Mục tiêu bài giảng:
1. Kểtên, động tác, thần kinh chi phối của các cơ ởbàn tay
2. Mô tảvà vẽsơ đồcác cung động mạch ởgan tay
3. Mô tảcác bao hoạt dịch của bàn tay
9 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 2459 | Lượt tải: 4
Nội dung tài liệu Bài giảng Giải phẫu học - Chương 2: Chi trên - Bàn tay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 2. Chi trên 54
BÀN TAY
Mục tiêu bài giảng:
1. Kể tên, động tác, thần kinh chi phối của các cơ ở bàn tay
2. Mô tả và vẽ sơ đồ các cung động mạch ở gan tay
3. Mô tả các bao hoạt dịch của bàn tay
I. Đại cương
Bàn tay được giới hạn từ nếp gấp xa nhất của cổ tay cho đến đầu mút các ngón tay.
Ở tư thế nghỉ, bề mặt ngón cái hơi thẳng góc so với các ngón khác, gan bàn tay lõm, các ngón
tay hơi gấp, cổ tay gấp về phía mu tay.
Các ngón tay được đánh số từ 1 đến 5, bắt đầu từ ngón cái (1), ngón trỏ (2), ngón giữa(3),
ngón nhẫn (4) và ngón út (5); ngón giữa dài hơn các ngón khác, ngón trỏ và ngón nhẫn có thể
dài bằng nhau, 3 ngón này đều dài hơn ngón út và ngón cái.
Da mu bàn tay mỏng và di động. Da gan tay dày hơn, được gắn chặt vào tổ chức dưới da bởi
những dải xơ dày bọc quanh nó tạo thành những túi nhỏ.
Các vân tay được tạo thành theo một kiểu đặc trưng trên diện gan bàn tay. Các vân này đặc
biệt phát triển ở đầu mút gan ngón tay và người ta sử dụng dấu vân tay như một phương tiện
nhận diện từng cá thể.
Bàn tay có một số đường gấp ở các vị trí chuyển động da. Ở đây lớp bì được neo vào tổ chức
dưới da, những đường gấp này không nhất thiết chỉ ra vị trí của các khớp. Thông thường có 3
nếp gấp; hai nếp gấp rõ chạy ngang qua gan tay từ bờ trong bàn tay đến 2 bờ của đáy ngón
trỏ. Từ bờ ngoài của bàn tay có 1 đường cong khác chạy theo đáy mô cái. Các nếp gấp ở bàn
tay xuất hiện rất sớm trong đời sống phôi thai và không do chuyển động của các ngón tay.
II. Mạc nông
Ở gan tay, mạc nông dày ở giữa và mỏng ở hai bên mô cái và mô út. Ở mô cái, mạc bám từ
bờ ngoài xương đốt bàn I đến bờ trước xương đốt bàn III tạo nên ô mô cái. Ở mô út, mạc bám
từ bờ trước của xương đốt bàn V tạo nên ô mô út. Giữa ô mô cái và ô mô út là ô giữa có gân
các cơ gấp.
Ở mu tay, mạc nông mỏng, dính ở phía trên với mạc giữ gân duỗi và ở phía dưới với gân các
cơ duỗi. Mạc dính ở hai bên vào xương đốt bàn I và xương đốt bàn V.
III. Mạc giữ gân gấp
Mạc giữ gân gấp là 1 tấm xơ ngang trước các gân gấp của 5 ngón tay, các bao họat dịch của
gân này và thần kinh giữa trong rãnh cổ tay, mạc giữ gân gấp căng trước rãnh cổ tay và biến
rãnh này thành ống cổ tay.
Bờ trên của mạc căng từ củ xương thuyền đến xương tháp và xương đậu; bờ dưới của mạc
căng từ củ xương thang đến móc của xương móc. Bề rộng của mạc khoảng chừng 3 cm.
