Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam - Chuyên đề 7: Đường lối xây dựng phát triển nền văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

Khái niệm văn hóa

Các Mác: văn hóa là toàn bộ những thành quả được tạo ra nhờ hoạt động lao động sáng tạo của con người - hoạt động sản xuất vật chất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực của con người.

pptx71 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam - Chuyên đề 7: Đường lối xây dựng phát triển nền văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i kinh tế, nhưng không tách rời trình độ phát triển kinh tế và không dựa vào viện trợ như thời bao cấp.Phải gắn bó giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa cống hiến và hưởng thụ. Đây là yêu cầu của công bằng và tiến bộ xã hội , xóa bỏ quan điểm bao cấp, cào bằng. chấm dứt cơ chế xin – cho trong chính sách xã hội. Bốn là: coi trọng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người gắn với chỉ tiêu phát triển con người (HDI), và chỉ tiêu phát triển các lĩnh vực xã hội.Quan điểm này khẳng định mục tiêu cuối cùng và cao nhất của sự phát triển là vì con người, vì xã hội dân giàu, nước mạnh,công bằng, dân chủ, văn minh. Phát triển phải bền vững, không chạy theo số lượng tăng trưởng.c. CHỦ TRƯƠNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI Một là, khuyến khích mọi người dân làm giàu theo pháp luật, thực hiện có hiệu quả mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.Nhà nước tạo môi trường và điều kiện cho mọi người lao động có việc làm, chăm lo cải thiện điều kiện lao động. Khuyến khích tăng thu nhập và làm giàu dựa vào kết quả lao động. Có chính sách bảo trợ và điều tiết hợp lý thu nhập giữa các bộ phận dân cư, các ngành và các vùng.Cải cách căn bản chế độ tiền lương trong khu vực nhà nước theo nguyên tắc phân phối theo lao động. Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và trợ giúp về điều kiện sản xuất, nâng cao kiến thức để người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo tự vươn lên thoát nghèo và cải thiện mức sống một cách bền vững; kết hợp chính sách của Nhà nước với sự trợ giúp trực tiếp và có hiệu quả của toàn xã hội, của những người khá giả cho người nghèo, hộ nghèo, nhất là đối với những vùng đặc biệt khó khăn. Ngăn chặn tình trạng tái nghèo. Hai là, bảo đảm cung ứng dịch vụ công thiết yếu, bình đẳng cho mọi người dân, tạo việc làm và thu nhập, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi người có công với nước; vận động toàn xã hội tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa; nâng cao mức sống về vật chất, tinh thần của người có công bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình dân cư. Trợ giúp nạn nhân chất độc da cam, người già cô đơn, trẻ mồ côi, người tàn tật nặng, tạo thuận lợi để họ hoà nhập với cộng đồng.Chế độ tiền lương, các thang lương, bậc lương được sửa đổi và bổ sung nhằm thực hiện tốt nguyên tắc phân phối theo lao động; mức lương phải được điều chỉnh tương ứng với mức giá hình thành trong thực tế. Ưu tiên dành vốn đầu tư của Nhà nước và huy động vốn xã hội để giải quyết việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp. Chú trọng đào tạo nghề, tạo việc làm cho nông dân, nhất là những nơi đất nông nghiệp bị chuyển đổi do đô thị hoá và công nghiệp hoá. Phát triển các dịch vụ phục vụ đời sống của người lao động ở các khu công nghiệp. Tiếp tục thực hiện chương trình xuất khẩu lao động, tăng tỉ lệ lao động xuất khẩu đã qua đào tạo, quản lý chặt chẽ và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động. Phát triển và nâng cao chất lượng bảo hiểm y tế; xây dựng và thực hiện tốt lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân; phát triển mạnh các loại hình bảo hiểm y tế tự nguyện, bảo hiểm y tế cộng đồng. Ba là, phát triển hệ thống y tế công bằng và hiệu quả, bảo đảm mọi người dân được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.Mở rộng diện các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế; hạn chế và giảm dần hình thức thanh toán viện phí trực tiếp từ người bệnh. Đổi mới phương thức thanh toán viện phí qua quỹ bảo hiểm y tế. Củng cố mạng lưới phân phối, lưu thông và cung ứng thuốc để ổn định thị trường thuốc phòng và chữa bệnh cho nhân dân. Đẩy mạnh nghiên cứu và sản xuất vắc-xin, sinh phẩm dùng cho người. Phát triển công nghiệp trang bị, thiết bị y tế theo hướng hiện đại, tiếp cận và ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học