KHÁNG SINH THỰC VẬT
(PHYTOCIDE)
Phytocide là những hợp chất hữu cơ có
nguồn gốc thực vật, có tác dụng tiêu diệt hay
kìm hãm sự phát triển của các VK, VR –
kháng sinh thực vật. Những chất này có thể
thuộc nhiều cấu trúc hóa học khác nhau như
Ancaloid, các hợp chất Quinon, Flavonoid,
tinh dầu v.v
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 21/05/2022 | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 2
Nội dung tài liệu Bài giảng Dược liệu thú y - Chương 2: Kháng sinh thực vật (Phytocide) - Phan Vũ Hải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5/2/2018
1
KHÁNG SINH THỰC VẬT
(PHYTOCIDE)
Introduced by Phan Vu Hai, HUAF
1
KHÁNG SINH THỰC VẬT
(PHYTOCIDE)
Phytocide là những hợp chất hữu cơ có
nguồn gốc thực vật, có tác dụng tiêu diệt hay
kìm hãm sự phát triển của các VK, VR –
kháng sinh thực vật. Những chất này có thể
thuộc nhiều cấu trúc hóa học khác nhau như
Ancaloid, các hợp chất Quinon, Flavonoid,
tinh dầu v.v
2
PHÂN LOẠI PHYTOCIDE
– Nhóm bay hơi: Gồm những kháng sinh thực vật do thực
vật tiết ra có khả năng khuếch tán vào không khí và có tác
dụng ức chế sự sinh trưởng, phát triển của Virus, Vi khuẩn.
– Nhóm không bay hơi: Gồm những kháng sinh thực vật nó
ở sâu trong các tế bào thực vật, không có khả năng khuếch
tán vào không khí. Muốn sử dụng nó, phải dựa vào đặc
điểm, tính chất của từng loại kháng sinh thực vật.
Thường người ta hay sử dụng chúng dưới các dạng: Giã nát
lấy nước cốt, ngâm, sắc hoặc chiết bằng các dung môi thích
hợp.
3
Ví dụ về một số kháng sinh thực vật hay gặp:
– Berberin (Hoàng đằng);
– Allicin (Tỏi, tinh dầu tràm, tinh dầu húng quế,
tinh dầu sả);
– Conessin (mức hoa trắng);
– Plumbagin (bạch hoa xà);
– Juglon (hồ đào);
– Lawson (lá móng);
- Wedelolacton (cỏ mực, sài đất);
– Solanin (mầm khoai tây);
– Tomatin (lá cà chua)
4
ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG
Bài thực hành
5
CÂY TỎI
TRONG DƯỢC LIỆU THÚ Y
6
5/2/2018
2
MỤC LỤC
I. Khái quát chung về cây tỏi
II. Đặc trưng thực vật
III. Thành phần hóa học của tỏi
IV. Định tính, định lượng phytoncid trong tỏi
V. Dược động học của thành phần hữu dụng của tỏi
VI. Tác dụng chữa bệnh của tỏi
VII. Độc tính và tác dụng phụ của tỏi
VIII. Ứng dụng và bài thuốc kinh nghiệm
7
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÂY TỎI
a. Nguồn gốc tên gọi:
- Cây tỏi: Allium sativum L. (Đại hoàng)
+ Chữ Latinh “olere”: “ngửi thấy, có mùi”.
+ Chữ Hy Lạp “halesstai”: “nhảy vọt ra” mô tả sự tăng
trưởng của các củ thứ cấp gọi là “tép”, dường như tức
thì vọt ra từ củ nguyên cấp.
+ Nhà thơ LM Plautus (250 –184 TCN) dùng Allium gọi
cây tỏi nên có nghĩa một gia vị.
+ Năm 1877, Picter dùng từ “Celtic all” : “ấm áp, làm
nóng, đốt nóng”.
