Cẳng tay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chæång 2. Chi trãn 40 CẲNG TAY Mục tiêu bài giảng: 1. Kể tên, nêu được nguyên ủy, bám tận của các cơ ở cẳng tay, giải thích chức năng của các nhóm cơ cùng chung một nhiệm vụ ở vùng cẳng tay trước và sau. 2. Mô t• được các thần kinh ở cẳng tay. 3. Mô tả nguyên ủy, đường đi, liên quan, tận cùng và nhánh bên của động mạch quay và động mạch trụ. I. Giới hạn Cẳng tay được giới hạn từ một đường ngang dưới nếp gấp khuỷu tay 2 khoát ngón tay xuống đến nếp gấp xa nhất ở cổ tay. II. Da và tổ chức dưới da Hình 1. Các thần kinh bì và tĩnh mạch nông của cẳng tay 1. TK bì cẳng tay trong 2. TM nền 3. TM giữa nền 4. TM đầu 5. TM giữa đầu 6. TK bì cẳng tay ngoài (từ TK cơ bì) 7. TM giữa cẳng tay Ở phía trước có mạng tĩnh mạch đổ vào 3 tĩnh mạch: ở ngoài là tĩnh mạch dầu, ở trong là tĩnh mạch nền, ở giữa là tĩnh mạch giữa cẳng tay. Các tĩnh mạch nầy đi lên vung khuỷu trước để góp phần tạo nên chữ M tĩnh mạch. Tổ chức dưới da ở phía sau cũng có một mạng tĩnh mạch. Ở phía trong và ngoài cẳng tay còn có các nhánh cùng của thần kinh bì cẳng tay trong ở trong và thần kinh cơ bì ở ngoài (nhaïnh bç càóng tay ngoaìi). 40 Chæång 2. Chi trãn 41 III. Mạc nông Bao bọc quanh cẳng tay, ở trên liên tục với mạc nông khuỷu tay, ở dưới với mạc nông cổ tay. Ở trước mạc nông dày ở trên, mỏng ở dưới. Ở sau mạc nông rất dày nhất là ở phía trên. Ở mặt sâu, mạc nông tách ra 2 trẽ đi đến bám vào bờ sau xương quay và xương trụ ngăn cách thành vùng cẳng tay trước và vùng cẳng tay sau. Xương quay xương trụ và màng gian cốt chia cơ cẳng tay thành hai vùng: Các cơ vùng cẳng tay trước là các cơ gấp cổ tay, ngón tay và các cơ sấp. Các cơ vùng cẳng tay sau là các cơ duỗi cổ tay, ngón tay và các cơ ngữa. IV. Cơ vùng cẳng tay trước 1. Lớp cơ nông Hình 2. Cơ vùng cẳng tay trước (lớp nông và lớp giữa) 1. Cơ sấp tròn 2. Cơ gấp cổ tay quay 3. Cơ gan tay dài 4. Cơ gấp cổ tay trụ 5. Cơ nhị đầu cánh tay 6. Cơ cánh tay 7. Cơ duỗi cổ tay quay dài 8. Cơ gấp các ngón tay nông 9. Cơ gấp ngón cái dài 10. Cơ sấp vuông 11. Cơ ngữa 1.1. Cơ sấp tròn 1.1.1. Nguyên ủy: Cơ có hai đầu + Đầu cánh tay: mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay + Đầu trụ: mỏm vẹt xương trụ 41 Chæång 2. Chi trãn 42 1.1.2. Bám tận 1/3 giữa mặt ngoài xương quay 1.1.3. Động tác Gấp và sấp cẳng tay 1.1.4. Thần kinh điều khiển Thần kinh giữa 1.2. Cơ gấp cổ tay quay 1.2.1. Nguyên ủy Mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay 1.2.2. Bám tận Mặt trước nền xương đốt bàn II, III. Gân cơ gấp cổ tay quay có thể sờ thấy được dễ dàng ở cổ tay và là mốc để tìm động mạch quay nằm ở ngoài gân này. 1.2.3. Động tác Gấp bàn tay, khi phối hợp với các cơ duỗi cổ tay quay thì có động tác dạng bàn tay. 1.2.4. Thần kinh điều khiển Thần kinh giữa 1.3. Cơ gan tay dài 1.3.1. Nguyên ủy Mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay. 1.3.2. Bám tận Mạc giữ gân gấp và cân gan tay. 1.3.3. Động tác Gấp cổ tay, căng