IV. Cân gan tay
1. Cân gan bàn tay
54
Chương 2. Chi trên 55
Là 1 tấm xơ hình tam giác, chắc, bao phủ trên các gân của bàn tay. Đỉnh của cân liên tục với
cơ gan tay dài và cân được neo vào phía trước của mạc giữ gân gấp. Bờ ngoài và bờ trong của
cân liên tục với mạc bao bọc mô cái và mô út.
2. Bao xơ ngón tay
Cân gan bàn tay ở dưới chia làm bốn dải chạy đến 4 ngón tay (2, 3, 4, 5), các dải này được
nối với nhau bởi dây chằng ngang nông ở đốt bàn tay. Các dải của cân gan tay khi xuống
ngón tay thì liên tục với bao xơ ngón tay. Bao xơ ngón tay bám vào 2 bờ ở mặt trước của
xương đốt ngón tay và đi qua 3 khớp: bàn-đốt, gian đốt gần, gian đốt xa. Ở trước mỗi khớp
bao xơ mỏng và lỏng lẻo, sắp xếp theo thớ vòng gọi là phần vòng bao xơ, ở trước xương đốt
gần và giữa, các sợi dày lên và bắt chéo nhau tạo nên phần chéo của bao xơ.
3. Các khoang gan tay
Mạc bọc cơ mô cái bám từ bờ ngoài xương đốt bàn I đến bờ trước xương đốt bàn III giới hạn
nên ô mô cái, ở phía mô út mạc bám vào bờ trước xương đốt bàn V tạo nên ô mô út. Giữa ô
mô cái và ô mô út là ô giữa chứa các gân gấp, bao họat dịch và thần kinh giữa .
Hình 1. Cân gan tay và mạc giữ gân gấp
1. Mạc giữ gân gấp 2. Cân gan tay 3. ĐM gan ngón chung 4. Dây chằng đốt bàn ngang nông
V. Các bao hoạt dịch gân gấp
Có 3 bao hoạt dịch gân gấp ở trước cổ tay. Bao hoạt dịch gân cơ gấp cổ tay quay, bao nầy
ngắn và không quan trọng. Hai bao hoạt dich khác là (a) bao hoạt dịch chung của các gân gấp
nông và sâu, và (b) bao hoạt dịch của gân cơ gấp ngón cái dài. Các bao hoạt dịch gân gấp ở
bàn tay rất quan trọng, và chức năng bàn tay sẽ bị ảnh hưởng nếu nhiểm trùng các bao hoạt
dịch naìy không được điều trị. Trong lâm sàng người ta thường gọi chúng là bao hoạt dịch trụ
và quay. Ở trên, hai bao hoạt dịch nầy kéo dài lên trên quá cả mạc giữ gân gấp và chúng có
thể thông với nhau. Ở dưới, bao hoạt dịch của gân cơ gấp ngón cái dài kéo dài đến tận đốt xa
55
Chương 2. Chi trên 56
ngón cái, bao hoạt dịch gân cơ gấp các ngón nông và sâu chỉ kéo dài ở ngón út, còn ở ngón
trỏ, ngón giữa và ngón nhẫn thì có bao hoạt dịch riêng ở ngón tay.
Các bao hoạt dịch ở ngón tay có mạc treo gân được gọi là các dải, chúng mang máu đến cung
cấp cho gân và neo các gân vào xương đốt ngón tay.
VI. Cơ của bàn tay
Gồm cơ mô cái, cơ mô út, cơ gian cốt mu tay, cơ gian cốt gan tay, cơ giun. Các cơ này được
chi phối bởi thần kinh giữa và thần kinh trụ.
1. Cơ mô cái
1.1. Cơ dạng ngón cái ngắn
1.1.1. Nguyên ủy
Mạc giữ gân gấp, củ xương thuyền, củ xương thang.
1.1.2. Bám tận
Xương đốt gần ngón cái.
1.1.3. Động tác
Dạng ngón cái, và phần nào đối ngón cái.
