Bài giảng Dược liệu thú y: Dược liệu chứa Acid hữu cơ

Acid hữu cơlà những chất có nhómchức carboxylcó công thức chung:

O

R-C

OH

Một số nguyên liệu thực vật có hàm lượng acid khá cao nên có vị trí chua rõ rệt như qủa mơ,

chanh, me. Acid hữu cơ rất phổ biến trong thực vật đến nỗi các nhà hóa học trước đây đã coi

ací là thành phần tất yếu của thực vật và không công nhận trong cây có chất kiềm. Acid hữu

cơ có thể tồn tại dưới dạng tự do, dạng muối vô cơ hoặc ester . Tên các acid hữu cơ thường

dựa vào tên cây (tên khoa học) được phát hiện thấy acid đó lần đầu tiên.Ví dụ acid oxalic có

trong cây chua me - Oxalis sp., acid citric trong cây chanh - Citrus medica L., acid cinnamic

80

trong quế - Cinnamomum spp, acid benzoic trong cây cánh kiếm trăng - Styrax benzoic

Dryand.

pdf7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2552 | Lượt tải: 2download
Nội dung tài liệu Bài giảng Dược liệu thú y: Dược liệu chứa Acid hữu cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 4 DƯƠC LIỆU CHỨA ACID HỮU CƠ Tên giảng viên: Phan Văn Chinh: Giảng viên chính. Tiến sỹ, Bác sỹ Thú y. Khoa Chăn Nuôi Thú y. Trường Đại Học Nông Lâm Đại Học Huế Mục tiêu của chương: Sau khi học chương Dược liệu chứa acid hữu cơ, sinh viên phải biết được: Định nghĩa, phân loại, vai trò acid hữu cơ, acid hữu cơ tác dụng kháng khuẩn thực vật bậc cao, sử dụng cho người và động vật trong cuộc sống hàng ngày và trong nền kinh tế Quốc dân. Số tiết: 5 tiết Hình: 5 Bảng: 1 Tóm tắt nôi dung chương: 1. Cách phân loại các acid hữu cơ. 2. Các Phương pháp chiết tách các acid hữu cơ. 3. Công dụng của các acid hữu. 4. Các dược liệu chứa acid hữu cơ đưa vào bài giảng . Câu hỏi ôn tập chương: 1. Định nghĩa acid hữu cơ? 2. Phân loại acid hữu cơ? 3. Công dung của acid hữu cơ? 4. Sự phân bố của các dược liệu nêu ra trong chương? 5. Công dụng và liều dùngg của từng dược liệu? Tài liệu sinh viên cần tham khảo: 1.GS TS. Đỗ Tất Lợi 1992 - "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" NXBKHKT. 2. Viện sinh thái tài nguyên sinh vật 1986-1995. Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học. 3. Viện dược liệu 1972-1986, 1987-2000. Công trình nghiên cứu khoa học. 4. Tạp chí dược liệu học 5. Phạm Hoàng Độ. Cây cỏ Việt Nam. 6. Võ Văn Chí 1997. Từ điển cây thuốc, NXB Y Học. 7. Dược điển Việt Nam I, II, III. Giải thích thuật ngữ: Dược liệu này có tác dụng kháng khuẩn thực vật bậc cao. Hiện nay nhiều nơi trồng để làm gia vị, thuốc, xuất khẩu ra nước ngoài. DƯƠC LIỆU CHỨA ACID HỮU CƠ 1. ĐỊNH NGHĨA Acid hữu cơ là những chất có nhóm chức carboxyl có công thức chung: O R-C OH Một số nguyên liệu thực vật có hàm lượng acid khá cao nên có vị trí chua rõ rệt như qủa mơ, chanh, me... Acid hữu cơ rất phổ biến trong thực vật đến nỗi các nhà hóa học trước đây đã coi ací là thành phần tất yếu của thực vật và không công nhận trong cây có chất kiềm. Acid hữu cơ có thể tồn tại dưới dạng tự do, dạng muối vô cơ hoặc ester. Tên các acid hữu cơ thường dựa vào tên cây (tên khoa học) được phát hiện thấy acid đó lần đầu tiên. Ví dụ acid oxalic có trong cây chua me - Oxalis sp., acid citric trong cây chanh - Citrus medica L., acid cinnamic 80 trong quế - Cinnamomum spp, acid benzoic trong cây cánh kiếm trăng - Styrax benzoic Dryand... 