cân gan tay. 1.3.4 Thần kinh điều khiển Thần kinh giữa. 1.4. Cơ gấp cổ tay trụ 1.4.1. Nguyên ủy: cơ có hai đầu. + Đầu cánh tay: mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay. + Đầu trụ: mỏm khuỷu, bờ sau xương trụ. Giữa hai đầu có một cung gân nối kết lại, chui dưới cung gân nầy có thần kinh trụ. 1.4.2. Bám tận: Xương đậu, xương móc, xương bàn tay V. 1.4.2. Động tác Gấp bàn tay, khi phối hợp với cơ duỗi cổ tay trụ thì có tác dụng khép bàn tay. 42 Chæång 2. Chi trãn 43 1.4.3. Thần kinh điều khiển Thần kinh trụ. 2. Lớp cơ giữa 2.1. Cơ gấp các ngón nông 2.1.1. Nguyên ủy: cơ có hai đầu - Đầu cánh tay trụ: xuất phát từ một gân chung ở mỏm trên lồi cầu trong rồi liên tục với một nguyên ủy ở mỏm vẹt xương trụ. - Đầu quay: thừơng mảnh và yếu, xuất phát từ phần trên của bờ trước xương quay. Hai đầu của cơ được nối kết lại bởi một cung xơ (bắt chéo thần kinh giữa và động mạch trụ) làm thành một khối cơ, khối cơ nầy lại phân thành phần nông và phần sâu, phần nông tạo ra hai gân đi đến các ngón tay 3, 4; phần sâu cho ra hai gân đi đến các ngón tay 2, 5. 2.1.4. Bám tận Bốn gân nói trên chui qua ống cổ tay, sau mạc giữ gân gấp, được bọc trong một bao hoạt dịch chung với các gân cơ gấp các ngón sâu, sau đó, bốn gân rẽ ra và chui vào bao xơ ngón tay đến ngang mức đốt gần thì mỗi gân tách thành hai trẽ bọc lấy gân cơ gấp các ngón sâu, sau đó chúng lại kết hợp lại trước khi tỏa ra hai để bám vào hai bờ bên mặt trước xương đốt giữa. 2.15. Thần kinh điều khiển Thần kinh giữa. 2.1.6. Động tác Gấp đốt giữa vào đốt gần của các ngón 2, 3, 4, 5. Ở mỗi ngón tay, gân cơ gấp các ngón nông được bao bọc trong cùng một bao hoạt dịch với gân cơ gấp các ngón sâu. Cả gân gấp nông lẫn gân gấp sâu đều được neo vào các xương đốt ngón tay và khớp gian đốt bởi các dải xơ có mạch máu gọi là dải ngắn và dải dài. Dải ngắn nằm gần chỗ bám tận của các gân, dải dài là những dải nối mỗi gân với xương đốt gần. Các dải này có tác dụng như là một mạc treo gân và mang máu đến cung cấp cho gân. 3. Lớp cơ sâu Có 3 cơ 3.1. Cơ gấp các ngón sâu 3.1.1. Nguyên ủy Cơ có một nguyên ủy rộng rãi từ 2/3 đến 3/4 trên của mặt trước và mặt trong xương trụ ngoài ra còn xuất phát từ màng gian cốt. 3.1.2. Bám tận Gân cơ chui qua ống cổ tay, sau mạc giữ gân gấp và được bọc trong một bao hoạt dịch với gân cơ gấp các ngón nông. Cơ chia thành 4 gân đến 4 ngón tay 2, 3, 4, 5; mỗi gân nằm trong một bao xơ ngón tay tương ứng. Vì gân cơ gấp các ngón sâu đi xuyên qua giữa 2 trẽ của cơ gấp các ngón nông nên nó được gọi là gân xuyên, còn gân cơ gấp các ngón nông được gọi là gân thủng. 43 Chæång 2. Chi trãn 44 Gân cơ gấp các ngón sâu cũng được bọc chung trong một bao hoạt dịch ngón tay với gân cơ gấp các ngón nông, cuối cùng đến bám vào mặt trước xương đốt xa. Ở gan tay mỗi gân cơ gấp các ngón sâu cho nguyên ủy của các cơ giun. 3.1.3. Thần kinh điều khiển Thần kinh gian cốt trước, nhánh của thần kinh giữa điều khiển phần ngoài của cơ đi đến 2 ngón 2, 3. TK trụ điều khiển phần trong của cơ đi đến 2 ngón 4, 5. 