- Tên gọi khoa học xưa: Allium domesticum và
Scordium
+ Tiếng Latinh: Theriaca rusticorum
+ Tiếng Anh: farmer’s theriac (chất giải độc ở nông
thôn)
8
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÂY TỎI
b. Việc sử dụng tỏi
- “ Tỏi là phương thuốc bách bệnh của người nông
dân” xuất xứ từ người vùng Bourbon ở Pháp.
- Trung Á nơi phát sinh của cây tỏi, những người
sống du mục có nhu cầu là thực phẩm thơm ngon,
mùi gia vị là: muối và cây tỏi.
- Lương y Ấn Độ (~năm 500 SCN): một thứ thuốc bổ
và là một phương thuốc chữa bệnh ngoài da, kém
ăn, khó tiêu, ho, tê thấp, các bệnh vùng bụng, lách
to và trĩ – đó phương thuốc vạn năng trị bách bệnh.
- Tỏi là dược liệu chữa bách bệnh ghi trong bản viết
tay tìm thấy trong tàn tích của Mingat gần Kuchar ở
Trung Á.
9
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÂY TỎI
c. Phân bố:
- Tỏi có nguồn gốc từ Sibêri, hiện được trồng khắp
nơi ở Châu Á, Châu Âu. Ở Việt Nam, tỏi được trồng
ở khắp mọi miền nhưng tập chung nhiều ở huyện
Kim Môn (Hải Dương), Gia Lâm (Hà Nội), Lý Sơn,
Ninh Thuận
d. Tầm quan trọng của cây tỏi:
- Ngoài mục đích làm thuốc, làm gia vị, tỏi cũng là
một trong những mặt hàng xuất khẩu lấy ngoại tệ.
10
II. ĐẶC TRƯNG THỰC VẬT
1. Cấu tạo, hình thái, sự sinh
trưởng và phát triển của cây tỏi
- Tỏi ta (Allium sativum L.) 2n=16
cây nhỏ mọc từ thân củ lên, cao
chừng 20 - 40 cm. Thân giả
mang nhiều lá dài, hẹp. Giữa củ
mọc lên cuống mang một số
hoa ở đỉnh, bọc trong một mô
mỏng. Hoa tỏi màu trắng hay
phớt hồng
- Nước ta trồng tỏi vào khoảng
tháng 10 - 11 dương lịch, trên
nền đất tơi xốp, nhiều mùn. Tỏi
củ được thu hoạch vào tháng 1
năm sau.
11
II. ĐẶC TRƯNG THỰC VẬT
Cây tỏi ở Lý Sơn
12
5/2/2018
3
II. ĐẶC TRƯNG THỰC VẬT
b)Trồng tỏi trong vườn thuốc trong sản xuất nông nghiệp:
Thích hợp với đất cát pha, màu mỡ, thoáng khí, đất nặng,
địa thế ấm áp, có nắng,
tránh được gió rất có lợi cho
việc trồng tỏi. Nhạy cảm: độ
ẩm quá cao, vùng đất lạnh,
hay có mưa
-Có thể bón phân
chuồng, phân xanh ủ kỹ.
Bổ sung nitrogen tăng sản lượng nhiều, hóa chất điều tiết
tăng trưởng.
- Vườn dược liệu: Cây trồng cách nhau 15 cm, các luống
cách nhau 20–25 cm.
13
III. THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Thành phần Số lượng (% khi tươi)
Nước
Carbohydrat (Chủ yếu là fructans)
Protein
Amino acids thông thường
Amino acids: cysteine sulfoxides
ɣ-Glutamylcysteines
Lipid
Chất xơ
Toàn bộ các hợp chất sulfur
Sulfur
Nitrogen
Chất khoáng
Vitamins
Saponins
Toàn bộ các hợp chất hòa tan trong dầu
Toàn bộ các hợp chất hòa tan trong nước
62 – 68
26 – 30
1,5 – 2,1
1 – 1,5
0,6 – 1,9
0,5 – 1,6
0,1 – 0,2
1,5
1,1 – 3,5
0,23 – 0,37
0,6 – 1,3
0,7
0,015
0,04 – 0,11
0,15 (để nguyên); 0,7 (cắt ra)
97
14
III. THÀNH PHẦN HÓA HỌC
15
III. THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Hoạt chất chính là allicin (alkyl thiosulfinat) có tác
dụng diệt VK rất mạnh. Trong tỏi tươi không có chất
allicin ngay mà chỉ có tiền chất là alliin. Alliin là 1
acid amin, dưới tác dụng của men alliinaza (cũng có
trong củ tỏi), alliin bị thủy phân cho ra chất allicin.