2. PHÂN LOẠI Ta có thể phân loại acid hữu cơ căn cứ vào số chức acid trong phân tử, rồi trong mỗi loại đó lại chia thành acid mạch hở, acid mạch vòng, acid thơm. trong dược liệu. Sau khi trung hòa có thể có tủa muối bari của acid oxalic hoặc acid phosphoric nếu trong nguyên liệu có các acid này. Muốn tách các acid đi và tricarboxylic thì từ dịch nước ta đem bốc hơi bớt nước rồi thêm cồn để có độ cồn 60o, muối bari của các acid di và tricarboxylic sẽ kết tủa, lọc tủa, hòa tan lại trong nước và cho qua cột cationit ta sẽ thu được dạng acid. 3. VAI TRÒ CỦA ACID HỮU CƠ TRONG CÂY Các acid ceton, acid tricarboxylic đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa của cây. Người ta phát hiện rằng acid shikimic là chất trung gian trong quá trình sinh tổng hợp các chất có nhân thơm trong cây. Người ta còn nhận thấy các acid làm tăng áp suất thẩm thấu của các tế bào. Nồng độ cao các acid hữu cơ trong những cây mầm làm giảm sự bốc hơi và giúp cây tăng khả năng chịu hạn. Các acid phenol có tác dụng chống nấm và đóng vai trò chống các ký sinh của cây. Trong quả xanh nồng độ acid rất cao, càng chín tỷ lệ acid trong quả càng giảm. 4. CÔNG DỤNG CÁC ACID HỮU CƠ Các quả có acid như nho, chanh, cam, mơ mận... Có tác dụng thông tiểu và nhuận tràng. Chúng ta biết rằng thịt quả me - Tamarindus cũng có tác dụng nhuận. Acid benzoic là thuốc sát khuẩn nhẹ và long đờm. Benzyl cinnamat có tác dụng an thần. Acid salycylic là chất sát khuẩn, hạ sốt và giảm đau. Acid gallic là chất săn da. Acid cafeic và chlorogenic làm lợi mật. Acid α-kainic, cucurbitin có tác dụng trị sán. Acid hydrocarpic và chaulmoogric có tác dụng chữa bệnh hủi. CAC DƯỢC LIỆU CHỨA ACID HỮU CƠ CHANH Citrus medica L. subsp. Limon Lour. Họ cam - Rutaceae. Hình 4.1. Chang (Citrus medica L. subsp). Cây chanh được nói kỹ ở chương tinh dầu. Ở đây chỉ nói đến thành phần acid của quả chanh. Dịch quả ép ra, sau khi loại hạt, chiếm khoảng 30% khối lượng của quả. Dịch này chứa khoảng 2% các đường, 6-8% acid citric kèm theo một ít acid malic, ngoài ra còn có khoảng 60mg acid ascorbic trong 100g, các flavonoid và các vitamin nhóm B. Ngoài chanh là đại diện chi Citris, các loài khác trong thành phần dịch quả cũng có chứa acid citric kèm theo acid malic. Hàm lượng acid giảm dần khi quả chín. BÔNG Gossypium spp., Họ bông - Malvaceae. 