3.1.4. Động tác Gấp đốt xa vào đốt giữa các ngón 2, 3, 4 ,5. Hình 3. Cơ vùng cẳng tay trước (lớp sâu) 1. Cơ duỗi cổ tay trụ 2. Cơ gấp các ngón sâu 3. Cơ gấp ngón cái dài 4. Cơ ngữa 3.2. Cơ gấp ngón cái dài 3.2.1. Nguyên ủy Xuất phát từ 2/3 đến 3/4 trên của mặt trước xương quay và từ màng gian cốt. 3.2.2. Bám tận Gân cơ chui qua ống cổ tay, sau mạc giữ gân gấp và được bọc trong một bao hoạt dịch đặc biệt. Gân đi giữa 2 xương vừng ngón cái, chui vào bao xơ ngón tay và bám vào mặt trước của nền xương đốt xa ngón cái. 3.2.3. Thần kinh điều khiển Thần kinh gian cốt trước. 44 Chæång 2. Chi trãn 45 3.3. Cơ sấp vuông 3.3.1. Nguyên ủy Xuất phát từ 1/4 dưới mặt trước xương trụ. 3.3.2. Bám tận 1/4 dưới mặt trước xương quay. 3.3.3. Thần kinh điều khiển Thần kinh gian cốt trứơc. 3.3.4. Động tác Sấp cẳng tay. • Mạc giã gân gấp ( sẽ học trong bài bàn tay). V. Cơ vùng cẳng tay sau Cơ vùng cẳng tay sau chủ yếu là các cơ duỗi cổ tay và các ngón tay, ngữa bàn tay. Chúng có 7 cơ ở lớp nông và 5 cơ ở lớp sâu. 1. Lớp cơ nông 1.1 Cơ cánh tay quay 1.1.1. Nguyên ủy Xuất phát từ bờ ngoài ở trên mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay. 1.1.2. Bám tận Mặt ngoài đầu dưới xương quay, ngay trên mỏm trâm quay. 1.1.3. Thần kinh điều khiển Nhánh của thần kinh quay. 1.1.4. Động tác Gấp cẳng tay. 1.2 Cơ duỗi cổ tay quay dài 1.2.1. Nguyên ủy Mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay. 1.2.2. Bám tận Mặt sau của nền xương bàn tay II. 1.2.3. Thần kinh điều khiển Nhánh của thần kinh quay. 1.2.4. Động tác Duỗi và dạng bàn tay. 1.3 Cơ duỗi cổ tay quay ngắn 1.3.1. Nguyên ủy 45 Chæång 2. Chi trãn 46 Mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay. 1.3.2. Bám tận Mặt lưng của nền xương bàn tay II và III. 1.3.3. Thần kinh điều khiển Nhánh sâu của thần kinh quay. 1.3.4. Động tác Duỗi và dạng bàn tay. 1.4 Cơ duỗi các ngón 1.4.1. Nguyên ủy Xuất phát từ mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay bằng một gân chung. Ở trên cổ tay, cơ phân ra thành 4 gân chui dưới mạc giữ gân duỗi, chúng được bọc trong một bao hoạt dịch chung với cơ duỗi ngón trỏ. Ở mu bàn tay, các gân nầy tỏa ra nhưng có những dải ngang nối kết chúng lại với nhau. 1.4.2. Bám tận Ở mặt mu của mỗi ngón tay có một tấm xơ được gọi là đai gân duỗi. Gân cơ duỗi các ngón xuyên qua đai nầy và chia thành 3 trẽ: trẽ giữa và 2 trẽ bên. Trẽ giữa bám vào mặt lưng của xương đốt giữa. Hai trẽ bên hòa vào đai gân duỗi, chúng hội tụ và nối kết lại để bám vào lưng của nền xương đốt xa. 1.4.3. Thần kinh điều khiển Nhánh sâu của thần kinh quay. 1.4.4. Động tác Duỗi đốt gần các ngón 2, 3, 4, 5; sự duỗi quá mức của khớp bàn ngón được cân bằng nhờ các cơ gấp của khớp nầy (cơ gian cốt , cơ giun). Các cơ gian cốt và cơ giun hoạt động đối lập với cơ duỗi các ngón và làm cho cơ nầy có động tác duỗi yếu đối với đốt giữa và đốt xa. 1.5 Cơ duỗi ngón út 1.5.1. Nguyên ủy Mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay. 1.5.2. Bám tận Đai gân duỗi của ngón út. 1.5.3. Động tác Duỗi đốt gần ngón út. 1.5.4. Thần kinh điều khiển Nhánh sâu của thần kinh quay. 1.6 Cơ duỗi cổ tay trụ 1.6.1. Nguyên ủy 46 Chæång 2. Chi trãn 47 Từ gân chung ở mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay và từ một cân đến bám vào bờ sau xương trụ. 1.6.2. Bám tận Nền xương bàn tay V. 1.6.3. Động tác Duỗi, khép bàn tay. 1.6.4. Thần kinh điều khiển Nhánh của thần kinh quay. Hình 4. Cơ vùng cẳng tay sau (lớp nông) 1. Cơ cánh tay quay 2. Cơ duỗi cổ tay quay dài 3. Cơ duỗi cổ tay quay ngắn 4. Cơ dạng ngón cái dài 5. Cơ duỗi ngón cái ngắn 6. Gân cơ duỗi ngón cái dài. 7. Cơ khuỷu 8. Cơ duỗi các ngón 9. Cơ duỗi cổ tay trụ 10. Cơ duỗi ngón út 1.7. Cơ khuỷu 1.7.1. Nguyên ủy Mỏm trên lồi cầu ngoài. 1.7.2. Bám tận Sau ngoài mỏm khuỷu và bờ sau xương trụ. 1.7.3. Động tác Duỗi cẳng tay. 47 Chæång 2. Chi trãn 48 1.7.4. Tkần kinh điều khiển Nhánh của thần kinh quay. 2. Lớp cơ sâu 2.1. Cơ ngữa Phần lớn bị che lấp bởi lớp cơ nông. 2.1.1. Nguyên ủy Xuất phát từ mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay tạo nên bó nông, còn bó sâu xuất phát từ dây chằng vòng quay và mặt ngoài đầu trên xương trụ phần nằm sát khuyết quay của xương trụ. 2.1.2. Bám tận + Bó nông có hướng chạy dọc đến bám vào xương quay giữa lồi củ quay và chỗ bám tận của cơ sấp tròn . + Bó sâu chạy theo hướng ngang, bao bọc xung quanh xương quay và bám vào 1/3 trên thân xương quay. Thông thường có vùng trống ở cổ xương quay giữa chỗ bám của hai bó nông và sâu, nhánh sâu của thần kinh quay thường đi sát xương ở vùng này. 2.1.3. Động tác Ngữa cẳng tay. 2.1.4. Thần kinh điều khiển Nhánh sâu của thần kinh quay 2.2. Cơ dạng ngón cái dài 2.2.1. Nguyên ủy Mặt sau màng gian cốt, mặt sau xương quay và xương trụ. 2.2.2. Bám tận Phía ngoài nền xương bàn tay I, gân cơ dạng ngón cái dài và gân cơ duỗi ngón cái ngắn bắt chéo với gân cơ duỗi cổ tay quay dài và ngắn. 2.2.3. Động tác - Dạng xương bàn ở khớp cổ-bàn tay. - Giữ vững xương bàn I trong các cử động của các xương đốt ngón tay. 2.2.4.Thần kinh điều khiển Thần kinh gian cốt sau. 2.3 Cơ duỗi ngón cái ngắn 2.3.1. Nguyên ủy Mặt sau màng gian cốt và mặt sau xương quay, dưới chỗ bám của cơ dạng ngón cái dài. 2.3.2. Bám tận Mặt lưng của xương đốt gần ngón cái. 48 Chæång 2. Chi trãn 49 2.3.3. Động tác Duỗi đốt gần ngón cái. 2.3.4. Thần kinh điều khiển Thần kinh gian cốt sau. Hình 5. Cơ vùng cẳng tay sau (lớp sâu) 1. Cơ ngữa 2. Cơ dạng ngón cái dài 3. Cơ duỗi ngón cái ngắn 4. Gân cơ duỗi ngón cái dài 5. Gân cơ duỗi ngón trỏ 6. Cơ duỗi cổ tay trụ 7. Các cơ gian cốt mu tay 2.4 Cơ duỗi ngón cái dài 2.4.1. Nguyên ủy Mặt sau màng gian cốt và mặt sau xương trụ. 2.4.2. Bám tận Mặt sau của nền đốt xa ngón cái, gân cơ nầy bắt chéo với gân cơ duỗi cổ tay quay dài và ngắn. 2.4.3. Động tác Duỗi đốt xa ngón cái, khi ngón cái duỗi, cơ nầy làm dạng thêm ngón cái. 2.4.4. Thần kinh điều khiển Thần kinh gian cốt sau. 