1.1.4. Thần kinh điều khiển
Thần kinh giữa.
1.2. Cơ gấp ngón cái ngắn
1.2.1. Nguyên ủy: Gồm có hai đầu
+ Đầu nông: Củ xương thang, mạc giữ gân gấp.
+ Đầu sâu: Xương thê, xương cả.
1.2.2. Bám tận
+ Đầu nông: Phía ngoài nền xương đốt gần ngón cái.
+ Đầu sâu: Phía trong nền xương đốt gần ngón cái.
1.2.3. Động tác
Gấp đốt gần ngón cái.
1.2.4. Thần kinh điều khiển
+ Đầu nông: Thần kinh giữa
+ Đầu sâu: Thần kinh trụ
1.3. Cơ đối ngón cái
1.3.1. Nguyên ủy
Mạc giữ gân gấp, củ xương thang.
1.3.2. Bám tận
Bờ ngoài của xương bàn tay I .
1.3.3. Động tác
Đối ngón cái với các ngón khác.
56
Chương 2. Chi trên 57
1.3.4. Thần kinh điều khiển
Thần kinh giữa
1.4.Cơ khép ngón cái :
1.41. Nguyên ủy
+ Đầu chéo: xương cả, nền xương bàn tay II và III.
+ Đầu ngang: bờ trước xương bàn tay III.
1.4.2. Bám tận
Phía trong nền xương đốt gần ngón cái.
1.4.3. Động tác
Khép ngón cái và phần nào đối ngón cái.
1.4.4. Thần kinh điều khiển
Thần kinh trụ.
Hình 2. Cơ gan tay
1. Mạc giữ gân gấp 2. Cơ dạng ngón út 3. Cơ gấp ngón út ngắn 4. Cơ đối ngón út 5. Cơ đối ngón cái
6. Cơ gấp ngón cái ngắn 7. Cơ dạng ngón cái 8. Cơ khép ngón cái 9. Các cơ giun
2. Cơ mô út
Tất cả cơ mô út đều do thần kinh trụ điều khiển.
2.1. Cơ gan tay ngắn
2.1.1. Nguyên ủy
57
Chương 2. Chi trên 58
Cân gan bàn tay, mạc giữ gân gấp.
2.1.2. Bám tận
Da bờ trong bàn tay.
2.1.3. Động tác
Căng da gan bàn tay.
2.2. Cơ dạng ngón út
2.2.1. Nguyên ủy
Xương đậu và gân cơ gấp cổ tay trụ.
2.2.2. Bám tận
Phía trong nền xương đốt gần ngón út.
2.2.3. Động tác
Dạng ngón út, góp phần gấp đốt gần ngón út.
2.3. Cơ gấp ngón út ngắn
2.3.1. Nguyên ủy
Mạc giữ gân duỗi ,móc xương móc.
2.3.2. Bám tận
Bên trong của nền xương đốt gần ngón út.
2.3.3. Động tác
Gấp ngón út.
2.4. Cơ đối ngón út
2.4.1. Nguyên ủy
Mạc giữ gân gấp,móc xương móc.
2.4.2. Bám tận
Bờ trong xương bàn tay V.
2.4.3. Động tác
Làm sâu lòng bàn tay, đưa xương bàn tay V ra trước.
2.5. Các cơ giun
Có 4 cơ giun từ ngoài vào là 1, 2, 3, 4.
2.5.1. Nguyên ủy
Xuất phát từ các gân cơ gấp các ngón sâu. Cơ giun 1 và 2 xuất phát từ bờ ngoài của gân gấp
sâu ngón 2 và 3; cơ giun 3 và 4 xuất phát từ hai bờ kế cận của gân gấp sâu 4 và 5.
2.5.2. Bám tận
Bờ ngoài gân duỗi các ngón.
2.5.3. Động tác
Gấp ngón tay vào bàn tay.