81 Hình 4.2. Bông (Gossypium spp) Cây bông đã được trình bày trong chương dược liệu chứa cellulose. Ở đây chỉ nhắc lại về thành phần acid của lá bông. Trong lá bông khô hàm lượng acid citric có thể đến 7%, đã có những côn trình nghiên cứu chiết xuất acid citric từ lá bông, một nguyên liệu dồi dào sau khi thu hoặch bông sợi. Bên cạnh acid citric còn có acid malic khoảng 4% và một số acid khác với hàm lượng thấp như: acid lactic, pyruvic, formic, ascorbic. THUỐC LÁ Các loài Nicotiana chủ yếu N. tabacum L, có nhiều thứ khác nhau, họ Cà - Solanaceae. Hình 4.3 Thuốc lá:9 (Nicotiana, N. tabacum L), Trong lá ngoài các thành phần khác còn chứa một lượng khá nhiều acid hữu cơ (15 - 20%) chủ yếu là acid malic kèm theo acid citric, các acid phenol: acid cafeic và chlorogenic, acid quinic và một acid đặc biệt - acid nicotinic (= β-pyridin carboxylic). ME Tamarindus indica L, họ vang - Caesalpiniaceae. Hình 4.4. Cây me, Quả me (Tamarindus indica L) Cây me là cây gỗ lớn được trồng hai bên đường ở mộ số thành phố để lấy bóng mát (đừng nhầm với cây lá me - Acacia concinna D.C, lá có vị chua để làm nước rau ăn). Thịt quả me sau khi loại hạt là một vị thuốc có tác dụng nhuận tràng nhẹ do thành phần có nhiều acid hữu cơ. Thịt quả chứa các acid sau: acid tartric 9,6%, malic 2,34%, succinic 0,16%, citric 0,4%, 82 oxalic 0,02%, lactic 0,007%, acid chưa no 0,75%. Thành phần hạt me có chứa nhiều glucosan và xylosan có thể dùng để hồ vải hoặc dùng trong kỹ nghệ giấy, thực phẩm. SƠN TRA Vị thuốc sơn tra là quả khô của một số cây thuộc phân họ Táo - Maloideae như: - Sơn tra - Crataegus pinnatifida Bye. - Dã sơn tra - Crataegus cuneata Sieb. et Zucc. Hai cây này có ở Trung Quốc, ở nước ta chưa thấy. Ở Trung Quốc người ta còn dùng một số loài khác thuộc chi Crataegus. Ở nước ta thì chế biến sơn tra từ hai loài thuộc chi Docynia cũng cùng phân họ. Hình 4.5 Sơn trà, Quả sơn trà (Crataegus pinnatifida Bye). Công dụng Y học dân tộc cổ truyền coi vị sơn tra là thuốc kích thích tiêu hóa, chữa đầy bụng. Trong tây y, dùng cụm hoa làm thuốc bổ tim, làm mạnh tim, làm chậm co bóp tim. Ngoài ra còn thấy có tác dụng làm giảm huyết áp, chống co thắt, làm giãn nở động mạch vành. 83 CHƯƠNG 5 DƯƠC LIỆU CHỨA NHỮNG CHẤT KHÁNG KHUẨN THỰC VẬT BẬC CAO Tên giảng viên: Phan Văn Chinh: Giảng viên chính. Tiến sỹ, Bác sỹ Thú y. Khoa Chăn Nuôi Thú y. Trường Đại Học Nông Lâm Đại Học Huế Mục tiêu của chương: Sau khi học chương Dược liệu chứa những chất kháng khuẩn thực vật bậc cao, sinh viên phải biết được: Khi đọc sinh viên cần chú y: chuẩn bị mẫu trước khi thử tác dụng kháng khuẩn, các phương pháp thử kháng khuẩn, chú ý phương pháp khuếch tán và phương pháp pha loãng. Các nhóm hoạt chất chứa trong dược liệu có tác dụng kháng khuẩn thực vật bậc cao, sử dụng cho người và động vật trong cuộc sống hàng ngày và trong nền kinh tế Quốc dân. Số tiết: 2 tiết Hình: 3 Bảng: 1 Tóm tắt nôi dung chương: 1. Các chất sát khuẩn như Iod, Cresol, Nalri hypochlorid.... 