và công nghệ thông tin Bốn là, xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe và cải thiện giống nòi.Cải thiện các chỉ tiêu cơ bản về sức khoẻ cho mọi người, từng bước nâng cao thể trạng và tầm vóc, trước hết là nâng cao thể lực bà mẹ, trẻ em.Thực hiện chương trình dinh dưỡng quốc gia, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em, chăm sóc phụ nữ có thai, sinh đẻ, giảm tỷ lệ tử vong của phụ nữ khi sinh, của trẻ em Giảm hẳn tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết do các bệnh nhiễm khuẩn, ký sinh trùng như sốt rét, lao, bệnh viêm phổi ở trẻ em. Mở rộng việc phòng, chống bệnh bướu cổ, thực hiện toàn dân ăn muối có trộn iốt. Thanh toán bệnh bại liệt, phong, uốn ván ở trẻ sơ sinh, nhanh chóng dập tắt các ổ dịch, phòng chống bệnh dại. Chống tệ nghiện hút, mại dâm; ngăn chặn nhiễm HIV/AIDS và tổ chức điều trị những người đã mắc. Tiếp tục phòng, chống các tệ nạn xã hội, nhất là nạn ma tuý và tai nạn giao thông. Năm là, thực hiện các chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.Tạo chuyển biến nhanh trong việc thực hiện chiến lược dân số cả về quy mô, cơ cấu và sự phân bố, tập trung trước hết vào mục tiêu mỗi cặp vợ chồng không có quá hai con và được nuôi dạy tốt; giảm nhanh tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba trở lên. Ngoài việc đầu tư thêm kinh phí và phương tiện kỹ thuật, cần tăng cường giáo dục truyền thông, bổ sung các chính sách về hạn chế sinh đẻ, củng cố hệ thống quản lý dân số, kế hoạch hoá gia đình các cấp có mạng lưới đến tận thôn xóm, đường phố.Giảm nhịp độ phát triển dân số. Sáu là, chú trọng các chính sách ưu đãi xã hội. Phát triển các hoạt động tình nghĩa trong xã hội, chăm sóc tốt hơn người có công với nước, gia đình liệt sĩ, thương binh, những người có khó khăn trong cuộc sống, người tàn tật, người già không nơi nương tựa và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Bảy là, đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng. phát về qui mô gắn với chất lượng và hiệu quả dịch vụ công cộng, nâng cao năng lực quản lý nhà nước, đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị công lập và huy động mạnh mẽ các nguồn lực của XHĐÁNH GIÁ SỰ THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI Những thay đổi có ý nghĩa bước ngoặt sau 20 năm đổi mới:Từ tâm lý thụ động, ỷ lại vào Nhà nước và tập thể trông chờ viện trợ đã chuyển sang tính năng động, chủ động, tính tích cực xã hội ở các tầng lớp dân cư.Công bằng xã hội thể hiện ngày một rõ hơn thông qua việc thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, mức đóng góp vào các nguồn lực khác và phúc lợi xã hội.Thống nhất chính sách kinh tế và chính sách xã hội.-Giai đoạn 2001 - 2005, đã tạo thêm việc làm cho 7,5 triệu lao động; các thành phần kinh tế ngoài nhà nước thu hút gần 91% lực lượng lao động xã hội và tạo 90% việc làm mới. -Cuối 2005, tỉ lệ hộ nghèo còn 7% (kế hoạch là 10%, theo chuẩn Việt Nam cho giai đoạn 2001 – 2005..-Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 5 năm (2001 - 2005) tăng bình quân 7,5%/năm(đạt kế hoạch đề ra). Năm 2005, GDP theo giá hiện hành ước đạt 838 nghìn tỉ đồng..Chấp nhận sự phân hóa giàu nghèo như là một điều kiện cần thiết cho sự phát triển.Xây dựng một cộng đồng xã hội đa dạng, trong đó các giai cấp, các tầng lớp dân cư đều có nghĩa vụ, quyền lợi chính đáng, đoàn kết chặt chẽ, góp phần xây dựng đất nước.Ý NGHĨA Những thành tựu trong chính sách đổi mới đã nói lên bản chất tốt đẹp cũa chế độ mới và sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng trong giải quyết các vấn đề xã hội trong điều kiện chiến tranh kéo dài, kinh tế chậm phát triển Môi trường sinh thái bị ô nhiễm, tài nguyên bị khai thác bừa bãi.Hệ thống giáo dục, y tế lạc hậu, xuống cấp, có nhiều bất cập, an sinh xã hội chưa bảo đảm. Tăng trưởng kinh tế vẫn tách rời mục tiêu và chính sách xã hội, chạy theo số lượng, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững xã hội. Quản lý xã hội còn nhiều bất cập, không theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội. NGUYÊN NHÂN: Từ thực tiễn đổi mới 20 năm qua với tất cả những thành tựu cũng như cả hạn chế, yếu kém, chúng ta có thể rút ra một số bài học  lớn có ý nghĩa tiếp tục chỉ đạo công cuộc đổi mới trong thời gian tới. 1- Trong quá trình đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptxbai_giang_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam_chu.pptx
Tài liệu liên quan