2.5 Cơ duỗi ngón trỏ 2.5.1. Nguyên ủy 49 Chæång 2. Chi trãn 50 Mặt sau màng gian cốt và mặt sau phần dưới xương trụ. 2.5.2. Bám tận Đai gân duỗi của ngón trỏ. 2.5.3. Động tác Duỗi đốt gần ngón trỏ. 2.5.4. Thần kinh điều khiển Thần kinh gian cốt sau. * Hõm lào giải phẫu: khi để duỗi ngón cái, ta dễ dàng nhìn thấy một hõm giữa gân cơ duỗi ngón cái dài ở trong với gân cơ duỗi ngón cái ngắn và dạng ngón cái dài ở ngoài. Hõm nầy được gọi là hõm lào giải phẫu. Sàn của hõm do xương thuyền và xương thang tạo nên. Chứa trong hõm lào có động mạch quay và các nhánh tận của nhánh nông thần kinh quay. Ta có thể sờ thấy động mạch quay đập trong hõm lào. * Mạc giữ gân duỗi: là sự dày lên của mạc ở mặt lưng phần dưới cẳng tay. Mạc nầy đi từ bờ trước đầu dưới xương quay đến mỏm trâm trụ và mặt lưng của xương tháp. Từ mặt sâu, mạc dính vào các gờ ở xương quay và xương trụ tạo nên các ống, mỗi ống có một bao hoạt dịch bọc lấy các gân cơ từ vùng cẳng tay sau xuống bàn tay. VI. Thần kinh của cẳng tay 1. Thần kinh giữa 1.1. Đường đi và liên quan Từ hố khuỷu, thần kinh đi vào cẳng tay bằng cách chui giữa 2 đầu của cơ sấp tròn, thần kinh giữa được ngăn cách với động mạch trụ bởi đầu sâu của cơ sấp tròn. Ở cẳng tay và bàn tay, thần kinh được đi kèm bởi động mạch giữa là một nhánh của động mạch gian cốt trước. Thần kinh đi sau 1 cung gân nối kết 2 đầu cơ gấp các ngón nông, nằm dưới sự che phủ của cơ này và dính vào mặt sâu của cơ. Thần kinh nằm trước cơ gấp các ngón sâu cho đến khi nó tiến đến cổ tay . Thần kinh giữa đi vào bàn tay sau khi chui qua ống cổ tay, phía sau mạc giữ gân gấp. 1.2. Các nhánh bên Ở hố khuỷu thần kinh cho các nhánh chi phối cho cơ sấp tròn, cơ gấp cổ tay quay, cơ gan tay dài và cơ gấp các ngón nông. Thần kinh gian cốt trước phát xuất từ mặt sâu của thần kinh giữa ở hố khuỷu, đi kèm với động mạch gian cốt trước ở trước màng gian cốt giữa 2 cơ gấp ngón cái dài và cơ gấp các ngón sâu mà nó chi phối cho cả 2 cơ này. Sau đó nó đi sau cơ sấp vuông, điều khiển cho cơ này rồi cuối cùng đi qua ống cổ tay cho nhánh vào khớp cổ tay. Ở phần thấp của cẳng tay, thần kinh giữa cho nhánh gan tay chi phối cảm giác cho một vùng nhỏ ở gan tay. 2. Thần kinh trụ 2.1. Đường đi và liên quan Ở khuỷu tay thần kinh trụ nằm trong rãnh thần kinh trụ ở mặt sau của mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay, ở đây có thể sờ thấy thân kinh trụ. 50 Chæång 2. Chi trãn 51 Thần kinh trụ đi vào cẳng tay giữa 2 đầu của cơ gấp cổ tay trụ nằm trước cơ gấp các ngón sâu và được che phủ bởi cơ gấp cổ tay trụ .Ở chỗ nối giữa 1/3 trên và 2/3 dưới của cẳng tay, thần kinh trụ gặp động mạch trụ và thần kinh nằm phía trong động mạch từ đây xuống cổ tay. Ở phần dưới cẳng tay, thần kinh trụ nằm nông hơn, giữa cơ gấp cổ tay trụ và cơ gấp các ngón nông. Thần kinh trụ và động mạch trụ đi vào bàn tay ở trước mạc giữ gân gấp, phía ngoài xương đậu, giữa xương đậu và móc của xương móc và nằm trong một trẽ của mạc giữ gân gấp. 2.2. Nhánh bên Các nhánh cơ thần kinh trụ cho các nhánh chi phối các cơ gấp cổ tay trụ, phần trong của cơ gấp các ngón sâu. Ở giữa cẳng tay, thần kinh trụ cho một nhánh lớn gọi là nhánh bì mu tay, nhánh này đi xuống ở mặt mu, giữa xương trụ và cơ gấp cổ tay trụ. Ở phần dưới cẳng tay, thần kinh cho nhánh bì gan tay cung cấp cho một phần da gan tay . 