58
Chương 2. Chi trên 59
2.5.4. Thần kinh điều khiển
Cơ giun 1 và 2 do thần kinh giữa chi phối.
Cơ giun 3 và 4 do thần kinh trụ chi phối.
3. Các cơ gian cốt
Các cơ gian cốt đều do thần kinh trụ điều khiển.
3.1. Cơ gian cốt mu tay
Có 4 cơ ( đánh số từ ngoài vào).
3.1.1. Nguyên ủy
Xuất phát từ các bờ lân cận của các xương bàn tay .
3.1.2. Bám tận
Cơ gian cốt mu tay I và II bám vào phía ngoài nền xương đốt gần các ngón 2 và 3 và vào đai
gân duỗi. Cơ gian cốt mu tay III và IV bám vào phía trong nền xương đốt gần các ngón 3, 4
và cũng bám vào đai gân duỗi.
3.2. Cơ gian cốt gan tay
Có 4 cơ tương tự như cơ gian cốt mu tay.
3.2.1. Nguyên ủy
Cơ gian cốt gan tay 1, 2 xuất phát từ bờ trước và mặt trong các xương bàn tay I, II, IV, V. Cơ
gian cốt gan tay 3, 4 xuất phát từ bờ trước và mặt ngoài các xương bàn IV, V.
3.2.2. Bám tận
Cơ gian cốt gan tay I, II bám vào bờ trong của nền xương đốt gần ngón 1 và 2; cơ gian cốt
gan tay III và IV bám vào bờ ngoài của nền xương đốt gần ngón 4 và 5 và vào đai gân duỗi.
3.2.3. Động tác
Các cơ gian cốt và cơ giun có tác dụng chung là gấp khớp bàn-đốt, duỗi khớp gian đốt gần và
xa. Ngoài ra cơ gian cốt mu tay còn làm dạng các ngón tay, cơ gian cốt gan tay làm khép các
ngón tay.
VII. Thần kinh của bàn tay
1. Thần kinh giữa
Ở phần dưới cẳng tay, thần kinh giữa cho nhánh bì gan tay chi phối cho một phần da gan tay.
Thần kinh giữa đi vào bàn tay bằng cách chui qua ống cổ tay, phía sau mạc giữ gân gấp và
nằm trước gân gấp nông ngón trỏ. Ở mặt trước cổ tay, thần kinh nằm ngay ở giữa 2 gân cơ
gấp cổ tay quay và cơ gan tay dài.
Ở bờ dưới mạc giữ gân gấp thần kinh chia 2 nhánh tận và được che phủ bởi cân gan bàn tay .
Nhánh ngoài ngay lập tức cho một nhánh đến mô cái, điều khiển cho cơ dạng ngón cái ngắn,
cơ gấp ngón cái ngắn (đầu nông) và cơ đối chiếu ngón cái. Tiếp đến nhánh ngoài chia thành 3
thần kinh gan ngón tay đi đến 2 bờ của ngón cái và bờ ngoài của ngón trỏ, nhánh thần kinh đi
đến ngón trỏ cho nhánh vào cơ giun 1.
Nhánh trong của thần kinh giữa chia thành 2 nhánh, mỗi nhánh lại chia thành hai thần kinh
gan ngón đi đến bờ trong ngón trỏ, hai bờ ngoài và trong của ngón giữa và bờ ngoài ngón
59
Chương 2. Chi trên 60
nhẫn, trong đó nhánh đi đến ngón trỏ và ngón giữa còn cho nhánh đến cơ giun 2, ngoài ra còn
cho nhánh nối với thần kinh trụ.
Các thần kinh gan ngón của thần kinh giữa khi đến các ngón 2, 3, 4 thì chạy đến mặt mu của
phần xa các ngón đó.