Điều kiện là khi gặp men và trong môi trường nước.
16
III. THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Quá trình thủy phân alliin thành allicin
17
IV. ĐỊNH TÍNH, ĐỊNH LƯỢNG PHYTONCID TRONG TỎI
- Khảo sát, phát hiện tác dụng kháng sinh của tỏi với
các vi khuẩn gây bệnh thú y
- Tìm hiểu xem bộ phận nào của tỏi chứa nhiều hoạt
chất có tác dụng kháng sinh nhất để có cách thu
hái, bào chế, bảo quản hợp lý
- Chiết suất tìm hoạt chất có tác dụng kháng sinh ở
tỏi (allicin)
- Kiểm tra tính chất lý, hóa học, xác định công thức
phân tử của hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn
trong tỏi, thông qua đó nghiên cứu cơ chế tác dụng
kháng sinh
- Tìm biện pháp để tiến tới tổng hợp allicin
18
5/2/2018
4
IV. ĐỊNH TÍNH, ĐỊNH LƯỢNG PHYTONCID TRONG TỎI
1. Thử trực tiếp với mô tỏi
a. Thử với cây tỏi nhỏ
b. Thử từng phần của cây tỏi
2. Thử từ dịch chiết của tỏi
a. Phương pháp khuếch tán trên thạch đĩa
- Phương pháp đặt ống trụ
- Phương pháp đục lỗ thạch
- Phương pháp khoanh giấy
b. Phương pháp pha loãng
c. Phương pháp thử phytoncid bay hơi
d. Phương pháp kết hợp với sắc ký giấy
19
IV. ĐỊNH TÍNH, ĐỊNH LƯỢNG PHYTONCID TRONG TỎI
3. Định lượng phytoncid trong tỏi
+ Phương pháp gián tiếp dựa trên sự giải phóng acid
pyruvic do phản ứng enzyme với alliinase (1955).
+ Phương pháp DNPH dựa vào phản ứng giữa pyruvate với
2,4 dinitrophenylhydrazine tạo thành sản phẩm có thể đo
lường quang phổ (1968 – 1969).
+ Phép sắc ký bản mỏng (TLC) đối với những thành phần
của tỏi, kể cả alliin và các cysteine sulfoxides (1968).
+ Phép sắc ký giấy (PC) phát hiện nhiều thành phần của tỏi
và hành tây, kể cả alliin (1965) và phương pháp điện di
giấy (1958).
+ Phép sắc ký lỏng đặc tính cao (HPLC) xác định allicin và
thiosulfinates và các sản phẩm chuyển hóa có chứa oxygen
từ allicin ở trong tỏi sống cũng như trong các bột tỏi khô.
20
V. DƯỢC ĐỘNG HỌC CỦA THÀNH PHẦN HỮU DỤNG CỦA TỎI
- Alliin chuyển hóa nhanh ở gan, thận và niêm mạc
ruột non, sinh ra sản phẩm thứ cấp diallyl disulfide.
- Allicin trong dịch vị (pH=1,7) không bị mất hoạt
lực trong vòng 24h, trong dịch tụy (pH=9,3) hoạt
lực giảm dần về (0) sau 24h. Sự hiện diện của máu
không ảnh hưởng đến hoạt tính chống vi sinh của
một nồng độ cao allicin (6,6mg/ml)
- Sự hấp thụ alliin sau 10ph, bài tiết sau 6h, allicin
hấp thụ hoàn toàn sau 30 – 60ph. Bài tiết toàn phần
trung bình trong phân và nước tiểu sau 72h là
85,5% liều lượng đối với allicin
21
V. DƯỢC ĐỘNG HỌC CỦA THÀNH PHẦN HỮU DỤNG CỦA TỎI
22
V. DƯỢC ĐỘNG HỌC CỦA THÀNH PHẦN HỮU DỤNG CỦA
TỎI
Cơ chế kháng sinh:
Allicin – kháng sinh thảo mộc rất mạnh do trong
công thức phân tử có chứa: nguyên tố oxy hoạt
động. Ngoài ra allicin cạnh tranh với acid amin
cystein – yếu tố sinh trưởng và phát triển của hầu
hết các VK gây bệnh ở người và gia súc. Phản ứng
cạnh tranh kết hợp với cystein nên VK bị mất yếu tố
sinh trưởng nên không phát triển được.
23
V. DƯỢC ĐỘNG HỌC CỦA THÀNH PHẦN HỮU DỤNG CỦA TỎI
Đặc điểm của KS allicin:
-Dễ bị nhiệt và ánh sáng phân hủy. Nhiệt độ càng
cao, khả năng diệt khuẩn của tỏi càng giảm.
-Allicin tinh khiết là chất dầu không màu, hòa tan
trong cồn, benzen, ether.
-Tính tan trong nước không ổn định, dễ bị phân hủy
môi trường kiềm, acid nhẹ ít bị ảnh hưởng.
-Allicin dễ gây viêm kích ứng da và niêm mạc. Dùng
tỏi hay cồn tỏi để xoa bóp ngoài da, trị các ổ viêm.
-Allicin không bị PABA (acid para amino benzoic)
cạnh tranh, dùng tỏi điều trị rộng rãi các vết thương
có mủ.
24
5/2/2018
5
VI. TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA TỎI
1. Đối với vi sinh vật gây bệnh:
Allicin có hoạt phổ KS rộng. Tác dụng với vi khuẩn,
virus và protozoa.
a. Với Vi khuẩn: Tác dụng phổ KS rộng chống lại các
VK Gr + và -. Trong điều kiện như nhau
cloramphenicol pha loãng ở nồng độ 1/5000
không tác dụng với Salmonella.
25
VI. TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA TỎI
1. Đối với vi sinh vật gây bệnh:
a. Với Vi khuẩn
26
VI. TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA TỎI
b. Với nguyên sinh động vật:
-Nước tỏi 5 – 10% ức chế hoạt động của amip.
-Điều trị bệnh giun Giardia lamblia, bệnh đường
ruột do nguyên sinh Lamblia intestinalis gây ra.
-Diệt Entamoeba histolytica nguyên nhân gây lỵ
amip ở nồng độ cực kỳ thấp (30µg/ml). Các nòi
khác không gây bệnh của giống Entamoeba cũng bị
tiêu diệt.
-Diallyl trisulfide in vitro tiêu diệt các nguyên sinh
ĐV gây bệnh cho người và ĐV: Trypanosoma,
E.histolytica, Giardia lambia ở những nồng độ
không gây độc cho dòng tế bào của ĐV có vú.
-Ajoene ức chế sự tăng sinh của Trypanosoma cruzi
do ức chế sinh tổng hợp phosphatidylcholine. 27
VI. TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA TỎI
c. Tác dụng kháng virus
-Tỏi dùng để phòng chống bệnh bại liệt (1934–
1938)
-1950, Tỏi tác dụng chống lại bệnh cúm A do virus
gây ra.
- Ajoene khống chế các quá trình phụ thuộc integrin
trong hệ tế bào đã nhiễm HIV (1992).
- Chất chiết tỏi chống lại bệnh LMLM.