3. Thần kinh quay Sau khi xuyên qua vách gian cơ ngoài ở cánh tay, thần kinh quay nằm giữa cơ cánh tay quay và cơ cánh tay. Ở ngang mức mỏm trên lồi cầu ngoài, thần kinh quay chia 2 nhánh tận: nhánh nông và nhánh sâu. 3.1. Nhánh nông Là nhánh chi phối cảm giác cho da. Nó đi vào cẳng tay dưới sự che phủ của cơ cánh tay quay và nằm trước chổ bám tận của cơ ngữa và cơ sấp tròn. Ở đoạn này thần kinh gặp động mạch quay và nằm phía ngoài động mạch. Ở phần dưới cẳng tay, thần kinh vòng ra phía mu tay , trở nên ở dưới da và cung cấp các nhánh cảm giác mu tay đó là các nhánh mu ngón tay. 3.2. Nhánh sâu Là nhánh chi phối cho cơ. Nó cũng nằm dưới sự che phủ của cơ cánh tay quay và vòng ra ngoài xung quanh cổ xương quay giữa 2 lớp nông và sâu của cơ ngữa mà nó chi phối. Ở vị trí này nó thường tiếp xúc với một vùng trống của cổ xương quay và dễ bị thương tổn do gãy cổ xương quay. Khi đến vùng cẳng tay thần kinh quay nằm giữa 2 lớp cơ nông và sâu, cho nhánh đến các cơ lớp nông và được kèm theo bởi động mạch gian cốt sau. Phần còn lại của thần kinh được gọi là thần kinh gian cốt sau nằm sát với màng gian cốt. Nhánh sâu thần kinh quay cung cấp cho cơ ngữa, cơ duỗi các ngón tay, cơ duỗi ngón út, cơ duỗi cổ tay trụ. Thần kinh gian cốt sau chi phối cho cơ dạng ngón cái dài và cơ duỗi ngón trỏ, cơ duỗi ngón cái dài và ngắn. 51 Chæång 2. Chi trãn 52 Hình 6. Mạch máu và thần kinh vùng cẳng tay 1. TK trụ 2. ĐM quặt ngược trụ trước 3. Cơ gấp cổ tay trụ 4. ĐM trụ 5. Gân cơ gấp các ngón sâu 6. Gân cơ gấp các ngón nông 7. ĐM cánh tay 8. TK giữa 9. TK quay 10. Nhánh sâu của TK quay 11. ĐM quặt ngược quay 12. ĐM gian cốt chung 13. Nhánh nông của TK quay 14. ĐM gian cốt trước 15. ĐM quay VII. Động mạch của cẳng tay 1. Động mạch quay 1.1. Đường đi Động mạch quay là nhánh tận của động mạch cánh tay, bắt đầu ở hố khuỷu ngang mức cổ xương quay. Đầu tiên động mạch chạy cùng hướng với động mạch cánh tay rồi sau đó chạy dọc theo bờ ngoài cẳng tay đến tận cổ tay để xuống bàn tay. 1.2. Liên quan Ở phần trên cẳng tay động mạch được che phủ bởi cơ cánh tay quay, nằm giữa cơ cánh tay quay và cơ sấp tròn, đến phần dưới cẳng tay động mạch nằm giữa cơ cánh tay quay và cơ gấp cổ tay quay. Phía sau, động mạch tuần tự nằm trước gân cơ nhị đầu cánh tay, cơ ngữa, cơ sấp tròn, đầu quay của cơ gấp các ngón nông, cơ gấp ngón cái dài, cơ sấp vuông và đầu dưới xương quay. Nhánh nông thần kinh quay nằm dọc theo bờ ngoài động mạch đến 1/3 giữa cẳng tay thần kinh quay đi ra phía mu tay. Động mạch quay thường có 2 tĩnh mạch đi kèm trên suốt đường đi của nó. Ở 1/3 dưới cẳng tay động mạch quay nằm rất nông, chỉ được che phủ bởi da, tổ chức dưới da và mạc cẳng tay. Phía sau động mạch nằm trên một nền xương cứng nên người ta thường bắt mạch quay ở đây. 52 Chæång 2. Chi trãn 53 1.3. Các nhánh bên Ở cẳng tay ĐM quay cho các nhánh bên sau đây: 1.3.1. Động mạch quặt ngược quay: phát xuất ở gần khuỷu, đi lên giữa hai nhánh của thần kinh quay, nằm trước cơ ngữa rồi đi vào giữa cơ cánh tay quay và cơ cánh tay (trong rãnh nhị đầu ngoài), sau đó nối kết với động mạch bên quay (nhánh của động mạch cánh tay sâu). 1.3.2. Các nhánh cơ: nuôi các cơ phía quay của cẳng tay . 1.3.3. Nhánh gan cổ tay: là một nhánh nhỏ, xuất phát gần bờ dưới của cơ sấp vuông, chạy ngang mặt trước cổ tay rồi nối tiếp với nhánh gan cổ tay của động mạch trụ. 1.3.4. Nhánh gan tay nông: Phát xuất từ động mạch quay ở chỗ động mạch quay vòng chung quanh bờ ngoài cổ tay, động mạch gan tay nông chạy xuyên qua các cơ mô cái và nối kết với phần tận cùng của động mạch trụ để tạo thành cung động mạch gan tay nông. 2. Động mạch trụ 2.1. Đường đi Động mạch trụ là nhánh tận của động mạch cánh tay, lớn hơn động mạch quay, bắt đầu ở chỗ phân đôi của động mạch cánh tay, chạy chếch vào trong và tiến đến bờ trong cẳng tay ở khoảng giữa cổ tay và khuỷu tay, sau đó động mạch chạy dọc theo bờ trong cẳng tay xuống đến cổ tay và đi trước mạc giữ gân gấp để vào bàn tay. 2.2. Liên quan Ở 1/2 trên cẳng tay động mạch nằm rất sâu, được che phủ bởi cơ sấp tròn, cơ gấp cổ tay quay, cơ gan tay dài, cơ gấp các ngón nông; phía sau, động mạch liên quan với cơ cánh tay và cơ gấp các ngón sâu. Ở đoạn này thần kinh giữa nằm phía trong động mạch sau đó bắt chéo động mạch và được ngăn cách với động mạch bởi đầu trụ của cơ sấp tròn. Ở 1/2 dưới cẳng tay, động mạch trụ nằm trước cơ gấp các ngón sâu, được che phủ bởi da, tổ chức dưới da và mạc cẳng tay, động mạch nằm giữa cơ gấp cổ tay trụ ở trong và cơ gấp các ngón nông ở ngoài, chỉ có ở phần giữa cẳng tay động mạch trụ được che lấp bởi cơ gấp cổ tay trụ. Thần kinh trụ nằm dọc theo bờ trong của 2/3 dưới động mạch trụ. 2.3. Các nhánh bên Ở cẳng tay động mạch trụ cho các nhánh bên : - Động mạch quặt ngược trụ trước: phát xuất ở gần khuỷu, chạy lên trên giữa cơ cánh tay và cơ sấp tròn, đi trước mỏm trên lồi cầu trong và nối với ĐM bên trụ dưới. - Động mạch gian cốt sau chạy ra sau nằm giữa các cơ ngữa và cơ dạng ngón cái dài, sau đó chạy xuống dưới giữa 2 lớp cơ nông và sâu của vùng cẳng tay sau, được kèm theo bởi TK gian cốt sau. Động mạch cho các nhánh nuôi cơ động mạch quặt ngược gian cốt (chạy lên trên nối vơi động mạch giữa của động mạch cánh tay sâu, ở sau mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay). Ở phần dưới cẳng tay động mạch gian cốt sau nối với động mạch gian cốt trước và cho các nhánh nối với động mạch mu cổ tay của động mạch quay. - Động mạch gan cổ tay và mu cổ tay sinh ra ở phần thấp nhất của cẳng tay (sẽ được trình bày ở bài bàn tay). 53

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfc5.pdf