Hình 3. Cung động mạch gan tay nông và thần kinh vùng gan tay
1. ĐM trụ 2. TK trụ 3. K gan ngón chung 4. ĐM gan ngón chung 5. ĐM quay
6. TK giữa 7. Nhánh gan tay nông của ĐM quay 8. ĐM gan ngón riêng
2. Thần kinh trụ
Nhánh bì mu tay của thần kinh trụ xuất phát ở cẳng tay cho các thần kinh mu ngón tay đến
ngón út, ngón nhẫn và 1/2 ngón giữa và cho nhánh nối với thần kinh quay (các nhánh thần
kinh mu ngón tay của thần kinh trụ và thần kinh quay đến các ngón 2, 3, 4, thường chỉ đến
ngang mức đốt gần, phần còn lại do nhánh gan ngón của thần kinh giữa cung cấp).
Thần kinh trụ đi vào bàn tay ở ngoài xương đậu (giữa xương đậu và móc xương móc), ở trước
mạc giữ gân gấp. Động mạch trụ nằm ở phía ngoài của thần kinh trụ và thường được che phủ
bởi phần nông của mạc giữ gân gấp và cơ gan tay ngắn. Sau đó thần kinh trụ chia hai nhánh
tận: nhánh nông và nhánh sâu.
Nhánh nông cho nhánh đến cơ gan tay ngắn và chia thành các thần kinh gan ngón cho ngón
út, 1/2 trong của ngón nhẫn và cho nhánh nối với thần kinh giữa.
Nhánh sâu phân nhánh cho các cơ mô út còn lại, tất cả các cơ gian cốt, cơ giun 3, 4, cơ khép
ngón cái, và đầu sâu cơ gấp ngón cái ngắn.
VIII. Động mạch của bàn tay
1. Động mach quay
Động mạch rời khỏi cẳng tay bằng cách vòng dưới mỏm trâm quay, đi trong hõm lào giải
phẫu, được bắt chéo bởi nhánh nông thần kinh quay và bởi các gân cơ dạng ngón cái dài, duỗi
60
Chương 2. Chi trên 61
ngón cái ngắn, và duỗi ngón cái dài. Động mạch đi vào giữa 2 đầu của cơ gian cốt mu tay 1,
vòng vào trong giữa 2 đầu của cơ khép ngón cái và nối kết với nhánh gan tay sâu của động
mạch trụ để tạo thành cung động mạch gan tay sâu .
+ Nhánh bên :
- Ở cổ tay động mạch cho nhánh mu cổ tay nối kết với nhánh cùng tên của động mạch trụ.
- Ở bàn tay động mạch cho các nhánh:
+ Động mạch ngón cái chính.
+ Động mạch quay ngón trỏ.
+ Cung động mạch gan tay sâu: từ cung này cho các nhánh động mạch gan bàn tay (nối với
cung động mạch gan tay nông), các nhánh xuyên (nối với cung động mạch mu tay), các nhánh
quặt ngược (nối với động mạch gan cổ tay).
Hình 4. Cung động mạch gan tay nông và sâu.
1. ĐM quay 2. Nhánh gan tay nông của ĐM quay 3. ĐM trụ 4. Nhánh gan tay sâu của ĐM trụ
5. Cung ĐM gan tay sâu 6. Cung ĐM gan tay nông
3. Động mạch trụ
Đi vào bàn tay cùng với thần kinh trụ (nằm ở phía trong của động mạch), ở trước mạc
giữ gân gấp. Sau đó ĐM chia nhánh gan tay sâu (nối với động mạch quay để tạo thành cung
động mạch gan tay sâu), phần tận cùng còn lại nối kết với nhánh gan tay nông của động mạch
quay để tạo thành cung động mạch gan tay nông.
Cung ĐM gan tay nông cho 3 ĐM gan ngón chung, tiếp nối với các ĐM gan bàn tay (nhánh
gan tay sâu) và chia thành ĐM gan ngón riêng rồi đến cung cấp cho các ngón 2, 3, 4, 5.
61
Chương 2. Chi trên 62
62
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- c6.pdf