-Chất chiết tỏi thể nước tiêu diệt một rotavirus mà
không ảnh hưởng tới tế bào ĐV chủ có vú.
-Diệt được virus ở nồng độ từ 10-5 đến 10-7.
28
VI. TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA TỎI
2. Tác dụng chống nấm
Nước ép tỏi tác dụng mạnh hơn các thuốc chống
nấm nystatin, griseofulvin, amophotericin B chống
lại nấm: C. albicans, Cryptococcus neoformans,
Geotrichum candidum, Aspergillus fumigantus và
Epidermophyton mentagrophytes,
3. Tác dụng diệt ký sinh trùng
Trị giun đũa, giun kim, giun móc, giun sán, và
trứng của các ký sinh trùng.
4. Tác dụng trừ sâu và xua đuổi côn trùng
29
VI. TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA TỎI
5. Tác dụng chống ung thư
Trị ung thư tử cung, ức chế tạo u trong phổi, vùng trên dạ dày
và thực quản.
6. Tác dụng chống oxy hóa
Ức chế hình thành các gốc tự do, hỗ trợ các cơ chế xác gốc nội
sinh, chống lại oxy hóa do các gốc tự do.
7. Tác dụng điều biến miễn dịch
Chất chiết tỏi làm tăng hoạt tính của các lympho B và T, làm
giảm độ chuẩn kháng thể, làm tăng hoạt tính thực bào
của lympho bào
8. Tác dụng kháng viêm
9. Tác dụng giảm đường huyết
10. Tác dụng giống như nội tiết tố
11. Tác dụng tăng cường hấp thụ Thiamine
12. Tác dụng giảm cholesterol và lipid tác dụng tốt đối với tim
và hệ t. hoàn.
30
5/2/2018
6
VII. ĐỘC TÍNH VÀ CÁC TÁC DỤNG PHỤ CỦA TỎI
a. Độc tính, tác dụng phụ:
- Allicin độc với gan nếu dùng liều lượng rất lớn
trong thời gian dài (100mg/kg). Hoạt lực của
một số enzyme gan giảm, hàm lượng glycogen
và RNA thấp hơn, hàm lượng chất béo cao hơn.
- Cho mèo dùng ngoài đường TH (100mg/ml) gây
thiếu máu nghiêm trọng, hoạt lực thực bào của
BCĐN ở thỏ giảm (6,25 – 50 µg/ml)
- Ăn tỏi tươi khi đói kích thích niêm mạc: cảm giác
ợ nóng và đau bụng kéo dài.
- Dầu tỏi gây viêm cục bộ dùng lượng lớn, tiếp xúc
kéo dài dẫn tới hoại tử mô.
- Gây eczema dị ứng nếu tiếp xúc thường xuyên
nhiều 31
VII. ĐỘC TÍNH VÀ CÁC TÁC DỤNG PHỤ CỦA TỎI
b. Xử lý khi ngộ độc:
Cần thụt rửa hút độc chất ra ngoài, có thể xoa đắp bên
ngoài bằng thuốc, dầu nóng tránh bị kích thích. Nếu trực
tràng bị tổn thương cho bơm thuốc nhầy vào.
c. Một số TH cần lưu ý khi sử dụng Tỏi:
+ GS mang thai, đang nóng sốt
+ Đang mắc chứng bệnh về máu huyết thì không nên ăn
quá nhiều tỏi.
+ Không lạm dụng tỏi khi đang dùng thuốc trị bệnh tiểu
đường
+ Trị giun kim không dùng quá liều do gây viêm ruột, tiêu
chảy.
+ GS bị bệnh tim phải theo dõi do gây co thắt động mạch
tim và não.
+ Không sử dụng tỏi sau khi được ghép bộ phận
+ Không dùng tỏi và chế phẩm có chứa tỏi đồng thời với
thuốc chống đông máu (warfarm) trước khi mổ.