2. Các chất sát khuẩn gồm các Sunlfonamid, các chất kháng sinh. 3. Các chất kháng ký sinh trùng sốt ret. 4. Các chất kháng ly amib và các đơn bào khác. 5. Các chất kháng nấm mốc. Câu hỏi ôn tập chương: 1. Thành phần tác dụng kháng khuẩn? 2. Thành phần hóa học của các dược liệu có trong chương? 3. Ứng dụng của các dược liệu đó? Tài liệu sinh viên cần tham khảo 1. GS TS. Đỗ Tất Lợi 1992 - "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" NXBKHKT. 2. Viện sinh thái tài nguyên sinh vật 1986-1995. Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học. 3. Viện dược liệu 1972-1986, 1987-2000. Công trình nghiên cứu khoa học. 4. Tạp chí dược liệu học. 5. Phạm Hoàng Độ. Cây cỏ Việt Nam 6. Võ Văn Chí 1997. Từ điển cây thuốc NXBY Học Giải thích thuật ngữ: Khái niệm "Kháng sinh'' được nhà bác học Louis Pasteur nêu ra lần đầu tiên. DƯƠC LIỆU CHỨA NHỮNG CHẤT KHÁNG KHUẨN THỰC VẬT BẬC CAO CÁC DƯỢC LIỆU CHỨA NHỮNG DẪN CHẤT LACTON THẠCH LONG NHUỆ - Ranunculus sceleratus L, họ mao lương - Ranunculaceae. Thạch long nhuế là một loại cỏ mọc hoang sống một năm. Cây cao 15 - 50cm, thân mềm, mặt ngoài thân có khía dọc. Lá ở gốc cây chẻ thành 3 - 5 thùy, lá ở phía trên xẻ thành dải nhỏ, cánh hoa màu vàng nhạt. Quả đóng, tụ họp thành một quả kép. Cây thường mọc ở bờ ruộng, bờ ao về mùa xuân. 1. Thành phần tác dụng kháng khuẩn Protoanemonin. Muốn chiết protoanemonin, dược liệu đem cất kéo bằng hơi nước, phần 84 Hình 5.1.Thạch Long Nhuế (Ranunculus sceleratus L) nước cất đem lắc với chloroform lại đem cất dưới áp suất giảm. Muốn tinh chế thì lập lại quy trình trên. Protoanemonin là một chất lỏng mùi khó chịu, kích ứng da. Protoanemonin chóng bị dimer hóa thành anemonin. Chất này kết tinh được, có độ chảy 158oC và không cất kéo được với hơi nước. Anemonin kém tác dụng nhiều lần so với protoanemonin. Protoanemonin cũng không có trong tự nhiên mà sinh ra do enzym thủy phân ranunculin, Ranunculin là một glucosid. 2. Tác dụng kháng khuẩn Protoanemonin đã được thử trên 36 loại vi khuẩn, tất cả đều bị ức chế ở nồng độ 1:6000 - 1:350.000. Các loại vi khuẩn đã thử thuộc các chi: Bacillus, Clostridium, Corynebacterium, Diplococcus, Mycobacterium, Proteus, Pseudomonas, Salmonella, Staphylococcus, Streptococcus, Vibrio, 9 loại nấm được thử thấy bị ức chế ở nồng độ 1:50.000 - 1:300.000. Anemonin có tác dụng kháng khuẩn yếu hơn nhiều so với protoanemonin. Tuy nhiên Staphylococcus aureus và Shigella dysenteriae bị ức chế ở nồng độ 1:12.500 và Trypanosoma equiperdum không mọc được ở nồng độ 1:50.000. Ngoài thạch long nhuế, ranunculin còn gặp trong nhiều cây thuộc họ mao lương. Trong y học dân tộc cổ truyền, thạch long nhuế dùng chữa tê thấp. Ở Liên Xô cũ có nghiên cứu chế phẩm dưới dạng tiêm tỉnh mạch dùng trong Thú y để chữa các trường hợp vết thương có mủ và lâu lên sẹo. Tỏi Allium sativum L., họ hành - Alliaceae. Hình 5.2.Tỏi (Allium sativum L) Tỏi có