32
VIII.ỨNG DỤNG VÀ BÀI THUỐC KINH NGHIỆM
1. Ứng dụng:
- Chữa chứng bệnh viêm đường tiêu hóa (dạ dày và
ruột): do VK, amip gây ra, cả thể mãn và cấp cho
kết quả tốt.
- Chữa chứng liệt dạ cỏ, chướng bụng đầy hơi, táo
bón.
- Chữa bệnh đường hô hấp: viêm họng, viêm phế
quản, viêm phổi.
- Các ổ viêm, áp xe, chín mé, vết thương nhiễm
trùng có kết quả tốt. So với penicillin tỏi chữa vết
thương nhanh lành hơn.
2. Liều lượng: Củ tỏi bóc vỏ, liều dùng một lần cho
vật nuôi như sau:
Trâu, Bò, Ngựa: 30 – 40g
Dê, Cừu, Lợn: 10 – 20g
Thỏ, Gia cầm: 1 – 2g
33
VIII.ỨNG DỤNG VÀ BÀI THUỐC KINH NGHIỆM
3. Một số bài thuốc kinh nghiệm:
a. Bệnh liệt dạ cỏ trâu bò:
Dùng 3 – 4 củ tỏi giã hòa trong
300ml rượu lắc kỹ, gạn nước
cho uống, bã gói trong vải mềm
xoa bóp ngoài dạ cỏ.
b. Vết thương nhiễm trùng, thối
loét da thịt của lợn ngoại:
Rửa vết thương bằng nước chè
đặc hay lá chát, rửa lại bằng
nước tỏi 10%. Sau cùng dùng
thuốc dạng mỡ gồm: tỏi,
dầu thực vật và than xoan lượng như nhau nghiền mịn,
trộn đều phết vết loét.
34
VIII. ỨNG DỤNG VÀ BÀI THUỐC KINH NGHIỆM
c. Chữa lợn đóng dấu:
Dùng 30 – 40g tỏi giã nhỏ hòa trong
100ml nước cất 2 lần nhắc kỹ, chờ
2 – 3h lọc qua gạc vô trùng (8 lớp),
tiêm bắp sâu liều 2 – 5ml/l con lợn
nặng 30 – 60kg tùy khối lượng tiêm
2 lần/ngày.
d. Chữa giun chỉ vịt:
Mổ bướu lấy hết giun, dùng ánh tỏi,
than xoan và dầu thực vật lượng
như nhau, nghiền mịn bôi vết mổ.
Trong thời gian điều trị, không cho
vịt bơi (khoảng 2 – 3 ngày) tránh
nhiễm trùng kế phát.
35
VIII. ỨNG DỤNG VÀ BÀI THUỐC KINH NGHIỆM
g. Chữa lỡ mồm long móng ở gia súc:
+ Nguyên liệu : Tỏi tươi 35g
+ Dầu Vaselin hoặc chai thuốc cao sát độc của đông y
+ Cách làm: Tỏi giã nhỏ mịn trộn với Vaselin
+ Cách sử dụng: Rửa sạch sang thương của gia súc thấm khô
rồi bôi thuốc 2 lần trong ngày vào vết thương, ( bôi lớp mỏng).
Có kết quả ngày thứ tư. Khỏi bệnh ngày thứ 7 trở đi .
h. Phòng bệnh gia súc, gia cầm:
+ Nguyên liệu: Tỏi 200gram (0,2kg); Nước sạch : 20 lít
+ Cách làm: Tỏi giã nhỏ, pha vào 20 lít nước sạch lọc lấy nước
+ Cách sử dụng: Nước tỏi pha cho vào bình xịt (phun sương
mù) xịt quanh chuồng trại và xịt quanh lên thân gia cầm; gia
súc, 7 ngày phun một lần phun cho diện tích 200m2 .Xác tỏi
sau vắt lấy nước, trộn với thức ăn gia súc, gia cầm cho ăn hàng
ngày 36
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_dai_cuong_ve_duoc_lieu_chuong_2_khang_sinh_thuc_va.pdf