nguồn gốc từ Trung Á, hiện nay được trồng khắp thế giới để làm gia vị. Tỏi cũng là 1 dược liệu được biết dùng từ lâu, hiện nay trong y học hiện đại đang khai thác để sử dụng. 1. Thành phần hóa học Củ tỏi khô còn chứa 50 - 60% nước, 2% chất vô cơ. Lượng glucid khá nhiều: 10 - 15% đường khử và saccharose, chủ yếu là polysaccharid loại fructosan (chứa đến 75% tính theo khô). Trong tỏi còn có 1 lượng nhỏ các vitamin (Acid, B1, B2, B3 và C). 2. Công dụng Đã từ lâu đời, tỏi ngoài công dụng làm gia vị còn là dược liệu để chữa các bệnh tả, dịch hạch, giun sán và làm thuốc thông tiểu. Tỏi còn được coi là 1 vị thuốc trường sinh của một số dân tộc vùng Tây Tạng. Ngày nay tỏi được dùng chủ yếu làm thuốc chống xơ mỡ động mạch, làm hạ cholesterol và lipid máu, thuốc chống nhiễm trùng đường hô hấp và đường ruột, trĩ, đái tháo đường. Người ta dùng nước tỏi thụt để trị lỵ amid, lỵ trực trùng và trị giun. Chế bằng 85 cách giả tỏi, ngâm 2 giờ với nước sôi để nguội, tỷ lệ 5-10%, lọc. Nếu trị lỵ, mỗi ngày thụt 1 lần, thời gian điều trị 5 - 7 ngày. Nước tỏi còn dùng để chữa viêm mũi, viêm âm đạo. Dàng dùng trong: a) Cồn tỏi, chế theo dược điển Việt Nam b) Viên nang chứa alliin Người ta đã tổng hợp được những chất tương tự có gốc R khác nhau và nhiều chất thấy có tác dụng. Dưới đây là một số chất. Nồng độ tác dụng kháng khuẩn của các chất RSOSR (milimol trong 10 lít) Vi khuẩn bị kháng RMe Et nPr iPr nBu nAm Allyl Salmonella typhi Shigella dysenteriae Staph aureus 1,5 1,5 3 1,5 0,6 1,5 3 2 2 6 6 3 6 4,5 0,5 1,3 0,1 1 0,3 0,6 3. Thành phần có tác dụng kháng khuẩn Chất curcumin, thực ra đây là một hỗn hợp gồm: Doferuloylmethan hay là curcumin chính danh (Curcumin I) (60%). Curcumin II hay monodesmethoxy - Curcumin (24%). Curcumin III hay didesmethoxy - Curcumin (14%). 4. Ứng dụng Tỏi dùng trong có tác dụng chữa viêm dạ dày, ruột, dùng ngoài để chữa mụn nhọt. Cũng như cynarin, các chất curcumin có 2 nhóm cinnamoyl trong phân tử nên cũng có tác dụng lợi mật. ĐÀO LỘN HỘT (ĐIỀU) - Anacardium occidentale L. (Anacardiaceae). Hình 5.3. Đào lộn hột (Anacardium occidentale L) 1. Thành phần có tác dụng kháng khuẩn Acid anacardic. Natri anacardat ức chế Streptococcus pyogenes ở nồng độ 1:200.000 Bacillus anthracis, Mycobacterium tuberculosis, Neisseria gonorrhoeae và Staph, haemolyticus aurers ở 1:20.000. 2. Hypericum uliginosum Hypericum uliginosum H.B.K. thuộc họ cỏ ban - Hypericaceae. Cây này đã được nhân dân Mehico sử dụng từ lâu để chữa tiêu chảy. Thành phần có tác dụng kháng khuẩn khá mạnh lên các vi khuẩn gram dương là Uliginosin A và B. Công thức hai chất trên đã được xác lập năm 1968 và sau đó đã tổng hợp được. Phân tử có cấu trúc phloroglucinol và acid filicinic tương tự như aspidin, flavaspidin hoặc rotlerin. 86

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfduoc_lieu_thu_y_c4_5_0523.pdf
Tài liệu liên quan